Cây lá ngón có tên khoa học là Gelsemium elegans Benth., Họ Mã tiền – Loganiaceae hay cây lá ngón còn được gọi là cây cỏ ngón, thuốc rút ruột, Hổ mạn trường, Đại trà đắng, Hổ mạn đằng, Câu vẫn, Đoàn trường thảo.
>> Xem thêm: Cách chữa đau lưng bằng bài thuốc nam gia truyền
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây lá ngón: cây lá ngón là loại cây mọc leo, thân cành nhẵn, lá mọc đối, hình trứng thuôn dài hay hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hay hơi tù, mép nguyên. Hoa màu vàng, mọc thành xim ở đầu cành hay kẽ lá. Quả nang, hạt có cánh mỏng. Cây Lá ngón có phổ biến ở các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang…
Hóa tính cây lá ngón: Alcaloid của cây lá ngón có độc tính mạnh, dễ gây ngộ độc chết người. Khi ngộ độc bị nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhũn, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột. Khi ngộ độc phải rửa dạ dày, chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
***Tìm hiểu: Tác dụng của lá ngón với bệnh thoái vị đĩa đĩa đệm
Cây dễ nhầm lẫn: Cây Lá ngón rất độc, độc nhất là rễ và lá non. Cây Lá ngón không dùng làm thuốc chữa bệnh. Thực tế có người nhầm nó với cây Chè vằng, Kim ngân (hoa) do đó khi thu hái các cây thuốc mọc tự nhiên phải chú ý, đặc biệt là các đơn vị đóng quân ở vùng rừng núi.
Triệu chứng ngộ độc: Nạn nhân thấy khát nước, sốt, đau rát họng, đau quặn bụng từng cơn, kèm theo nôn mửa, diễn biến nặng hoa mắt, răng cắn chặt, sùi bọt mép, toàn thân lạnh, hạ huyết áp, hô hấp chậm dần rồi chết sau những cơn vật vã.
>> Xem thêm: Bí quyết chữa đau lưng không cần dùng thuốc
NHỮNG TÁC DỤNG CỦA LÁ NGÓN
Giã nhỏ đắp ngoài hoặc sắc lấy nước rửa chỗ đau. Chữa mụn nhọt độc, chữa vết thương do ngã hay bị đánh đòn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét