Hoắc hương có tên khoa học là Pogostemon cablin Benth., Họ Hoa môi – Lamiaceae hay dân gian còn gọi cây hoắc hương là Quảng hoắc hương, Thổ hoắc hương.
>> Tham khảo một Phương pháp chữa bệnh đau lưng không dùng thuốc
Đặc điểm thực vật, phân bố của Hoắc hương: Hoắc hương là cây cỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím. Thân lá có lông, lá mọc đối, mép khía răng to. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. Cây Hoắc hương được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, nhiều nhất tại Kim Sơn – Ninh Bình, Hưng Yên.
Cách trồng Hoắc hương: Hoắc hương thường được trồng bằng giâm cành, ưa đất ẩm thoát nước, nơi có bóng mát. Kém chịu hạn, úng, rét và sương muối.
Bộ phận dùng, chế biến của Hoắc hương: Lá Hoắc hương bánh tẻ, thu hái khi trời khô ráo. Lá đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ đến khô rồi thái nhỏ hoặc tán bột đựng vào lọ kín.
Công dụng và chủ trị của Hoắc hương: Hoắc hương dùng để chữa cảm cúm nhức đầu, đau mỏi toàn thân, thuốc giúp tiêu hóa, mạnh dạ dày, đau bụng ỉa chảy.
Liều dùng Hoắc hương: Mỗi lần dùng 6- 12g dưới dạng thuốc sắc, có thể tán bột dùng riêng hoặc dùng trong thang thuốc.
Chú ý: Khi dùng vào thang thuốc nếu sắc lâu sẽ làm giảm tác dụng.
Đơn thuốc chữa ăn uống không tiêu, hay sôi bụng:
Hoắc hương 12g, Thạch xương bồ 12g, hoa Đại 12g, vỏ Bưởi đào đốt cháy 6g. Tán bột, trộn đều uống mỗi lần 2g trước khi ăn 20 phút với nước ấm, ngày 3 lần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét