Tên khác: Hoàng liên đuôi ngựa – Mã vĩ hoàng liên (TQ)
Tên khoa học: Thalictrum foliolosum DC.
Họ: Hoàng liên (Ranumculaceae)
1. Mô tả, phân bố
Thổ hoàng liên thuộc loại cây thảo, sống nhiều năm, cao 40-100cm, thân mỏng mảnh. Lá kép 3lần lông chim, có cuống dài, lá chét hình trứng hoặc bầu dục, mép lá chét có khía răng cưa thưa, gân lá chét hình chân vịt. Cụm hoa hình cờ, phân nhánh nhiều, màu phớt tím, cuống hoa nhỏ dài. Quả nhỏ hình thoi, đầu hơi có mỏ. Thân rễ to, có nhiều mấu, bẻ ngang thịt rễ có màu vàng tươi.
Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc nước ta; Trung Quốc, ấn Độ cũng có Thổ hoàng liên mọc.
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Thổ hoàng liên là thân rễ (Rhizoma Thalictri). Thu hái tốt nhất là vào mùa thu, đông. Khi cây khô lụi, đào lấy rễ, dội nước cho sạch đất cát, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rễ con rồi phơi hoặc sấy khô Ở 50 – 60oC, đạt độ ẩm không quá 12%.
Dược liệu Thổ hoàng liên đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Thân rễ có alcaloid, chủ yếu là berberin.
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu Thổ hoàng liên có lác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, thanh nhiệt. Dùng chữa các chứng bệnh: viêm ruột, lỵ trực khuẩn, viêm họng, viêm gan, đau mắt.
Dùng thay thế vị Hoàng liên trong các phương thuốc hay làm nguyên liệu chiết xuất berberin.
Cách dùng: Uống 4 – 12g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên.
Lưu ý: Người khí hư, tỳ vị hư hàn không dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét