Tên khấc: Khúc khắc – Cẩm cù – Dây chắt – Thổ tỳ giải (TQ).
Tên khoa học: Smilax glabra Roxb.
Họ: Khúc khắc (Smilacaceae)
1. Mô tả, phân bố
Là loại dây leo hay bò trườn trên mặt đất, sông lâu năm. Thân dài 4 – l0m, phân nhiều nhánh, có nhiều tua cuốn. Lá mọc cách, hình bầu dục, đầu lá nhọn, có 3 gân chính hình cung từ đầu đến cuối phiến lá. Hoa mọc thành cụmở nách lá, màu lục nhạt, hoa đơn tính cùng gốc. Quả mọng, hình cầu khi chín có màu đỏ tím, trong chứa 3 hạt.
Thổ phục linh mọc hoang khắp nơi ở các vùng đồi núi nước ta, các tỉnh có nhiều Thổ phục linh là: Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nghệ An, Kon Tum, Bình Thuận, v.v…
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của Thố phục linh là thân rễ (thường gọi là củ)
Thu hái quanh năm, tốt nhất là vào tháng 9 – 10. Đào lấy củ, gọt bỏ rễ con và gai. rửa sạch, sây khô hoặc thái lát rồi sấy khô. Thổ phục linh đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
Thổ phục linh có chứa: Saponin, tinh bột, tanin, chất nhựa…
4. Công dụng, cách dùng
Thổ phục linh có lác dụng trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt, lợi tiểu giải độc. Dùng chữa các chứng bệnh: Phong tê thấp, chân tay co quắp đau nhức, lở ngứa ngoài da, phù thũng…
Cách dùng: Uống 9 – 1 5g/ ngày, dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét