Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Kim ngân -Lonicera japonica Thumb.

Kim ngân có tên khoa học là Lonicera japonica Thumb., Họ Kim ngân – Caprifoliaceae hay nhiều người vẫn gọi Kim ngân là Nhẫn đông (có 6 loại Kim ngân khác nhau).
cây kim ngân
cây kim ngân
>> Hơn 5000 bệnh nhân CHỮA KHỎI bệnh đau lưng từ thảo dược, xem tại đây (có bằng chứng cụ thể): đau lưng

1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, PHÂN BỐ CỦA KIM NGÂN

  • Kim ngân là loại cây mọc leo, thân có thể vươn dài tới 10m hay hơn.
  • Cành lúc còn non màu lục nhạt, có phủ lông mịn. Cành già chuyển màu nâu đỏ nhạt, nhẵn.
  • Lá mọc đối, đôi khi mọc vòng 3 lá một, hình trứng dài.
  • Hoa hình ống xẻ 2 môi, môi lớn lại xẻ thành 3 hay 4 thùy nhỏ, lúc đầu màu trắng, sau khi nở một thời gian chuyển màu vàng.
Kim ngân mọc hoang tại nhiều tỉnh vùng núi nước ta, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thái, Quảng Ninh, Phú Thọ.
Khám phá: nguyên tắc điều trị gai cột sống.

2. CÁCH TRỒNG KIM NGÂN

Trồng Kim ngân bằng giâm cành. Cắt những cành bánh tẻ khoanh tròn, chôn xuống đất, để nổi đoạn sau cùng, tưới nước đều thời kỳ đầu. Tốt nhất trồng vào tháng 2 – 3 và 9 – 10. Trồng ở bờ rào làm thuốc và làm cảnh.
cây kim ngân

BỘ PHẬN DÙNG, CHẾ BIẾN CỦA KIM NGÂN

Nụ hoa Kim ngân phơi hay sấy khô, cành và lá phơi hay sấy khô. Hái hoa khi sắp nở hoặc mới nở, màu còn trắng, chưa chuyển vàng là tốt.

CÔNG DỤNG, CHỦ TRỊ KIM NGÂN

Dùng Kim ngân chữa mụn nhọt, các chứng ngứa, lở, dị ứng, rôm sẩy, lên đậu, lên sởi, tả lỵ.

LIỀU DÙNG KIM NGÂN

Dùng 4 -6g hoa hay 10 – 12g lá, dạng thuốc sắc. Có thể dùng dạng thuốc cao hay rượu thuốc.
Chú ý: Cần chú ý phân biệt cây Kim ngân với cây Lá ngón (rất độc) vì có màu dây và lá tương tự.
>> Hé lộ những bệnh ít ngờ từ triệu chứng đau lưng thường gặpNguyên nhân đau lưng có thể từ bộ máy tiêu hóa
>> Người Việt Nam mắc gại cột sống rất nhiều, hãy tìm hiểu thêm thông tin và cách chữa căn bệnh này

3. ĐƠN THUỐC CÓ KIM NGÂN

► Thuốc tiêu độc trị mẩn ngứa, mụn nhọt, ban sởi: Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 15g, lá Dâu 20g, Nước 600ml sắc còn 200ml uống một lần. Ngày uống 3 lần, uống đến khỏi (nếu là Kim ngân dây dùng liều 30g).
► Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc.
thoát vị đĩa đệm Trị phát bối, nhọt độc: Kim ngân hoa 160g, Cam thảo (sao) 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 16g. Sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng.
►Trị phát bối, ung nhọt mới phát: Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén. Sắc còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống.
►Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi: Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống.
 Trị họng đau, quai bị: Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g. Sắc uống.
 Dự phòng não viêm: Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, Hạ khô thảo 20g. Sắc uống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét