Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Muồng trâu- Cassia alata L.

Muồng trâu có tên khoa học là Cassia alata L., Họ Đậu – Fabaceae hay nhiều người còn gọi muồng trâu là Trong bhang, Ana draobhao, Muồng lác.
>> Xem thêm: Cách chữa bệnh đau lưng từ bài thuốc nam cổ truyền
Đặc điểm thực vật, phân bố của Muồng trâu: Cây muồng trâu nhỡ cao khoảng 1,5m, lá kép lông chim. Hoa mọc thành bông màu vàng ở kẽ lá và ngọn thân. Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, nhiều nhất ở miềnNam, miền Trung và miền Bắc ở tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Cách trồng Muồng trâu: Trồng Muồng trâu bằng hạt hoặc giâm cành vào mùa xuân.
Bộ phận dùng, chế biến của Muồng trâu: Lá, hạt Muồng trâu phơi hay sấy khô. Ngoài ra còn dùng cành và rễ.
>> Xem thêm: Ngồi máy tính lâu là nguyên nhân dẫn tới đau lưng

CÔNG DỤNG, CHỦ TRỊ MUỒNG TRÂU:

Chữa táo bón, phù thũng, đau gan vàng da: Dùng lá, cành, rễ Muồng trâu sao vàng sắc uống thường xuyên như nước chè.
Chữa hắc lào, ghẻ: Dùng lá Muồng trâu tươi giã nát với ít muối xát vào vết ghẻ, hoặc lấy nước cốt bôi lên chỗ bị hắc lào, ghẻ.
>> Bài thuốc từ thảo dược tươi của Việt Nam đã chữa thành công căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Được minh chứng bởi hơn 5000 bệnh nhân khỏi bệnh, có đầy đủ minh chứng.
>> Người Việt Nam mắc gại cột sống rất nhiều, hãy tìm hiểu thêm thông tin và cách chữa căn bệnh này

LIỀU DÙNG MUỒNG TRÂU:

Dùng 6 – 12g, dưới dạng thuốc sắc. Liều lượng thuốc đắp, hoặc bôi ngoài tùy theo vết thương mà dùng.
Bột lá, bột thân cành uống hàng ngày 4 – 8g có tác dụng nhuận tràng, liều 10 – 12g thường dùng để xổ. Hạt sao vàng: 4 – 5g có tác dụng nhuận tràng, 8 – 10g có tác dụng xổ.
Chữa thấp khớp: Muồng trâu 40g, vòi voi 30 g, Tang ký sinh, Quế chi, Dứa dại, dễ Cỏ xước, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang trong 7-10 ngày.
Chữa viêm thần kinh tọa: Muồng trâu 24g, cây lức 20g, Thần thông, rễ Nhàu, Kiến cò, mỗi vị 12g, Đỗ trọng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa táo bón: Muồng  trâu 20g, Chút chít 20g, Đại hoàng 4-6 g sắc uống trong ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét