Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Công dụng chữa bệnh của rau dệu

Rau dệu là loại cây thân thảo, với tên khoa học là Altemanthera sessilis hay A. repens thuộc họ rau giền (Amaranthaceae). Rau bò dài tới 5m, nên còn có tên gọi là diếp bò, phân nhiều nhánh. Thân và cành có lông, lá mọc đối, hình ngọn giáo, dài 3-5cm, rộng 15-20mm, nhọn hai đầu, mép nguyên, cụm hoa dạng bông, gần như hình đầu hay hình trứng, ở nách lá, mang rất nhiều hoa nhỏ màu trắng, không có cuống. Quả nang ngắn.
Rau dệu có tên chữ Hán là Kê trường thái, thuộc loại rau ăn sống có thân cao 7,8cm, thường nằm ngả sát đất nên còn gọi là Phu địa thái. Lá rau hình trứng ngỗng, mùa xuân nở hoa màu tím, cánh hoa cuốn cong xếp lớp khiến hoa trông như cái lọng, quả có vào mùa thu.


Trong dân gian người ta thường hái đọt rau đệu để luộc hoặc nấu canh ăn. Theo Đông Y, rau dệu có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, lọc máu, tiêu sưng, chống ngứa, giải nhiệt độc. Thường dùng để chữa bệnh đường hô hấp, viêm hầu họng, ho ra máu, đi cầu ra máu, kiết lỵ, đi tiểu khó, tiểu ít, viêm đường tiểu, viêm da, viêm mu da, viêm vú, mẩm ngứa, nấm ngoài da, rắn độc cắn. Ngoài ra, còn dùng để làm lợi sữa cho sản phụ, nhuận gan, lợi mật, hạ sốt.
Rau dệu có lượng protein khá cao, cao gấp 2 lần rau muống, cải bó xôi; gấp 3 lần rau dền, mướp; gấp 4 lần củ cải, bắp cải,... Do đó, rau dệu là nguồn bổ sung đạm, chát xơ và vitamin khá tốt cho bữa ăn hằng ngày.
Các bài thuốc chữa bệnh bằng rau dệu:
Viêm đường tiểu, tiểu buốt, tiểu ít: Rau dệu tươi 60 ~ 80g, mã đề 12g, rễ cỏ tranh 12g, rau má 12g, bồ công anh 16g, cỏ mần trâu 10g, cam thảo đất 8g. Sắc với 1 lít nước, còn lại 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Chữa ho ra máu, đi cầu ra máu: Rau dệu tươi 80g, cỏ mực 20g ( sao đen), kinh giới 12g ( sao đen), lá huyết dụ 16g. Sắc với 750ml, còn lại 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa rắn độc rắn: Sơ cứu bằng cách buộc ga rô, rạch chỗ rắn cắn, hút nọc độc ( không dùng tay để nặn), cho uống rau dệu theo cách như sau: Lấy 180 ~ 240g rau dệu tươi, rửa sạch , giã nát, vắt lấy nước cho uống, bã đắp lên vết cắn. Nếu có điều kiện thì lấy 600ml rượu nếp hòa với 600ml nước lã sạch để đun sôi rau dệu ( sau khi vò hoặc giã nát). Nấu sôi khoảng 30 phút, lọc bỏ bã, thêm 120ml rượu trắng. Dùng 1/2 để uống , 1/2 để bôi ngoài. Bênh nặng cứ 3 giờ cho uống 1 lần, bệnh nhẹ thì chia uống 3 lần trong ngày. Nên kịp thời đem bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để xử lý.
Rau dệu ở nước ta là loại cây mọc hoang quanh năm tại các bãi sông, bờ ao, ruộng có nước, ven đường những nơi ẩm và có ánh sáng. Ngọn và lá người ta có thể sử dụng làm rau ăn, toàn cây cho lợn ăn. Trên thế giới người ta thấy rau dệu mọc nhiều tại các nước như Lào, Camphuchia, Thái Lan, Indonesia và các tỉnh miền Nam Trung Quốc...

Rau dệu là loại cây thân thảo, với tên khoa học là Altemanthera sessilis hay A. repens thuộc họ rau giền (Amaranthaceae). Rau bò dài tới 5m, nên còn có tên gọi là diếp bò, phân nhiều nhánh. Thân và cành có lông, lá mọc đối, hình ngọn giáo, dài 3-5cm, rộng 15-20mm, nhọn hai đầu, mép nguyên, cụm hoa dạng bông, gần như hình đầu hay hình trứng, ở nách lá, mang rất nhiều hoa nhỏ màu trắng, không có cuống. Quả nang ngắn.

Rau dệu có tên chữ Hán là Kê trường thái, thuộc loại rau ăn sống có thân cao 7,8cm, thường nằm ngả sát đất nên còn gọi là Phu địa thái. Lá rau hình trứng ngỗng, mùa xuân nở hoa màu tím, cánh hoa cuốn cong xếp lớp khiến hoa trông như cái lọng, quả có vào mùa thu (theo sách Từ Nguyên).

Sách Bản thảo cương mục thì rau dệu có vị hơi đắng, nhai trơn miệng..., có thể sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh.

Trị chứng hột xoài mới phát: Theo Nam Dược thần hiệu, lấy rau dệu, bèo tía, gừng tươi, lượng 3 thứ như nhau. Rửa sạch, giã nát, cho chút muối, đem sắc kỹ lấy 1 bát uống khi còn nóng, còn bã đắp vào chỗ sưng đau (chú ý trước khi lấy bã đắp cần lấy nước vôi vẽ một vòng quanh chỗ sưng đau để cản không cho độc thoát sang chỗ khác). Rất hiệu nghiệm.
Sau đây là một số loại rau Diệu:


Diệu lông


Diệu nước không cuống


Diệu nước có cuống

Diệu bò

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét