Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Cúc tần và tác dụng chữa bệnh của cúc tần

Tên khác: cúc từ bi, cần dầy lá, tần canh chua.
Tên khoa học: Pluchea indica (L.) Less, họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả: Cây bụi cao 1-2m, cành mảnh. Lá mọc so le, hình gần bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, m p khía răng. Cụm hoa hình ngù, mọc ở ngọn các nhánh. Đầu có cuống ngắn màu tim tím, thường xếp 2-3 cái một; lá bắc 4-5 dây; hoa cái xếp trên nhiều dây; hoa lưỡng tính ở phía giữa. Quả bế hình trụ thoi, có 10 cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Ra hoa quả vào tháng 2-6. 
Bộ phận dùng: Rễ, lá, cành.
Phân bố: Cây mọc hoang và trồng làm hàng rào ở khắp nơi trong nước ta.
Thu hái: Các bộ phận của cây quanh năm, tốt nhất vào mùa hè – thu. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
cuc-tan
Thành phần hoá học: Tinh dầu, acid chlorogenic, protein.
Công năng: Tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá.
Công dụng: Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc. Lá, cành non nấu nước xông chữa cảm, tắm để chữa ghẻ, giã nát, thêm rượu đắp chỗ đau.
Bài thuốc: Chữa nhức đầu cảm sốt: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 8-10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông. Cüng có nơi nhân dân dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng (có tính mát) và lá hương nhu, sắc uống có công dụng chữa cảm sốt. Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận. Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành. Ghi chú: Người ta còn dùng rễ, thân cây Cúc tần với tên gọi Sài hồ nam, cần chú ý tránh nhầm lẫn.
Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét