Nhân sâm: Người khỏe mạnh nên thận trọng khi dùng
Theo y học cổ truyền, sâm giúp bổ ngũ tạng, chủ yếu là phế, tỳ, đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần, ích trí.
Trong khi đó, theo trường phái tây y chứng minh nhân sâm có thể hỗ trợ điều trị cho người bệnh ung thư; hay các chứng mệt mỏi, lo lắng, cảm cúm, kém ăn, giúp hạ đường và cholesterol trong máu, cải thiện tuần hoàn.
Những lợi ích
Nhân sâm chứa ginsenosides, có khả năng kích thích hoặc làm dịu hệ thần kinh, cân bằng các quá trình trao đổi chất, giảm lượng đường trong máu, cải thiện trương lực cơ và kích thích hệ nội tiết. Nghiên cứu cho thấy nhân sâm có hiệu quả trong việc duy trì và khôi phục khả năng của tế bào, do đó có thể làm chậm quá trình lão hóa. Cụ thể:
- Giảm ngộ độc rượu, nhờ làm giảm sự hấp thu qua dạ dày nên nhân sâm giúp cồn không hấp thu vào máu.
- Phòng bệnh Alzheimer, nhân sâm giúp cải thiện trí nhớ và hành vi. Nên phối hợp với bạch quả để tăng tác dụng.
- Giảm đau do ung thư.
- Phòng bệnh tim mạch, huyết áp và đái tháo đường; nhân sâm giúp giảm cholesterol có hại và tăng lượng cholesterol có lợi, làm hạ lượng đường trong máu.
- Trong đời sống tình dục, nhân sâm giúp tăng kích thước cơ quan sinh dục và tăng lượng tinh trùng, nhờ đó chữa được rối loạn cương dương ở nam giới.
- Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch giúp chống bệnh tật và nhiễm trùng.
- Chữa rối loạn tiền mãn kinh nhờ nhân sâm làm điều hòa cảm xúc, tác động này được gia tăng khi phối hợp các vitamin và khoáng tố.
- Nhân sâm còn giúp giảm căng thẳng thần kinh, lo âu và chống trầm cảm.
Người khỏe mạnh nên thận trọng khi dùng
Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng nhân sâm lâu dài và một số người cũng không được sử dụng nhân sâm:
1. Người có chứng huyết áp tăng, mặt hay đỏ, khi dùng lâu dài hoặc không đúng liều lượng và chỉ định có thể dẫn đến huyết áp tăng đột ngột, người run rẩy, đau đầu, mất ngủ, xuất huyết.
2. Với người có bệnh tim mạch hoặc đang dùng Digoxin, sử dụng nhân sâm có thể làm sai lệch các kết quả xét nghiệm máu. Các hoạt chất saponosid trong nhân sâm có tính gây phá huyết làm vỡ hồng cầu, gây chảy máu.
3. Không nên dùng chung với một số thuốc chống đông máu, làm hạ đường huyết, giảm đau hạ sốt...
4. Không nên sử dụng cho thai phụ, hoặc những người đang uống thuốc điều trị bệnh tâm thần.
5. Những nghiên cứu gần đây trên phụ nữ cho thấy nhân sâm gây hiệu ứng tương tự estrogen do kích thích các hormone và các hóa chất khác có liên quan, vài kết quả nghiên cứu cho thấy nhân sâm làm tăng sinh các tế bào ung thư vú, vì vậy các nghiên cứu này đang được tiếp tục để làm rõ hiệu ứng nội tiết của nhân sâm.
6. Người khỏe mạnh, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên, ở lứa tuổi này khí huyết dồi dào không nên dùng nhân sâm vì sợ phát triển tính dục quá sớm.
7. Người hay bị bệnh đường tiêu hóa, tiêu hóa kém, người lạnh bụng, tiêu chảy dùng nhân sâm sẽ gây kém ăn, bụng căng trướng.
8. Người thừa mỡ và béo phì khi dùng nhân sâm sẽ tạo cảm giác thèm ăn, trọng lượng cơ thể tăng nhanh, thân thể có cảm giác nặng nề, phản xạ chậm, có cảm giác đầu nặng, chân tay nhẹ bỗng.
9. Người đang sốt nóng không rõ nguyên nhân, có thể do cảm cúm, hoặc nhiễm trùng, đinh nhọt thì không dùng nhân sâm.
10. Người bị đau tức ngực, trướng bụng, dùng nhân sâm cảm giác tức ngực, trướng bụng sẽ càng nặng.
11. Người thiếu máu cũng tránh dùng liều cao hoặc kéo dài vì tính phá huyết của nhân sâm.
12. Phụ nữ sắp đến ngày sinh tuyệt đối không dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét