1Tên dược: Radix Angelicae Sinensis.
2. Tên thực vật: Angelica sinensis (oliv) Diels.
3. Tên thường gọi: Ðương qui chinese angelica root.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ đào vào cuối thu. Loại bỏ rễ xơ rễ được chế biến hoặc xông khói với khí sufur và cắt thành lát mỏng.
5. Tính vị: ngọt, cay và ấm.
6. Qui kinh: can, tâm và tỳ.
7. Công năng: Bổ máu, hoạt huyết và giảm đau. Làm ẩm ruột.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Các hội chứng do thiếu máu: Dùng phối hợp đương quy với bạch thược, sinh địa hoàng và hoàng kỳ dưới dạng tứ vật thang.
- Loạn kinh nguyệt: Dùng phối hợp đương qui với sinh địa hoàng, bạch thược, và xuyên khung dưới dạng tứ vật thang.
- Kinh nguyệt ít: Dùng phối hợp đương qui với hương phụ, diên hồ sách và ích mẫu thảo.
- Vô kinh: Dùng phối hợp đương qui với đào nhân và hồng hoa.
- Chảy máu tử cung: Dùng phối hợp đương qui với agiao, ngải diệp và sinh địa hoàng.
- Đau do ứ máu:
a/ Đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp đương qui với hồng hoa, táo nhân, nhũ hương và một dược.
b/ Đau do nhọt và hậu bối: Dùng phối hợp đương qui với mẫu đơn bì, xích thược, kim ngân hoa và liên kiều.
c/ Đau bụng sau đẻ: Dùng phối hợp đương qui với ích mẫu thảo, táo nhân và xuyên khung.
d/ Ứ trệ phong thấp (đau khớp): Dùng phối hợp đương qui với quế chi, kích huyết đằng và bạch thược.
- táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp đương qui với nhục thục dung và hoạt ma nhân.
9. Liều dùng: 5-15g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: Đầu rễ có tác dụng bổ máu hơn. Phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết. Phần thân rễ: hoạt huyết và bổ máu. Khi dùng phối hợp đương qui với rượu có thể làm tăng tác dụng bổ máu. Không dùng đương qui cho các trường hợp thấp quá mức ở tỳ và vị và ỉa chảy hoặc phân lỏng. \
.11 Tác dụng dược lý và cây dược liệu Đương quy.
+ Tên khoa học của Đương quy: Anglelica Sinensis Diels họ Hoa Tán (Umbelliferae).
+ Bộ phận dùng:Quy đầu là lấy một phần phía đầu, Quy thân là bỏ đầu và đuôi, Quy vĩ lấy phần rễ nhánh
+ Thành phần dược lý gồm có:Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12
+ Công dụng: Bổ huyết, Nhuận tràng, chữa Kinh nguyệt không đều, Tê nhức xương khớp
2. Tác dụng của Đương quy trong điều trị:
Theo Trần Thuý và Phạm Duy Nhạc đã dùng Đương quy trong các bài thuốc:
Tâm huyết hư: Hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau đẻ, dùng Đương quy 12g và 9 vị thuốc khác.
Tỳ phế đều hư: Hay gặp ở người có bệnh mãn ở phổi và đường tiêu hóa, dùng Đương quy 10g và 17 vị thuốc khác.
Can huyết hư: Thường gặp ở người già xơ cứng động mạch, cao huyết áp, lão suy. Phụ nữ sau khi đẻ, thời kỳ tiền mãn kinh hoặc các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt ít, bế kinh..., dùng Đương quy 8g và 13 vị thuốc khác.
Thận dương hư: Thường gặp ở người già có biểu hiện lão suy, ỉa chảy mãn tính, suy nhược thần kinh thể hưng phấn giảm, dùng Đương quy 8g và 8 vị thuốc khác.
Can âm hư: Thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, dùng Đương quy 12g và 7 vị thuốc khác.
Theo Nguyễn Thị Minh An đã dùng Đương quy điều trị cho 10 bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu với các nguyên nhân khác nhau thì kết quả cụ thể là
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét