Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

Bệnh nhân COVID-19 bị "cơn bão" mang tên Cytokine đánh gục như thế nào? 13-08-2021 11:34 AM | Y học 360 SKĐS - Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và tử vong nhanh chóng ở bệnh nhân COVID-19 là do hiện tượng cơn bão Cytokine (Cytokine storm). Vậy cơn bão Cytokine là gì, chẩn đoán thế nào? "Cytokine" là gì ? Cyto là một từ gốc Hy Lạp, có nghĩa là tế bào, dùng trong các từ ghép để chỉ về tế bào, ví dụ như cytoplasma là tế bào chất, cytology là tế bào học. Cytokine là chỉ loại chất tiết của các tế bào bạch cầu và nội mô trong quá trình viêm, là một phần của đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cytokine không phải là kháng thể, cũng không phải là hormon, nhưng là các chất có hoạt tính sinh học rất mạnh, có tầm tác dụng tại chỗ, nên còn gọi một cách không chính thức là các "hormon tế bào". Cytokine có hàng trăm chất, được chia ra làm nhiều họ. Chất cytokine đầu tiên được phát hiện và nghiên cứu ứng dụng nhiều là interferon, rồi sau đó nhiều chất khác được phát hiện như: - IL1 (Interleukin 1): Đồng kích thích của APC và tế bào T, viêm và sốt, viêm giai đoạn phản ứng, tạo máu - IL2: Sự gia tăng của các tế bào B và tế bào T kích hoạt - IL6: Đáp ứng pha cấp tính, tăng sinh tế bào B, thrombopoiesis, hiệp đồng với IL-1 và TNF trên tế bào T - TNFα: (Tumor Necrosis Factor – yếu tố hoại tử khối u) Hoạt hóa tế bào nội mô mạch máu rất mạnh và tăng tính thấm thành mạch. Hiệu ứng này làm tăng các IgG, bổ thể và các tế bào đi vào tổ chức gây viêm cục bộ. TNF α còn có tác dụng toàn thân như gây sốt, huy động các chất chuyển hóa và gây sốc. - TGFβ: Yếu tố kích hoạt tế bào stellate sản sinh xơ sợi - VEGF: Sự tăng sinh mạch dưới tác dụng của cùng sự xâm nhập một loạt các tế bào viêm khác Nghiên cứu cytokine có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm cột sống dính khớp… Các thuốc điều trị bệnh khớp thế hệ cũ như corticosteroid, cloroquine, methotrexat, cyclophosphamid… có tác dụng là do thông qua điều chỉnh các cytokine này. Tuy nhiên các chất chống viêm cổ điển đó còn có nhiều tác dụng khác không mong muốn vì thế hiện nay người ta đã nghiên cứu thế hệ thuốc mới có tác dụng chuyên biệt lên từng cytokine, gọi là nhóm thuốc điều trị khớp thế hệ mới, như: Tolicizumab tác dụng lên IL6, Etanercept trên TNFα, Ratucimab trên lympho B… Cơn bão cytokine trong bệnh COVID-19 Khi virus xâm nhập cơ thể, tế bào lympho T nhận diện virus, tiết ra các cytokine để kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động, lympho B sản xuất ra kháng thể, lympho T khác thì tăng sinh để trực tiếp bắt giữ virus, các bạch cầu được hấp dẫn về ổ viêm, các mạch máu được mở rộng để chuyên chở vật chất kháng virus đến… tất cả các hoạt động này có được là do vai trò của các cytokin. Sự đề kháng của cơ thể lớn dần và virus bị ức chế dần, sau 7 - 10 ngày bệnh nhân loại bỏ được hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể và khỏi bệnh. 80% bệnh nhân khỏi bệnh một cách êm ả như vậy, sau vài ngày nóng sốt đau họng. Tuy nhiên 20% người bệnh còn lại không được may mắn như thế. Nhiều người trong số đó trở nặng, xảy ra cơn bão cytokine. Cơn bão Cytokin trong COVID-19 - Ảnh 1. Bệnh nhân COVID-19 trở nặng do bão cytokine tấn công. Theo một cách chưa rõ ràng, hệ miễn dịch bị kích thích quá mức, các cytokine tràn ngập trong máu, như một cơn bão, các cytokine thấy trong máu như IL1-β, IL1RA, IL7, IL8, IL9, IL10, basic FGF2, GCSF, GMCSF, IFNγ, IP10, MCP1, MIP1α, MIP1β, PDGFB, TNFα, and VEGFA … gây nên các các phản ứng viêm, đông máu, giảm bạch cầu lympho, thâm nhiễm tế bào đơn nhân các cơ quan. Phản ứng viêm quá mức xảy ra, đặc biệt tại phổi. Các phế nang xung huyết, tràn ngập dịch viêm, thành phế nang dày lên, giảm sức căng bề mặt, các mao mạch xung huyết. Tất cả cản trở hấp thụ oxy khiến oxy trong máu giảm thấp. Tuy nhiên có điều kỳ lạ là mặc dù oxy máu giảm thấp nhưng người bệnh không nhận thức được tình trạng này. Điều này được giải thích là do khí carbonic có tính thấm rất tốt, gấp 20 lần oxy, vẫn thấm qua được vách phế nang để thoát ra ngoài. Vì thế khi làm khí máu động mạch cho bệnh nhân khó thở, bác sĩ nhận thấy chỉ có oxy trong máu giảm thấp, còn carbonic thì gần như bình thường. Mà trung tâm hô hấp trong thân não chỉ nhạy với khí CO2, khi bệnh nhân bị tăng CO2 máu thì lập tức cơ thể nhận ra khó thở và phản ứng ngay, còn khi thiếu O2 thì cơ thể nhận ra muộn hơn, người bệnh vẫn chịu đựng được, thậm chí đến mức độ bão hòa oxy động mạch (SpO2) là 50% (giá trị SpO2 bình thường sẽ dao động ở mức 95 - 100%). Tiếp theo cơn bão cytokine kích hoạt tình trạng tăng đông máu, làm đông máu rải rác khắp các mao mạch phổi, tắc nghẽn lượng máu đến các phế nang, dẫn đến trao đổi oxy càng tồi tệ thêm. Hậu quả là hai lá phổi sũng nước, đông đặc lại. Người ta dùng thuật ngữ phổi bị gan hóa. Tức là lá phổi khỏe mạnh có màu trắng hồng, xốp, chứa đầy hơi, khi thả xuống nước thì nổi. Còn lá phổi viêm đông đặc xung huyết thì màu tía, chắc nặng như lá gan, thả xuống nước là chìm. Dấu hiệu và triệu chứng, chẩn đoán bão cytokine Cách nhận biết người bệnh hạ oxy máu Các cách hỗ trợ thở oxy trong điều trị bệnh nhân COVID-19 Lúc này người bệnh khó thở rất nặng, môi và đầu ngón chân ngón tay tím tái, người bệnh rất mệt há mồm ra thở, nhịp thở trên 30 lần/phút, nặng nữa thì lú lẫn hôn mê. Đo bão hoà oxy máu thấy xuống thấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. Xét nghiệm có tăng cytokine và D-dimer. Tuy nhiên xét nghiệm các cytokine rất ít bệnh viện làm được, hầu như chỉ làm được D - dimer, phản ánh tình trạng tắc mạch phổi. Dễ thực hiện nhất và cũng rất có giá trị là chụp x-quang phổi. Trên phim x-quang người ta thấy hình ảnh hai lá phổi trắng xóa. Với lá phổi bị cơn bão cytokine tàn phá như vậy thì thở oxy, kể cả thở oxy dòng cao hay thở máy cũng không hấp thu oxy được. Người bệnh sẽ tử vong nhanh chóng. Vì vậy chúng ta mới thấy nhiều người mặc dù được thở oxy dòng cao đến 60 lít/phút hoặc thở máy vẫn chết. Cách duy nhất có thể cứu được bệnh nhân lúc này là chạy tim phổi nhân tạo ECMO, và lọc hấp phụ cytokine, đợi cho cơn bão cytokine qua đi và phổi bệnh nhân dần hồi phục. Chúng ta đã cứu được bệnh nhân phi công người Scotland năm ngoái là bằng cách này. Nhưng hiện nay, số lượng máy ECMO rất hạn chế, nếu hàng nghìn người bệnh COVID-19 cùng bị nguy kịch một lúc thì việc chạy ECMO để cứu bệnh nhân là rất khó thực hiện. TS. BS Quan Thế Dân

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chí mới xác định ca nghi mắc COVID-19

 

SKĐS - Theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế: Ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sốt, ho, đau họng, mất khứu giác… hoặc xét nghiệm sàng lọc dương tính SARS-CoV-2, mà không cần điều kiện tiếp xúc F0 hay tiền sử dịch tễ.

Bộ Y tế vừa có quyết định số 3638/QĐ- BYT về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19" thay thế cho quyết định được ban hành trước đó vào tháng 8/2020. 

Ít nhất 2 biểu hiện xác định ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19

Theo đó, có thay đổi một số khái niệm. Chẳng hạn ca bệnh nghi ngờ (ca bệnh giám sát) mắc COVID-19 là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau đây: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người - mệt mỏi - ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác;

Hoặc người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với virus SARS-CoV-2.  So với quy định cũ, khái niệm này đã bỏ điều kiện về tiền sử dịch tễ, tiền sử tiếp xúc F0. 

Bên cạnh đó, các tiêu chí về người tiếp xúc gần (F1) cũng có một số điều chỉnh. Chẳng hạn, ngoài điều kiện là người tiếp xúc gần với F0 trong khoảng 2m thì còn là người có tiếp xúc gần trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

Cần biết: Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chí mới xác định ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Theo quyết định mới nhất của Bộ Y tế: Ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sốt, ho, đau họng, mất khứu giác… hoặc xét nghiệm sàng lọc dương tính SARS-CoV-2

 Cụ thể, quyết định mới này phân chia rõ trường hợp nào tiếp xúc gần với F0 có triệu chứng và F0 không có triệu chứng (không dùng khái niệm người lành mang trùng) thì được xác định là F1. 

Ví dụ, đối với F0 có triệu chứng: Một người được xác định là F1 nếu tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của F0 cho đến khi F0 được cách ly y tế. Thời điểm khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường về sức khỏe đầu tiên mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: mệt mỏi; chán ăn; đau người; gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng... 

Đối với F0 không có triệu chứng

Nếu F0 đã xác định được nguồn lây

Một người được xác định là F1 nếu tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây cho đến khi F0 được cách ly y tế. 

 Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây

Một người được xác định là F1 nếu tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế. 

Quyết định mới cũng bỏ toàn bộ phần nội dung hướng dẫn việc giám sát (khi chưa có ca bệnh, có ca bệnh và dịch lây lan rộng trong cộng đồng) để phù hợp với thực tế.

 Quy định về việc cách ly tập trung F1

 Tại quyết định này, Bộ Y tế cũng quy định rõ, tổ chức cách ly ngay tất cả người tiếp xúc gần (F1) tại cơ sở cách ly tập trung ít nhất 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. 

Tốt nhất nên thiết lập cơ sở cách ly tập trung dành riêng cho F1 vì những người này có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn các đối tượng cách ly tập trung khác. 

Trong trường hợp không có cơ sở cách ly riêng thì trong cơ sở cách ly tập trung cần bố trí phân khu cách ly dành riêng cho những người tiếp xúc gần.

 Những người sống trong cùng hộ gia đình, sống cùng nhà, cùng phòng ở, cùng phòng làm việc với ca bệnh xác định cần được cách ly riêng với những người khác vì những người này có nguy cơ bị lây bệnh cao nhất. 

Quyết định này cũng yêu cầu bố trí, sắp xếp người cách ly vào phòng cách ly theo nguyên tắc phân loại theo nguy cơ: những người có cùng đặc điểm dịch tễ, cùng nguy cơ cùng thời gian thì vào cùng phòng/cùng khu cách ly. 

Trong trường hợp số lượng F1 quá nhiều, vượt quá khả năng cách ly tập trung hoặc các trường hợp đặc biệt khác (người già, người hạn chế vận động, trẻ nhỏ, người bị bệnh hoặc sức khỏe yếu cần phải có người chăm sóc…), thì xem xét áp dụng hình thức cách ly F1 tại nơi lưu trú 14 ngày theo hướng dẫn. 

Đến tháng 7/2021, tại Việt Nam đã ghi nhận 7 biến chủng của virus SARS-CoV-2 gồm các chủng phổ biến tại châu Âu, châu Phi, Anh và Ấn Độ.

Riêng trong đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay nước ta đã ghi nhận 2 biến chủng là Delta (B.1.617.2, lần đầu tiên phát hiện tại Ấn Độ) và Alpha (B.1.1.7, lần đầu tiên phát hiện tại Anh).

Trong đó biến chủng Delta được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm "biến chủng gây quan ngại" có khả năng lây truyền cao hơn 50% so với biến chủng Alpha.

Hơn 60% người nhiễm virus SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng. Đến nay, bệnh đã có vắc xin phòng nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

Một số vitamin giúp làm chậm quá trình lão hóa da

 - Thay đổi ngoài da là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của sự lão hóa trong cơ thể. Dù không ngăn cản được quá trình này, nhưng bổ sung một số vitamin có thể hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa.

Khi nào da bị lão hóa?

Da chúng ta bị lão hóa khi cấu trúc làn da “xuống cấp” dần theo tuổi tác. Đây là quá trình thoái hóa tự nhiên các chức năng tuần hoàn máu và hệ bạch huyết làm suy yếu mao mạch dưới da, hủy hoại cấu trúc nền của da, giảm sự đào thải các độc tố. Bên cạnh đó, theo thời gian, lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể suy giảm dần, da sẽ trở nên mỏng hơn, chất béo mất dần làm da mất tính đàn hồi, giảm sự đầy đặn và mịn màng.

Cấu trúc của làn da.

Dưới góc độ khoa học, da chịu sự tác động của nhiều yếu tố như thời gian, nội tiết, dinh dưỡng, sinh hoạt, sự ô nhiễm môi trường, stress và đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Những yếu tố này cộng hưởng tấn công và gây hại cho làn da từ độ tuổi 20 nhưng chưa xuất hiện rõ. Từ sau tuổi 30, các dấu hiệu lão hóa dần dần biểu hiện và dễ nhận thấy bằng mắt thường. 

Các vitamin hỗ trợ làm chậm lão hóa

Chúng ta không thể can thiệp vào quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian hay "lão hóa nội tại" nhưng chúng ta có thể chủ động làm chậm quá trình “lão hóa ngoại lai”. Một số vitamin được xem có vai trò hữu ích góp phần ngăn ngừa tình trạng lão hóa da sớm.

Video Player is loading.
Remaining Time 7:55
Loaded9.09%

Vitamin A

Vitamin A hay retinol,  có nhiều trong gan, thịt, cá, cà chua, rau dền, cà rốt, súp lơ xanh, bí đỏ, cà chua, đu đủ, gấc, dưa hấu… được coi là chất chống lão hóa da tốt nhất. Đây là một vitamin tan trong chất béo được sử dụng để giúp duy trì tuổi thanh xuân cho làn da, hỗ trợ sự phát triển của các tế bào da, giúp giảm sự xuất hiện của nếp nhăn bằng cách tăng sản xuất bã nhờn, tạo làn da tươi mới, mềm mại, trẻ trung. Vitamin A còn có tác dụng kích thích sự liền sẹo và ngừa các bệnh của da.

Vitamin nhóm B

Vitamin B2 hay riboflavin, có tác dụng giúp duy trì độ ẩm cho da, chống lão hóa sớm. Thiếu hụt vitamin B2 sẽ gây ra các bệnh về da như môi, lưỡi nứt nẻ, đỏ cánh mũi, da mặt nhăn, mắt kém và móng tay dễ bị gãy. Vitamin B2 có nhiều trong gan động vật, cá, sữa, trứng, bơ, chuối...

Vitamin B3 hay niacinamide, là một dưỡng chất vô cùng quan trọng, đặc biệt là với làn da khô và nhạy cảm, giúp tăng cường độ ẩm của da, chống dị ứng, giảm các vết mẩn đỏ trên da. Vitamin B3 được chứng minh là tăng cường sự sản xuất ceramide và axit béo, hai hợp chất quan trọng đóng vai trò bảo vệ da. Khi có lớp màng bảo vệ da tốt hơn, da sẽ có khả năng hút ẩm và đẩy chất thải trên da tốt hơn.

Vitamin B5 hay axit pantothenic có tác dụng chống da khô, lão hóa. Ngoài ra, vitamin B5 còn tác dụng phòng tránh bệnh rụng tóc. Vitamin B5 phục hồi độ pH cho da, điều này làm cho làn da mềm mại, dẻo dai và giữ ẩm. Các nếp nhăn và khô sạm da sẽ bị mờ đi sau vài tuần dùng vitamin B5 bổ sung. Vitamin B5 có nhiều trong tôm, các loại hải sản, rau xanh, nấm.

Vitamin C

Vitamin C hay axit ascorbic, có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất các gốc tự do, bảo vệ acid béo không no của màng tế bào, đồng thời giúp tái sử dụng vitamin E là chất chống ôxy hóa chính của màng tế bào. Vitamin C có thể ngăn sự hình thành và giúp làm mờ sắc tố melanin, làm tăng sự sản xuất collagen cho da, kích hoạt quá trình làm mới làn da và làm tăng độ đàn hồi bị mất, chữa lành sẹo lõm hoặc tái tạo da sau quá trình bị mụn.

Chăm sóc tốt cho làn da có thể làm chậm quá trình lão hóa.

 Vitamin C không chỉ mang lại lợi ích làm sáng da mà còn là một chất chống oxy hóa rất mạnh, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Thiếu vitamin C có thể gây xuất huyết, da khô và sần sùi, tăng sừng hóa ở nang lông. Vitamin C giúp điều trị da bị tổn thương do tác hại của ánh nắng, duy trì vẻ đẹp, gia tăng tuần hoàn máu, lấy đi oxygen hoạt hóa vá ngăn chặn tình trạng lão hóa da.

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây tươi như cam, chanh, quít, sơ ri, cóc, ổi, bưởi, táo, xoài, dưa hấu, đu đủ… và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, rau cải, cà chua, khoai tây…

Vitamin E

Vitamin E hay tocopherol, có vai trò chống ôxy hóa bằng cách ngăn ngừa hay làm gián đoạn những phản ứng tạo ra các gốc tự do, được xem là “thần dược” giúp chị em giữ gìn sắc đẹp và duy trì nét thanh xuân của mình. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất này sẽ mau chóng có được một làn da tươi trẻ, mịn màng.

Vitamin E được kết hợp với vitamin C sẽ có tác dụng như một chiếc áo giáp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.  Ngoài ra, vitamin E có tác dụng ổn định các màng sinh học, tái tạo và phục hồi các tế bào da bị hư tổn, giúp làm sạch và kháng viêm hiệu quả.

Vitamin E được sử dụng trong rất nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp da, chống lão hóa.

Vitamin H

Vitamin H, hay biotin - vitamin B7, thuộc nhóm vitamin tan trong nước, có nhiều trong gan bò, sữa, cá, lòng đỏ trứng, chuối, khoai tây… giúp cho làn da khỏe mạnh và rạng rỡ. Thiếu hụt biotin có thể dẫn đến da khô và tróc vảy.

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

CELEBRITY LIST

 

A

C

E

J

K

L

M

S