Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Thói quen không ngờ khiến người Việt mắc bệnh gout mà không biết


Thói quen không ngờ khiến người Việt mắc bệnh gout mà không biết

Gout là căn bệnh chủ yếu do chế độ sinh hoạt không lành mạnh gây nên. Vậy thói quen xấu nào đã khiến tỷ lệ người Việt mắc bệnh gout đang tăng lên một cách chóng mặt?













Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

6 loại thực phẩm bất ngờ làm giảm ham muốn tình dục

Nếu bỗng nhiên ham muốn tình dục của bạn bị sụt giảm, hãy điểm lại thực đơn của bạn xem 6 loại thực phẩm này có xuất hiện không nhé? Chúng chính là nguyên nhân đó!
Chế độ ăn uống có thể làm tăng ham muốn tình dục, tuy nhiên, cũng có thể tác động ngược lại nếu bạn chọn sai thực phẩm. Hãy tránh xa 6 loại thực phẩm dưới đây vì nó có thể hủy hoại ham muốn tình dục của bạn.
1. Cam thảo
Cam thảo có thể có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của bạn nói chung, nhưng nó lại có chứa phytoestrogen, một hợp chất đã được biết là ảnh hưởng đến ham muốn tình dục ở cả nam giới vàphụ nữ. Phytoestrogen cũng quan trọng như testosterone (mà cả nam giới và phụ nữ có), vì thế, chất này cũng vô cùng quan trọng đối với việc duy trì ham muốn tình dục của chúng ta.
 6 loại thực phẩm bất ngờ làm giảm ham muốn tình dục - 1
Cam thảo có thể làm giảm nội tiết tố nam, gây tình trạng bất lực, liệt dương
Ngoài ra, trong cam thảo còn có chứa chất gluxigrin - làm giảm nội tiết tố nam, có thể gây nên tình trạng bất lực, liệt dương ở nam giới. Chính vì thế, các bạn nên ngừng hoặc giảm tối đa việc sử dụng cam thảo trong nước uống hoặc chế biến món ăn để tác dụng phụ của nó không làm hỏng chuyện chăn gối của vợ chồng bạn.
2. Cà phê
Bạn đừng vội hoảng sợ với thông tin này nếu bạn chỉ có thói quen uống cà phê vào buổi sáng. Vì thông thường, một tách cà phê vào buổi sáng thường sẽ được chuyển hóa trong khoảng 4-6 giờ. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên trầm trọng và đáng lo nếu bạn uống cà phê vào buổi chiều, đặc biệt là nếu cơ thể bạn khá nhạy cảm với caffeine. Caffeine làm tăng sự lo lắng, có thể ức chế thần kinh khiến tâm trạng của bạn thêm căng thẳng. Căng thẳng chính là thủ phạm làm cạn dần ham muốn tình dục của bạn khiến "chuyện ấy" trở nên nhạt nhẽo.
 6 loại thực phẩm bất ngờ làm giảm ham muốn tình dục - 2
Bạn chỉ nên uống 1 ly cà phê mỗi ngày vào buổi sáng nếu không muốn nó làm giảm ham muốn tình dục
Ngoài ra, kể cả bạn không uống cà phê buổi tối nhưng uống nhiều vào buổi sáng thì cũng vô cùng nguy hiểm. Dư thừa cà phê trong cơ thể có thể gây hại cho tuyến thượng thận của các quý ông. Khi chức năng của các tuyến thượng thận giảm, nó có thể dẫn đến giảm nhu cầu tình dục và mất cân bằng hormone tuyến giáp.
3. Cá nước biển sâu và hải sản
Sự tích tụ của thủy ngân và các chất độc trong cá nước biển sâu có thể tàn phá hệ thống nội tiết, dẫn đến việc suy giảm các hormon điều tiết chức năng tình dục của bạn. Bạn chỉ nên ăn các loại cá ở vùng nước phía trên như: cá hồi, tôm, sò và cá thịt trắng.
 6 loại thực phẩm bất ngờ làm giảm ham muốn tình dục - 3Bạn chỉ nên ăn cá hồi thay vì các loại cá nước biển sâu như cá ngừ, cá thu, cá mú
Nên tránh ăn các loại cá săn mồi lớn như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá thu, cá mú, cá chẽm...
4. Carbohydrate tinh chế
Đối với nam giới, đây là nhóm thực phẩm vô cùng không tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng. Những loại thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế không chỉ làm cho bạn tăng cân, mà còn có thể làm giảm mức testosterone của các quý ông. Hormone testosterone ở nam giới không chỉ giúp điều chỉnh ham muốn tình dục mà còn rất quan trọng cho xương, cũng như điều hòa lượng mỡ trong cơ thể của các quý ông.
 6 loại thực phẩm bất ngờ làm giảm ham muốn tình dục - 4
Những loại thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế không chỉ làm cho bạn tăng cân, mà còn có thể làm giảm mức testosterone của các quý ông.
5. Lá bạc hà
Mặc dù bạc hà chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hơi thở thơm tho và chăm sóc răng miệng... Nhưng nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh được rằng lá bạc hà thực sự làm giảm ham muốn tình dục của bạn. Vì lượng tinh dầu trong lá bạc hà làm giảm testosterone và ảnh hưởng trực tiếp đến ham muốn tình dục của bạn. 
 6 loại thực phẩm bất ngờ làm giảm ham muốn tình dục - 5
Lượng tinh dầu trong lá bạc hà làm giảm testosterone và ảnh hưởng trực tiếp đến ham muốn tình dục của bạn. 
6. Rượu
Bạn có thể cảm thấy hưng phấn và ham muốn nhiều hơn sau khi uống một hoặc hai ly rượu vang , nhưng nếu uống nhiều hơn mức đó, bạn sẽ cảm thấy ngà ngà say và không đủ sức để "làm ăn" gì nữa. 
Rượu khử nước trong cơ thể, có thể dẫn đến giảm chất bôi trơn ở phụ nữ và rối loạn chức năng cương dương ở nam giới. Nó cũng có thể khiến phụ nữ khó khăn trong việc đạt khoái cảm và xuất tinh sớm cho nam giới. 
 6 loại thực phẩm bất ngờ làm giảm ham muốn tình dục - 6
Bạn không nên uống quá 2 ly nếu không muốn rượu làm giảm ham muốn
Nếu bạn nhất định phải uống rượu, tạm thời khắc phục bằng cách uống thêm thật nhiều nước để bù đắp cho cơ thể lượng nước đã mất. Đồng thời, chỉ làm "chuyện ấy" sau khi đã ngừng uống rượu ít nhất 1 giờ nhé

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Tại sao bạn nên ngủ 7,5 tiếng mỗi đêm?

Nhiều người thường nghĩ rằng thời gian cần ngủ mỗi đêm là 8 tiếng, tuy nhiên, khoa học đã chứng minh 7,5 tiếng mới chính xác.
Tiến sĩ Michael Breus, một chuyên gia về giấc ngủ kiêm tác giả của cuốn “Good Night: 4-Week Program to Better Sleep and Better Health” cho biết giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với tâm trạng và sức khỏe của mỗi người bởi mọi người thường cảm thấy sảng khoái hơn sau mỗi giấc ngủ ngon.
Theo tiến sĩ Breus, thời gian ngủ của mỗi người, mỗi trường hợp, hoàn cảnh là khác nhau, nhưng luôn có một công thức giúp bạn tìm ra thời gian cho riêng mình.
“Chu kỳ ngủ trung bình thường dài 90 phút, mỗi người có 5 chu kỳ cho giấc ngủ mỗi đêm. Điều đó có nghĩa bạn cần khoảng 7,5 tiếng để ngủ chứ không phải là 8 tiếng như mọi người vẫn nghĩ”, Breus nói.
Tác hại của việc ngủ quá ít hoặc quá nhiều
Có nhiều nghiên cứu chứng minh, không chỉ ngủ ít, thậm chí ngủ quá nhiều cũng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người.
Trầm cảm: Theo Huffington Post, một nghiên cứu của Đại học Washington, Đại học Pennsylvania và Đại học Texas với 1.788 người tham gia, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở những người ngủ ít hơn 7 tiếng là 53% và ở những người ngủ nhiều hơn 9 tiếng là 49%.
Giảm trí nhớ: Những người ngủ quá nhiều thường có khả năng cao bị cao huyết áp, tiểu đường và mạch máu bị thu hẹp. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu trong não, làm suy giảm trí nhớ. Trong khi đó, một nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột thiếu ngủ phát triển một loại protein gọi là amyloid beta trong não, liên quan đến sự suy giảm trí nhớ và nhận thức.
Tăng cân: Một nghiên cứu tiến hành khảo sát trong 6 năm cho thấy những người ngủ từ 9-10 giờ mỗi đêm tăng 5 kg, thậm chí dù họ đã kiểm soát lượng thức ăn và có hoạt động thể chất. Trong khi đó, những người ngủ ít hơn 6 tiếng cũng có nguy cơ béo phì tới 30% so với những người ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Gây hại cho tim: Nghiên cứu của Đại học Tim mạch Mỹ năm 2012 chứng minh ngủ từ 8 giờ trở lên mỗi đêm có nguy cơ gia tăng mắc các vấn đề về tim mạch. Dữ liệu phân tích với hơn 3.000 người cho thấy những người ngủ quá nhiều thường bị đau thắt ngực và mắc bệnh động mạch vành.
Đột quỵ: Theo Independent, nghiên cứu của Đại học Cambridge kết luận rằng những người ngủ hơn 8 tiếng mỗi ngày dễ bị đột quỵ tới 46%. Tỷ lệ này ở những người ngủ ít hơn 6 tiếng là 18%.
Chết sớm: Trong một đánh giá năm 2010 của 16 nghiên cứu khác nhau với tổng gần 1.400.000 người tham gia, kết quả cho thấy ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tử vong gấp 1,3 lần, trong khi thiếu ngủ lại tăng gấp đôi khả năng tử vong sớm.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

cỏ Hải Châu, Sam Biển, Rau heo (Sesuvium portulacastrum)





































Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơi

Với niềm đam mê,họa sĩ tài hoa đã biến tấu các loài cây sống ở bờ ao thành những tuyệt tác chỉ vỏn vẻn trong lòng bàn tay nhưng có giá trị nghệ thuật cao và nguồn thu nhập "khủng".

Giới chơi cây cảnh khắp cả nước biết đến cái tên Trần Hùng (TP Đà Nẵng) không chỉ bởi những tuyệt phẩm có một không hai do chính anh tự tay kiến tạo.Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơi Tuy nhiên, hơn hết, đó là tình yêu, sự đam mê, lòng nhiệt huyết và đức độ khiêm nhường, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, đã tạo lên hình ảnh thân thương trong con mắt mọi người. Ảnh: Cây mai chiếu thủy dáng trực có chiều cao chừng... 30cm.Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơi Khi chơi cây, biết cảm nhận, hiểu được giá trị của cây... đã là một điều tuyệt vời. Nhưng, yêu và đam mê cây, cảm được cái hồn của cây, sống chung với cây... lại là một “đẳng cấp” không phải ai cũng có. Chính những điều này đã thổi hồn vào những tác phẩm bonsai của anh. Ảnh: Tác phẩm cây thế Trân châu - một trong những loại cây quý Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơiVốn là giảng viên bộ môn Mỹ thuật (Trường ĐHSP Đà Nẵng) anh đã biến những lợi thế có được trong hội họa vào công việc tạo tác bonsai.  Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơiNgoài công việc chính, anh còn tham gia làm quản lý một số diễn đàn về sinh vật cảnh, trực tiếp hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật tạo hình bonsai trên diễn đàn và được đông đảo thành viên nồng nhiệt đón nhận. Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơiTrần Hùng “tận dụng” lợi thế họa sĩ của mình, cùng với việc không ngừng tỉm hiểu các sách về bonsai và học hỏi kinh nghiệm các bậc tiền bối trong làng cây cảnh đi trước. Với sự kiên trì bền bỉ, anh đã dần định hình cho mình một phong cách chơi cây riêng, không kém phần độc đáo. Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơiNhững cây phôi khai thác trong thiên nhiên, áp dụng kỹ thuật bonsai tích lũy được, lên ý tưởng định hình dáng thế, tự tay thiết kế đồ họa trên máy tính, sau đó dày công nuôi dưỡng cây, tỉa cành uốn thế.., để có một chậu bonsai hoàn chỉnh. Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơiLinh Sam, Trân Châu, Sa Tùng, Hải Châu... những loài cây quý đặc thù của vùng núi Nam Trung Bộ được anh đưa về “chung sống” với mình cả một thời gian dài đằng đẵng chục năm trời. Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơiNhững tác phẩm bonsai do chính họa sĩ Trần Hùng tạo tác, tuy chỉ nằm trong lòng bàn tay nhưng giá trị cũng khá cao, có cây lên đến vài chục triệu, mang lại nguồn thu nhập không hề nhỏ.Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơi

Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơi Người mê cây, ngoài việc được thỏa thích chiêm ngưỡng những “công trình” nghệ thuật có một không hai, mang đậm phong cách Trần Hùng, còn được giao lưu và chia sẻ trực tiếp những kỹ thuật về tạo tác bonsai ngay tại vườn. Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơiNhững loài cây dân dã thường sống ở bờ rào, bờ ao vùng Bắc Bộ như Vọng Cách, Duối... được họa sĩ biến tấu thành những tác phẩm có một không hai.Siêu phẩm 'cây lòng bàn tay' nức tiếng dân chơi Những tác phẩm dày công của họa sĩ Trần Hùng.


cây Hải Châu(SCOLOPIA NANA)
















Cây bầu đất chữa tiêu viêm

-  Bầu đất còn có tên là rau lúi, rau lùi, đái dầm, kim thất, đái dầm, thiên hắc địa hồng, người Tày gọi là khảm khon... Là loại cỏ, thân nhẵn, có nhiều cành, lá mọc so le, nhọn ở đầu, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn, mọng nước, cuống ngắn. Mặt trên phiến lá màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó có tên “thiên hắc địa hồng” (“thiên hắc” là mặt trên mầu xanh đen, “địa hồng” nghĩa là mặt dưới màu đỏ). Cụm hoa hình đầu, màu vàng cam, mọc thành đầu cành và kẽ lá. Quả bế, hình trụ, mang một mào lông trắng ở đỉnh. Cây ra hoa kết quả vào mùa xuân-hè.
Bầu đất mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi để làm rau ăn người ta hái ngọn non trần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua, cũng có thể trộn dầu giấm,… Khi sử dụng làm thuốc thường hái toàn cây, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Bầu đất có vị cay ngọt thơm, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm, chỉ khái (cầm ho). Có thể sử dụng chữa viêm họng, viêm khí quản mạn tính, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ...
Một số bài thuốc thường dùng:
-  Hỗ trợ điều trị viêm phế quản:Rau bầu đất 80g, thịt lợn nạc 50g nấu thành canh ngày ăn cùng với cơm. Có thể dùng nhiều ngày.
- Chữa đái rắt, đái buốt (do viêm đường tiết niệu):Dùng bầu đất 80g, rửa sạch, cho 700ml nước sắc nỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 - 15  ngày. Hoặc có thể dùng bài thuốc sau: Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.
- Chữa bầm tím (tổn thương phần mềm) do va đập:
Dùng bầu đất tươi 30g, rửa sạch để ráo nước, thêm vài hạt hồ tiêu, giã nát đắp vào vết thương. Ngày 1 lần mỗi lần  khoảng 3 giờ đồng hồ, đắp liền 3 ngày. 
- Chữa phụ nữ viêm bàng quang: Bầu đất 15g thổ tam thất, ý dĩ nhân mỗi thứ 10g. Cho vào ấm đổ 800ml nước, đun nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 - 15 ngày một liệu trình. 
-Trẻ em đái dầm: Bầu đất 20g, nấu canh ăn hàng ngày. Nên ăn vào buổi trưa. Các buổi tối nên hạn chế ăn canh, uống nhiều nước.
Chữa viêm đường tiết niệu (đái buốt, đái dắt): Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang.

Khí hư, bạch đới: Bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 16g, cỏ xước 16g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.

Cây kim thất tai (Gynura Acutifolia)

Cây kim thất tai (kim thất), còn gọi là rau lúi, rau lùi, đái dầm, thiên hắc địa hồng, khảm khon (Tày). Tên khoa học Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae. Th.
Cây lá đắng hay còn gọi là cây kim thất tai là một thần dược mới phát hiện gần đây nhất, cây được cho là có khả năng chữa bách bệnh : huyết áp cao, đái tháo đường giải độc rượu và nhiều chứng bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm gan, viêm dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư kết tràng  cùng nhiều chứng bệnh ung thư khác
Người ta quen gọi cây này là cây lá đắng vì khi sắc nước uống có vị tiên đắng hậu ngọt chứ thực chất cây này là cây kim thất tai , nhiều địa phương gọi là cây cúc ban cưu, khổ diệp thụ, cúc ban cưu biển đào….trong tiếng la tinh cây được gọi với cái tên Vernonia amygdalina Del thuộc họ Cúc.
cay la dang
Cây lá đắng sống lâu năm, là dạng cây bụi mọc thẳng đứng, chỉ cao từ 2-3m, đường kính thân rất nhỏ khoảng 2-4 m, cây thường phân nhánh ở cành gốc, khi còn non thân cây được phủ một lớp lông trắng mịn về già lớp lông này rụng dần hết; cuống lá dài, phiến lá hình trái xoan ngược, mép lá có hình răng cưa. Cây này có nguồn gốc từ châu Phi và hiện nay cây có mặt khắp nơi trên thế giới do cây dễ trồng dễ mọc, dễ trồng.
Ở nước ta, cây mọc hoang ở khá nhiều tỉnh, theo nhiều tài liệu cây có thể dùng được từ bộ phận lá, thân; trong thành phần hoạt chất của cây có chứa một hàm lượng Antioxidant cao chất này có khả năng oxy hóa mạnh ngang bằng flavonoid ( hoạt chất có nhiều trong cây thuốc nam) cùng một số chat khác vernolide, vernolide A, lactones, sesquiterpene lactones…
Trong kho tàn y học cổ Trung Quốc cho biết loại cây lá đắng ( cây kim thất tai ) có tính hàn, vị đắng được dùng để chữa độc rất tốt do đó thường sử dụng để chữa phong ngứa hay tiêu thũng chỉ thống. Ngoài ra, trong những sách cỏ này còn ghi lại cây có tác dụng hỗ trợ chữa : viêm gan, viêm phổi, viêm dạ dày tá tràng, đau thần kinh do phong thấp, cổ họng khô ngứa, xuất huyết dạ dày, đau thần kinh, đau lưng, đau mắt đỏ, tiểu đường, cao huyết áp….
cay lá đắng
Theo các nhà y học trong nước bước đầu nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất Antioxidant có khả năng oxy hóa trong cây lá đắng rất cao cao nhờ đó có khả năng tăng cường miễn dịch và chống các tác hại cho tế bào, tác động điều hòa sự sinh trưởng của các tế bào một cách bình thường, làm chậm quá trình oxy của các tế bào tự do nhờ đó cây được dùng để điều trị khá nhiều bệnh ung thư: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư kết tràng, ung thư hầu họng, chất này còn có khả năng điều trị đặc biệt với bệnh ung thư gan : làm chậm quá trình thoái hóa gan, ngăn chặn bảo vệ gan khỏi những tổn thương bên ngoài gây ra, chống độc và mát gan rất hiệu quả, lá cây thường sử dụng cho người bị ngộ độc rượu chữa trị rất nhanh chóng và hiệu quả.
Trong thế giới hiện đại ta luôn nhận thấy xã hội càng phát triển điều kiện sống càng cao, môi trường thường xuyên ô nhiễm, bầu khí quyển ozon bị phá hủy, con người tự hại nhau bằng cách bán hoặc cung cấp đồ ăn, thức uống chứa nhiều hóa chất độc hại….từ đó kéo theo xuất hiện nhiều chứng bệnh phức tạp và khó điều trị đặc biệt là đối với những chứng bệnh ung thư.
Những chất hóa học độc hại đi vào cở thể làm phá hủy cấu trúc của AND của tế bào gây ra đột biến gen, các đột biến này ngày càng phân chia mất kiểm soát tạo thành những khối u bất trị, những khối u này thường là u ác tính. Ung thư có những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, vị trí tuy nhiên có nhiều chứng bệnh ung thư không biểu hiện ra ngày khi phát hiện thì đã quá muộn.
Một trong những loại ung thư khó chữa mà dẫn đến tử vong nhiều nhất hiện nay phải kể tới ung thư phổi  nguyên nhân chính gây ra bệnh này là môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá và xuất hiện một số triệu chứng : ho ra máu, ho lâu ngày, khó thở, mệt mỏi, viêm phổi và viêm phế quản, thường xuyên thấy đau ngực, bệnh này dù cho đi phẫu thuật thì tỉ lệ thành công rất ít và có nguy cơ tái phát bệnh trở lại là khá cao. Do đó muốn điều trị bệnh phải điều trị tận gốc các tế bào ung thư và tiêu hẳn các gốc tự do thì mới may ra lành bệnh – cây lá đắng là lựa chọn tối ưu giải quyết vấn đề này.
cay lá đắng
Người ta thường sử dụng cây lá đắng để chữa ung thư phổi và một số chứng bệnh ung thư khác như sau : dùng 50g lá đắng khô sắc với 1,5 lít nước còn 1 lít thì uống như nước trà bình thường, nước thuốc từ lá đắng nếu chế đậm quá sẽ rất đắng như sau đó lại để lại vị ngọt khá dễ chịu và có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể dùng lá khô để tán bột mịn rồi trộn với mật ong để uống, lá tươi dùng để giã nát vắt lấy nước cốt uống một cách từ từ. Để tăng hiệu quả chữa bệnh cây lá đắng thường dùng kết hợp với một số loại thảo dược khác như : xạ đen ( chữa ung thư phổi), nấm lim xanh, xáo tam phân và lá mãng cầu xiêm.
Hiệu quả chữa bệnh từ cây lá đắng đã không có gì bàn cải, tuy nhiên việc lựa chọn nhà cung cấp sao cho đảm bảo chất lượng mới là điều làm các khách hàng phải suy nghĩ, công ty thảo dược Đức Thịnh với hoạt động cung cấp thuốc nam trên nhiều năm và được khách hàng tin tưởng và lựa chọn hiện nay cũng đang cung cấp cây lá đắng có nguồn gốc từ thiên nhiên luôn đảm bảo hiệu quả chữa bệnh cao vì thế các khách hàng có thể yên tâm mà điều trị bệnh. Mọi thắc mắc và chi tiết xin liên hệ số điện thoại 0903 112 074  hoặc đến ngay của hàng gần nhất.
Cây kim thất tai (kim thất), còn gọi là rau lúi, rau lùi, đái dầm, thiên hắc địa hồng, khảm khon (Tày). Tên khoa học Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae. Thấy mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn. Nhưng Kim thất lại giàu dược tính nên được sử dụng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô.
Kim thất là loại cỏ có thân thảo, nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước. Mặt trên phiến lá màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó gọi tên là Thiên hắc địa hồng. Cụm hoa hình đầu, màu vàng cam mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Quả bế hình trụ mang một mào long trắng ở đỉnh. Ra hoa và kết quả vào mùa hè.
Cây kim thất rất dễ trồng và cho đến nay chưa thấy bất kỳ một loại sâu bệnh nào phá hoại. Trên cây không thấy xuất hiện lá vàng, héo úa nào. Là cây ưa nắng nhẹ, nắng buổi sáng, chỗ mát mẻ. Chỗ trồng cây này không nhất thiết có nhiều nắng. Cây có thể luộc ăn, nấu với canh ngao, thịt băm ăn đều ngon.
Đông y cho rằng, kim thất có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng đau…
Lưu ý: Theo nhiều tài liệu, để có tác dụng trong điều trị tiểu đường phải tìm đúng  giống cây kim thất có đặc điểm sau:
Phiến lá hình răng cưa, có màu xanh
Cuống tím
Hoa vàng
Ảnh 2: Trồng kim thất tai trong thùng xốp tại nhà
Cây kim thất, vừa làm rau ăn vừa có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Sau đây là một số công dụng chủ yếu.
Bài thuốc đơn giản chữa trị tiểu đường hết 100% : 
Cách sử dụng:
Sáng chiều, nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá. Điều hoà lượng đường trong máu rất rỏ rệt. Không gây phản ứng phụ. Không độc. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác. 
Người không bệnh gì cả:
Thường xuyên ăn tươi các ngọn kim thất, hoặc xào, nấu canh sẽ có tác dụng tốt làm cho máu huyết được lưu thông, điều hoà, tăng cường sức khoẻ, chống bệnh... Điều hòa huyết áp, điều hòa và tăng cường các chức năng nội tiết.
* Có sức sống rất mạnh
* Không có lá khô héo trên cây
* Không sâu bọ nào ăn được
* Trồng rất dễ, cắt khúc vùi đất...
* Nên tìm giống cây này để trồng ra nhiều, để bất cứ ai cũng tự chữa cho mình được, đỡ tốn tiền thuốc.
Theo giáo sư Phạm Đình Trị ở Việt Nam thì có một cây cùng họ với cây Bilberry tên gọi là cây Kim Thất Tai (Gynura Acutifolia) thuộc họAsteraceae, nó hoàn toàn giống cây Bilberry nhưng bông màu vàng (xem hình đính kèm) mới đúng là giống chuyên trị tiểu đường.
Cây cao trên dưới 1m, thân mềm, mọng nước. Các lá trên ngọn màu lục nhạt, bên dưới màu lục sẫm , có sức sống rất mạnh, đâm cành nhánh nhanh chóng đan xen thành một tấm thảm dầy đặc. Tuy nhiên điều kỳ diệu là từ trên xuống tới mặt đất không tìm thấy một lá nào khô héo, dù rằng bên dưới thiếu ánh sáng. Điều này chứng tỏ khả năng điều hòa dòng nhựa dinh dưỡng từ trên xuống dưới vô cùng độc đáo. Tốc độ đâm chồi nhánh cực kỳ nhanh. Ngoài việc dùng làm thuốc trị bệnh không gây phản ứng phụ (side effect), cây Kim Thất Tai còn có thể làm rau để xào hoặc nấu canh ăn trong các bữa ăn như rau mồng tơi và mùi vị rất dễ ăn
Một cây thuốc quý dễ trồng bằng chồi nhánh tác dụng trị liệu của dược thảo này rất đa năng, gần giống cây Sống Đời (Thổ Tam Thất).
Sơ lược liệt kê công dụng trị liệu bằng cây Kim Thất Tai:
1) Trị tiểu đường: Sáng chiều, nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá. Điều hòa lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Không độc. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác.
2) Trị ho gió: (viêm phế quản) ho khan hoặc có đờm: nhai một lá Kim Thất Tai, ngậm nước nuốt dần. Khỏi ho sau 5 phút.
3) Viêm họng: nhai lần lượt từng lá Kim Thất, ngậm nuốt dần dần. Sau 30 đến 60 phút sẽ khỏi.
4) Ho lao: Sáng và chiều, nhai nuốt mỗi lần 2 ngọn Kim Thất tươi, liên tục trong 6 tháng. Đồng thời mỗi bữa cơm sáng và chiều, nên dùng 10 ngọn Kim Thất (dài 25 cm) thái nhỏ để xào hoặc nấu canh ăn. Sẽ không bị đau nhức mỏi. Mỗi lần lên cơn ho nên nhai ngậm một lá Kim Thất nuốt nước dần, sẽ tiêu đờm tốt, khỏi ho.
5) Nhức đầu: Giã nhuyển lá Kim Thất để đắp vào chỗ đau trên đầu, đồng thời dùng máy xay sinh tố (blender) xay 5 ngọn Kim Thất thái nhuyễn cùng với 100 ml nước để uống. Sẽ khỏi nhức đầu sau 20 phút.
6) Sổ mũi: hỉ mũi cho ra hết nước mũi, dùng bông ngoáy cho khô, sau đó dùng một cuống lá Kim Thất bóp nát bằng hai ngón tay, dùng ngón tay trỏ thấm một giọt dịch cuống lá ngoáy vào lỗ mũi. Khỏi ngay sau vài phút.
7) Đau lưng nhức mỏi: thái nhỏ 10 ngọn Kim Thất để nấu thành bát canh để ăn. Khỏi đau lưng sau 5-6 giờ.
8) Táo bón, kiết lỵ: dùng máy xay sinh tố xay 6 ngọn Kim Thất thái cùng với 120 ml nước. Chia làm 2 phần để uống vào buổi sáng và chiều. Sau 5, 6 ngày sẽ khỏi.
9) Đau bụng, ỉa chảy: nhai khoảng 10 lá KimThất hoặc giã nát hòa với nước để uống. Sẽ giảm đau bụng và ỉa chảy sau 30 phút.
10) Mụn ngứa, lở loét do sâu lông, vết cắn của côn trùng, động vật: vò nát, xoa xát, đắp buộc bằng lá, ngọn Kim Thất. Khỏi sau vài giờ.
11) Vết thương chảy máu, đòn ngã tổn thương: giã đắp, buộc rịt, nhanh chóng cầm máu, làm dịu đi sự viêm sưng, đau nhức.
12) Bong gân : giã nát 2 ngọn Kim Thất đắp lên chỗ viêm gân, đau nhức sau đó dùng một lá Đại Tướng Quân hơ lửa cho nóng, quấn quanh bàn chân đã đắp Kim Thất giã nhỏ, buộc hoặc băng bên ngoài để giữ ổn định. Sau 6-8 giờ sẽ khỏi.
13) Bị ngộ độc do thức ăn: dùng máy xay sinh tố để xay 6-8 ngọn Kim Thất cùng với 100-200 ml nước, phân làm 2 lần uống cách nhau 2 giờ. Nhanh chóng hấp thụ bớt độc tố, làm giảm tác dụng chất độc.
14) Mất ngủ: thường xuyên ăn tươi các ngọn Kim Thất, hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ tốt.
15) Nhức răng: giã nát một ngọn Kim Thất, dùng từng phần để nhai ngậm chỗ răng đau, sẽ mau chóng giảm đau.
16) Thấp khớp, cảm giác kiến bò tại các bàn chân, bàn tay: giã nát một ngọn Kim Thất, xoa xát tại nơi đau nhức, xơ cứng các khớp. Giảm ngay sự đau nhức khó chịu sau vài phút. Trường hợp thấp khớp kinh niên, thường xuyên uống mỗi tối vài ngọn đã xay máy sinh tố.
17) Viêm đại tràng mãn tính: dùng máy xay sinh tố xay mỗi ngày 6 ngọn Kim Thất với 120 ml nước, chia làm hai để uống vào mỗi buổi sáng và tối. Thường xuyên ăn canh Kim Thất, hoặc xào để ăn vào các bữa cơm. Sẽ khỏi đau sau vài tháng.
Người không bệnh gì cả: thường xuyên ăn tươi các ngọn Kim Thất, hoặc xào, nấu canh sẽ có tác dụng tốt làm cho máu huyết được lưu thông, điều hòa, tăng cường sức khoẻ, chống bệnh… Điều hòa huyết áp, điều hòa và tăng cường các chức năng nội tiết.



Đặc điểm của cây Kim Thất là không bị bất cứ giống sâu bệnh nào phá hoại.
* Một kinh nghiệm của riêng tôi là nên trồng hữu cơ (phân chuồng Steer manure trộn sẵn với đất) rất hợp với loại dược thảo.

CÂY LÁ ĐẮNG -Gymnanthemum amygdalinum [Bitter Leaf, Vernonia Tree]

CÂY LÁ ĐẮNG với các tên là Gymnanthemum amygdalinum [Bitter Leaf, Vernonia Tree] thuộc họ Cúc - Asteraceae.[​IMG]
Tiềm năng cây Lá đắng được ghi nhận lần đầu tiên khi các nhà khoa học quan sát loài tinh tinh biết dùng cây này ăn để trị bệnh ký sinh trùng đường ruột. Sau đó có nhiều nghiên cứu tiếp theo công bố nhiều hoạt chất sinh học khác nhau của loài cây này có tác dụng trị đái tháo đường, sốt rét, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và các hiệu ứng giải độc tế bào có lợi cho sức khỏe. Thành phần cây này bao gồm glucosides steroid, sesquiterpene lactones và flavonoid, là các hợp chất góp phần cho vị đắng và hoạt tính sinh học của nó. Nghiên cứu độc tính cho thấy Lá đắng có độc tính thấp hoặc không có độc, do đó có thể sử dụng lâu dài rất an toàn.[​IMG]
Cây này khi ăn lá rất đắng, nhưng khi nuốt xong 1 lát thấy ngọt, uống nước thấy ngọt.
Các nhà nghiên cứu còn cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây này chữa bệnh. Ở Ấn Độ, dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú. Ở Congo, dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun. Ở Nam Phi, dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), vô sinh, bế kinh. Ở khu vực Tây Phi, dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…











cây chè đắng (Camellia sinensis)

cây chè đắng (chè đinh, tên khoa học là Camellia sinensis) được trồng nhiều ở Việt Nam và miền Nam Trung Quốc (có tên là Khổ đinh trà). Ở Việt Nam chè đắng được trồng ở Cao Bằng. Ở Trung Quốc, chè đắng được trồng nhiều nhất ở Quảng Tây. Lá chè được chế biến cuộn chặt như cái đinh, vị lại rất đắng. Chè đắng là loại cây thân gỗ, có cây cao đến 30m.... Theo y học cổ truyền Trung Hoa: Khổ đinh trà có tác dụng tản phong nhiệt, chữa cảm mạo nhức đầu, ngứa mắt, viêm mũi, giải độc, làm dịu chứng rung cơ, giảm khát, chữa viêm phế quản, giảm ho, tiêu đờm; tăng cường tiêu hóa, giảm tác hại của bệnh tiêu chảy, ổn định thần kinh, tăng trí nhớ. Những kết quả nghiên cứu mới đây công bố, chè đắng có tác dụng giảm cholestorol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn suy thoái chức năng tim và não, giãn khí quản, điều hòa mô mỡ, giảm tích tụ mỡ, làm cho cơ thể cân đối (chống béo phì). Dịch chiết nước chè đắng có tác dụng kháng khuẩn cao. Thành phần hóa học của chè đắng: Ngoài một số hoạt chất chính khác với chè xanh, còn đại bộ phận các thành phần khác cũng tương tự như chè xanh, chỉ khác nhau về hàm lượng. Ví dụ trong chè đắng Cao Bằng có hàm lượng flavoonoid (chất có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư) lại cao gấp 7 lần chè xanh. Liều thường dùng: 2 lá khô (còn gọi là 2 đinh) cho ấm trà 1 người uống; pha nước sôi nhiều lần để uống đến khi hết vị đắng.... 

Dây thìa canh, dây muối hay lõa ti rừng (Gymnema sylvestre)

Dây thìa canhdây muối hay lõa ti rừng (danh pháp hai phầnGymnema sylvestre) là một loài cây thân thảo thuộc chi Lõa ti(Gymnema) họ Apocynaceae, bản địa của rừng nhiệt đới miền nam và miền trung Ấn Độ.Gymnema sylvestre W2 IMG 3124.jpg
Dây leo cao 6–10 m, nhựa mủ màu trắng. Thân có lóng dài 8–12 cm, đường kính 3mm, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6–7 cm, rộng 2,5–5 cm, đầu nhọn, có mũi, gân phụ 4-6 cặp, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô; cuống dài 5–8 mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8 mm, rộng 12–15 mm; đài có lông mịn và rìa lông; tràng không lông ở mặt ngoài, tràng phụ là 5 răng. Quả đại dài 5,5 cm, rộng ở nửa dưới; hạt dẹp, lông mào dài 3 cm.
Cây ra hoa vào tháng 7 và đậu quả vào tháng 8.
Thường mọc trong các bờ bụi, hàng rào tại một số nơi ở miền Bắc Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá. Còn phân bố ở Trung QuốcẤn ĐộIndonesia. Thu hái các bộ phận của toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là acid gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Ngoài ra, cây còn chứa các thành phần khác như flavone, anthraquinone, hentri-acontane, pentatriacontane, α và β- chlorophylls, phytin, resins, d-quercitol, acid tartaric, acid formic, acid butyric, lupeol,... Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần alcaloid.
Acid gymnemic có tác dụng giảm đường huyết, kháng ngọt và hoạt tính chống viêm.

Tính vị, tác dụng

Lá và acid gymnemic không có tác dụng kháng khuẩn. Tác dụng độc của nó biểu hiện bởi các trạng thái làm ăn kém ngon, ỉa chảy, suy nhược. Nó kích thích tim và hệ thống tuần hoàn, gây bài tiết nước tiểu. Thuốc có tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tuỵ tạng, làm giảm glucoza-niệu, làm mất vị ngọt của đường và các vị đắng của thuốc đắng trong một vài giờ. Lá cũng có tính chất nhuận tràng do có các dẫn xuất anthraquinon; còn có tính gây nôn. Rễ cũng có tác dụng gây nôn và long đờm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị đái đường, với liều 4g lá khô đủ để làm ngưng glucoza-niệu. Lá cũng dùng làm thuốc dễ tiêu hoá, còn dùng tán thành bột để chống độc, ở Ấn Độ, người ta dùng đắp lên vết cắn và dùng sắc uống trong để trị rắn độc cắn. Ở Trung Quốc, người ta dùng cả cây bỏ rễ và quả làm thuốc trị phong thấp tê bại, viêm mạch máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn; còn dùng diệt chấy rận.