Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

NHŨ HƯƠNG - Pistacia lentiscus L

NHŨ HƯƠNG

Tên thuốc: Resina oliani; olibanum. Tên khoa học: Pistacia lentiscus L Họ Đào Lộn Hột (Anacardiaceae) Bộ phận dùng: nhựa cây Nhũ hương
Tên thuốc: Resina oliani; olibanum.
Tên khoa học: Pistacia lentiscus L
Họ Đào Lộn Hột (Anacardiaceae) 
Bộ phận dùng: nhựa cây Nhũ hương. Ngoài mặt sắc trắng mờ, trong sáng bóng, cắn vào thì dính răng, mùi thơm, đốt lên bay khói ra thơm mát, tàn tro sắc đen là đúng.
Tính vị:   vị cay, tính hơi ôn.
Quy kinh: Vào kinh Can  và Tâm.
Tác dụng: thông 12 kinh, làm thuốc hoạt huyết, điều khí.
Chủ trị: trừ khí độc truyền nhiễm, lên sởi bị nhiễm độc, trị ung thư, đau bụng.
 Ít kinh nguyệt: Dùng  Nhũ hương với Đương qui, Xuyên khung và Hương phụ.
 Ðau dạ dày: Dùng  Nhũ hương với Xuyên luyện tử và Diên hồ sách.
 Ðau toàn thân hoặc đau khớp do nhiễm phong hàn thấp: Dùng  Nhũ hương với Khương hoạt, Hải phong đằng, Tần giao, Đương qui, Xuyên khung trong bài Quyên Tí Thang.
Ðau do đau do chấn thươngngoài: Dùng  Nhũ hương với Một dược, Huyết kiệt và Hồng hoa trong bài Thất Li Tán.
Ðau do nHọt và hậu bối kèm sưng tấy: Dùng  Nhũ hương với Một dược, Xích thược và Kim ngân hoa trong bài Tiên Phương Hoạt Mệnh Ẩm.
- NHọt và loét: Bột Nhũ hương và Một dược dùng ngoài.
Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Cho một ít rượu vào nghiền nát, phi qua nước, phơi khô, hoặc nghiền tán với bột nếp.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nhặt bỏ tạp chất, tán với Đăng tâm để thành bột (cứ 1 lạng Nhũ hương (40g) dùng 1/4 đồng cân (1g) Đăng tâm), hoặc sao qua với đăng Tâm rồi tán.
Nếu tán một mình Nhũ hương thì sau này hút ẩm và đóng cục.
Bảo quản: tránh ẩm, để nơi khô ráo, giữ mùi thơm.
Kiêng kỵ: Không có ứ trệ và ung nHọt đã vỡ mủ không nên dùng. Có thai không dùng.

Chỉ thiên giả hay ngọc nữ Ấn Độ-Clerodendrum indicum

Chỉ thiên giả hay ngọc nữ Ấn Độ (danh pháp Clerodendrum indicum) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được (L.) Kuntze mô tả khoa học đầu tiên năm 1891.





Clerodendrum indicum

Clerodendrum indicum is a tall-growing species that is attractive long after the flowers fade.  In the fall, long, tubular, white flowers appear in profusion at the top of a 6 foot stalk, looking something like a fireworks display or shooting stars.
The flower head can add another two foot to the height of the plant, and sometimes the weight will cause the tall stems to arch slightly.
After the flowers drop, a colorful calyx remains.
As winter approaches the calyx thickens, becomes leathery in texture, and reddish in color.  Any flowers that were pollinated develop into round, metallic-blue fruits.  I like this stage even better than the flowers.
Clerodendrum indicum is not a fast spreader but over a period of years can outgrow the original planting so it is listed as potentially invasive.  During cold winters, the plants will die to the ground but always return to flower by fall, and add some color to the garden into early winter.
Skyrocket, Tubeflower, Turk's Turban, and Bowing Lady are among the many common names for this plant.  In this case it seems best to just stick with the botanical name to avoid confusion.
Clerodendrum indicum is native to the Malay Archipelago and recommended for USDA Zones 8-11.  Best flowering will be in a full sun to part shade location.  


Vietnamese named : Chỉ Thiên Giả, Nam Tiền Hồ.
Common names : Turk's Turbin, Tubeflower, Turk's-Turban, Sky Rocket, Bowing Lady.
Scientist name : Clerodendrum indicum (L.) Kuntze
Synonyms :
Family : Verbenaceae – Verbena family
Group : Dicot
Duration : Perennial
Growth Habit : Subshrub - Shrub
Kingdom : Plantae – Plants
Subkingdom : Tracheobionta – Vascular plants
Superdivision : Spermatophyta – Seed plants
Division : Magnoliophyta – Flowering plants
Class : Magnoliopsida – Dicotyledons
Subclass : Asteridae
Order : Lamiales
Genus : Clerodendrum L. – glorybower
Species : Clerodendrum indicum (L.) Kuntze – turk's turbin
Chỉ thiên giả, Nam tiền hồ - Clerodendrum indicum (L.) O. Ktze, thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Mô tả: Cây nhỏ, cao 1-3,5m, không chia nhánh. lá mọc chụm 3-5, hẹp, dài đến 20cm, không lông. Hoa ở ngọn, đơn độc ở nách lá, màu trắng; đài cao cỡ 15mm, có tuyến ở trong; tràng dài đến 9cm, có 5 tai đều; nhị có chỉ nhị đỏ, không lông. Quả hạch xanh đen nằm trong đài tồn tại.

Ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng: Cành lá, rễ - Ramulus et Radix Clerodendri Indici.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ven đường, bãi đất hoang ở các tỉnh Nam Bộ. Cũng thường được trồng làm cây cảnh, cây thuốc. Thu hái cành lá quanh năm; rễ lấy về, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học: Lá chứa alcaloid và một chất đắng. Vỏ chứa hexitol (D-mannitol) 78%, cùng với sorbitol.

Tính vị, tác dụng: Cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng bổ đẳng, thông khí, hạ đờm, tiêu viêm, trừ giun.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng làm thuốc chữa cảm gió, cam tẩu mã, hen suyễn. Lá dùng làm thuốc trị giun; còn dùng phối hợp với Trang đỏ, tán bột cuốn như điếu thuốc lá để hút trị mũi có mủ. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ làm thuốc trị hen suyễn, ho và bệnh lao hạch. Nhựa cây dùng trị đau thấp khớp do giang mai. Dịch lá trộn với sữa lỏng dùng làm thuốc đắp trị phát ban do nấm và bệnh chốc lở (pemphigut). Lá cũng được dùng làm thuốc trừ giun.










Bạch Đồng Nữ - Chữa Bệnh Phụ Nữ

BẠCH ĐỒNG NỮ
Herba et Radix Clerodendri
1. Tên khoa học: Clerodendrum viscosum Vent. = Clerodendrum canescens Wall.
2. Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
3. Tên khác: Mò trắng, Bấn trắng
4. Mô tả:
Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá. Nhánh vuông, có lông vàng. Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên. Chuỳ hoa to, hình tháp có lông màu vàng hung. Hoa trắng vàng vàng, đài có tuyến hình khiên; tràng có lông nhiều, nhị thò ra. Quả hạch đen, mang đài màu đỏ tồn tại ở trên. Cây ra hoa tháng 2-3.
5. Phân bố:
Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.
6. Trồng trọt:
7. Bộ phận dùng:
Thân, cành mang lá (Herba Clerodendri); Rễ (Radix Clerodendri).
8. Thu hái, chế biến:
Có thể thu hái rễ quanh năm. Rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng.
Rửa sạch, xắt nhỏ, sao vàng sắc uống. Có thể nấu cao đặc hoặc làm viên.
9. 
Tác dụng dược lý:
Năm 1968, Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược khoa phối hợp với Viện YHDT nghiên cứu Bạch đồng nữ thấy có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại vi, có tác dụng lợi tiểu và có khả năng ngăn chặn phản ứng viêm do Phenol gây ra trên tai thỏ.
Bạch  đồng nữ có tác dụng chống viêm cấp tính khá tốt, biểu hiện rõ rệt ở hiện tượng giảm phù trong mô hình gây phù thực nghiệm trên chuột với Kaolin.
Bạch  đồng nữ có tác dụng chống viêm mạn tính tương đối yếu trên mô hình gây u hạt thực nghiệm với Amian ở chuột.
Bạch  đồng nữ không có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột non. Tác dụng gây thu teo tuyến ức là một trong những đặc điểm của các thuốc ức chế miễn   dịch.
Nước sắc 3/1 của Cleodendrum philippinum đã được thử kháng sinh đồ trên các chủng vi khuẩn phân lạp từ các vết thương nhiễm khuẩn, thấy có tác dụng ức chế sự phát triển các vi khuẩn Pseudononas aeruginosa, Staphylococus aureus, Escherichia coli và các Proteus.
Theo tài liệu nước ngoài, lá, hoa và rễ Xích đồng nam Clerodendrum kaempferi có tác dụng chống co thắt hồi tràng cô lập súc vật thí nghiệm gây nên bởi Acetylcholin hoặc Histamin.
Cả cây Bạch đồng nữ có các tác dụng kháng nguyên sinh vật trong thí nghiệm của Entamoeba histolitica, chủng STA, hạ đường huyết trên chuột trắng và gây giảm đau trong thí nghiệm tấm kim loại nóng của Edy và Leimbach. Chất Clerodin chiết xuất chủ yếu từ cành non và lá Xích đồng nam có tác dụng dbt giun đất trong dung dịch nước trong vòng 30 phút (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Nước sắc lá tươi của cây Clerodendrum philipinum được dùng rửa trực tiếp lên vết thương nhiễm trùng rồi phủ gạc (Không dùng phối hợp với kháng sinh nếu viêm nhiễm cư trú; có phối hợp với kháng sinh nếu nhiễm trùng toàn thân). Đa số bệnh nhân đều kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường. Tác dụng của thuốc đã làm giảm rõ phù nề quanh vết thương, không gây sốt, bệnh nhân lại thấy mát, dễ chịu, làm sạch nhanh vết thương, kể cả đối với trực khuẩn mủ xanh là loại nhiễm trùng dai dẳng, rất khó điều trị với dung dịch thuốc thông thường  và làm tổ chức hạt mọc nhanh, vết thương mau lành, làm sẹo đẹp, không để lại sẹo lồi (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Chất đắng Clerodin chiết xuất từ lá cũng có tác dụng trị giun (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Dịch ép lá tươi được bơm vào hậu môn có tác dụng trị giun đũa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
10. Thành phần hóa học: Alcaloid, flavonoid, muối calci.
11. Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm
12. Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật vàng da, huyết áp cao.
13. Cách dùng, liều lượng: Dạng thuốc sắc uống riêng hay phối hợp với Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu, mỗi ngày 15 - 20g.
14. Bài thuốc:
 Trị bạch đới, khí hư, kinh nguyệt không đều: 40-80g lá Bạch đồng nữ khô, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Trị kinh nguyệt không đều, bạch đới: Bạch đồng nữ,  Ích mẫu, Ngải diệp, Hương phụ, sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Trị phong thấp khớp, vàng da:  rễ Bạch đồng nữ sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
14.1.Trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt: Bạch đồng nữ 80g, Dây gắm 120g, cây Tầm xuân 8g, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc,  chia 2 lần uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
14.2. Trị vàng da và niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật: rễ Bạch đồng nữ hoặc Xích đồng nam, sắc uống (Kinh nghiệm Bệnh Viện Lạng Sơn - Việt Nam).
Ghi chú:
Cao Hương ngải là cao lỏng chế từ lá Bạch đồng nữ, chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng. Thuốc HA1 làm hạ huyết áp.
Loài Mò trắng (Clerodendrum fragrans (Vent.) Willd.), Xích đồng nam (Clerodendrum squamatum Vahl.) được dùng với cùng công dụng.
Bạch đồng nữ còn có tên gọi khác là mò trắng, mò hoa trắng, bấn trắng. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1m, lá đơn mọc đối, hình tim mép khía răng nhỏ thưa, màu xanh nhạt, mặt trên màu sẫm hơn, mặt dưới nhạt màu hơn, có lông ở cả hai mặt lá, có cuống dài, có vảy tròn. Cuống lá dài khoảng 8cm. Khi vò nát lá có thấy mùi hôi. Hoa màu trắng ngà vàng, mọc thành sim, nhị dài thò ra ngoài hoa. Quả mọng hình cầu.

Cây mọc hoang khắp nơi trên đất nước ta. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá. Thu hái vào lúc cây đang và sắp ra hoa, sấy khô phơi âm can (phơi khô trong mát, nơi có nhiều gió không phơi ra nắng), hoặc có thể cùng rễ rửa sạch, phơi khô dùng dần.

Theo y học cổ truyền, bạch đồng nữ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp,tiêu viêm... Thường dùng chữa khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao,...

Một số bài thuốc từ bạch đồng nữ



Hương phụ.

Chữa khí hư bạch đới (biểu hiện là khí hư có màu trắng, đôi khi vàng, vàng xanh, đôi khi có mùi hôi... kèm theo là các triệu chứng đau mỏi lưng, hông, mệt mỏi toàn thân): Bạch đồng nữ, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, trần bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 - 3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau.

Chữa đau bụng kinh: (do khí huyết không thông, khí bị cản trở, làm huyết ứ tắc lại gây đau bụng vùng hạ vị, thường xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh): Lá bạch đồng nữ, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 300ml, sắc trong nửa giờ, chia 2-3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2 - 3 tháng, giúp cho khí huyết lưu thông.



Bạch đồng nữ.

Rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng: Lá bạch đồng nữ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 - 12g (khô). Sắc uống, ngày 1 thang, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống sau khi hết kinh độ 5 - 7 ngày. Uống liền 2 - 3 tuần lễ.

Bài thuốc cao hương ngải (của cố GS.TS. Đỗ Tất Lợi) - cao lỏng chế từ lá bạch đồng nữ chữa kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng: Bạch đồng nữ, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, mỗi vị 2g. Sắc 3 lần, cô nước sắc còn lại 20ml, cho đường đủ ngọt, đóng ống 10ml, hàn kính và hấp tiệt trùng (đun sôi và giữ sôi trong 1 giờ). Liều dùng 15 - 30g ở dạng thuốc sắc. 

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Cây nổ, Bỏng nẻ.- Fluggea virosa (Roxb. ex Willd) Voigt = Securinega virosa (Willd.) Pax.

Tên khác: Cây nổ, Bỏng nẻ.
Tên khoa học: Fluggea virosa (Roxb. ex Willd) Voigt = Securinega virosa (Willd.) Pax., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.
Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân (Cortex Flugeae), rễ.
Thành phần hoá học chính: Alcaloid (securinin), tanin.

Công dụng: Chữa sốt, sốt rét, chóng mặt, chân tay run rẩy. Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang.
Cách dùng, liều lượng: Rễ thái mỏng, phơi sấy khô sao vàng. Ngày uống 6-12g dạng nước sắc.
Chú ý: Tránh nhầm lẫn với cây Bỏng nổ, cũng gọi là Bỏng nẻ (Serissa japonica (Th.) Thunb.), họ Cà phê. Người ta dùng toàn cây để chữa viêm gan, vàng da, chữa viêm thận mạn tính.

Bách nhật đất- Gomphrena celosioides.

Vietnamese named : Nở Ngày đất
English names : Prostrate Gomphrena, Prostrate Globe Amaranth, Coastal Globe Amaranth
Scientist name : Gomphrena celosioides C. Martius
Synonyms : Gomphrena serrata Linn.
Gomphrena decumbens.
Family : Amaranthaceae. Họ Rau Dền

Nở ngày đất - Gomphrena celosioides Mart., thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae.

Mô tả: Cỏ sống lâu, mọc nằm rồi đứng, phân nhánh nhiều; rễ to. Thân có rãnh sâu, có lông nằm. Lá không cuống, đầy lông nằm trăng trắng ở mặt dưới. Cụm hoa bông hình trụ rộng 1cm, dài 2-3cm, lá bắc 5-6mm. Hoa trắng, 5 lá đài, 5 nhị dính thành ống, bầu hình trứng. Quả hộp chứa nhiều hạt màu nâu.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Gomphrenae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang dọc theo các đường đi và trên đất khô ở nhiều nơi. Thu hái toàn cây quanh năm.

Công dụng: Dân gian, người ta dùng rễ sắc uống trị ho, cảm cúm và toàn cây sắc uống tiêu độc.



Cây phèn đen - Phyllanthus reticulatus Poir.,

benh thoai hoa Cây phèn đen   Tác dụng cây phèn đen thải độc tiêu viêm
Cây phèn đen có tên khoa học là Phyllanthus reticulatus Poir., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay dân gian còn gọi cây phèn đen với tên khác là Nỗ, Tạo phan diệp.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây phèn đen: Cây Phèn đen là cây bụi, cành gầy mảnh, màu đen nhạt, đôi khi hợp từng 2 – 3 cành trên cùng một đốt, dài 10 – 20cm. Lá Phèn đen có hình dạng thay đổi; hình trái xoan, hình bầu dục hay hình trứng ngược, nhọn hay tù ở mặt dưới. Phiến lá rất mỏng, mặt trên màu sẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình chùm ở nách lá. Cây mọc phổ biến ở khắp nước ta.
Cách trồng cây phèn đen: Trồng Phèn đen bằng hạt.

Bộ phận dùng, chế biến của cây phèn đen: Dùng vỏ thân cây phèn đen tươi hay phơi khô; dùng lá cây phèn đen  tươi hay khô.
Công dụng, chủ trị cây phèn đen: Vỏ thân cây phèn đen có vị chát, thường dùng chữa lên đầu và tiểu tiện khó khăn, có mủ. Lá dùng chữa rắn độc cắn.
Liều dùng cây phèn đen: Vỏ cây mỗi ngày dùng 20 – 40g, dạng thuốc sắc. Lá tươi nhai nát nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn, không kể liều lượng. Lá tán bột hoặc sắc đặc rửa vết thương, vết loét cho sạch mủ và chóng lên da non. Nhọt độc chưa có mủ dùng 40 – 50g lá giã nát đắp ngoài.
Bài thuốc từ thảo dược chữa khỏi triệt để bệnh thoát vị đĩa đệm.
Hỗ trợ chữa trĩ (giai  đoạn 1):
Lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước. Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 – 2 lần. Mỗi liệu trình từ 5-10 ngày.
Chữa lỵ: Rễ phèn đen 20g sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu 20g sao vàng. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị 3 – 7 ngày.
Ngã va đập sưng đau: Lấy 30g lá phèn đen giã nát đắp vào vùng bị tổn thương trong vòng 30 phút. Làm 3 ngày liền đến khi hết sưng đau.
Chú ý: Tránh nhầm cây Phèn đen với cây Phèn trắng có lá màu hơi vàng, quả màu trắng.

Cây giao- Euphorbia Tiricabira L.

 - Khoảng trên 90% người bệnh bị viêm xoang mũi có thể khỏi nhờ xông thuốc từ cây giao. Ngoài ra, cây còn có thể trị được các bệnh khác như mụn cóc, viêm, cá đâm, rắn cắn...



Cây giao. 
Cây giao có nơi lại gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng cua, cây càng tôm, cây xương khô, cây san hô xanh, thập nhị, cây quỳnh cành giao... tên khoa học là Euphorbia Tiricabira L. thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây mọc hoang nhiều nơi, ở thôn quê cây có thể dùng làm hàng rào. Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. 
Toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc). Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 - 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. 
Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn sao vừa vào mũi để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy! Mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước. Đếm cỡ 10 - 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm. 
Đặt ấm lên bếp, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. Lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15 - 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 - 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.
Lưu ý: Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông một cách thoải mái là được. Bình thường, chỉ sau từ 2 - 3 hoặc 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ đang có thai.
Cây xương cá hay còn gọi là cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không có lá và gai. Cây có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc.

Cây có hình thức bề ngoài giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần nhưng không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này là cây kiểng không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy nếu thấy cây có nhiều mủ trắng đục như sữa thì chính là loại cây thuốc.

Cây xương cá là vị thuốc chữa bệnh viêm xoang hiệu quả
Cây xương cá là vị thuốc chữa bệnh viêm xoang hiệu quả

Lưu ý : Mủ của cây thuốc có hại cho mắt. Vì thế, khi thao tác(bẻ, cắt, ...) nhất thiết phải cẩn thận, tránh để mủ dính vào mắt bởi vì mủ có thể gây tổn thương, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, ... thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Còn nếu đã dính vào mắt thì rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, sau đó lấy chanh thoa lên mí mắt.

Cần có sự kiên trì để có thể chữa viêm xoang hiệu quả nhất nhé
Cần có sự kiên trì để có thể chữa viêm xoang hiệu quả nhất nhé

Cây có công dụng chữa viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi.

Nội dung bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả từ dân gian:

Chuẩn bị:
- 1 cái ấm nước nhỏ (không dùng để nấu nước uống vì sợ độc).
- Lấy 1 một tờ lịch treo tường rồi quấn lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm), không được làm ngắn hơn vì sẽ nóng gây phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh. Quấn ống sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít.

Phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả này cũng không khó để thực hiện
Phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả này cũng không khó để thực hiện

- Đổ vào ấm 1 chén nước.
- Chọn 10 đến 20 đốt cây xương cá sau đó cắt nhỏ (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt

Chế biến thuốc chữa viêm xoang hiệu quả từ cây xương cả như thế nào?
Chế biến thuốc chữa viêm xoang hiệu quả từ cây xương cả như thế nào?

Cách tiến hành:
- Đặt ấm lên bếp gas, vặn lửa lớn cho nước trong ấm sôi lên.
- Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho vừa đủ để hơi bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. .
- Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
- Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng với chỗ thuốc còn lại.
- 2 ngày đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3-5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn.

Đây là bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả của dân tộc Tây Nguyên
Đây là bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả của dân tộc Tây Nguyên

Lưu ý:
- Nên xông ngay khi thuốc vừa bốc hơi để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quảcao.
- Vì hơi xông ra rất nóng nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra bên ngoài, rồi quay vào xông tiếp. Tránh chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non.
-Có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn ít thì mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên.

Xông mũi bằng thảo dược cũng là cách chữa viêm xoang hiệu quả
Xông mũi bằng thảo dược cũng là cách chữa viêm xoang hiệu quả

- Nên xông kiên trì cho đến khi hết viêm, bệnh nặng có thể xông khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm vài lần rồi ngưng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp.

-Bệnh càng nặng thì xông sẽ càng cảm thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, với cách chữa viêm xoang hiệu quả này chỉ sau từ 2 đến 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng.

Với cách chữa viêm xoang hiệu quả này, bạn sẽ không còn phải khó chịu nữa
Với cách chữa viêm xoang hiệu quả này, bạn sẽ không còn phải khó chịu nữa

- Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.
- Không nên dùng bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả này cho phụ nữ đang có thai.

Thực hiện kiên trì và đúng cách để có kết quả tốt nhất.

RAU NHÚT- Neptunia oleracea Lour.

-Tên gọi khác: Rau rút, rau quyết, quyết thái.
-Tên tiếng Anh: Water mimosa
-Tên khoa học: Neptunia oleracea Lour.
-Tên đồng nghĩa: Neptunia natans Auct, N. prostrata Auct.

Cây rau nhút

Phân loại khoa học

Bộ (Order):
Đậu (Fabales).
Họ (Family):
Đậu (Fabaceae).
Phân họ (Subfamily):
Trinh nữ (Mimosoideae)
Tộc (Tribe):
Trinh nữ (Mimoseae).
Chi (Genus):
Trinh nữ nước (Neptunia)
Loài (Species):
Rau nhút (Neptunia oleracea).
Rau nhút là một chi thực vật có hoa thuộc Tông Trinh nữ (Mimosae), Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) thuộc Họ Đậu (Fabaceae). Chi này có ít nhất 6 loài khác nhau, ở Việt Nam rau nhút chỉ 1 loài, đó là: Neptunia oleracea Lour.

Mô tả

Rau nhút là loài cây thân thảo xốp, sống dưới nước, mọc bò trên mặt nước. 
-Thân: Mềm, xốp, rổng ruột. Cọng non được bao bọc bởi một lớp phao trắng xốp. 
-Rể: Mọc chùm, rể gốc bám vào đất. Rể đốt mọc thành chùm từ đốt, rể phát triển trong nước.
-Lá: Lá kép lông chim hai lần. Phiến lá nhỏ 2 x 5 mm.
-Hoa: Cụm hoa hình đầu, màu vàng. 
-Quả: Quả giáp, có 06 hạt dẹt, nhẵn. Ở miền Nam Việt Nam, cây thường có hoa vào mùa mưa. Được trồng ở các ao, hồ làm rau ăn. Đôi khi cây rau nhút sống hoang dại ở các vùng trũng ngập nước ở  ĐBSCL. Rau rút có mùi thơm đặc trưng.
Thành phần dinh dưỡng
Người ta đã phân tích thành phần trong rau rút thấy chứa chủ yếu là các vitamin và nhiều amin cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin...

Công dụng

a-Rau nhút được dùng làm rau

1-Dùng làm rau sống: Hái lấy đọt non, nhặt bỏ rễ và lớp bao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác. Rau tươi dùng ăn chấm với nước mắm kho.
2-Dùng làm gỏi: Lựa lấy cọng non, vuốt bỏ phần phao xốp, rửa sạch, ngắt đoạn cỡ 4cm, bỏ những nơi có gút. Vì rau có vị chát nên phải chần qua nước sôi có pha một ít phèn chua. Nước vừa sôi lửa lớn, chần rau thật nhanh tay, nếu chậm rau sẽ mềm mất ngon. Sau khi chần, cho rau ngâm trong nước nguội để giữ màu xanh và giòn của rau. Sau đó vớt ra để nguội rồi bóp gỏi.
3-Dùng làm rau luộc: Đọt và lá non của rau nhút có thể luộc riêng hoặc luộc chung với nhiều loại rau rừng khác, thường luộc lẫn với rau muống cho thơm.
4-Dùng làm rau xào: Đọt và lá non của rau nhút có thể dùng làm rau xào với thịt, ếch, nhái, hải sản…
5- Dùng nấu canh, nấu lẩu: Rau nhút là nguyên liệu chính để nấu nhiều loại canh như:
-Nấu canh chua với cá, tép, hải sản: Nhặt rau, rửa sạch, cắt ngắn. Bắc nồi lên bếp đun sôi, lược nước me, rồi đổ tôm tép hoặc cá đã làm kỹ vào. Sau đó mới đổ rau. Khi thấy cá, tép và rau đã chín, thì nêm bột ngọt, nước mắm và cho các loại rau thơm (như ngò tây, rau ngổ, húng quế…) cho dậy mùi.
-Nấu lẫu chua: Lẫu chua là dạng cao cấp của canh chua, lẫu chua được dùng sôi khi ăn.
-Nấu canh rau: Người ta còn dùng rau nhút nấu canh riêu cua với khoai sọ ăn cho mát.

b-Rau nhút dùng làm thuốc

Theo Đông y, rau nhút có vị ngọt, tính lạnh có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, mát gan, an thần. Được dùng làm thuốc để trị cảm sốt, bướu cổ, chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng,  chữa lỵ, côn trùng cắn.
Toàn thân cây rau nhút dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô.

Các bài thuốc từ cây rau nhút

1-Bài thuốc trị cảm sốt: Lấy 30g rau nhút tươi giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Hoặc dùng các bài thuốc sau: 
-Rau nhút phơi khô 20g, kinh giới 10gr, củ sắn dây 8gr sắc với nước uống 2 lần/ngày lúc còn nóng.
-Rau nhút khô 20g, lá sen 10g, kinh giới 12g sắc với nước uống 2 lần/ngày.(theo Y học cổ truyền Việt Nam).
2-Bài thuốc an thần: Rau nhút phơi khô 30g, khoai sọ 25g, lá sen 10g đem ninh nhừ với nước rồi ăn cả bã lẫn nước. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
3-Bài thuốc trị phù thũng: Lấy khoảng 2 nắm rau nhút cả thân đem giã nát vắt lấy nước cốt uống. Có thể nấu canh ăn. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
4- Bài thuốc trị khó tiêu hoá: Ăn sống hay giã nát lấy nước cốt rau để uống. Ngày dùng 2 lần. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
5-Nóng người làm nổi mụn, máu cam: Rau rút sắc với nước cho loãng thay nước uống thường xuyên trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
6-Chữa cảm sốt cao: Rau nhút (tươi) 30g rửa sạch, giã vắt lấy nước cho bệnh nhân uống, ngày uống 3 lần, cần uống 2 ngày liền. Uống thuốc trước khi ăn.
Hoặc rau nhút (khô) 20g, kinh giới 10g, sắn dây (củ) 8g. Sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, uống lúc còn nóng. Ngày uống 1 thang, cần uống 3 ngày liền. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
7-Chữa bệnh sốt, không ngủ được: Rau nhút 20g, lá sen 10g, kinh giới 12g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày, ngày uống 1 thang. Cần uống 3 ngày liền. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
8-Chữa bệnh mất ngủ sau khi khỏi sốt: Rau nhút 30g, khoai sọ 25g, lá sen 10g. .(theo Y học cổ truyền Việt Nam).
9-Phù thũng: Lấy 2 nắm rau nhút (cả thân) rửa sạch, giã nát lấy nước cốt để uống. Người yếu bụng (dễ bị đi ngoài lỏng) thì luộc ăn cái, uống nước. Hoặc ăn sống trong bữa cơm kèm thức ăn khác! Trong vài ngày có kết quả. (Bs Phó Đức Thuần).
10-Khó tiêu: Rau rút ăn sống hoặc giã nát, lấy nước cốt uống. Dùng ngày 2 lần. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
11-Sốt cao khát nước: Dùng 30 g rau rút giã nhỏ vắt lấy nước cốt để uống .(theo Y học cổ truyền Việt Nam).
12-Trong người nóng (nội nhiệt) chảy máu cam, sinh mụn nhọt: Lấy một lượng rau rút đủ dùng, sắc hơi loãng để uống thay nước hằng ngày. Nấu ấm nào uống hết trong ngày, không để qua đêm. Đồng thời ăn cơm với các món nấu từ rau rút. (theo Y học cổ truyền Việt Nam).
13-Nóng khát táo bón, đái đỏ sẻn: Dùng rau nhút ăn sống hoặc ép lấy nước uống sống, hoặc làm chín bằng dạng canh ăn trong vài ngày. (theo Bs Phó Đức Thuần).
14-Khó ngủ nhức đầu: Rau nhút 300 g, cá rô 200 g, gia vị vừa đủ. Cá làm sạch chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương cá giã nhỏ vắt lọc lấy nước thêm nước cho đủ khoảng 400 ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (làm sạch thái đoạn ngắn) và cá nạc vào nước đang sôi, quấy đều, chờ sôi lại, nhắc ra ăn nóng với cơm. Ngày một lần, liền 5 ngày (theo Bs Phó Đức Thuần).
15-Chữa bướu cổ: Ăn rau rút hằng ngày bằng cách thay đổi cách chế biến như trên, trong một tháng. Hoặc rau rút 30 g, cải trời 20 g, mạch môn 15 g, sinh địa 15 g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8 g. Sắc uống. (theo Bs Phó Đức Thuần).
16-Chữa rắn giun cắn (rắn nhỏ giống con giun đất to): Rau nhút 7 ngọn nếu là nam, 9 ngọn nếu là nữ, giã nát lấy nước cốt để uống, bã đắp chỗ bị rắn cắn. (theo Bs Phó Đức Thuần).
17-Chữa đẻn cắn (rắn biển): Rau nhút 20 g, giã nát với ít muối vắt lấy nước uống. Nếu độc chạy vào trong gây tình trạng buồn ngủ lấy ngay 15 g rau rút, ít bèo cái, một miếng bầu đốt lấy khói xông mũi cho tỉnh. (theo Bs Phó Đức Thuần).