Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Những triệu chứng của bệnh về tuyến giáp


Tuyến giáp tuy là tuyến nhỏ nhưng có thể tác động lớn đến sức khỏe tổng thể. Tuyến này liên tục sản xuất hóc môn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Điều quan trọng là nhận ra các triệu chứng của bệnh và chữa trị ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, theo buffalonews.
Khi tuyến giáp chậm sản xuất hóc môn, hoặc sản xuất quá mức, những triệu chứng của tình trạng này sẽ khó nhận biết. Người bệnh và ngay cả bác sĩ cũng nhầm tưởng là những dấu hiệu của một căn bệnh lão hóa bình thường.
Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp rất rộng, ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, tim và nhiều hơn nữa. Nó có thể khó để chẩn đoán chính xác ngay lập tức.
Nguy cơ bệnh tuyến giáp tăng lên cùng với tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh tuyến giáp rất khó để phát hiện ở những người trên 60 tuổi vì nó thường bị lầm tưởng là một căn bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim, trầm cảm hoặc mất trí nhớ.
Những triệu chứng của bệnh tuyến giáp
Bệnh về tuyến giáp khó nhận biết được - Ảnh: Shutterstock
Ước tính tại Mỹ, số người mắcbệnh tuyến giáp mà không biết họ đang bệnh có thể từ 10 triệu đến 30 triệu. Cuộc khảo sát cho thấy gần 6% dân số Mỹ có bệnh tuyến giáp. Trong nhóm này, khoảng 80% bị suy giáp, và gần 20% bị cường giáp.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở phần trước của cổ, nó tiết ra một chất nội tiết gọi là thyroxine. Chất này góp phần vào việc chuyển hóa của cơ thể - hoạt động chuyển chất này thành chất khác nhằm vào mục đích dự trữ hay cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, tuyến giáp còn tiết ra một chất nội tiết khác gọi là calcitonin, góp phần điều hòa mức canxi và phosphate trong cơ thể.
Các triệu chứng và quá trình củasuy giáp khá phổ biến. Một người có tuyến giáp hoạt động kém sẽ phát bệnh nhanh trong một vài tháng, trong khi người khác có triệu chứng từ từ trong nhiều năm. Tuy nhiên, một người bị bệnh nặng có thể không có những triệu chứng nghiêm trọng. Điều này đặc biệt đúng trong số những người lớn tuổi.
Những triệu chứng cổ điển của suy giáp là liên tục mệt mỏi, không chịu được lạnh, mất cảm giác ăn ngon miệng, tăng cân, mạch chậm, tuyến giáp mở rộng, trầm cảm, da khô, móng tay giòn, rụng tóc, táo bón, đau khớp, rối loạn kinh nguyệt, cholesterol cao, hội chứng ống cổ tay.

Các triệu chứng phổ biến hơn ở người lớn tuổi là cholesterol cao,táo bón hoặc tiêu chảy, đau khớp hoặc đau cơ bắp, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần, mất thăng bằng khi đi bộ.
Các triệu chứng cường giáp có khuynh hướng từ từ và cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Nó không phải luôn luôn rõ ràng rằng các triệu chứng như khát nước quá mức là một dấu hiệu của căn bệnh.
Những triệu chứng cổ điển củabệnh cường giáp là tuyến giáp mở rộng, không chịu được nóng, kiệt sức, thay đổi tình cảm (mất ngủ, lo lắng đôi khi pha lẫn với trầm cảm), bị kích thích, tiết quá nhiều mồ hôi, khát nước dữ dội, đói dữ dội, sụt cân, nhịp tim bất thường, tay run, yếu cơ, tiêu chảy, mắt có vấn đề, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, ngứa. Các triệu chứng phổ biến hơn ở người lớn tuổi là trầm cảm, bất tỉnh, và nhịp tim bất thường.


Phát hiện sớm dấu hiệu suy thận


Rất nhiều bệnh về thận như viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp, viêm cầu thận mạn... nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực đều có thể tiến triển đến suy thận. Vì vậy, những người mắc bệnh về thận cần biết rõ những dấu hiệu suy giảm chức năng thận để kịp thời khám và điều trị nhằm cải thiện thời gian và chất lượng cuộc sống.

Suy thận có hai loại, đó là suy thận cấp và mạn tính. Suy thận cấp là sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh chóng trong vài ngày. Suy thận mạn tính diễn ra thời gian dài hơn, gây ra bởi các bệnh mạn tính như tăng huyết áp kéo dài, dị tật bẩm sinh ở thận. Đa số các triệu chứng suy thận là không rõ rệt, thường gặp là mất cảm giác ngon miệng, choáng váng và nôn.

Ngoài ra, bệnh nhân bị suy thận còn có các dấu hiệu khác như mệt mỏi, khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ (do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm), có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi, sợ ăn thịt, ngứa (do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể); phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở, hụt hơi, tăng huyết áp (do tích tụ nước trong cơ thể); đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc bong bóng, đi tiểu ra máu (do thận bị tổn thương)...

Để phát hiện và điều trị suy thận sớm, bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ khi các triệu chứng nói trên xuất hiện. Như thế, việc điều trị mới có hiệu quả cao và tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Công Dụng Của Quả Câu Kỷ Tử


Theo Đông y, câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, quy vào 3 kinh phế, can, thận, tác dụng nhuận phế, thanh can, tươi thận, thêm khí sinh tinh, giúp bổ hư lao, làm mạnh gân cốt, đặc biệt bổ thận tráng dương, tiêu trừ các chứng phong tí, hàn tí, thấp tí, làm thông lợi đại tràng, tiểu tràng, trừ phong, sáng mắt. Dùng chữa các bệnh yếu gan, yếu thận (can thận âm hư), lưng đau, gối mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ho lao, tiêu khát, di tinh, chức năng sinh lý kém. Theo Tây y, câu kỷ tử có tác dụng kích thích sự tạo huyết, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự tăng trưởng, giảm glucoza huyết, giảm cholesterol huyết, làm hạ huyết áp, giúp tiết cholin. Betain có tác dụng bảo vệ gan, chống nhiễm mỡ gan, chữa tăng huyết áp.

Liều dùng 6-12g. Sau đây là một số bài thuốc bổ thận có vị câu kỷ tử để bạn đọc tham khảo: Chữa chứng đau lưng ù tai, yếu sinh lý, tinh thần mệt mỏi, yếu sức, râu tóc bạc sớm, tinh huyết bất túc, phải bổ thận, ích tinh, tư âm sinh huyết: câu kỷ tử 15g, sinh địa 30g, hoài sơn 30g, sơn thù 10g, thỏ ty tử 30g, hạch đào một quả, mạch môn 20g, hoàng tinh 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Chữa can thận âm hư, làm rối loạn giới tính: Câu kỷ tử 15g, cúc hoa 12g, sinh long cốt 30g, sơn dược 30g, thục địa 20g, sơn thù du 10g, phục linh 12g, tang thầm 15g, đương quy 15g, mẫu lệ 20g.

Trường hợp tuổi cao, tinh thần mệt mỏi, rã rời, tinh lực không dồi dào, đi đứng chậm chạp, phải bổ thận ích tinh, trợ giúp cho phần dương, làm yên tâm, điều hòa khí huyết: Câu kỷ tử 15g, nhân sâm 15g, sa uyển tử 9g, can địa hoàng 15g, dâm dương hoắc 9g, đinh hương 9g, trầm hương 9g, hạt quả vải 7 hạt (tán thành bột thô), viễn chí 3g. Rượu trắng 45o 1,5 lít, ngâm trong 40 ngày, uống ngày 2 lần mỗi lần 15-20ml.

Trường hợp bệnh lâu ngày, thể lực yếu, mệt mỏi, lưng gối đau mỏi, hồi hộp, chóng mặt sợ lạnh, do can thận bất túc, thường là khí huyết suy hư phải bổ âm dương của thận để ích khí sinh huyết: Câu kỷ tử 24g, sinh địa hoàng 15g, thục địa 15g, nhục thung dung 9g, quy bản giao 15g, sinh hoàng kỳ 30g, sinh cảm thảo 15g, chỉ thực 24g, bổ cốt chi 12g, nhục quế 3g, lộc giác giao 15g, đẳng sâm 15g, chế hoàng tinh 15g. Sắc uống ngày một thang.

Trường hợp đầu choáng váng, lưng đau vô lực, ù tai, mất ngủ, đầu óc căng trướng, hay quên, miệng khô, họng ráo, ít tân dịch phải tư bổ can, thận, tiềm dương, dẹp phong, dưỡng tâm an thần: Câu kỷ tử 30g, sinh địa hoàng 30g, tri mẫu sao 10g, quy bản 20g, phục thần 20g, sinh long cốt 30g, hoàng bá sao 10g, bạch thược 20g, toàn quy 10g, mạch môn đông 30g, toan táo nhân 30g, thăng ma 15g, mẫu lệ 20g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa chứng chân âm bất túc thận thủy suy không tư dưỡng được dinh vệ, đau lưng mỏi gối, chân tay mềm yếu, tân dịch khô kiệt, di tinh phải tư âm bổ thận: Thục địa 32g, sinh địa 16g, kỷ tử 16g, sơn thù 16g, thỏ ty tử 16g, ngưu tất 12g, lộc giác giao 16g, quy giao 16g. Sắc uống ngày một thang.

Để bổ ích thận âm chữa chứng thận thủy bất túc, đau lưng, di tinh, miệng khát hoặc âm dịch suy tổn: Thục địa 24g, sơn dược 12g, câu kỷ tử 12g, phục linh 12g, sơn thù 12g, cam thảo 6g. Uống mỗi ngày một thang. Trường hợp cần bổ can thận, dưỡng huyết, sáng mắt, điều trị các chứng can thận âm hư:
Câu kỷ tử, hoàng tinh, đồng lượng luyện với đường mật uống mỗi lần 12g, 2 lần trong ngày.
Đối với bệnh do thận hư gây mắt lòa, kéo màng, kéo mộng dùng câu kỷ tử 640g, đem rượu trắng ủ đều rồi chia làm 4 phần, sao với 4 vị thục địa, tiểu hồi, chi ma, xuyên luyện nhục, mỗi thứ 40g. Sau đó bỏ các vị đi lấy câu kỷ tử, thêm bạch truật, thục địa, bạch linh, mỗi thứ 40g, làm bột, hoàn viên bằng hạt ngô với mật luyện. Ngày uống 2-3 lần mỗi lần 2-3 viên.

(Theo Sức Khỏe – Đời Sống)

Học thuyết thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông


Với Hải Thượng Lãn Ông, y lý của Đông phương với các học thuyết triết học duy vật cổ như âm dương, ngũ hành... được vận dụng vào lĩnh vực y học đã được khai thác một cách sâu sắc và sáng tạo.

Tại sao lại gọi là “Học thuyết Thủy hỏa”?


Học thuyết thủy hỏa hay còn gọi là học thuyết tâm thận, được Hải Thượng Lãn Ông xây dựng dựa trên cơ sở của các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng tượng của YHCT Đông phương. Với thuyết âm, dương, thủy thuộc nước thuộc âm, hỏa thuộc lửa thuộc dương, với thuyết ngũ hành, thủy hỏa lại là hai hành tương khắc với nhau, với thuyết tạng tượng, hai tạng tâm,  thận lại nằm trong phạm vi “ngũ tạng”. Tuy nhiên chúng lại thường xuyên có sự giao nhau trong cuộc sống, hai thứ đó luôn có mối quan hệ hữu cơ, ví như ánh sáng của mặt trời là nguồn gốc tạo ra sức sống của muôn vật, nước thì nuôi sống muôn loài. Cuộc sống không thể thiếu một trong hai thứ đó. Trên cơ sở như vậy, Hải Thượng Lãn Ông lấy sự cân bằng của hai tạng tâm thận trong cơ thể làm gốc với nguyên tắc “Giáng tâm hỏa và ích thận thủy”. Ông cho rằng “Con người cũng như vũ trụ, muốn tồn tại, phải có hỏa”, cái hỏa trong con người trước hết thuộc tạng tâm (quân hỏa), tiếp theo là cái hỏa của thận (tướng hỏa). Hai thứ hỏa này luôn được cân bằng với phần “thủy” của tâm huyết: Phần âm của tâm và thận thủy: thận âm. Hải Thượng cho rằng, bệnh tật phát sinh trong con người  là do sự thiên lệch của thủy và hỏa, tức có sự mất cân bằng của hai tạng tâm và thận. Ông cho rằng  “chữa bệnh nặng không biết đến thủy, hỏa; chữa bệnh nhẹ không biết đến khí huyết thì chẳng khác chi trèo cây tìm cá”.


Hải Thượng Lãn Ông.
Vận dụng của thuyết Thủy hỏa!

Hải Thượng Lãn Ông cho rằng, đối với người mà chân dương thịnh thì phải bổ âm, người chân âm thịnh thì phải bổ dương; tuy vậy khi bổ âm phải kèm theo vị bổ dương để không ảnh hưởng đến tỳ vị. Thông thường để bổ âm, Hải Thượng khuyên dùng phương lục vị; còn khi bổ nguyên khí củng cố chân hoả của thận thì dùng phương bát vị. Còn người âm dương đều hư thì ông khuyên dùng phương thập toàn đại bổ.

Ngoài ra, Hải Thượng đã vận dụng phép biến phương vào hai phương lục vị và bát vị để tạo ra tới hơn 50 phương thuốc khác nhau để trị rất nhiều loại bệnh tật trong cơ thể. Chẳng hạn từ phương “lục vị”, một cổ phương do Trương Trọng Cảnh danh y đời nhà Hán xây dựng, gồm thục địa 8 lạng, phục linh, đan bì, trạch tả, mỗi vị 3 lạng,  sơn thù du, hoài sơn, mỗi vị  4 lạng. Các vị luyện mật ong làm hoàn ngày uống 12 -16g, dùng để chữa thận âm hư,  tinh khô, huyết kiệt, đau lưng, mỏi gối, hoa mắt ù tai, tiêu khát. Hải Thượng đã gia thêm cúc hoa, kỷ tử mỗi thứ 3 lạng vào phương “lục vị” tạo ra phương Kỷ cúc địa hoàng hoàn, trị thận âm hư gây hoa mắt, thị lực giảm. Cũng với cách làm tương tự, ông gia đương quy, bạch thược, kỷ tử, cúc hoa, thạch quyết minh, bạch tật lê vào Lục vị để có phương Minh mục địa hoàng hoàn, trị mắt khô, quáng gà, giảm thị lực.

Đối với  cổ phương bát vị hoàn: thục địa 8 lạng, sơn thù du, hoài sơn, mỗi vị 4 lạng,  đan bì, trạch tả, phục linh, mỗi vị 3 lạng, phụ tử, nhục quế, mỗi vị 1 lạng. Các vị luyện mật ong làm hoàn ngày uống 12-16g,  dùng để bổ thận dương, trị chứng mệnh môn suy,  người gầy, lưng gối đau lạnh tiểu không lợi hoặc không kiềm chế được. Tiểu đêm nhiều lần, Hải Thượng đã dùng  quế chi thay quế nhục để có phương Kim quỹ thận khí hoàn, trị phù do thận, khí huyết bị ứ trệ. Bát vị hoàn gia ngưu tất, xa tiền thành Tế sinh thận khí hoàn, trị thuỷ thũng, phù nề, bụng đầy trướng.

Học thuyết Thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông không những vừa mang tính sáng tạo, tính thực tiễn mà còn mang tính khoa học của thời đại.

Cây rau tía tô trị cảm cúm


Cây rau tía tô trị cảm cúm Tía tô là loại cây rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống, hạt thì nghiền ra nấu cháo ăn cũng rất tốt.

Cây rau tía tô trị cảm cúm
Tía tô là loại cây rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống, hạt thì nghiền ra nấu cháo ăn cũng rất tốt. Ngoài việc dùng để ăn, lá và hạt tía tô đều là những vị thuốc phổ biến trong Đông y. Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng hạ khí, tiêu đờm dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy bụng. Hạt tía tô dùng chữa các bệnh ho, suyễn, táo bón và mộng tinh.
Các bài thuốc từ tía tô
Trị cảm cúm, ho nặng:
- Nếu bị chứng cảm cúm nhưng mồ hôi không ra, lại ho đến tức ngực thì nấu cháo múc ra 1 bát còn nóng nguyên rồi trộn đều vào 10 - 12g lá tía tô đã rửa sạch thái nhỏ cho người bệnh ăn, sau đó trùm kín chăn cho toát mồ hôi ra thì khỏi.
- Lấy 20g lá tía tô tươi rửa sạch, giã thật nát cho thêm nước sôi vào rồi chắt gạn lấy khoảng 100ml nước trong, uống rất công hiệu.
Trị chứng đầy bụng bí tiểu:
- Nếu như bị chứng tiểu tiện không thông, bụng dưới đầy trướng thì lấy khoảng 2kg cả cây (cành, lá, hoa, hạt) cho vào nấu sôi, xông vào phần bụng dưới thấy nguội thì đổ thêm nước sôi, sau đó dùng vải bọc muối rang nóng chườm vào những chỗ trướng cứng và rốn thì sẽ thông tiểu ngay, đầy trướng cũng xẹp dần xuống.
- Nếu thấy tự nhiên bụng đầy trướng rất đau (đau quặng) thì lấy khoảng 1 nắm lá tía tô giã nát, rồi gạn lấy nước hòa thêm vào một ít muối uống hết 1 lần. Nếu thấy bị nôn và đi tiêu chảy là hết đau trướng.
Trị chứng táo bón:
Người cao tuổi và người suy yếu mà bị chứng táo bón thì lấy hạt tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ, chế thêm vào 1 bát nước, khuấy đều lên rồi chắt lọc lấy nước cốt nấu cháo ăn rất công hiệu.
Trị các chứng thổ huyết: Nếu bị các chứng ho ra máu, nôn ra máu… thì dùng lá tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ chế vào thêm 1 bát nước khuấy đều lên rồi chắt lọc lấy nước cô thành cao. Lấy đậu đỏ sao chín lên, tán thành bột mịn rồi trộn thật đều với cao, viên lại thành viên cỡ bằng hạt ngô. Uống thường xuyên mỗi ngày từ 20 - 40 viên, rất công hiệu.
Trị chứng hen suyễn: Người bị hen suyễn do bị yếu phổi (chủ yếu thấy ở người cao tuổi) thì lấy khoảng 50g hạt tía tô, sao qua, tán thành bột mịn rồi đổ nước vào gạn lấy nước cốt (1 bát nước) đem nấu cháo với gạo tẻ, ăn vào lúc đói rất công hiệu.
Trị chứng dương vật bị lở: Nếu trẻ nhỏ bị chứng lở dương vật nước mủ chảy ra thì phải lập tức lấy 1 nắm lá tía tô rửa bằng nước muối rồi giã nát đắp rịt vào chỗ đau, rất hiệu nghiệm.
Lưu ý: không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.

Bài thuốc chữa chứng tiểu đêm


Tiểu đêm thường thấy ở những người cao tuổi. Đêm phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Không ngủ được lại sinh ra chứng đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân bệnh là do chức năng của thận bị suy giảm. Thận khí không đủ dẫn đến chức năng bế tàng của thận không được vững vàng. Nguyên tắc điều trị là phải bổ thận nạp khí. Đồng thời quan tâm tới chức năng sinh lý và sự hoạt động bình thường của bàng quang. Trên thực tế lâm sàng đã có những bài thuốc mang lại hiệu quả cao. Xin giới thiệu để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

 Cây và quả sơn thù.
 
Cây và vị thuốc khiếm thực (x).
Bài 1: Ngũ gia bì 12g, khiếm thực 12g, thỏ ty tử 10g, thục địa (sao khô) 12g, trạch tả 10g, sơn thù 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, bạch truật 12g, tang diệp 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.Công dụng: bổ thận, bổ khí, ổn định và củng cố chức năng của thận dương. Nếu bệnh nhân bị lạnh lưng và lạnh tay chân gia quế 10g, sinh khương 8g.
Bài 2: Bạch biển đậu 12g, cố chỉ 10g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, thục địa (sao khô) 12g, kim anh 12g, hắc táo nhân 12g, viễn chí 12g, liên nhục 12g, đại táo 8 quả. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Công dụng: bổ tâm thận, ổn định thần kinh trung ương, củng cố sức bền và khả năng cầm cố của thận. Bài này phù hợp cho những người bị mất ngủ kéo dài, tim đập nhanh, hay hồi hộp, hay quên, tiểu đêm nhiều lần.
Bài 3: Cẩu tích 12g, tơ hồng xanh 16g, khởi tử 12g, đỗ trọng 10g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, tang ký sinh 16g, ngải diệp 12g, ngũ gia bì 12g, sa sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 16g, bạch truật 16g, mẫu lệ chế 12g, cam thảo 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Công dụng: bổ thận nạp khí, ôn ấm bàng quang. Chủ trị cho những bệnh nhân thận hư, chức năng bàng quang bị rối loạn, sinh ra tiểu đêm, tiểu vặt, tiểu không kiểm soát.
Bài 4 (thuốc ngâm rượu): Đỗ trọng, thỏ ty tử, khởi tử, sơn thù, cẩu tích, ngũ gia bì, hoài sơn, liên nhục, biển đậu, thục địa, đương quy, sa sâm, phòng sâm, hắc táo nhân, viễn chí, hoàng kỳ, bạch truật mỗi vị 20g; cam thảo 40g, trần bì 16g, quế 10g, trạch tả 16g. Các vị thái nhỏ bỏ vào bình sành. Đổ vào 3 lít rượu để ngâm. Sau 20 ngày là có thể dùng được. Ngày uống 50 - 60ml, chia 2 lần trước bữa ăn.
Chỉ định: dùng cho những người thận yếu, tiểu đêm nhiều lần, rối loạn chức năng bàng quang, ngủ ít, tim hồi hộp, chân tay lạnh...
Lưu ý, đây là rượu thuốc vì vậy cần sử dụng đúng liều lượng, nếu quá chén sẽ không có lợi.

Đinh lăng sắc rễ cây xấu hổ chữa đau lưng


Cây đinh lăng vừa dùng làm cảnh, vừa là thứ rau ăn kèm với một số món ăn như: nem cuốn, gỏi, thịt chó... Ngoài ra, cây còn được dùng để làm thuốc.  
Rễ đinh lăng được thu hái  ở những cây đã có từ 4 - 5 tuổi trở lên. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để giữ mùi thơm.
Lá đinh lăng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành đinh lăng sắc uống chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây.
Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể. 
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc trị liệu các bệnh chứng trong đó có đinh lăng.
d
Đinh lăng bổ ngũ tạng.
* Chữa vết thương: Lá đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương.
* Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
* Bồi bổ và khai vị (nhờ công hiệu của rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ thể): Chọn dùng một trong các cách như: Lấy rễ đinh lăng khô thái lát 150g, không sao tẩm, tán bột, ngâm trong 1.000ml rượu gạo 35 - 40 độ, trong 7 - 10 ngày liền (hằng ngày lắc đều 1 lần) ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống 5 - 10ml.
* Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
* Thông tia sữa tắc: Rễ đinh lăng 30 - 40g, sắc với 500ml nước còn 250ml chia 2 - 3 lần uống nóng trong ngày, uống liền 2 - 3 ngày.

Những bài thuốc chữa lãnh cảm

Chứng lãnh cảm ở phái nữ có liên quan đến hai tạng can và thận. Sau đây là các bài thuốc chữa trị:

Với thể âm hư (biểu hiện: âm đạo khô, không ham muốn tình dục, lòng bàn tay nóng), thì dùng bài thuốc gồm: thục địa 30g, sơn thù 15g, hoài sơn 15g, đơn bì 10g, bạch linh 10g, trạch tả 10g, quy đầu 15g, bạch thược 15g, cao ban long 12g, nhân sâm 12g.

 

Với thể dương hư (biểu hiện: lãnh cảm, âm đạo khô, chân tay lạnh, lưng gối đau mỏi), thì dùng bài gồm: nhân sâm 15g, chích huỳnh kỳ 12g, bạch truật 15g, lộc giác 12g, cao quy bản 12g, ba kích 12g, sa tiền 15g, nhục thung dung 12g, dâm dương hoắc 12g, hoài sơn 15g, khiếm khiệt 12g, phúc bồn tử 12g, phụ tử 6g, kỷ tử 15g.

Với thể huyết hư (biểu hiện: giảm hoặc không ham muốn tình dục, âm đạo khô rát, mệt mỏi, sắc mặt vàng úa), dùng bài gồm: nhân sâm 20g, chích huỳnh kỳ 16g, bạch truật 12g, đương quy 12g, cam thảo 6g, bạch linh 10g, thố ty tử 12g, a giao 10g, lộc giác 10g.

Thể can uất khí (biểu hiện: lãnh cảm, âm đạo khô, rối loạn kinh nguyệt, ngực bụng đầy tức, thở dài), thì dùng bài gồm: đương quy 12g, bạch thược 10g, sài hồ 12g, chỉ xác 10g, xuyên luyện tử 10g, thông thảo 4g, quất diệp 10g, vương bất lưu hành 6g, xuyên sơn giáp 6g, nhục thung dung 15g, thiên hoa phấn 12g.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên: Nước thứ nhất cho các vị thuốc vào 4 chén nước, nấu còn 1 chén. Nước thứ hai cho vào 3 chén, nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Các món ăn bài thuốc dành cho phụ nữ, chống ung thư và luôn trẻ đẹp

Để chữa bế kinh sau khi sinh, có thể dùng củ sen (thái mỏng) 250 g, đào nhân 10 g rửa sạch, thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi củ sen chín, nêm gia vị cho vừa ăn. Củ sen có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, làm tan máu bầm. Đào nhân có khả năng hoạt huyết, thông kinh, khử bầm, giảm đau.

Sau đây là một số món ăn - bài thuốc cổ truyền đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

Bài 1: Táo đỏ 10 quả (bỏ hạt), củ sen 250 g (thái mỏng), xương lợn 500 g (chặt miếng nhỏ), lạc 100 g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi (tốt nhất là nồi đất), đổ ngập nước, đun to lửa cho sôi. Sau đó đun nhỏ lửa khoảng 3 giờ (nhớ thêm nước cho đủ), thêm gia vị cho vừa ăn.

Công dụng: Chữa trị kinh nguyệt kéo dài, lượng kinh quá nhiều, kinh màu đỏ, nhạt và loãng. Thuốc cũng có hiệu quả cao đối với người khi hành kinh kéo dài kèm chảy máu cam, nôn ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da.

Bài 2: Dùng cho phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

Hà thủ ô (đã chế) 20 g, huỳnh kỳ 15 g, táo đỏ 10 quả, gà ác (thịt đen) 200 g. Huỳnh kỳ, hà thủ ô rửa sạch, cho vào túi vải mỏng, buộc chặt miệng lại; táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt; gà ác làm sạch, chặt miếng nhỏ. Cho tất cả vào nồi đất, cho nước vừa đủ, đun to lửa cho mau sôi rồi giảm lửa nhỏ, đun tiếp khoảng 2 giờ cho nhừ. Vớt túi thuốc ra, nêm gia vị cho vừa ăn.

Công dụng: Bổ khí huyết, tư bổ can thận, chữa khí huyết hư nhược, can thận suy kém, chóng mặt, ù tai, đổ mồ hôi, tim hồi hộp, mất ngủ, sợ hãi, suy nhược.



Bài 3: Đương quy 15 g, huỳnh kỳ 35 g, gà ác 500 g. Gà ác làm sạch, bỏ bộ đồ lòng; đương quy, huỳnh kỳ rửa sạch. Bỏ tất cả vào nồi đất, đổ nước xâm xấp, nấu lửa lớn cho sôi, sau đó giảm lửa cho nhỏ, hầm nhừ, nêm gia vị vừa ăn.

Công dụng: Điều khí, bổ huyết, bổ thận, điều kinh.

Bài 4: Bạch tuộc (mực đầu tròn) 100 g, lạc 60 g, thịt gà 250 g, r*** nếp 100 g. Bạch tuộc làm sạch, ngâm trong nước cho mềm; lạc rửa sạch; thịt gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ. Cho tất cả vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, nấu lửa lớn cho mau sôi, sau đó để lửa riu riu cho mềm, nêm gia vị vừa ăn. Lúc dùng, thêm một ít r*** nếp vào canh, ăn cả cái lẫn nước.

Công dụng: Thông sữa, dưỡng huyết.

Món ăn dành cho quý bà U50



Đến tuổi trung niên, phụ nữ thường có những biến đổi như da nhăn, da khô, cơ bắp mềm nhão, hay đau xương đau mình, khó ngủ kèm theo những cơn bốc hỏa, toát mồ hôi, ngực sườn đau tức… Để khắc phục những chứng trạng kể trên, ngoài việc dùng thuốc, món ăn cũng là một liệu pháp mang lại kết quả tốt.

Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện, chị em có thể tham khảo và áp dụng khi cần.
 
Mướp đắng xào tim gan:
 
- Nguyên liệu: tim lợn 1 quả, gan lợn 100g, mướp đắng 150g, gia vị: hành khô, nước mắm, hành hoa, mì chính, rau mùi, muối, tiêu, ớt…
 
- Cách làm: tim và gan lợn thái mỏng ướp gia vị, mướp đắng bỏ ruột thái lát. Phi hành mỡ cho thơm, bỏ tim gan vào xào trước, tiếp theo cho mướp đắng vào trộn đều, đậy vung một lát cho chín và ngấm gia vị. Sau đó tra thêm những gia vị khác và mắm muối trộn đều là được. Múc thức ăn ra đĩa, dùng món này cùng với cơm.
 
- Công dụng: mướp đắng tính mát vị hơi đắng, tác dụng bổ tâm, thanh nhiệt, chống ngứa chống dị ứng. Tim gan bổ tâm dưỡng huyết, dùng món này thì cải thiện được làn da. Những người gan nóng, ngứa lở ngoài da, đau đầu ít ngủ, đại tiện phân táo dùng món này là phù hợp.
  
Gà hầm sâm quy
 
Gà giò hầm sâm quy:
 
- Nguyên liệu: gà giò (gà mái) 1 con khoảng 8 lạng đến 1kg, đan sâm 20g, đương quy 20g, gia vị vừa đủ.
 
- Cách làm: gà làm sạch bỏ nội tạng, đan sâm và đương quy rửa rượu sau đó bỏ vào bụng gà, thêm gia vị cùng vài lát gừng rồi khâu lại. Đặt con gà vào nồi đổ vừa nước hầm khoảng 1 tiếng là dùng dược.
 
- Công dụng: món này bổ ngũ tạng.Những người hay hoa mắt chóng mặt nhức đầu, xuất hiện những cơn bốc hỏa, mồ hôi toát ra không ổn định, da khô mắt kém nên dùng.
 
Canh rau cần đại táo:
 
- Nguyên liệu: rau cần 200g, đại táo 15 quả, gia vị vừa đủ.
 
- Cách làm: rau cần rửa sạch thái khúc, đại táo rửa qua nước ấm. Lựa 1 lượng nước vừa đủ đổ vào xoong, cho đại táo vào nấu sôi 10 - 15 phút, tra gia vị mắm muối, tiếp đến bỏ rau cần vào trộn đều là được.
 
- Công dụng: đại táo bổ âm tỳ, rau cần tính mát lưu lợi, tác dụng chống mỡ máu, phục hồi và cải thiện chức năng đàn hồi của thành mạch. Ngoài ra 2 vị đại táo và rau cần kết hợp với nhau còn có tác dụng dưỡng tâm an thần, tạo được giấc ngủ êm đềm để bớt đi những mỏi mệt. Những trường hợp xơ vữa động mạch, mỡ máu tăng, huyết áp tăng, ngủ ít, tim hồi hộp nên dùng.

Thực phẩm giúp điều độ chuyện ấy

Để có được một cuộc sống tình dục hài hoà, các cặp vợ chồng đều phải đúc rút nhiều kinh nghiệm từ chính mình. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng có được hạnh phúc ấy. Nhiều chị em than phiền chồng mình thất thường, có thời gian thì quá sung, có thời gian thì lại thờ ơ chuyện ấy tới mức nghi ngờ. Bản thân các ông chồng cũng không hiểu rằng nếu không điều độ trong chuyện ấy sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc cho sức khoẻ sau này. Những món ăn dưới đây sẽ giúp bạn điều độ lại chuyện ấy một cách phù hợp:





Thịt rùa hầm đương quy

- Thịt rùa hầm đương quy, thục địa: rùa một con, thịt nạc thăn 100g, đương quy, thục địa 15g, rượu, đường, bột canh đủ dùng. Giết rùa để chảy hết máu, bỏ mai, bỏ ruột, nhúng rùa qua nước sôi, rửa sạch, chặt miếng. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng to. Cho 2 vị thuốc trên đem sắc thành nước thuốc đặc, bỏ bã. Cho thịt rùa và thịt lợn vào chảo xào qua, nêm gia vị đầy đủ rồi đổ nước thuốc vào đun tới khi thịt chín nhừ là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ khí huyết, ích thận kiện cốt, tư bổ can thận. Những người bị di tinh, mộng tinh, hay nhức mỏi lưng, khớp, hoa mắt, chóng mặt, tình dục không điều độ sử dụng thích hợp.

- Thịt chó nấu long nhãn:
thịt chó 500g, long nhãn 40g, xương lợn 250g, hạch đào nhân 15g, rượu, gừng, muối đủ dùng. Rửa sạch thịt chó, xương sống lợn chặt khúc. Cho chảo lên bếp, phi thơm tỏi, gừng rồi đổ thịt chó cùng xương sống lợn vào xào qua, rồi đổ nước vào nấu tới khi thịt chín cho long nhãn, hạch nhân đào vào, đun sôi, bắc ra nêm gia vị vào là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ thận tráng dương, chứa nhiều protid, có khả năng cải thiện chuyển hoá cơ bản của cơ thể và chức năng tuyến sinh dục.

Món ăn từ đuôi bò cường dương, kiện thận

Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với tác dụng củng cố đốc mạch giúp bổ thận, chống lão suy và chữa các bệnh về xương khớp như đau lưng, tứ chi nhức mỏi… Theo y học cổ truyền các món ăn từ bò hay được nhắc tới có công năng cường dương, kiện thận như ngẩu pín (dương vật bò) và ngư tử (tinh hoàn bò), ngoài ra, một số món ăn được chế biến từ đuôi bò cũng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa yếu sinh lý. Xin giới thiệu một số thực đơn để bạn đọc tham khảo.
Đuôi bò hầm câu kỷ: Bổ can thận, chữa liệt dương, di hoạt tinh, nữ kinh nguyệt không đều, lãnh cảm. Gồm đuôi bò 200-300g, câu kỷ tử 50g, chút rượu vang, gừng thái lát, hành hoa (cắt đoạn) muối ăn vừa miệng. Lấy 25g câu kỷ tử sắc lấy nước, 25g còn lại rửa sạch để cho vào hầm cùng đuôi bò. Đuôi bò cạo rửa sạch, chặt đoạn, bỏ vào nồi với 25g câu kỷ tử còn lại. Đổ 1,5 lít nước, cho rượu vang, gừng lát, muối, đun to lửa, khi sôi kỹ thì đổ 25ml nước sắc kỷ tử vào, đun nhỏ lửa hầm chín nhừ đuôi bò. Khi ăn cho thêm hành hoa (cắt đoạn).
Canh đương quy đuôi bò:
Công hiệu canh này là dưỡng tâm ích thận, cường gân tráng cốt, thích hợp với chứng liệt dương, thận hư đau lưng, kèm theo lưng gối mỏi mệt, vô lực, sợ lạnh. Đương quy 30g, đuôi bò 1 cái: Rửa sạch đương quy, đuôi bò cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt đoạn nhỏ, nấu cùng với đương quy, nấu đến khi đuôi bò chín nhừ, nêm gia vị. Uống nước canh, ăn đuôi bò.
Canh hải mã đương quy đuôi bò: Công hiệu canh này là bổ thận tráng dương, cường tráng thân thể, khứ phong tán hàn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thích hợp với chứng dương hư mà gây ra liệt dương, tinh thần mệt mỏi ăn uống kém chân tay không ấm, tiểu tiện nhiều lần, đái đêm nhiều, lưng gối đau mỏi. Hải mã 30g, đương quy 15g, táo đỏ 10 quả, sinh khương 4 miếng, đuôi bò 1 cái (nặng khoảng 1000g), một ít muối: Đuôi bò lột bỏ da cắt khúc cho vào nồi nước sôi nấu 10 phút vớt ra, rửa sạch. Rửa sạch hải mã, đương quy (thái miếng) táo đỏ (bỏ hạt), sinh khương. Cho lượng vừa nước vào nồi đất, sau khi dùng lửa to nấu sôi, cho toàn bộ nguyên liệu vào, chuyển sang lửa nhỏ nấu 4 giờ nêm muối gia vị là được.
Canh đỗ trọng đuôi bò: Công hiệu canh này là bổ dưỡng gan thận, kiện gân cốt. Thích hợp với chứng liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, tai ù, tai điếc, đau mỏi lưng gối do thận hư. Đuôi bò 1 cái (khoảng 500g), đỗ trọng 30g, sinh khương 4 miếng, một ít rượu: Đuôi bò cạo sạch lông, cắt bỏ mỡ dư,  rửa sạch, thái đoạn, nhúng vào nồi nước sôi. Rửa sạch đỗ trọng, sinh khương. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi cùng lượng vừa nước và rượu, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 3-4 giờ, nêm gia vị là được.

Ăn gì sau khi sinh con ?


ĐĐối với phụ nữ mới sinh con, một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho chính bản thân mình và con của bạn là theo một chế độ ăn lành mạnh. Mặc dù bạn nôn nóng muốn giảm lượng mỡ thừa trong suốt thời kì mang thai, nhưng bạn cũng cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất để duy trì năng lượng, bổ sung dinh dưỡng cho nguồn sữa.

Móng giò hầm táo đen, a giao

%title
  • Nguyên liệu: Móng giò (2 chiếc), táo đen 200g, a giao 15g, đường đỏ, nước đủ dùng.
  • Cách làm: Móng giò làm sạch, chặt miếng nhỏ. Làm tan a giao. Cho móng giò, táo đen và nước vào hầm nhừ, rồi đổ a giao, đường đỏ vào đun thêm 15 phút rồi bắc ra.
  • Cách dùng: Nên ăn khi canh còn nóng và ăn cả nước lẫn cái, ăn liên tục 7 ngày, cách 2 ngày ăn 1 lần.

Đu đủ xanh với móng giò lợn

%titleĐu đủ hầm móng giò – Món ăn tốt cho phụ nữ ít sữa.
  • Nguyên liệu: Đu đủ 400g, móng giò 1 cái. Gia vị vừa đủ.
  • Cách làm: Rửa sạch đu đủ thái miếng, móng giò làm sạch chặt miếng nhỏ. Ninh nhừ móng giò, cho đu đủ vào đun chín, cho gia vị vào rồi bắc ra.
  • Cách dùng: Ăn ngay khi còn nóng hoặc dùng làm canh ăn hàng ngày. Ăn liên tục trong 7 ngày. Món ăn này có tác dụng thông sữa, rất tốt cho những sản phụ ít sữa hoặc sữa loãng.

Đương quy hầm thịt dê

%title
  • Nguyên liệu: Đương quy 100g, thịt dê 200g (rửa sạch, thái miếng), gừng tươi 3 lát mỏng, hành.
  • Cách làm: Tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa, tới khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị vừa đủ.
  • Cách dùng: Ăn thịt, uống nước hầm. Ngày ăn 2-3 lần. Ăn trong 5 ngày. Món này thích hợp với người sau sinh mất máu nhiều, gầy còm, kém ăn, người lạnh, ít sữa. Lưu ý với người bị táo bón thì không nên dùng.

Cháo thịt nạc, tôm tươi

%title
  • Nguyên liệu: Gạo ngon 60g, tôm tươi 200g, thịt nạc 60g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng.
  • Cách làm: Thịt lợn nạc, tôm đã bóc vỏ băm nhỏ. Gừng thái chỉ. Nấu nhừ gạo thành cháo cho các thứ trên vào đun khoảng 15-20 phút. Cho gia vị vừa đủ, khi ăn cho gừng vào.
  • Cách dùng: Ăn liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày một bát. Món cháo có công dụng ích khí, bổ thận, thông sữa, dùng cho những sản phụ bị tắc sữa sau khi sinh.

Gan lợn xào đương quy, hoàng kỳ

%title
  • Nguyên liệu: Gan lợn tươi 200g, hoàng kỳ 30g, đương quy 20g. Dầu (mỡ), gia vị, đường, hành, gừng tươi vừa đủ.
  • Cách làm: Đun hoàng kỳ, đương quy trong vòng 45 phút rồi chắt lấy một bát con nước, bỏ bã. Gan lợn rửa sạch, thái miếng mỏng ướp với gia vị và 1/2 bát nước hoàng kỳ, đương quy. Phi hành, gừng rồi đổ gan đã ướp vào xào khoảng 1-2 phút, đổ nốt chỗ nước hoàng kỳ và đương quy vào xào qua rồi bắc ra.
  • Cách dùng: Mỗi ngày nên ăn 1 lần, ăn liên tục trong 10 ngày. Món ăn có tác dụng bổ huyết, dùng cho những sản phụ mới sinh mất máu, người nhợt nhạt, thiếu sữa.

Cháo mè đen (vừng đen)

%title
  • Nguyên liệu: Mè đen 50g, giã nát, cho vào một nắm nếp trắng rồi nấu cháo ăn.
  • Cách dùng: Ăn trong 7-10 ngày. Món này giúp lợi sữa, nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ huyết hư, táo bón, ít sữa.
Rau mùi tàu khô 50g, đem sao qua, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Dùng trong 7 ngày.
Rau mồng tơi nấu canh hoặc luộc ăn hàng ngày. Ăn liên tục trong 10 ngày. Rau mồng tơi có nhiều vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên rất tốt cho sản phụ sau sinh thiếu sữa.

Đuôi Lơn Hầm Đương Quy

Đuôi Lơn Hầm Đương Quy
- Đương quy có chứa tinh dầu, glucose và vitamin B12 nên có tác dụng bổ huyết, nhuận tràng và trị đau nhức xương khớp

Thời gian thực hiện: 40 phút
giá: 60.000 VN/ 4 phần
Nguyên liệu
- 400g đuôi lợn
- 50g đương quy
- 1/2 thìa cà phê tiêu xay
- 1 chút muối
- 1 chút gừng
- 1 lít nước
- Gia vị: hạt nêm, đường muối
Thực hiện
- Đuôi lợn làm sạch, chặt khúc vừa ăn. Đương quy rửa sạch, để ráo. Gừng gọt vỏ, thái sợi.
- Đun sôi nước trong nồi, cho đương quy và đuôi lợn vào hầm mềm, nêm gia vị vừa ăn. Sau cùng rắc gừng và tiêu xay vào, tắt lửa. Mức ra tô, dùng nóng.

Thịt heo trị bệnh


(CAO) Theo Đông y, thịt heo (trư nhục) có vị ngọt, mặn, tính bình, vào tỳ vị thận. Có tác dụng tư âm nhuận táo. Dùng cho các trường hợp nhiễm trùng, sốt cao, mất nước, ho khan, táo bón, tiểu đường, suy kiệt thiểu dưỡng.

Giò heo hầm đại táo
Canh thịt heo kỷ tử đương quy đại táo:
Thịt heo nạc 200g, kỷ tử 15g, đương quy 20g, đại táo10 quả thêm nước gia vị nấu thành canh, vớt bỏ bã đương qui. Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy nhược, huyết hư thiếu máu, sau khi bị bệnh dài ngày, mỏi mệt gầy yếu (bổ âm, bổ huyết, bổ can thận).
Nước thịt heo hầm (dùng cho bệnh nhân bị nhiệt bệnh sốt cao mất nước):
Thịt heo tươi 500g thái lát to cho nước, đun to lửa, hớt bỏ váng bã, gạn lấy nước, thêm muối tiêu, gia vị, để nguội cho uống.
Canh chân giò (dùng cho sản phụ sau đẻ bị thiếu sữa):
Chân giò 2 cái, mộc thông 21g. Trước tiên đem mộc thông nấu lấy nước (bỏ bã) đem nấu với chân giò, thêm gia vị thích hợp.
Chân giò hầm lạc nhân đại táo:
Chân giò 2 cái, lạc nhân 50g, đại táo 10 quả, thêm gia vị hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp thiếu máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu.
Cháo huyết heo cá diếc:
Huyết heo 2 chén, cá diếc 100g, gạo tẻ 100g, bột tiêu lượng thích hợp. Tất cả nấu cháo. Dùng cho các trường hợp thiếu máu.
Rượu bổ huyết heo (dùng cho các trường hợp rong huyết sau đẻ, rong kinh):
Huyết heo 1 chén, thêm dấm rượu lượng thích hợp đun nóng cho uống. Dùng cho các trường hợp rong huyết sau đẻ, rong kinh.
Cháo đậu xanh, gan heo (dùng cho các trường hợp phù nề, tiểu giắt buốt, tiểu ít, suy dinh dưỡng):
Gan heo 300g thái lát, đậu xanh 80g, gạo tẻ 30g nấu cháo thêm gia vị cho ăn khi còn nóng.
Gan heo xào om với nước huyền sâm:
Gan heo 500g, huyền sâm 60g, đem huyền sâm nấu lấy nước; đem gan và nước huyền sâm thêm muối gia vị nấu tiếp, đun nhỏ lửa, khi gần cạn và gan chín nhừ cho thêm dầu thơm đảo đều. Dùng cho các trường hợp đau đầu ù tai, hoa mắt, chóng mặt đau lưng, mờ mắt, giảm thị lực, khô mắt.
Lòng heo hầm sa nhân, chỉ xác:
Dạ dày heo 1 cái, chỉ xác 12g, sa nhân 5g. Chỉ xác, sa nhân bỏ trong dạ dày lợn khâu buộc chặt lại, thêm nước, gia vị nấu hầm nhừ; lấy bỏ bã chỉ xác, sa nhân. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, thoát vị bụng, người già yếu thoát vị cơ năng.
Cao da heo:
Da heo 60g, cạo sạch, hơ trên bếp than cho chín phồng, đem nấu thành cao lỏng, cho thêm bột gạo rang và mật nấu sắc thành cao. Ăn khi đói, mỗi lần 1 thìa, ngày 3 - 4 lần. Dùng cho các trường hợp khô rát da, bong da mặt và nhăn thành nhiều nếp, các trường hợp đau sưng họng, môi khô họng khát, cảm giác nóng sốt sau bệnh viêm nhiễm dài ngày, táo bón kiết lỵ.
Canh da heo đại táo:
Da heo tươi 500g, đại táo 250g, đường phèn lượng thích hợp. Da heo làm sạch thái lát dài, thêm nước nấu dạng canh lỏng, khi da đã chín nhừ cho thêm đại táo đã tách bỏ hột, tiếp tục nấu cho chín nhuyễn; cho tiếp đường phèn khuấy đều, để nguội. Chia ăn vào các bữa phụ điểm tâm thường ngày. Dùng cho các trường hợp xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng... 

Món ăn bổ sau kỳ "đèn đỏ"

Nếu bị mất máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sẽ suy nhược, hoa mắt, dễ cáu gắt... Liệu pháp ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn hồi phục cơ thể sau những ngày "đèn đỏ":
Gà ta nấu với ngải cứu: gà mái ngon 1 con khoảng 1kg, ngải cứu 150g. Gà mái làm sạch, chặt miếng nhỏ. Ngải cứu rửa sạch. Cho gà vào nồi rang chín tái rồi cho nước vào đun trong vòng 45 phú. Khi thịt gà chín mềm, cho ngải cứu vào đun sôi, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn nóng, ăn 2lần/ngày. Ăn trong ngày có kinh. Món ăn có tác dụng bổ khí, bổ máu. Những người kinh nguyệt nhiều, hay mất ngủ, bụng dưới đau, sử dụng rất thích hợp.

Canh sò biển

Thịt dê xào đương quy, sinh địa: thịt dê 500g; đương quy, sinh địa mỗi thứ 15g; gừng, gia vị, dầu ăn đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, thái miếng. Hai vị thuốc trên rửa sạch. Cho tất cả vào nồi xào cháy cạnh, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có tác dụng ích khí, thích hợp với những người kinh nguyệt nhiều, da mặt nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi.

Canh sò biển, mực khô, thịt lợn: thịt sò biển 60g, mực khô 100g, thịt lợn nạc 100g. Ngâm cho mực khô mềm, thái nhỏ. Thịt nạc rửa sạch, băm nhỏ. Cho cả 3 thứ trên vào nồi, xào qua rồi đổ nước hầm  tới khi chín nhừ, nêm gia vị là dùng được. Món ăn này phù hợp với người kinh nguỵệt nhiều, đau bụng khi hành kinh, bí đại tiện.

ĐƯƠNG QUI


http://biosmark.com.vn/Upload/Cay%20thuoc%20Viet%20Nam/%C4%90uongquy1.jpg

Tên thuốc: Radix Angelicae Sinensis.
Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.)Diels
Họ Hoa Tán (Umbelliferae)
Bộ phận dùng: rễ (vẫn gọi là củ).
Thứ có thân và cả rễ gọi là Đương quy hay Toàn quy.
Thứ không có rễ gọi là Độc quy. Xuyên quy là quy mọc ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) là loại tốt hơn cả.
Lai quy: quy không thật giống.
Toàn quy thường chia ra:
+ Quy đầu (lấy một phần về phía đầu).
+ Quy thân (trừ đầu và đuôi).
+ Quy vĩ (lấy riêng phần rễ nhánh).
Quy có thịt chắc, trắng, hồng, củ to, nhiều dầu thơm không mốc mọt là tốt.
Thành phần hoá học: có tinh dầu (0,2%), chất đường và sinh tố B12.
Tính vị:   vị cay, hơi ngọt, đắng, thơm, tính ấm.
Quy kinh: Vào ba kinh Tâm, Can  và Tỳ.
Tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường.
Chủ trị:
+ Kinh nguyệt không đều, đau bụng, chấn thương, ứ huyết, tê nhức, huyết hư, sinh cơ nhục, đại tiện bí (dùng sống hay tẩm rượu).
+ Tỳ  táo, Tỳ  hàn, ăn ít, băng huyết (tẩm rượu sao):
+ Quy đầu: chỉ huyết, bổ.
+ Quy thân: dưỡng huyết
+ Quy vĩ: hành huyết.
- Thiếu máu, kinh nguyệt không đều: Dùng Đương quy với Bạch thược, Thục địa hoàng và Xuyên khung trong bài Tứ Vật Thang.
- Kinh nguyệt ít: Dùng Đương qui với Hương phụ, Diên hồ sách và Ích mẫu thảo.
- Vô kinh: Dùng Đương qui với Đào nhân và Hồng hoa.
- Chảy máu tử cung: Dùng Đương qui với A giao, Ngải diệp và Sinh địa hoàng.
. Đau do chấn thương ngoài: Dùng Đương qui với Hồng hoa, Táo nhân, Nhũ hương và Một dược.
. Đau do nhọt và hậu bối: Dùng Đương qui với Mẫu đơn bì, Xích thược, Kim ngân hoa và Liên kiều.
. Đau bụng sau đẻ: Dùng Đương qui với Ích mẫu thảo, Táo nhân và Xuyên khung.
. Ứ trệ phong thấp (đau khớp): Dùng Đương qui với Quế chi, Kê  huyết đằng và Bạch thược.
- Táo bón do khô ruột: Dùng Đương qui với Nhục thục dung và Hoả ma nhân
 Liều dùng: Ngày dùng 4 - 28g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y:  Rửa sạch bằng rượu, cắt bỏ đầu, thái mỏng, tẩm rượu một đêm.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa qua bằng rượu, nếu không có rượu rửa bằng ít nước cho nhanh, vẩy ráo nước ủ một đêm cho mềm, thường đem bào mỏng một ly (dùng sống), cách này thường dùng.
- Nếu rửa bằng nước và muốn để lâu, phải sấy nhẹ qua diêm sinh để chống mốc. Nếu bị mốc thì lấy rượu tẩy đi. Nếu quy bé, đồ qua cho mềm, xếp vào nhau, đập bẹp, ép thành miếng to rồi bào, sẽ được miếng quy to và đẹp.
- Có thể bào mỏng rồi đem tẩm rượu và nếu cần thì sấy nhẹ lửa. Có người pha rượu với mật ong (1/5) để làm dịu tính cay rồi tẩm.
- Có thể sau khi tẩm rượu thì sao qua (vi sao) để trị băng huyết.
Bảo quản: để nơi khô ráo, đựng trong hòm gỗ, có lót ít vôi sống, khi trời ẩm nên mở hòm cho thoáng gió. Khi sấy, phơi không dùng sức nóng quá là mất tinh dầu.
Chú ý: Đầu rễ có tác dụng bổ máu hơn. Phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết. Phần thân rễ: hoạt huyết và bổ máu.
Khi dùng phối hợp Đương qui với rượu có thể làm tăngtác dụng bổ máu.
Kiêng ky: Tỳ  thấp, tiêu chảykhông nên dùng.

Món ăn thuốc trị bệnh răng miệng

Xưa có câu “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Đau răng tuy không nguy hiểm nhưng gây nhức buốt và khổ sở vô cùng. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, do ăn uống không khoa học,… Người lớn, trẻ em đều mắc nhưng trẻ em thường mắc nhiều hơn. Theo Đông y, nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bội, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Bên cạnh việc dùng thuốc, nên kết hợp ăn uống để tăng hiệu quả điều trị. Sau đây là một số món ăn – bài thuốc chữa đau răng, bạn đọc có thể tham khảo.
Nên ăn canh cá nấu mộc nhĩ hoa hiên khi lợi bị chảy máu.
Đau răng
Bài 1:Cháo sinh thạch cao: thạch cao sống 60 – 90g, gạo lức 100g. Cho gạo đã đãi sạch và thạch cao vào nồi, nước 1 lít, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa, ninh thành cháo rồi bỏ thạch cao, thêm đường trắng, chia 2 lần ăn trong ngày.
Bài 2: Canh xương lợn nấu rễ bồ hòn: xương sống lợn 200g, rễ bồ hòn 30g, muối vừa đủ, nước 1.200ml. Tất cả cho vào nồi đun to lửa, sau hạ nhỏ lửa đun cạn còn 400ml, cho muối gia vị ăn trong ngày.
Sâu răng
Bài 1: Cháo đậu phụ thương nhĩ: đậu phụ 1 bìa, thương nhĩ tử 25g, gạo lức 100g. Đem thương nhĩ tử bọc trong túi vải rồi cho vào nồi cùng đậu phụ và gạo đã vo sạch nấu thành cháo, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu: tán phong, khử thấp, thanh nhiệt, tiêu viêm, chấn thống trị sâu răng.
Bài 2: Cháo huyền sâm với sinh, thục địa: huyền sâm 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, gạo lức 100g. Trước hết cho 3 vị với nước nấu kỹ rồi đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo, chia 2-3 lần ăn trong ngày.
Bài 3: Cháo dạ dày lợn nấu củ cải: dạ dày lợn chín 100g, củ cải trắng 100g, hành củ 10g, gừng sống 5g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Cho dạ dày lợn và củ cải đã thái vào chảo dầu xào chín, cho tiếp các gia vị vào rồi múc ra bát. Gạo đã vo sạch với 1 lít nước nấu thành cháo. Cháo chín múc vào bát củ cải dạ dày lợn. Ăn 2 lần trong ngày.
Răng lợi chảy máu
Bài 1: Cháo chi tử, ngẫu tiết: chi tử 10g, ngẫu tiết 15g (đốt ngó sen), thạch cao sống 15g, gạo lức 100g. Cho thạch cao sống vào nước đun 30 phút rồi cho chi tử và đốt ngó sen vào nấu thành cháo, gạn bỏ bã lấy nước, rồi đổ gạo đã vo sạch nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, dùng liền trong 7 ngày.
Bài 2: Cháo dấm, ngọc trúc: ngọc trúc 15g, gạo lức 100g, dấm gạo vừa đủ. Cho nước vào ngọc trúc nấu kỹ, rồi bỏ bã, đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo, chia ăn 2 lần trong ngày.
Cháo đậu phụ thương nhĩ thanh nhiệt tiêu viêm tốt cho người bị sâu răng.
Bài 3: Cháo hoa hiên với sinh địa:
rau hoa hiên 60g, sinh địa 15g, đốt ngó sen tươi 30g, gạo lức 100g. Cho 3 vị trên nấu lấy nước rồi đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo. Chia ăn ngày 2 lần.
Bài 4: Cháo hà thủ ô nấu vỏ áo hạt lạc: hà thủ ô 15g, vỏ áo lạc nhân 3g, gạo lức 60g. Cho nước ngâm mềm hà thủ ô rồi ninh lấy nước thuốc, đổ gạo vào với vỏ áo lạc nhân, thêm nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa nấu thành cháo. Ngày dùng 1 liều, liên tục 4-5 ngày.
Bài 5: Canh cá vàng nấu mộc nhĩ hoa hiên: thịt cá vàng lớn 250g, mộc nhĩ ngâm nở 250g, hoa hiên ngâm nở 250g, muối dầu bột ngọt vừa đủ. Cá làm sạch, thái nhỏ, đem xào dầu 1 lát. Mộc nhĩ hoa hiên rửa sạch thái nhỏ.Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu với cá chín nhừ rồi cho muối, bột ngọt vừa ăn là được. Ăn nóng ngày 2 bữa sáng và tối.
Bài 6: Bì lợn nấu táo tàu: bì lợn 500g, táo tàu 250g, đường phèn 250g. Bì lợn làm sạch, thái miếng, cho vào nồi đất, nước vừa đủ, đun to lửa 15 phút rồi chuyển đun nhỏ lửa trong 2 giờ. Táo rửa sạch, luộc nước sôi 15 phút rồi đun nhỏ lửa 1-2 giờ, đem nhập cả 2 vào đun tiếp. Khi thấy bì lợn chín nhừ thì cho đường phèn vào, trộn đều các thứ là được. Chia 2-3 lần ăn trong ngày.

Sáu bài thuốc đơn giản trị thiểu năng tuần hoàn não



Thiểu năng tuần hoàn não (TNTHN) là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người có tuổi và hiện nay đang có xu hướng gia tăng. Có hai nguyên nhân chính: một là do các mảng vữa xơ làm hẹp lòng động mạch cung cấp máu nuôi não, hai là do hư xương sụn cột sống cổ gây nên tình trạng thiểu năng hệ động mạch đốt sống - thân nền.
Cả hai nguyên nhân đều đưa đến hậu quả làm tổ chức não thiếu dưỡng khí và từ đó phát sinh hàng loạt triệu chứng như đau nặng đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc, tê bì tay chân, mất ngủ...
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu một số bài thuốc Đông y rất đơn giản trong cấu trúc cũng như về cách dùng để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Bài 1: Sắn dây tươi (sinh cát căn) 15 - 18g, câu đằng 6 - 9g. Hai vị thái vụn trộn đều, mỗi lần lấy 20 - 30g cho vào túi vải hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 - 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thăng thanh sinh tân, bình can tức phong, dùng rất tốt cho người bị TNTHN do hư xương sụn cột sống cổ có tăng huyết áp, đầu gáy cứng đau, tai ù tai điếc. Tuy nhiên, người dễ bị đi lỏng do tỳ vị hư yếu thì không nên dùng bài thuốc này.
Bài 2: Thiên ma 10g, bán hạ chế 9g, xuyên khung 7g, sa tiền tử 15g. Các vị tán vụn trộn đều, mối lần lấy 40g cho vào túi vải, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.Công dụng: Tức phong, sáng mắt, táo thấp, hoá đàm, dùng thích hợp với những người bị TNTHN biểu hiện triệu chứng mình mẩy nặng nề, hay chóng mặt, buồn nôn, lợm giọng, đại tiện lỏng nát... Những người bị âm hư hoả vượng, hay phiền táo thì không nên dùng bài này.
 http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120521-154838-1-asan-cb064.jpeg
Sắn dây tươi.
Bài 3: Nấm linh chi 10g, hà thủ ô chế 15g, ngọc trúc 15g, kỷ tử 15g, nữ trinh tử 15g, thạch xương bồ 10g. Tất cả đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. Công dụng: Bổ ích can thận, dùng rất tốt cho những người bị TNTHN do vữa xơ động mạch.
Bài 4: Thảo quyết minh, đan sâm, xuyên khung, sơn tra, liều lượng như nhau. Tất cả đem thái vụn, sao thơm, mỗi lần dùng 20 - 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hoá ứ, làm giảm cholesterol máu. Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh thì không nên dùng bài này.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120521-154838-2-nam-linh-chi-quy-1.jpeg
Nấm linh chi
Bài 5:  Hồng hoa 10g, đan sâm 30g, sinh sơn tra 30g. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 lần sáng và chiều. Công dụng: Hoạt huyết, hoá ứ, tiêu trệ, làm giảm cholesterol máu, dùng thích hợp cho những người bị TNTHN có tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành và rối loạn lipid máu. Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh thì không nên dùng bài này.
Bài 6: Đan sâm 100g, tam thất 20g. Cả hai thứ đem sao thơm rồi tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g. Công dụng: Hoạt huyết, bổ huyết, dùng thích hợp cho những người bị TNTHN có thiếu máu cơ tim, vữa xơ động mạch. Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh thì không nên dùng bài thuốc này.

Ngọc trúc hoàng tinh


Ngọc trúc hoàng tinh, Vạn thọ trúc giả rễ trúc - Disporopsis aspera (Hua) Engl. ex Krause, thuộc họ Hoàng tinh - Convallariceae.
Mô tả: Cây thảo, sống nhiều năm, cao 20-40cm. Thân rễ mọc ngang, đường kính 3-10mm, đốt ngắn, màu vàng nhạt. Lá mọc so le gần như không cuống, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới nhạt màu hơn; gân hình cung. Hoa hình chuông màu vàng lục, mọc 2-3 cái trên một cuống chung ở nách lá. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen.
Ra hoa tháng 5-6, quả chín tháng 6-9.
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Disporopsis Asperae.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và vùng Tây Bắc của nước ta. Cây mọc nhiều ở vùng núi cao, nơi ẩm mát. Cũng được trồng ở một số địa phương làm thuốc. Trồng bằng thân rễ vào mùa xuân. Người ta thu hái thân rễ vào mùa thu khi hoa đã kết quả, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Công dụng: Ngọc trúc hoàng tinh là thuốc bổ chữa cơ thể suy nhược, sốt nóng âm ỉ, mồ hôi ra nhiều, mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều, di tinh, ho khan, khát nước. Liều dùng: 6-12g, dạng thuốc sắc. Có thể ngâm rượu hay tán bột làm viên, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.

Cạo gió không đúng chỗ sẽ chết


( TheGioiChaMe.com ) - Cùng với nồi xông, bát cháo giải cảm, đánh gió... cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo được lưu truyền lâu đời trong dân gian.
Cho đến nay, mặc dù chưa có công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đánh giá tác dụng của phương thức trị liệu này và y học hiện đại cũng còn những ý kiến khác nhau khi đặt ra vấn đề có nên công nhận đây là một phương pháp trị bệnh chính thống, nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại và phát triển vì mang lại những hiệu quả nhất định cho nhiều người bệnh.
Không tuỳ tiện cạo gió
Không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến da bị xước hoặc xuất huyết. Ảnh: L.H.T
Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn như muỗng nhôm, rìa đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu... tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm dự phòng và chữa trị bệnh tật.
Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác cũng vô cùng đơn giản. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng sâu, vùng xa, trong hoàn cảnh thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ.
Nói chung, phương pháp này thích hợp nhất cho trường hợp cảm mạo. Cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm) là một nhóm bệnh truyền nhiễm phát sinh ở cả bốn mùa trong năm nhưng thường gặp nhiều hơn vào hai mùa đông và xuân.
Theo đông y, nguyên nhân gây cảm mạo thường do hai yếu tố: một là, chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút; hai là, các tà khí (mầm bệnh) như phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả xâm nhập vào cơ thể; trong đó vai trò chính khí là hết sức quan trọng. Ngoài ra, cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp nhức đầu, đau mình mẩy, hoa mắt, chóng mặt... Tuy nhiên, mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự thăm khám và chỉ định cụ thể của thầy thuốc chuyên khoa.


Thao tác cạo gió phải đúng
Những người phải kiêng cạo gió
Cạo gió không được dùng cho những người bị mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, dễ xuất huyết, người có bệnh khó đông máu, bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió... Ngoài ra, phụ nữ có thai và trẻ em còn quá nhỏ cũng phải tránh sử dụng phương pháp trị liệu này.
Vị trí cạo: thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi toả ra hai mạn sườn, kín hết diện lưng. Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh, đau, cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.
Kỹ thuật cạo: chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được.
 
Ở vùng lưng, có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 – 5 phút là da ửng đỏ. Sau khi cạo, cho người bệnh uống một cốc sữa hoặc một cốc trà gừng nóng, hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.
Lưu ý không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng, không cầm nghiêng dễ gây xuất huyết. Khi cạo, tránh chỗ gió lạnh, mùa đông cần giữ ấm, mùa hè không để quạt thổi thẳng vào người bệnh. Trong khoảng 30 phút sau khi cạo, tránh tắm rửa bằng nước lạnh. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay để tránh bị cảm lại.

NGỌC TRÚC

Tên thuốc: Rhizona polygonati odorati.
Tên khoa học: Polygonatum officinale All
Họ Hành Tỏi (Liliaceae)
 Bộ phận dùng: thân rễ. Rễ có mắt đều nhau, hình giống mắt tre, to bằng ngón tay cái. Bé bằng cọng tranh, dài 5 - 7cm, trong vàng ngà, mềm ngọt, không mốc mọt là tốt; không nhầm với củ hoàng tinh to hơn, ngứa, có nhiều đốt không đều nhau.
Tính vị:   vị ngọt, tính bình.
Quy kinh: Vào hai kinh Phế và Vị.
Tác dụng: dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân, chỉ khát, bổ khí huyết, trừ phong thấp.
Chủ trị: trị trúng phong nhiệt, ho suyễn, phiền khát, hư lao, phát nóng ở tiêu hoá.
    Ho khan có ít đờm do Phế âm suy hoặc khát và đói dữ dội do thiếu tân dịch: Dùng Nngọc trúc với Sa sâm, Mạch đông và Thiên môn đông.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Gọt bỏ vỏ và mắt, rửa sạch, dùng nửa mật nửa nước ngâm một đêm, đồ chín, sấy khô dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch (nếu bẩn), thái đoạn ngắn, phơi khô dùng.
Bảo quản: dễ mốc và sâu bọ, tránh ẩm.
Liều dùng: 10-15g.
Kiêng ky: có đờm tích, ứ trệ thì không nên dùng.

ĐẠI TÁO


Xuất xứ:

Bản Kinh.

Tên Khác:

Can táo, Mỹ táo, Lương táo (Danh Y Biệt Lục), Hồng táo (Hải Sư Phương), Can xích táo (Bảo Khánh Bản Thảo Triết Trung), Quế táo, Khư táo, Táo cao, Táo bộ, Đơn táo, Đường táo, Nhẫm táo, Tử táo, Quán táo, Đê tao, Táo du, Ngưu đầu, Dương giác, Cẩu nha, Quyết tiết, Kê tâm, Lộc lô, Thiên chưng táo, Phác lạc tô (Hòa Hán Dược Khảo), Giao táo (Nhật Dụng Bản Thảo), Ô táo, Hắc táo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Nam táo (Thực Vật Bản Thảo), Bạch bồ táo, Dương cung táo (Triết Giang Trung Y Tạp Chí), Thích Táo (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí), Táo tàu (Dược Điển Việt Nam).

Tên khoa học:

 Zizyphus jujuba Mill.

Họ khoa học:

Thuộc họ Táo (Rhamnaceae).

Mô tả:

Là cây vừa hoặc cao, có thể cao đến 10m. Lá mọc so le, lá kèm thường biến thành gai, cuống ngắn 0,5-1cm, phiến lá hình trứng dài 3-7cm, rộng 2-3,5cm, mép có răng cưa thô, trên mặt rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ. Hoa nhỏ, mọc thành tán ở kẽ lá, mỗi tán gồm 7-8 hoa. Cánh hoa mầu vàng, xanh nhạt. Quả hình cầu hoặc hình trứng, khi còn xanh mầu nâu nhạt hoặc xanh nhạt, khi chín mầu đỏ sẫm. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-9.

Địa lý:

Việt Nam mới di thực, hiện còn phải nhập của Trung Quốc. Hiện nay ở miền Bắc cây đã đượùc đem trồng nhiễu nơi, đang phát triển mạnh, phổ biển trồng bằng chiết cành vào mùa xuân, thông thường tháng 4 - 6 ra hoa, tháng 7 - 8 kết quả.

Thu hái, sơ chế:

Thu hái vào mùa thu đông, khi quả chín hái về  ăn hay phơi sấy khô làm thuốc. Quả Táo màu hồng gọi là Hồng táo. Ngoài việc thu hoạch để làm Hồng táo bán như trên,  người ta còn thu hái quả táo khi chín vàng, phơi cho héo đến khi quả táo hơi nhăn, đem quay trong thùng có gai để châm lỗ, rồi lấy rễ con, thân lá cây Địa hoàng sắc cho cô đặc với ít đường để ngào, rồi phơi lại cho đến khi không dính tay thì đóng vào túi nylon đem bán. Loại chế như thế thì có màu đen, có vị ngọt hơn Hồng táo gọi là Hắc táo.

Phần dùng làm thuốc:

Quả chín phơi khô (Eructus Zizyphi).

Mô tả dược liệu:

Quả khô biểu hiện hình viên chùy, dài chừng 18mm - 32mm, thô chừng 15 - 18mm, bên ngoài có màu đỏ nâu hoặc nâu tím. Có trái có vết nhăn nheo rất sâu, cuối quả có lõm vào, có vết  tồn tại của cuống quả hoặc vết sẹo hình tròn, chất mềm mà nhẹ, bên ngoài vỏ quả mỏng, nhăn rúm, chất thịt màu nâu nhạt, có dầu dẻo, hạt quả hai đầu nhọn dài chừng 9mm - 12mm, vỏ cứng, đập ra có nhân cứng màu trắng.

Bào chế:

Bỏ nguyên quả vào sắc với thuốc hoặc chưng nhừ, cạo lấy nạc, bỏ hạt trộn vào thuốc hoàn.

Bảo quản:

Đậy kín, tránh sâu bọ, chuột, gián.

Thành phần hóa học:

+ Trong Táo có Stepharine, N-Nornuciferine, Asmilobine (Irshad Khokhar, C A, 1979, 90: 83640r).
+ Betulonic acid, Oleanoic acid, Maslinic acid, Crategolic acid, 3-O-Trans-p-Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-Coumaroylmaslinic acid  (Akira Yagi, et al. Chem Pharm Bull 1978, 26 (10): 3075).
+ Betulinic acid, Alphitolic acid, 3-O-Trans-p-Coumaroylmaslinic acid, 3-O-Cis-p-Coumaroylmaslinic acid  (Akira Yagi et al.  Pharm Bull 1978, 26 (6): 1798).
+ Zizyphus saponin, Jujuboside B  (Okamura Nobuyuki, et al. Pharm Bull 1981, 29 (3): 676).
+ Rutin 3385mg/100g, Vitamin C 540-972mg/100g, Riboflovine, Thiamine, Carotene, Nicotinic acid  (Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Vệ Sinh Nghiên Cứu Sở, Thực Vật Thành Phần Biểu, Quyển 3, Bắc Kinh Nhân Dân Vệ Sinh Xuất Bản 1983).
+ Lysine, Aspartic acid, Asparagine, Proline, Valine, Leucine  (Baek K W, et al. C A 1970, 73: 84657n).
+ Olei acid, Sitosterol, Stigmasterol, Desmosterol (Al-Khtib, Izaldin M M et al. C A, 1988, 108: 166181h).
+ Vitamin A, B2, C, Calcium, Phosphor, Sắt (Trung Dược Học).

Tác dụng dược lý:

+ Cho chuột nhắt uống nước sắc Đại táo, thể trọng tăng rõ. Qua thử nghiệm bơi cho thấy có làm tăng cơ lực. Gây độc gan thỏ bằng Cachon tetrachloride và cho uống nước sắc Bắc Đại táo, Protid toàn phần và Albumin huyết thanh thỏ đều tăng rõ, chứng minh  rằng Đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực cơ và thể trọng (Trung Dược Học).
+ Thực nghiệm cũng chứng minh rằng những bài thuốc có Táo đều làm cho chỉ số cAMP trong bạch cầu tăng cao. Táo có tác dụng chống dị ứng (Trung Dược Học).
+ Chiết xuất chất Táo với nước nóng in vitro có tác dụng ức chế tế bào JTC-26 sinh trưởng, hiệu suất đạt trên 90% và có liên quan đến liều lượng, nếu lượng nhỏ không có kết quả (Trung Dược Học).

Tính vị:

+ Vị ngọt tính bình (Bản Kinh).
+ Vị ngọt, cay, nóng, hoạt, không độc (Thiên Kim Phương – Thực trị).
+ Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Học).
+ Vị ngọt, Tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).

Quy kinh:

+ Vào kinh Tỳ, phần huyết (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào kinh thủ Thiếu âm (Tâm), thủ Thái âm (Phế) (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Thận (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Vào kinh Tỳ và Thận (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Quốc Đại Từ Điển).

Tác dụng:

+ An trung, dưỡng Tỳ, trợ 12 kinh, bình Vị khí, thông cửu khiếu, bổ thiểu khí, hòa bách dược (Bản Kinh).
+ Bổ trung, ích khí, cường lực, trừ phiền muộn (Danh Y Biệt Lục).
+ Giảm độc của vị Ô đầu (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Dưỡng huyết, bổ Can (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Nhuận Tâm Phế, chỉ thấu (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Kiện Tỳ, bổ huyết,  an thần, điều hòa các loại thuốc (Trung Dược Học).
+ Bổ Tỳ, hòa Vị, ích khí, sinh tân, điều doanh vệ, giải độc dược (Trung Quốc Đại Từ Điển).

Chủ trị:

+ Trị Tỳ hư, ăn ít, tiêu lỏng, khí huyết tân dịch bất túc,, doanh vệ không điều hòa,hồi hộp, phụ nữ tạng táo (Trung Quốc Đại Từ Điển).
+ Trị Tỳ vị hư nhược, hư tổn, suy nhược, kiết lỵ, vinh vệ bất hòa (Trung Dược Học).
Liều dùng: 3 quả - 10 quả.

Kiêng kỵ:

+ Trái xanh ăn không tốt, không nên ăn nhiều. Ăn táo với hành làm ngũ tạng bất hòa, ăn với cá làm đau bụng, đau thắt lưng (Danh Y Biệt Lục).
+ Ăn nhiều trái Táo chưa chín  sẽ bị nhiệt khát, khí trướng (Thiên Kim Phương – Thực Trị).
+ Vùng dưới ngực có bỉ khối, đầy trướng, nôn mửa: không dùng (Y Học Nhập Môn).
+ Trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy trướng, đờm nhiệt, răng đau: Cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Dạ dày đau do khí bế, trẻ nhỏ bị nhiệt cam, bụng to, đau bụng do giun: không dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Đang uống Nguyên sâm, Bạch vi, không được dùng Đại táo (Bản Thảo Tỉnh Thường).
+ Trẻ nhỏ, sản hậu, sau khi bị bệnh ôn nhiệt, thử thấp, hoàng đản, cam tích, đờm trệ: không nên dùng (Tùy Tức Cư Ẩm Thực Phổ).

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị nhiệt bệnh sau khi bi thương hàn làm khô miệng, nuốt đau, thích ngủ: Đại táo 10 quả, Ô mai 10 quả, nghiền nát, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt Hạnh nhân, dùng để ngậm  (Thiên Kim Phương).
+ Trị bồn chồn không ngủ được: Đại táo 14 quả, Hành trắng 7 củ, 3 thăng nước, sắc còn 1 thăng uống (Thiên Kim Phương).
+ Trị các loại lở loét không lành: Táo 3 thăng, sắc lấy nước rửa (Thiên Kim Phương).
+ Trị ho xốc khí nghịch lên: Táo 20 quả, bỏ hột rồi lấy sữa tô 120g. Sắc lửa nhỏ rồi cho Đại táo vào, đợi Táo ngấm hết sữa, lấy ra dùng. Mỗi lần ngậm một trái (Thánh Huệ Phương).
+ Trị ăn nhiễu Hồ tiêu làm bế khí: Táo ăn thì giải (Bách Nhất Tuyển Phương).
+ Điều hòa Vị khí: lấy Táo phơi khô, bỏ hột đi, sấy khô, tán bột, thêm một ít bột Gừng sống, uống từng ít một (Diễn Nghĩa Phương).
+ Trị ăn vào mửa ra: Đại táo 1 quả, bỏ hột, dùng một con Ban miêu, bỏ đầu, cánh rồi cho vào Táo, nướng chín, chỉ lấy Táo ăn lúc bụng đói (Trực Chỉ Phương).
+ Trị khí thống ở tiểu trường: Táo 1 quả, bỏ hột, lấy 1 con Ban miêu, bỏ đầu và cánh đi  rồi cho vào trong thuốc, lấy giấy bao lại, đốt chín. Bỏ Ban miêu đi, lấy Táo ăn, rồi lấy Tất trừng gìa nấu nước để uống với thuốc (Trực Chỉ Phương).
+ Trị táo bón: Đại táo 1 trái, bỏ hạt, trộn với 2g Khinh phấn, lấy giấy ướt gói lại, nướng chín, xong lấy nước sắc Đại táo uống (Trực Chỉ Phương).
+ Trị có thai đau bụng: Hồng đại táo 14 quả, đốt cháy, tán bột, uống với nước tiểu (Mai Sư Phương).
+ Trị Phế ung, mửa ra máu do ăn thức ăn cay nóng: Hồng táo để nguyên hạt, đốt tồn tính, Bách dược tiễn, đốt qua, hai vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm (Tam Nhân Phương).
+ Trị điếc tai, nghẹt mũi, mất khứu giác và âm thanh: Đại táo 15 quả, bỏ vỏ và hạt, Tỳ ma tử 300 hạt, bỏ vỏ, gĩa nát, gói trong bông,  nhét vào lỗ tai, lỗ mũi, ngày 1 lần. Trước tiên cho vào tai, sau đó mới cho vào mũi, không nên cùng làm một lúc (Mạnh Sằn Bí Hiệu Phương).
+ Muốn thân thể không bị mùi xú uế, hàng ngày, dùng thịt Đại táo, Quế tâm, Bạch qua nhân, Tùng thụ bì, làm thành viên uống (Mạnh Sằn Bí Hiệu Phương).
+ Trị tầu mã nha cam: Thịt Đại táo 1 trái, Hoàng bá. Tất cả đốt đen, tán bột, trộn dầu bôi vào. Có thể thêm 1 ít Tỳ sương  càng tốt (Bác Tễ Phương).
+ Trị đau nhức tim đôït ngột: Ô mai 1 trái, Táo 2 trái, Hạnh nhân 7 hạt. Tán nhuyễn. Đàn ông uống với rượu, đàn bà uống với dấm (Hải Thượng Phương).
+ Trị buồn bực, khó ngủ: Đại táo 14 quả, Long nhãn 210g, nấu chín uống và ăn (Kinh Nghiệm Phương).
+ Trị suy nhược, khó ngủ:  Long nhãn 40g, Mạch môn 40g, Ngưu tất, Đỗ trọng, mỗi thứ 20g, Đương quy 40g, Xuyên khung 20g. Ngâm một lít rượu uống trước khi ngủ.
+ Trị chứng Tạng táo (hysteria) của đàn bà: buồn thương tủi khóc như bị thần linh quở phạt, hay ngáp:  dùng 10 quả Đại táo, 1 thăng Tiểu mạch, 60g Cam thảo. Sắc uống để bổ Tỳ khí (Đại Táo Thang – Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị tiêu chảy lâu ngày, bụng đầy, hư hàn:  Phá cố chỉ, Nhục đậu khấu. mỗi thứ 12g, Mộc hương 6g, tán bột, trộn với Táo nhục làm thành viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g. Uống với nước Gừng (Táo Nhục Hoàn - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị chứng tiểu cầu giảm: Đại táo 40g, Bạc hà diệp 20g. Sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Trị xuất huyết dưới da do dị ứng: Đại táo 320g, Cam thảo 40g, sắc uống (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).
+ Trị hư phiền, mắt ngủ, tự ra mồ hôi và chứng Tạng táo (hysteria) do tinh thần thất thường: dùng bài ‘Cam Mạch Đại Táo Thang’ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị ban chẩn dị ứng: Dùng Hồng táo 10 quả/1 lần, ngày uống 3 lần. Hoặc dùng Táo 500g/ ngày, sắc nước uống. Đã trị khỏi 5 ca ban dị ứng đã từng trị  thuốc Tây không bớt (Thượng Hải Trung Y Dược tạp Chí 1958, 11: 29).
+ Trị ban chẩn không do giảm tiểu cầu: Mỗi lần uống Hồng táo 10 trái, ngày 3 lần. Đã trị 16 cas (có 1 ca dùng thêm Vitamin C, K) đều khỏi (Cao Bình và cộng sự, Thượng Hải Trung Y Dược Tạp Chí 1962, 4: 22).
+ Trị hội chứng tả lỵ lâu ngày: Dùng Hồng táo 5 trái, Đường đỏ 60g. hoặc Hồng táo, Đường đỏ mỗi thứ 50g, sắc ăn cả nước lẫn cái, ngày 1 thang. Đã trị 8 ca được chẩn đoán theo Đông y là Tỳ Vị hư hàn, đều khỏi hẳn (Trịnh An Hoằng, Tân trung Y Tạp Chí 1986, 6: 26). (Hoàng Cự Điền – Hồng Táo Thang Trị Nan Lỵ, Tân Trung Y Tạp Chí 1987, 6:56).
+ Tác dụng dự phòng phản ứng truyền máu: Dùng Hồng táo 10-20 trái, Địa phu tử, Kinh giới (sao) đều 10g, sắc đặc khoảng 30ml, uống trước lúc truyền máu 15-30 phút. Đã dùng cho 46 lượt người truyền máu vơi trên 10.00ml máu. Kết quả: có 5 ca suy tủy, mỗi lần truyền máu đều có phản ứng, nhưng khi dùng Táo thì không có phản ứng rõ, trừ hai ba trường hợp phản ứng nhẹ hoặc phản ứng chậm (Lý Khởi Khiêm – Hồng Táo Thang Phòng Phản Ứng Do Truyền Máu, Triết Giang Y Học Tạp Chí 1960, 44).

Tham Khảo

+ Đại táo sát được độc của Ô đầu, Phụ tử, Thiên lùng (Lôi Công Đối Luận).
+ Đại táo trị trẻ nhỏ bị lỵ vào mùa thu: Cho ăn Táo bị sâu mọt (lâu năm) rất hay (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Đại táo nhuận tâm phế, trị ho, bổ hư tổn ngũ tạng, trừ tích khí ở trường Vị, hòa với Quang phấn (đốt cháy) trị cam lỵ (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
+ Đại táo nuôi được tỳ khí, bổ tân dịch, mạnh thận khí, tăng trí nhớ. Nhân của quả trên 3 năm trị được chứng đau bụng, trúng phải khí độc, quặn thắt tim (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Tính của Táo giúp được cả 12 kinh lạc, tà khí ở trong tâm phúc, hòa bách dược, thông cửu khiếu, bổ khí bất túc, ăn sống làm sình bụng có khi bị tiêu chảy, khi dùng chưng thật chín rồi phơi khô thì bổ trường vị: điều hòa trung nguyên, ích khí lực (Bản Thảo Kinh Sơ).
6 - Đại táo tính hòa hợp được âm dương, điều chỉnh được vinh vệ, sinh được tân dịch (Dụng Dược Pháp Tượng).
7 - Sở dĩ Dại táo bẩm thụ được khi xung hòa của trời đất ở hành thổ, cảm ứng được dương khí của trời để sinh sống, nên sách Bản Kinh ghi rằng: "Đại táo có vi ngọt, tính bình, không độc, Lý Đông Viên và Mạnh Sằn đều cho là khí vị đều hậu, vì nó là loại thuốc vào kinh túc Thái âm, túc Dương minh". Sách Nội Kinh cho rằng: "Những người bất túc chân nguyên phải nên dùng những vi ngọt để bổ túc vào đó, vì hình thể bất túc nên dùng vị thuốc ấm để giúp cho khí đó". Vì ngọt bổ được trung nguyên, ấm thì ích được khí nên những vi ngọt, ấm hay bổ được Tỳ Vị mà có thể sinh tân dịch nữa. Nếu thỏa mãn được những điều kiện như thế thì trong 12 kinh mạch tự  nhiên nó thông lợi cả cửu khiếu nữa, tay chân điều hòa và thông sướng cả. Khi chính khí đã đầy đủ thì thần hồn được yên ổn, cho nên khi ở tâm phúc có tà khí hoặc gặp việc quá sợ sệt, nếu như giúp cho bên trong được hòa hoãn thì sự buồn phiền phải lui, nên những chứng như co thắt tim hoặc có cảm giác vặn ngược lên trên, những người khí thiếu, hễ mà Tỳ kinh được bổ thì khí lực mạnh lại được ngay. Cho nên trường vị cần phải được thanh, có khi chính vì nó mà làm cho cơ thể bất túc mà sinh ra chứng trường tích. Đại táo vì có vị ngọt nên hay giải được độc, hòa được các vị thuốc, làm cho tỳ vị sung túc. Về mặt năng lực của hậu thiên thì nó có thể giúp một phần trong việc dinh dưỡng, cho nên sách xưa mới nói rằng: "Dùng nó lâu thì nhẹ nhàng thân thể, sống lâu, nhẹ nhàng như thần tiên, không đói. Đó là ý nói đến những người tu tiên, luyện tịch cốc, người thường chưa chắc được như vậy (Bản Thảo Kinh Sơ).
8 - Đại táo vi ngọt, là vị thuốc củaTỳ kinh, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, nhuận phế, làm cho giảm ho, sát được độc của Phụ tử. Ngày xưa, Trương Trọng Cảnh trị chứng bôn đồn, dùng Đại táo với dụng ý giúp cho Tỳ thổ, dùng nó với mục đích bình thận khí. Trị đau tức cạnh sườn do thủy ẩm sinh ra thì dùng bài ‘Thập Táo Thang’ ý là giúp cho Tỳ thổ để thắng thận thủy, cho nên Đại táo tính của nó điều hòa được tạng phủ, là vị thuốc chính để hòa được cả trăm thứ thuốc vậy. Nhưng không nên dùng nhiều quá sẽ bị hại răng (Bản Thảo Đồ Giải).
9- Dùng táo đâ chưng rồi mới phơi khô thì tính nó ngọt, ấm, bổ Tỳ, tráng Vị, tư vinh vệ, nhuận phế, an thần, ăn lâu không đói, ngâm rượu uống. Nó sát đượ' độc của Phụ tủ, Ô đâàu, Thiên hùng, Xuyên tiêu (Tùy Tức Cư Ẩm Thực).
10- Phương Bắc sinh ra táo lớn mà quả cứng, thịt dầy, sức bổ tương đối rất mạnh gọi là ‘Giao táo’ cũng gọi tên khác là "Hắc đại táo". Táo màu đỏ gọi là "Hồng táo" có khí thơm, vị thanh tao, có tác dụng khai vị, dưỡng tâm, bổ tỳ huyết (Tùy Tức Cư Ẩm Thực).
11- Đại táo vị ngọt, tính bình, khi mới sinh ra thì hoa trắng nhỏ, quả sống màu xanh, khi chín màu vàng, khi chín lắm thì thành màu đỏ, phơi khô thì lại màu đen. Nó bẩm thụ được tinh hoa của khí đất trời, nên có đủ sắc của ngũ hành (Bản Thảo Sùng Nguyên).
12- Đại táo bẩm thụ được khí của mùa thu là khí của hành kim, nó nhập vào khí vị của hành Thổ, thu được chính khí trong đất nhập vào kinh Tỳ, khí vị của nó thăng nhiều hơn giáng vì nó thuộc dương (Bản Thảo Kinh Giải).
13- Đại táo bổ tỳ, nhưng không nên dùng quá nhiều, dùng nhiều thì lý mắc bệnh, vì tỳ phải phù hợp cả 4 khí, chẳng lẽ nó chỉ giữ được cái vị ngọt đó sao? Vả lại ngọt là chủ ngũ vị, mỗi thứ thuốc đều có vị ngọt rồi, nên phải tùy nghi, nghĩa là phải có những vị thuốc dẫn đạo vào các kinh thì nó mới hay được (Dụng Dược Tượng Pháp).
14- Đại táo dùng vào những thuốc tễ, làm tán, có tác dụng an trung, dưỡng tỳ, bình vị, dùng làm những tễ thuốc bổ có tác dụng trợ kinh khí, trừ tà khí để điều hòa các vị thuốc (Bản Thảo  Sơ Chứng).
15- Đại táo bổ tỳ thổ, vì nó có tính bổ huyết, hòa khí nhưng Nhân sâm cũng bổ Tỳ thổ mà nó có tính bổ khí để sinh huyết (Ngọc Thu Dược Giải).
16- Tại sao phải thêm Táo và Gừng sống vào thang thuốc sắc? Cổ nhân khi làm thuốc mỗi thang đều phải có thêm Táo và Gừng vào, là có ý thận trọng trong việc giữ gìn Vị khí, tuy nhiên, có nơi nên dùng, có nơi kiêng cữ khác nhau. Nếu bổ Tỳ Vị thì nên dùng Gừng và Táo. Làm ấm trung tiêu thì nên dùng Gừng lùi. Thuiốc bổ khí thì chỉ dùng Gừng. Thuốc phát biểu thì dùng Gừng sống. Thuốc bổ âm, thuốc vào phần huyết thì không nên dùng  Gừng, thuốc trị bệnh ở hạ tiêu thì cứ dùng Gừng, Táo. Thuốc trị bệnh về khí, không nên dùng Gừng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
17- Đại táo có tính ấm, bổ được bất túc, có vị ngọt nên hoãn được âm huyết. Tà ở phần Vinh, Vệ thì dùng Gừng và Táo vì cay ngọt có tác dụng phát tán, để hòa vinh vệ, vì vậy dùng bài Quế Chi Thang, Tiểu Sài Hồ Thang để trị. Trong bụng đầy trướng thì cấm ăn, vì vậy trong bài Kiến Trung Thang, Trương Trọng Cảnh trị đầy tức dưới tim đã bỏ không dùng Táo. Trong cổ phương, người xưa dùng Đại táo cùng với Tiểu mạch, Cam thảo để trị phụ nữ bị chứng tạng táo, vui buồn, khóc cười không rõ lý do. Thang Quy Tỳ phối hợp với Bạch truật để trị hồi hộp, hay quên. Cho nên các sách xưa cho rằng Đại táo có thể an trung, dưỡng Tỳ khí và lại có thể làm cho mạnh tâm thần, đó là cách dùng Đại táo có tính sâu xa vậy (Trung Dược Học Giảng Nghĩa)