Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Vị thuốc huyền thoại được tìm ra bởi một lương y huyền thoại

 

Từ rất lâu, Tía tô là một vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc xông chữa cảm hàn lưu truyền trong dân gian vô cùng hiệu nghiệm. Người bị chứng cảm hàn, thường ngất lịm, cứng miệng, tay chân, toàn thân lạnh ngắt… Nếu không gần nơi bệnh viện hay không được sơ cứu đúng cách ngay thì bệnh nhân rất dễ tử vong hoặc để lại tai biến lâu dài sau này. Bài thuốc xông của người dân trung du miền núi vùng Thanh – Nghệ rất đơn giản nhưng luôn có tác dụng triệt để trong chữa trị chứng cảm này.

Bài thuốc gồm có: Tía tô, Cúc tần, Lá bưởi, Lá tre gai, Cây sả, Kinh giới, Ngải cứu…, mỗi thứ một nắm (150g-200g tươi) cho vào nồi nước đun sôi rồi cho bệnh nhân trùm mền xông. Nếu bệnh nhân quá nặng, người ta lấy một chén (bát ăn cơm) nước xông mới đun xong ra quạt cho nhanh nguội rồi cạy miệng bón cho bệnh nhân uống (trường hợp bệnh nhân không còn có thể tự uống) hết chén nước là có thể hồi tỉnh để xông thuốc.

Bí mật hiệu quả của bài thuốc xông này nằm ở 4 vị thuốc chính là Tía tô (Tử tô) – Cúc tần – Ngải cứu, Kinh giới làm chủ vị.

Tía tô là một cây thường dùng làm gia vị ở miền Bắc và cũng là một cây thuốc có nhiều công dụng. Tác dụng chữa bệnh của cây này gắn liền với một truyền thuyết rất lý thú, được ghi lại trong sách Bách thảo dược dụng thú loại như sau:

Tương truyền một hôm Hoa Đà đi hái thuốc, ngồi nghỉ bên bờ sông tại một địa phương ở Giang Nam, tình cờ ông nhìn thấy một con rái cá đang ăn ngấu nghiến những con cua. Một lát sau, con rái cá đó ngã xuống, quằn quại trên mặt đất trông hết sức đau đớn. Hoa Đà tự nhủ: Có lẽ do con rái cá ăn quá nhiều cua chăng? Rồi Hoa Đà lại thầm nghĩ, thử xem nó có tìm cách gì để tự giải cứu hay không?

Sau đó, Hoa Đà thấy con rái cá bắt đầu cố lê lết bò men theo bãi sông, tìm đến chỗ một bụi cây màu tím thì dừng lại và ăn lá của cây ấy. Con rái cá nằm xuống nghỉ một lát, sau đã đứng dậy đi lại, như chưa hề xảy ra chuyện gì.

Thấy vậy, Hoa Đà bèn hái một bó cành và lá cây đó mang về tìm hiểu, cho từng ít vào miệng nếm thử, thấy có vị cay. Là một thầy thuốc giỏi thiên phú, ông suy nghĩ mãi và cuối cùng ông đã ngộ ra rằng, lá của thứ cây đó có thể hóa giải được việc trúng độc cua của con rái cá. Suy nghĩ tiếp, ông nhận thấy, cua là loại vật sống dưới nước, dòng máu lạnh, tính hàn, như vậy theo nguyên tắc “hàn giả nhiệt chi” (bệnh hàn thì dùng thuốc nóng để chữa) thì cành lá thứ cây màu tím đó phải có tính ôn.

Từ đó về sau, cứ đến mùa cua, hễ có người ăn quá nhiều cua mà bị trúng độc, đau bụng và tìm đến chữa, Hoa Đà đều dùng lá của thứ cây màu tím đó sắc lấy nước cho bệnh nhân uống, đều rất linh nghiệm, chỉ một lúc sau là người bệnh đã cảm thấy dễ chịu. Từ đó Hoa Đà đặt tên cho thứ cây đó là Tử thư. Vì là thứ cây lá màu tím và uống vào cảm thấy thư thái.

Về sau trong quá trình sử dụng, người ta còn phát hiện ngoài tác dụng của cây tía tô là giải trúng độc cua, thứ cây màu tím này còn có rất nhiều tác dụng khác nữa. chỉ có điều, hiện nay vị thuốc thu hái toàn thân của thứ cây màu tím này không còn được gọi là Tử thư nữa, mà là biến đổi thành Tử tô. Đó là do Tử thư và Tử tô, phát âm gần giống như nhau. Mà cũng có thể, do nhầm lẫn trong ghi chép của đời sau vậy.

Tác dụng của cây tía tô:

Về phương thuốc giải độc của cây Tía tô trong truyền thuyết nói trên. Ngày nay được dùng để giải độc khi ăn nhằm các loại hải sản (cua, cá..) bằng cách dùng một nắm lá Tía tô tươi (250g) giã nát vắt lấy nước cho uống.

Một trường hợp do người viết đã chữa trị bị trúng độc cá nóc ở Phú Quốc (tên Vỹ) rất hiệu quả bằng cách này. Sau đó kết hợp bài thuốc Tía tô giải độc thang gia giảm gồm: Tía tô 18g, Sinh khương (gừng tươi) 8g; Bạc hà 8g; Cam thảo 4g.

Ngoài tác dụng giải trúng độc cua, trong quá trình sử dụng tía tô làm thuốc, người ta còn phát hiện thêm rất nhiều tác dụng khác nữa. Đặc biệt nữa là, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc, Đông y thường sử dụng nhiều bài thuốc với những vị thuốc từ cây tía tô:

Tô diệp: là lá tía tô. Thu hái vào lúc cây bắt đầu có hoa là tốt nhất, phơi khô ở nơi râm mát và thoáng gió, cất đi dùng dần. Tô diệp được xếp vào loại thuốc “tân ôn giải biểu” (chữa cảm lạnh) thường dùng để chữa chứng cảm hàn nhẹ. Theo Đông y, tô diệp có vị cay, tính ẩm, vào các kinh Phế và Tùy. Có tác dụng phát biểu tán hàn (giải cảm lạnh), lý khí hòa trung (điều hòa chức năng tiêu hóa) và an thai. Chủ trị ngoại cảm phong hàn, tỳ vị khí trệ (đầy bụng, tiêu hóa kém), thai động không yên, giải độc cua, mật cá.

Tô ngạnh: Cành tía tô. Theo Đông y, tô ngạnh có vị ngọt, tính ôn bình, vào 3 kinh Phế – Tỳ – Vị. Có tác dụng điều khí giải uất, giảm đau, an thai, làm mạnh dạ dày, chống nôn mửa. Chủ trị ngực bụng đầy tức, động thai.

Tác dụng giải cảm của tô ngạnh không mạnh bằng tô diệp, nhưng lại có thêm tác dụng điều khí giải uất tương đối bình hòa, nên rất thích hợp với trường hợp cơ thể suy nhược.

Tử tô: là quả chín của cây tía tô (thường gọi nhầm là hạt vì hạt tía tô rất nhỏ, nằm bên trong quả). Theo Đông y, tử tô có vị cay, tính ấm. Quy vào 2 kinh Phế và Đại tràng; có tác dụng giáng khí bình suyễn, trừ đàm, nhuận tràng, dùng trong các trường hợp cổ họng tắc nghẽn, khó thở, ho suyễn, ngực đầy tức..

Tử tô bao: là nụ hoa Tía tô, có tính bình hòa, có tác dụng làm ra mồ hôi để giải cảm mà không gây ảnh hưởng khí, thường dùng kê thuốc cho bệnh nhân là trẻ em, người già yếu, phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sanh cơ thể suy nhược bị cảm lạnh, một số trường hợp xuất huyết khác.

Tô đầu: Phần rễ và phần thân già ở sát gốc, gọi là Tô đầu, cũng có tính năng tương tự như Tử tô bao. Bột gốc và rễ Tía tô phơi khô tán ra có thể cầm máu vết thương nhẹ phần mềm.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Mè đất, Trớ diện thảo, Phong oa thảo, Man mác trắng, Bạch thiệt: Leucas zeylanica (L.) R. Br

 Tên thường dùng: Mè đất, Trớ diện thảo, Phong oa thảo, Man mác trắng, Bạch thiệt


Tên khoa học: Leucas zeylanica (L.) R. Br

Tên tiếng Trung: 绉面草

Họ khoa học: thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Cây mè đất

(Mô tả, hình ảnh cây mè đất, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:


Cây mè đất là một cây thuốc quý, dạng cây thảo cao 20-50cm. Thân vuông, thẳng mọc đứng. Cành mọc đối, vuông. Lá mọc đối không cuống, phiến hình mũi mác, mép hơi khía răng. Cụm hoa hình cầu ở nách lá cách xa nhau. Lá bắc hình chỉ, ngắn hơn đài. Ðài hình ống, miệng đài xiên, mặt trong có lông, 10 gân, 10 răng. Tràng màu trắng thò ra ngoài ít, ống thẳng, môi trên lõm, môi dưới 3 thùy, 4 nhị, vòi ngắn, chẻ đôi. Quả bế tư, màu nâu, nhẵn.

Ra hoa quả quanh năm.

Bộ phận dùng:

Toàn cây - Herba Leucatis Zeylanicae.

Nơi sống và thu hái:

Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Tây Á châu đến Nam Trung Quốc và Việt Nam.

Ở nước ta, cây mọc hoang thông thường dọc đường đi, các bãi đất hoang, ruộng khô vùng đồng bằng khắp nước ta. Thu hái cây vào mùa hè, mùa thu, thái ngắn, phơi khô dùng hay dùng tươi.

Thành phần hóa học

Chưa có nghiên cứu

Tác dụng dược lý

Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất Trichophyton có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn

Vị thuốc mè đất

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị, tác dụng:

Vị đắng cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong giải biểu, chỉ khái, hoá đàm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng để trị cảm mạo, ho, Phong nhiệt tê đau, dạ dày và ruột không thông, ho gà, đau họng, đau răng, khó tiêu, kinh nguyệt không đều, vô kinh, bệnh quáng gà, loét di động.

Liều dùng:

Liều dùng 12-25g, dạng thuốc sắc.

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc mè đất

Chữa mắt bị va quệt, kéo mây, đóng vảy cá:

Lấy một ít lá cây mè đất, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cho vào một ít muối nhỏ vào mắt ngày vài lần.

Chữa loét dạ dày lâu năm:

Cây Mè đất, vỏ cây Mù u, vỏ cây Vú sữa, sao vàng, khử thổ, sắc uống.

Chữa sa dạ dày:

Cây Mè đất khô, chặt ra, sao thơm, khử thổ, mỗi lần sắc chừng hai nắm lớn, đổ xâm xấp nước, sắc còn 1/3 uống thay nước trà trong ngày.

Điều trị ho gà:

Mè đất 12g, cam thảo 9g sắc uống ngày 2-3 lần.

Tham khảo

Ứng dụng

Ở Ấn Ðộ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trị ghẻ và bệnh ngoài da, cũng dùng trị đau đầu và cảm mạo. Ở Inđônêxia, cây cũng được dùng trị bệnh ngoài da.

Ở nước ta, nhân dân còn dùng làm thuốc trị rắn cắn, trị sa dạ dày và chữa bệnh đau mắt cho người và gia súc.

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Tại sao con người lại gù lưng, tóc bạc và da đồi mồi sau khi già? Câu trả lời rất đơn giản

 

Tuổi già có 3 trạng thái xấu xí: lưng gù, tóc bạc và da đồi mồi. Trong mắt người già, đây không phải là xấu mà là dấu ấn để lại trên cơ thể theo năm tháng. Nhưng tại sao khi về già chúng ta lại bị gù lưng, tóc bạc và da đồi mồi?

Vốn dĩ khi còn trẻ eo thon, dáng thẳng, thì nay về già chiều cao thu hẹp, lưng gù?

Tại sao con người lại gù lưng, tóc bạc và da đồi mồi sau khi già? Câu trả lời rất đơn giản - Ảnh 1.

Nguyên nhân lưng gù không phải thiếu canxi, mà là thiếu lượng xương

Nguyên nhân không phải thiếu canxi, mà là thiếu lượng xương. Nhiều người không hiểu mối quan hệ giữa khối lượng xương và canxi. Họ chỉ biết rằng canxi là cần thiết, nhưng họ không biết rằng khối lượng xương mới thực sự cần thiết.

Khối lượng xương là thuật ngữ chung cho tất cả các chất liên quan đến dinh dưỡng xương, bao gồm các khoáng chất cần thiết cho xương, chẳng hạn như canxi và phốt pho, các chất dinh dưỡng khác tốt cho xương, chẳng hạn như collagen, protein và muối vô cơ. Việc bổ sung canxi đơn lẻ không ảnh hưởng nhiều đến việc duy trì xương, thậm chí bổ sung quá nhiều canxi có thể dẫn đến nồng độ canxi trong máu quá cao.

Khi không được bổ sung dinh dưỡng, cơ thể già đi, khối lượng xương cũng nhanh chóng bị mất đi. Sau khi đi lại, xương mất dần chất nuôi dưỡng, nhỏ dần và dễ gãy, cho đến khi loãng xương. Khom lưng là biểu hiện trực tiếp của bệnh loãng xương. Những người bị loãng xương cũng có thể có dấu hiệu gãy xương và giảm chiều cao. Đồng thời, tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cũng sẽ tăng cao như viêm khớp gối, thoái hóa đốt sống cổ….

Vốn dĩ tóc toàn màu đen, sao bỗng dừng lại chuyển sang màu trắng?

Tại sao con người lại gù lưng, tóc bạc và da đồi mồi sau khi già? Câu trả lời rất đơn giản - Ảnh 2.

Tóc trắng là do hắc tố gây nên

Thời xưa, Ngũ Tử Tư sau một lần thức đêm, tóc bác trắng, mọi người cũng luôn tin rằng, nỗi buồn và áp lực sẽ khiến tóc bạc nhanh. Không thể nói là không có lý, nhưng tóc trắng của người già không có liên quan nhiều đến cảm xúc tiêu cực, chủ yếu là do hắc tố gây nên. 

Tóc con người có màu đen là do cơ thể tiết ra một lượng lớn sắc tố melanin khi còn trẻ. Khi một người già đi, mức độ trao đổi chất giảm và năng lượng không đủ nên không thể tiết ra melanin. Nếu không có melanin, tóc sẽ tự nhiên chuyển sang màu trắng. Tuổi càng cao thì tóc càng trắng, người già sống thọ về cơ bản đều là tóc bạc.

Những người trẻ cũng có bạc, không phải già mà là ốm. Có thể do yếu tố di truyền, hoặc có thể do bệnh gan, thận. Ví dụ, tóc trắng ở thái dương tương ứng với gan, tóc trắng trên đỉnh đầu tương ứng với thận, tóc trắng trên trán tương ứng với lá lách và dạ dày, và tóc trắng sau gáy tương ứng với bàng quang.

Tại sao khuôn mặt mịn màng, căng bóng lại phủ đầy đồi mồi, nếp nhăn khi về già?

Tại sao con người lại gù lưng, tóc bạc và da đồi mồi sau khi già? Câu trả lời rất đơn giản - Ảnh 3.

Đồi mồi nguyên nhân là do lão hóa da hoặc do di truyền, mặt khác còn liên quan đến bệnh tật

Các vết đốm đồi mồi trên khuôn mặt là những đặc điểm quan trọng nhất còn sót lại của tuổi tác và thuộc về khối u lành tính. Không phải mọi người cao tuổi đều có đốm đồi mồi, nhưng những người trên 40 tuổi thường sẽ có nhiều đốm đồi mồi hơn. Một trong những nguyên nhân là do lão hóa da hoặc do di truyền, mặt khác còn liên quan đến bệnh tật.

Ví dụ, một số người cao tuổi không có đốm đồi mồi trên khuôn mặt của họ, mà là xuất hiện nám. Nám da có liên quan trực tiếp đến bệnh gan, sau khi mắc bệnh gan và già đi, gan bị thoái hóa tự nhiên sẽ làm tăng khả năng bị nám da.

Các đốm đồi mồi và nếp nhăn cũng có liên quan với nhau, nếu có nhiều đốm đồi mồi, nếp nhăn sẽ tăng lên. So với những người cùng lứa tuổi, ai cao hơn về chiều cao, ai ít tóc bạc hơn, ít đốm đồi mồi hơn đều đáng tự hào vì cơ thể còn đang khỏe mạnh, quá trình lão hóa chậm.

Để đối phó với lão hóa, chúng ta luôn phải duy trì thái độ tích cực, thường xuyên tập thể dục, đi ngủ sớm, ăn uống điều độ, tránh các loại thực phẩm chiên dầu mỡ, tránh bia rượu và thuốc lá.

Nguồn aboluowang













Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Hiểu thế nào về nguyên tắc 'đêm 7 ngày 3, vào ra không kể'

  - Câu nói “Đêm 7 ngày 3, vào ra không kể" khiến nhiều người liên tưởng tới "bí kíp phòng the" nào đó không hay. Tuy nhiên, đây lại là nguyên tắc cơ bản để giúp chúng ta sống lâu, sống khỏe.

Đêm 7” là đêm ngủ ít nhất 7 tiếng đồng hồ

Tùy vào thể trạng, thói quen công việc và lối sống của mỗi người nên không phải ai cũng cần được ngủ cùng lượng thời gian nhất định. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, những người từ 20 tuổi trở lên phải ngủ ít nhất 7 tiếng  một đêm thì mới đảm bảo sức khỏe.

Có một số người vẫn không ngủ đủ 7 tiếng cho một đêm nhưng vẫn không cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau, nhưng về lâu dài, những người này sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, huyết áp, tim mạch… và thậm chí, giảm cả tuổi thọ. Đặc biệt đối với phụ nữ, đây là một trong những nguyên nhân làm xấu da, thâm quầng mắt… Do đó, đối với cơ thể, điều độ luôn tốt hơn cường độ.

“Ngày 3” là ăn đủ 3 bữa mỗi ngày

Ai cũng biết, trong một ngày, chúng ta cần phải ăn ít nhất 3 bữa là sáng, trưa và chiều. Tuy nhiên, sự phân phối lượng thức ăn cho 3 bữa có sự khác nhau. Bữa sáng là bữa ăn cung cấp năng lượng sau một đêm dài không ăn và cho một ngày làm việc nên sẽ là bữa chính. Bữa trưa cũng tương tự nhưng có thể ít hơn. Riêng buổi tối, chúng ta có thể cho đây là bữa phụ vì đa phần đều ăn xong không hoặc ít hoạt động mà chỉ dành thời gian để ngủ. Lúc này, năng lượng nạp vào bữa tối quá nhiều sẽ biến thành năng lượng dự trữ khiến chúng ta rất dễ bị thừa cân, từ đó gây ra các bệnh nguy hiểm khác. Đây không những là bí quyết để khỏe, mà còn là bí quyết để đẹp.

Tuy nhiên, nếu có thời gian và điều kiện thì chúng ta nên chia nhỏ các khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa khác nhau trong ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

“Vào ra không kể” là nói đến chuyện uống nước hàng ngày

Để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất cho cơ thể thì chúng ta cần phải uống ít nhất 2 lít nước/ ngày. Với những người làm công việc văn phòng, ngồi nhiều một chỗ và thường quen hay lười uống nước, ngoài việc mỗi lần đứng lên hay đi ra đi vô uống nước thì chúng ta cũng nhớ chớp mắt hoặc tìm một vật gì đó ở xa để nhìn trong khoảng vài phút để giúp mắt thư giãn.

Ngoài ra, để duy trì cuộc sống khỏe mạnh, mọi người có thể duy trì 7 nguyên tắc ít - nhiều:

- Ít thịt, nhiều rau.

- Ít mặn, nhiều chua.

 Ít đường, nhiều trái cây.

- Ít ngồi, đi đứng nhiều.

- Ít âu lo, ngủ nhiều.

- Ít đi xe, đi bộ nhiều.

- Ít nóng giận, cười nhiều hơn

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Đàn ông thường xuyên ăn 5 thực phẩm này, "chuyện đó" yếu đến mấy cũng khỏe trở lại

 - 5 thực phẩm dưới đây tốt cho khả năng sinh lý của cánh mày râu, nhớ bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.

Hàu biển

Trong các thực phẩm tốt cho nam giơi thì những con hàu biển là một trong những loại thực phẩm có khả năng tăng tăng cường sức mạnh nam giới vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, khi bạn thường xuyên ăn hàu biển có chứa rất nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao như kẽm giúp cho cơ thể người đàn ông thúc đẩy quá trình sản sinh nội tiết tố testosterone bên trong cơ thể cải thiện chuyện chăn gối hiệu quả.

Thịt bò

Trong thành phần dinh dưỡng của thịt bò được biết đến là một thực phẩm giàu dưỡng chất, giúp tăng cường sức mạnh cho nam giới trong chuyện ân ái. Theo các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng thịt bò có có hiệu quả cao trong việc tăng cường sinh lý nam giới và ngăn ngừa vô sinh.

Lý do là thịt bò có hàm lượng kẽm giúp tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể. Bên cạnh đó, thịt bò còn chứa nhiều dưỡng chất giúp bạn giảm bệnh hoa mắt chóng mắt hiệu quả.

Hàu tốt cho nam giới

Hàu tốt cho nam giới

Trứng cút lộn

Trong thành phần dinh dưỡng của trứng cút lộn cũng là thực phẩm chính là thực phẩm vàng tốt cho những chàng trai bị yếu sinh lý. Ngoài ra, trong trứng cút lộn còn chứa nhiều chất khoáng chất canxi, sắt và các vitamin A, Vitamin B1, B2 rất tốt cho sức khỏe của cơ thể của bạn. Nhất là trứng cút lộn còn có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau giúp bạn thay đổi dưỡng chất mỗi ngày.

Cá chép

Trong thành phần dinh dưỡng của cá chép không những là loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, trong thành phần dinh dưỡng của cá chwps còn chứa nhiều chất bổ, khoáng chất cần thiết cho cơ thể bạn như lipid, protid, khoáng chất và vitamin có tác dụng , hạ khí thông nhũ, bổ thận tráng dương, bổi bổ sức khỏe, giúp nam giới có thể gia tăng ham muốn và khả năng làm cha của cánh mày râu.

Bông cải xanh tốt cho sức khỏe của nam giới

Bông cải xanh tốt cho sức khỏe của nam giới

Bông cải xanh

Trong thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh được biết đến là một loại rau rất giàu acid folic. Chất acid folic là một chất rất cần thiết trong việc tạo tinh trùng, tăng khả năng sinh sản cho người nam giới.

Ngoài ra, trong dinh dưỡng của bông cải có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin K chất xơ, Mangan, sắt và kali,… giúp cho cơ thể của bạn vô cùng khỏe mạnh, giảm hẳn bệnh hoa mắt chóng mặt.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Có nên bấm huyệt chữa đau vai gáy không?

Có nên bấm huyệt chữa đau vai gáy không?

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện YHCT TƯ, ngoài những tác dụng và hiệu quả giảm nhanh tình trạng đau nhức, cứng cơ vai gáy thì liệu pháp bấm huyệt còn có nhiều ưu điểm mà người bệnh đau vai gáy nên áp dụng như:

– Điều trị bảo tồn, sử dụng hoàn toàn đôi bàn tay không có sự can thiệp của dụng cụ y tế an toàn và không gây đau cho người bệnh.

– Bấm huyệt chữa đau vai gáy là phương pháp điều trị không dùng thuốc nên người bệnh không phải phụ thuộc vào thuốc cũng như tránh được những tác dụng phụ nguy hại khi lạm dụng thuốc.

– Tác động đến hệ cơ, mạch máu, gân, dây thần kinh cho hiệu quả giảm đau vai gáy và phục hồi vận động nhanh chóng, duy trì hiệu quả lâu dài cho người bệnh.

– Thời gian và liệu trình điều trị ngắn, tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

– Bấm huyệt đặc biệt phù hợp với các cơn đau vai gáy, căng cứng vai gáy cấp. Đối với các bệnh lý xương khớp mãn tính gây đau cổ, vai, gáy thì bấm huyệt được xem là liệu pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cũng khẳng định, tác dụng cũng như những ưu điểm của bấm huyệt chữa đau cổ vai gáy chỉ hiệu quả khi được thực hiện đúng cách, bài bản tại đơn vì uy tín, do bác sĩ có chuyên môn trực tiếp trị liệu. Trường hợp, bấm huyệt sai cách có thể gây ra những biến chứng như: tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ, bong gân, gãy xương, tình trạng đau nhức, cứng cơ, khớp nặng hơn.

Cách xác định huyệt vùng vai gáy và bấm huyệt chữa đau vai gáy chuẩn khoa học

Theo bác sĩ Vân Anh, bấm huyệt hiệu quả và an toàn khi đáp ứng đủ các yếu tố sau đây:

  • Được thực hiện bởi bác sĩ, kỹ thuật viên YHCT giỏi và giàu kinh nghiệm
  • Bấm huyệt đau vai gáy đúng quy trình, thận trọng theo từng bước
  • Kỹ thuật đôi bàn tay của người bấm huyệt nặng – nhẹ phù hợp với vị trí các huyệt đạo
  • Tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân trong quá trình trị liệu
  • Bấm chính xác các huyệt đạo có tác dụng trong giảm đau vai gáy

Vị trí 3 huyệt chính cần tác động để trị đau vai gáy bao gồm:

– Huyệt Phong trì: Vị trí lõm nhất của bờ thang cơ ức, xương đòn chũm và cơ thang bờ ngoài bám vào đáy hộp sọ. Tác dụng khu phong, sơ phong tán tà, thanh nhiệt, giải biểu. Trị đau cứng cổ gáy, đau đầu, các bệnh ở não…

– Huyệt Đại chùy: Nằm ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai của đốt sống cổ số 7. Tác dụng thông dương, thông khí toàn thân, điều khí, tăng cường đề kháng. Chủ trị đau cứng cổ vai gáy, mệt mỏi…

– Huyệt Kiên tỉnh: Nằm tại giao điểm của đường ngang nối huyệt Đại chùy với điểm cao nhất vùng xương đòn phía ngoài. Bấm huyệt chủ trị chứng đau lưng, đau cứng cổ, vai, gáy, bại liệt do trúng phong.

Vị trí huyệt vùng vai gáy
Vị trí huyệt vùng vai gáy

Ngoài ra, cần phối hợp với các huyệt kiên trung du, phong môn, kiên ngung, ngung tiền, kiên trinh, thiên tông, cách du, các huyệt giáp tích với mục đích làm giãn cơ, lưu thông khí huyết vùng cổ, vai, gáy.

Bấm huyệt liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc kỳ diệu và an toàn

Bấm huyệt là liệu pháp chữa bệnh đã có từ lâu đời, song hành với sự phát triển của Y học cổ truyền. Xoa bóp bấm huyệt đem lại hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh như: Đau đầu, đau bụng kinh, nhóm bệnh về thần kinh, cơ xương khớp… dưới tác động của đôi bàn tay không cần thuốc. Bài viết sau gửi đến người bệnh và bạn đọc quan tâm thông tin chi tiết về tác dụng, cách bấm huyệt chuẩn khoa học tại đơn vị Y học cổ truyền uy tín.

Bấm huyệt là gì? Cơ chế trị bệnh của xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt trở thành xu hướng trị bệnh không dùng thuốc hiệu quả và an toàn được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng đôi bàn tay (các ngón tay, ô mô ngón tay, gốc bàn tay, đốt ngón tay, lòng bàn tay…) tác động vào vị trí các huyệt đã được xác định trên cơ thể. Khi các huyệt đạo được kích thích sẽ tác động và kích hoạt khả năng tự hồi phục và chữa lành của cơ thể thông qua hệ thống kinh lạc.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, cơ thể người có 108 huyệt đạo (72 huyệt cơ bản, 36 huyệt quan trọng), nối với 12 đường kinh và 8 mạch kỳ kinh. Huyệt, kinh mạch và tạng phủ có mối liên hệ mật thiết với nhau. 

Bấm huyệt tác động đến da thịt, hệ thống dây thần kinh, mạch máu, cơ quan thụ cảm làm xuất hiện những thay đổi về thần kinh, nội tiết, thể dịch. Từ đó tăng khả năng lưu thông khí huyết, sản sinh hormone endorphin giảm đau nội sinh, giảm đau theo tiết đoạn thần kinh, giãn cơ và đạt được mục đích điều trị như mong muốn.

Bấm huyệt là gì
Bấm huyệt giảm đau theo tiết đoạn thần kinh tại nhiều vị trí

Tác dụng của bấm huyệt trong điều trị bệnh không dùng thuốc

Với cơ chế trị bệnh kể trên, xoa bóp bấm huyệt đem lại nhiều tác dụng kỳ diệu trong điều trị bệnh không dùng thuốc. Một trong những tác dụng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe của liệu pháp bấm huyệt là:

Giải phóng nhanh các cơn đau nhức, thư giãn cơ và giảm áp lực lên hệ thần kinh. Đẩy lùi ngoại tà, thông kinh hoạt lạc, điều hòa và tăng cường chức năng phủ tạng, hỗ trợ tiêu hóa thông qua hệ thống kinh lạc. Tùy vào vị trí huyệt đạo tác động mà bấm huyệt phát huy hiệu quả điều trị các vấn đề bệnh lý cơ thể gặp phải khác nhau.

Tác động trong quá trình trị liệu giúp tăng cường hệ miễn dịch và thể lực, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phòng nhiều bệnh lý. Đồng thời, liệu pháp bấm huyệt tại nhà có tác dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp da.

Xoa bóp bấm huyệt giúp thư giãn tinh thần, điều chỉnh và lập lại sự cân bằng của hoạt động thần kinh, giải tỏa căng thẳng, stress. Bấm huyệt đặc biệt có hiệu quả đối với các bệnh lý liên quan đến hệ thống dây thần kinh ngoại biên, thần kinh trung ương, bệnh cơ xương khớp, mất ngủ, các chứng bệnh nan y, mãn tính.

Bấm huyệt là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và an toàn không gây đau, cơ thể không phải phụ thuộc vào thuốc. Chính vì vậy, châm cứu bấm huyệt trở thành xu hướng trị bệnh của thế kỷ 21 được nhiều người lựa chọn.

Bấm huyệt chữa bệnh gì và kỹ thuật chuẩn khoa học

Với tác dụng to lớn của bấm huyệt, liệu pháp được áp dụng trong trị liệu rất nhiều các bệnh lý khác nhau, trong đó có cả các bệnh nan y, mãn tính. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ YHCT sẽ xác định các huyệt cần tác động phù hợp.  Một số bệnh lý được điều trị hiệu quả bằng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt gồm:

Bấm huyệt chữa đau bụng kinh

YHCT gọi đau bụng kinh là thống kinh gây ra do khí huyết ứ trệ, khí huyết hư nhược mà dẫn dẫn đến đau. Bấm huyệt đau bụng kinh nhằm lưu thông khí huyết với các động tác xoa, miết, day, nhào vùng bụng dưới. Căn cứ vào thể thống kinh gặp phải mà bấm huyệt giảm đau bụng kinh xác định vị trí các huyệt sau:

  • Thể thực hàn: Day bấm huyệt Huyết hải, Tử cung, Tam âm giao, Quan nguyên, Trung cực, Tỳ du, Thận du
  • Thể hư hàn: Day ấn huyệt Huyết hải, Tử cung, Tam âm giao, Quan nguyên, Trung cực, Tỳ du, Thận du, Khí hải, Nội quan.
  • Thể huyết ứ: Bấm huyệt Tam âm giao, Trung đô, Huyết hải và day các huyệt Hợp cốc, Thiên khu.
  • Thể khí trệ: Day huyệt Tam âm giao, Huyết hải, Quan nguyên, Túc tam lý.

Bấm huyệt chữa đau đầu giảm nhanh cơn đau

Đau đầu, đau nửa đầu có căn nguyên do tâm căn suy nhược, ngoại tà xâm nhập, tạng phủ rối loạn. Xoa bóp bấm huyệt trị đau đầu tác động đến các huyệt vị tăng cường lưu thông máu đến não, giảm áp lực và căng thẳng lên hệ thần kinh giúp giảm đau nhanh chóng. 

Để thực hiện bấm huyệt giảm đau đầu, cần thực hiện các động tác xoa, xát, miết, day, lăn các huyệt vị tại vùng cổ, vai, gáy nơi có mạch máu và đầu mối dây thần kinh trung ương. Vị trí các huyệt cần tác động bao gồm:

  • Huyệt Bách hội: Chính giữa đỉnh đầu 
  • Huyệt Thái dương: Chỗ lõm phía sau đuôi lông mày và đuôi mắt 1 thốn.
  • Huyệt Tứ thần thông: Ở 4 phía huyệt Bách hội cách 1 thốn về 4 phía.
  • Huyệt Thượng tinh: Chính giữa đường đỉnh đầu, nằm ở giữa huyệt Bách hội và Ấn đường.
  • Huyệt Phong trì: Phần lõm nhất của bờ thang cơ ức sau gáy, xương đòn chũm và cơ thang bờ ngoài bám đáy hộp sọ.
  • Huyệt Hợp cốc: Nằm ở bờ ngoài xương bàn tay ngón 2. Bấm huyệt bàn tay có tác dụng thanh tiết phế khí, giải nhiệt, khu phong…
Bấm huyệt Phong trì chữa đau đầu
Bấm huyệt Phong trì trị đau đầu

Ngoài ra, căn cứ vào căn nguyên gây đau đầu do khí hư, huyết hư, nhiệt hỏa, đàm thấp, cảm mạo, huyết áp cao (thấp) mà bác sĩ YHCT có thể kết hợp day ấn thêm các huyệt liên quan. Mỗi lần thực hiện 1 lần và mỗi lần 30 phút.

Bấm huyệt chữa mất ngủ để dễ ngủ hơn

Mất ngủ là tình trạng người bệnh khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, thường bị tỉnh giấc. Theo YHCT, mất ngủ được xếp vào chứng thất miên do ngũ chí mất cân bằng. Xoa bóp bấm huyệt trị mất ngủ giúp thư giãn tinh thần, ổn định ngũ chí giúp dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. 

Các vị trí thực hiện bấm huyệt dễ ngủ gồm vùng đầu, cổ, vai gáy, tay và chân. Các huyệt tác động gồm: Huyệt Bách hội, Thái dương, Thượng tinh, Phong trì.

Bên cạnh đó, tùy vào căn nguyên gây mất ngủ mà thầy thuốc có thể day ấn thêm các huyệt Nội quan, Hợp cốc, Tam âm giao, Thần môn, Thái bạch… Thực hiện bấm huyệt chữa mất ngủ 30 phút/ lần/ ngày, 1 liệu trình kéo dài 15 – 30 ngày.

Bấm huyệt chữa đau lưng

Đau lưng cấp tính, mãn tính do nhiễm phong hàn, thấp nhiệt gây bế tắc kinh lạc, huyết hư, huyết ứ, thận âm hư. Bấm huyệt đau lưng giúp giảm nhẹ cơn đau, dễ dàng vận động cúi, đứng lên, ngồi xuống khi thực hiện tuần tự các động tác xát, xoa, miết, phân, hợp, bóp, chặt vùng lưng, thắt lưng, vùng bị đau. Các huyệt cần day ấn gồm:

  • Huyệt A thị: Nằm ở điểm đau nhất ở vùng lưng.
  • Huyệt Hoa đà giáp tích: Nhóm huyệt nằm ở đốt sống L1 – L5 đo ngang ra 0,5 tấc từ mỗi mỏm gai đốt sống.
  • Huyệt tương ứng với vùng đau, Vỗ huyệt Mệnh môn (chỗ lõm đốt sống 14) và kết hợp vận động cột sống.

Bấm huyệt trị ho do viêm họng, viêm phế quản:

Các cơn ho dai dẳng do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, hen phế quản… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt của nhiều người. Với phương pháp bấm huyệt chữa, cách xoa bóp, day ấn huyệt giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng của tạng phủ, nhất là tạng phế, giảm ho nhanh chóng.

Bấm huyệt chữa viêm họng, ho thường tác động đến các huyệt Dũng tuyền (nằm giữa lòng bàn chân), huyệt Xích trạch (giữa khuỷu tay phía trước), huyệt Khổng tối (nằm ở vùng cẳng tay), huyệt Thái uyên (nằm ở cổ tay).

Bấm huyệt chữa đau vai gáy

Đau vai gáy dẫn đến tê mỏi vùng vai gáy, tay chân, lan lên đầu. Theo Đông y, hội chứng vai gáy thường do cơ thể nhiễm phong hàn thấp, tổn thương kinh lạc, khí huyết ứ trệ. Kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt tập trung vào vùng vai gáy kết hợp với xoay và vận động khớp cổ. Vị trí các huyệt cần tác động gồm: Phong trì, Phong phủ, Thiên trụ, Đại chùy, Kiên trung du, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Kiên trinh, Thiên tông, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Lạc chẩm…

bấm huyệt chữa đau vai váy
Hình ảnh bấm huyệt chữa đau vai váy

Bấm huyệt hạ huyết áp

Huyết áp tăng cao do thần kinh căng thẳng. Người bệnh chỉ cần dành ra 5 phút để bấm huyệt hạ huyết áp bằng cách xoa bóp bấm huyệt vùng tai (từ sụn tai xuống giữa xương cổ, từ đỉnh của phần dái tai xoa và xoay nhẹ theo chiều ngược kim đồng hồ). Day các huyệt Phong trì, Thái dương. Xoa mặt, bóp gáy nhẹ nhàng.

Bấm huyệt giảm cân

Béo phì là tình trạng cơ thể thừa quá nhiều lượng mỡ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và ngày càng phổ biến hiện nay. YHCT quan niệm béo phì liên quan đến chứng đàm ẩm dẫn đến trệ khí. Bấm huyệt giảm mỡ bụng, giảm cân nhằm khắc phục căn nguyên gây béo phì do ăn uống và sinh hoạt, ổn định chỉ số BMI.

Các động tác xoa, xát, miết, day, nhào cơ vùng bụng và toàn bộ cơ thể. Đồng thời bấm các huyệt: Túc tam lý, Giải khê, Dương lăng tuyền, Phong long, Thái xung, Ủy trung, Thừa sơn. Thông thường, mỗi lần xoa bóp bấm huyệt giảm cân cần thực hiện 30 phút, liệu trình kéo dài 50 – 60 ngày, và có thể diễn ra trong 2 – 3 liệu trình để đạt được kết quả mong muốn.

Xoa bóp bấm huyệt chữa viêm xoang

Viêm xoang thường phát sinh do phong hàn, phế khí và vệ khí hư, phong nhiệt, nhiệt độc gây ra. Xát, day, miết vùng mặt, tác động đến các huyệt: Hợp cốc, Bách hội, Thượng tinh, Thông thiên, Ấn đường, Toản trúc, Dương bạch, Cự liêu, Nghinh hương, Phong trì, Nội đình.

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình

Bệnh thường do các vấn đề về huyết áp, xơ cứng động mạch, thoái hóa cột sống cổ, thiếu máu, bệnh ở não… xuất phát từ can thận âm hư, huyết hư, đàm thấp… Các kỹ thuật xoa, vuốt, miết, phân, hợp, véo, day, bóp, gõ, chặt vùng đầu, mặt, cổ có tác dụng trong điều trị rối loạn tiền đình. Các huyệt cần day ấn gồm: Bách hội, Phong phủ, Thượng tinh, Thiên trụ, Phong trì, Thái dương, Hợp cốc, Nội quan, Tam âm giao, Giác tôn.

Bấm huyệt bàn chân, Tam âm giao điều trị rối loạn tiền đình
Bấm huyệt bàn chân, Tam âm giao chữa rối loạn tiền đình

Ngoài các bệnh lý kể trên, bấm huyệt chữa bệnh được áp dụng trong các trường hợp liệt dây thần kinh ngoại biên, chữa đau răng, bấm huyệt mặt nhằm thông cơ mặt hoặc nâng cơ mặt, bấm huyệt chữa tự kỷ, câm điếc, bệnh cơ xương khớp và nhiều bệnh nan y, mãn tính khác.

Những lưu ý theo ý kiến chuyên gia

Để xoa bóp bấm huyệt đạt được hiệu quả như mong muốn và đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Có nên thực hiện tại nhà không?

Xoa bóp, bấm huyệt tuy là phương pháp đơn giản và an toàn. Tuy nhiên, phương pháp chỉ thực sự đem lại hiệu quả và an toàn khi được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Việc tự ý bấm huyệt tại nhà có thể xảy ra những sai sót ngoài ý muốn như: Bấm sai huyệt, day ấn quá mạnh dẫn đến gãy rạn xương, tổn thương cơ và dây thần kinh có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Hơn nữa, bấm huyệt có phạm vi chữa trị rất rộng gồm nhiều bệnh nan y, mãn tính nhưng không phải bệnh lý nào cũng có thể áp dụng. Thực tế, bấm huyệt chống chỉ định với một số tình trạng bệnh lý. Do đó, người bệnh nên thăm khám và thực hiện trị liệu đại đơn vị YHCT uy tín.

Vậy, xoa bóp bấm huyệt chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?

Xoa bóp bấm huyệt được chỉ định trong phòng và điều trị nhiều bệnh lý như: Bệnh cơ xương khớp, bệnh về dây thần kinh, các cơn đau cấp và mãn tính, bệnh đường tiêu hóa, viêm xoang…

Bấm huyệt chống chỉ định khi: Tổn thương cơ xương khớp do chấn thương kín hoặc hở, huyệt vùng da viêm, sưng tấy, lở loét; các bệnh ngoại khoa như viêm ruột thừa, viêm vòi trứng, xuất huyết dạ dày; bệnh ác tính; suy tim, gan, thận nặng; vị trí các hạch bạch huyết…

Xoa bóp bấm huyệt bao lâu thì khỏi bệnh?

Tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ bệnh và thể trạng sức khỏe của người bệnh mà thời gian trị liệu xoa bóp, bấm huyệt khác nhau ở mỗi người. Thông thường mỗi lần thực hiện trị liệu kéo dài trong 30 phút. Mỗi liệu trình khoảng 15 – 20 ngày. 

Tùy thuộc vào hiệu quả trị liệu, kết hợp thêm phương pháp điều trị theo YHCT mà người bệnh cần 2 – 3 liệu trình đối với các chứng bệnh cấp và mãn tính dạng nhẹ. Trường hợp nặng và bệnh nan y thời gian trị liệu kéo dài hơn.

Bấm huyệt chữa bệnh thận như thế nào ?


Theo như cuốn sách “châm cứu và bấm huyệt” của bác sĩ Nogier đã được xuất bản vào năm 1978 tại New York đã chỉ ra rằng, để có thể biết chính xác thận của bạn có bị nhiễm độc hoặc suy giảm chức năng hoạt động hay không, bấm huyệt chính là một phương pháp đơn giản có thể giúp bạn làm được việc đó.

Cách bấm huyệt giải độc thận

Cách bấm huyệt giải độc thận

Sử dụng ngón tay cái nhấn vào vị trí của huyệt thái khê (huyệt này nằm ở đỉnh cao nhất, ở ngay giữa gân gót và mắt cá chân trong). Nếu như trong quá trình ấn vào huyệt thái khê, bạn cảm thấy đau tức thì điều đó có nghĩa thận của bạn đang bị suy giảm chức năng hoạt động, nếu như càng ấn càng cảm thấy đau nhiều thì chức năng giải độc của thận đang hoạt động kém đi.

Vị trí huyệt thái khê

Vị trí huyệt thái khê nằm ở đâu

Cách bấm huyệt giải độc thận: Để giải quyết trường hợp này, bạn sử dụng ngón tay cái day trực tiếp vào huyệt thái khê trong thời gian 1 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Chỉ cần thực hiện phương pháp này trong thời gian dài một cách đều đặn sẽ giúp chức năng của thận được cải thiện rõ rệt hơn như đi tiểu tốt, giảm nhanh dấu hiệu đau mỏi gối, đau lưng và ngủ ngon giấc hơn.