Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Công dụng chữa bệnh của cây dứa dại

Dứa dại (còn gọi là dứa gai, dứa gỗ) thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào. Theo y học cổ truyền, tác dụng dược lý của từng bộ phận như sau:
1. Lá non: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng...
- Chữa viêm loét cẳng chân kinh niên: Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào tổn thương.
- Chữa các vết loét sâu gây thối xương: Dùng đọt non dứa dại giã đắp để hút mủ.
- Thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên: Dùng đọt non dứa dại 2 lạng ta, xích tiểu đậu 1 lạng ta, đăng tâm thảo 3 con, búp tre 15 cái sắc uống.
- Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu: Đọt non dứa dại 15-20 g sắc uống.
2. Hoa: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện không thông, đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo...
- Chữa ho do cảm mạo: Dùng hoa dứa dại 4-12 g sắc uống.
3. Quả: Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí... Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa...
- Chữa lỵ: Dùng quả dứa dại 30-60 g sắc uống.
- Chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: Quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng.
- Say nắng: Hoa hoặc quả dứa dại sắc uống.
- Đái buốt, đái rắt, đái đục: Quả dứa dại khô 20-30 g thái vụn, hãm uống thay trà trong ngày.
4. Rễ: Vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương.
- Chữa phù thũng, cổ trướng: Rễ dứa dại 30-40 g phối hợp với rễ cỏ xước 20-30 g, cỏ lưỡi mèo 20-30 g sắc uống.
- Chữa chấn thương: Rễ dứa dại tươi không kể liều lượng, giã nát đắp...

Công dụng thần kỳ của Nhục Thung Dung và Dâm Dương Hoắc

Trị bệnh bằng thảo dược ngày càng được ưa chuộng và phát triển trong đông y. Không chỉ mang lại hiệu quả, thảo dược còn đảm bảo tính thuần không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh.
Cây Nhục Thung Dung
Cây Nhục Thung Dung

http://farm5.static.flickr.com/4021/4317293380_81b66c8f55.jpgCây Nhục Thung Dung

Có tên khoa học là Cistanche salsa (C. A. Mey.) G. Bek. Nhục Thung Dung còn có tên gọi khác như: Nhục Tùng Dung, Thung Dung, Địa Tinh,....Hoạt chất của Nhục Thung Dung bao gồm: Ancaloit, chất trung tính, aminoaxit, chất đường, chất béo, valine, leucine.... Nhục Thung Dung có vị ngọt, mặn, tính ấm; vào hai kinh thận, đại tràng; Có công năng bổ thận, ích tinh, nhuận táo, hoạt tràng. Thường dùng cho nam giới liệt dương (dương nuy), nữ giới không có thai, đới hạ (nhiều khí hư), băng lậu, lưng gối lạnh đau, cơ bắp không có sức...

Theo các nghiên cứu dược lý, nhục thung dung là loại thuốc có tác dụng kiềm chế quá trình lão suy và kéo dài tuổi thọ, tăng thể lực, tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng hạ huyết áp ở mức độ nhất định và có tác dụng như một loại hormon sinh dục, có khả năng kích thích và điều tiết hoạt động của tuyến thượng thận, khắc phục tình trạng chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm và dẫn tới các bệnh liên quan. Như vậy có thể thấy, nhục thung dung là vị thuốc bổ, với nhiều tác dụng quý, đặc biệt là cải thiện tình trạng sinh lý yếu ở cả nam giới và nữ giới.

Sách Thần Nông bản thảo còn xếp vị thuốc này vào loại “thượng phẩm”. Đây là loại thuốc quý với rất nhiều công năng khác như: Nhuận trường, tráng dương, lưng gối lạnh đau ở nam, vô sinh...
Cây Dâm Dương Hoắc
Cây Dâm Dương Hoắc

Dâm Dương Hoắc

Dâm dương hoắc , tên thường gọi là Epimedium (Tên Latin là Herba Epimedii). Là cây thân thảo, cao khoảng 0.5 - 0.8m có hoa, cuống dài. Cây này có nhiều loài khác nhau như Dâm dương hoắc lá to, Dâm dương hoắc lá hình tim, Dâm dương hoắc lá mác, tất cả các loại trên đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương dành cho nam giới.

Dâm dương hoắc phân bố chủ yếu ở miền rừng núi và có rất nhiều ở Trung Quốc, đây là cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao biên giới giáp ranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Sapa.

Thành phần hóa học chủ yếu gồm: icariin; Benzen; Linoleic acid; Tannin; Oleic acid; Vitamin E; Acid palmitic; Flavonoids; Sterols.

Dâm dương hoắc có vị cay ngọt, tính bình, đi vào kinh can, thận.

Bẳng các kỹ thuật phân tích hiện đại, trên mô hình thực nghiệm và lâm sàng, nhiều nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh Dâm Dương Hoắc có công dụng đặc biệt: Kích tố nam, bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh, phong hàn thấp tý, bán thân bất toại. Hạ áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não.
Happy men - Sản phẩm thảo dược hiệu quả

Với các thành phần chủ yếu từ thảo dược như Nhục thung dung, Nhân sâm, Cẩu kỳ tử, Khúc khắc.... đặc biệt là thành phần từ cây Dâm Dương Hoắc - Happy man kích thích lượng testosterone sản sinh nhiều hơn, ngăn chặn sự lão hóa.

- Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho nam giới

- Phòng chống và hỗ trợ điều trị cho nam giới không may bị suy giảm sinh lý, liệt dương, di tinh, hoạt tinh và xuất tinh sớm.

- Hỗ trợ điều trị các biểu hiện mệt mỏi, ăn uống kém, tiểu tiện nhiều lần, tiểu đêm, đau lưng, tê nhức gân xương, lạnh tay chân, ra mồ hôi nhiều, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, giảm tập trung trí nhớ, giảm tỉnh táo, giảm ham muốn tình dục, rụng tóc, tóc bạc sớm do nguyên nhân chức năng thận bị suy giảm.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.


Sản phẩm đã được cấp giấy phép về tiêu chuẩn sản phẩm, giấy phép đăng ký quảng cáo số: 1342/2013/XNQC-ATTP
Nhà Phân phối:
Công ty CP Liên Doanh H&H
Đ/c: Số 14, Lô 10B, KĐT Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
* - ĐT tại nhà máy: 0366.282.308
- Miền Bắc: Bác sỹ chuyên khoa 2: Lê Kiên: 0989131523
Chuyên gia Nguyễn Hoài Nam 0903283269
- Miền Nam: 0906717713
* Website: www.dphuonghoang.com

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

VỊ TRÍ CÁC HUYỆT


Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT.
Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền .
36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

A.- VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:

1.- Huyệt Bách hội:
- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
2.- Huyệt Thần Đình:
- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
3.- Huyệt Thái Dương:
- Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
4.- Huyệt Nhĩ môn:
- Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
5.- Huyệt Tình minh:
- Vị trí:Tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
6.- Huyệt Nhân trung:
- Vị trí: Dưới chóp mũi.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
7.- Huyệt Á môn:
- Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.
8.- Huyệt Phong trì:
- Vị trí: Phía sai dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.
9.- Huyệt Nhân nghênh:
- Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.

B.-.. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:

1.- Huyệt Đản trung:
- Vị trí: Giữa hai đầu vú.
- khi bị điểm trúng: Nội khí tản mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí không được rõ ràng.
2.- Huyệt Cưu vĩ:
- Vị trí: Trên rốn 15cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.
3.- Huyệt Cự khuyết:
- Vị trí: Trên rốn 9cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.
4.- Huyệt thần khuyết:
- Vị trí: Tại chính giữa rốn.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
5.- Huyệt Khí hải:
- Vị trí: Dưới rốn 4cm.
- khi bị điểm trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch và sườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
6.- Huyệt Quan Nguyên:
- Vị trí: Dưới rốn 7cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch và thần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.
7.- Huyệt Trung cực:
- Vị trí: Dưới rốn 10cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch và chấn động thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.
8.- Huyệt Khúc cốt:
- Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới - hạ bộ.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.
9.- Huyệt ưng song:
- Vị trí: Trên vú, tại xương sườn thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và thần kinh trước ngực cho đến động, tĩnh mạch, chấn động làm tim ngừng cung cấp máu, gây choáng váng.
10.- Huyệt Nhũ trung:
- Vị trí: Tại chính giữa đầu vú.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và động mạch sung huyết (nhồi máu) phá khí.
11.- Huyệt Nhũ căn:
- Vị trí: Dưới đầu vú 1 đốt xương sườn.
- Khi bị điểm trúng: Do phía trong bên trái là quả tim, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào tim, gây sốc dễ dẫn đến tử vong.
12.- Huyệt Kỳ môn:
- Vị trí: Dưới núm vú, tại xương sườn thứ 6.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, lá lách, chấn động cơ xương, khí huyết ứ đọng.
13.- Huyệt Chương môn:
- Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay.
- Khi bị điểm trúng: Vì phí trong bên phải là gan, nghiêng phía dưới là lá lách, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.
14.- Huyệt Thương khúc:
- Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và đọng mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu.

C.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:

1.- Huyệt Phế du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.
2.- Huyệt Quyết âm du:
- Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.
3.- Huyệt Tâm du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.
4.- Huyệt Thận du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.
5.- Huyệt Mệnh môn:
- Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 và thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.
6.- Huyệt Chí thất:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch và thần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.
7.- Huyệt Khí hải du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.
8.- Huyệt Vĩ lư:
- Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn và xương cùng.
Khi bị điểm trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điền không dâng lên được.

D.- CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:

1.- Huyệt Kiên tỉnh:
- Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.
- Khi bị điểm trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.

2.- Huyệt Thái uyên:
- Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.
- Khi bị điểm trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.

3.- Huyệt Túc tam lý:
- Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.

4.- Huyệt Tam âm giao:
- Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.

5.- Huyệt Dũng tuyền:
- Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được, phá khinh công.

Tóm lại, 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

viêm xoang, viêm mũi

Thảo dược gia truyền Doctor Ninh trị viêm xoang, viêm mũi

Thảo dược gia truyền đặc trị viêm xoang Doctor Ninh điều trị dứt điểm các chứng bệnh Viêm Xoang thể nặng, Viêm Xoang lâu năm
Nếu bạn đang bị viêm xoang, viêm mũi , đã không ít lần chữa trị theo các phương pháp Tây Y, Đông Y, Nam Y, Trung Y mà không khỏi thì Thảo dược gia truyền trị viêm xoang Doctor Ninh là lựa chọn sáng suốt của bạn để điều trị dứt điểm bệnh này.
Hoàn tiền 100% nếu dùng hết 1 sản phẩm mà bệnh không thuyên giảm - Tùy và tình trạng bệnh nặng nhẹ, mới hay lâu năm mà cần dùng từ 1 - 4 sản phẩm
Hàng ngàn người đã khỏi bệnh viêm xoang nhờ Thảo Dược bí truyền này.
Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng hãy chọn sản phẩm Thảo dược trị viêm mũi dị ứng Doctor Ninh

480,000 vnd
I. LÀM SAO BIẾT BỊ VIÊM XOANG ?
Xoang là những khoang rỗng nằm trong khối xương sọ mặt. Các xoang có chức năng làm nhẹ khối xương sọ, làm ấm, làm ẩm và lọc không khí đi vào khoang mũi. Các xoang đều có đường thông vào hốc mũi. Xoang bình thường khi lỗ thông mũi không bị nghẽn. Được gọi là viêm xoang cấp khi triệu chứng xuất hiện trong thời gian ngắn, dưới bốn tuần; viêm xoang mãn tính là khi triệu chứng kéo dài trên 12 tuần.
Viêm xoang có khi rất khó phát hiện, nhưng có khi lại rất dễ phát hiện. Định bệnh viêm xoang dựa trên triệu chứng của bệnh, dựa trên Xquang và dựa trên kết quả xét nghiệm tìm vi khuẩn.

A. Triệu chứng. Có tất cả 5 triệu chứng chính:


1. Đau nhức : Vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm
a. Xoang hàm : Nhức vùng má.
b. Xoang trán : Nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
c. Xoang sàng trước : Nhức giữa 2 mắt.
d. Xoang sàng sau : Nhức trong sâu, nhức vùng gáy.


2. Chảy mũi:

a. Viêm dị ứng: Chảy mũi trong rất nhiều.
b. Viêm do vi khuẩn: Chảy mũi đục, có khi như mủ. Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau, chảy vào họng.


3. Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.


4. Ngứa mũi: Dị ứng mũi xoang.


5. Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.


*
Viêm xoang khó phát hiện: Không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
*
Viêm xoang dễ phát hiện: Có ít nhất 3 triệu chứng trên.

* Trường hợp đặc biệt : Viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.

B. Chụp Xquang để biết bệnh Viêm Xoang: 
- Chụp Xquang theo phương pháp cổ điển : Dễ định bệnh trong trường hợp viêm nặng. Khó định bệnh trong trường hợp trung bình và nhẹ.
- Chụp
Xquang cắt lớp điện toán (CT) :  Tốn kém nhưng rất chính xác từ ly một.


C. Tìm vi khuẩn.

Lấy dịch trong xoang viêm, tìm vi khuẩn theo kháng sinh đồ.



II. BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM XOANG

Viêm xoang là bệnh khá phổ biến ở nước ta, bệnh thường kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sức lao động. Tuy nhiên, nhiều người còn coi thường, tự ý điều trị mà không biết rằng viêm xoang có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách.

A. Biến chứng gần: Vi khuẩn lan chung quanh gây : Viêm thị thần kinh - Viêm họng, viêm amiđan - Viêm thanh quản, phế quản phế viêm - Rối loạn tiêu hóa.


B. Biến chứng xa: Vi khuẩn theo đường máu, biến chứng rất nặng. - Viêm màng não - Nhiễm trùng huyết.

C. Viêm xoang đe doa gây mắt mù, viêm não :

-Bệnh thường gặp nhiều nhất về mũi là viêm mũi dị ứng :khi thời tiết thay đổi bất thường. Sự ô nhiễm của môi trường gia tăng,nhiều người phải làm việc trong môi trường ô nhiễm (khí thải độc hại , khói bụi hoặc mùi vị gây dị ứng).Nhân viên văn phòng thường xuyên phải tiếp xúc với không khí máy lạnh. Đó là những nguyên nhân chính gây ra cho bạn bênh viêm mũi dị ứng.

-Bệnh khởi phát từ những diễn biến như :sự khụt khịt , hắt hơi liên tục , chứng ngứa và chảy mũi, sự nghẹt mũi, tắc mũi, mũi bị chảy máu.


-Sau những hội chứng trên nếu bạn không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển đến thể nặng hơn:Đó là xoang bị viêm và bị nhiễm trùng(Bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính)


-Trong bệnh viêm xoang mãn tính nhiều khi dịch mũi không chảy ra ngoài(qua hai lỗ mũi) mà chảy ngược ra phía sau xuống họng gây cho bạn lúc nào cũng cảm thấy khó chịu.Phải khịt khạc suốt ngày , kích thích thanh quản gây ho kéo dài.Dịch ứ đọng ở sau mũi và họng mũi làm cho hơi luôn luôn có mùi hôi.

Và xa hơn nữa là bệnh viêm xoang mãn tính thường gây nên hội chứng đau đầu, do ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh vi mạch máu ở mũi , hệ thống vi mạch máu này dày đặc từ vùng đầu , mặt, đến mũi.Do mũi và xoang bao quanh ba phía của hốc mắt .Cho nên viêm xoang lâu ngày có thể gây hại cho mắt như :đau hốc mắt , sưng nề mi mắt đến nặng hơn là suy giảm thị lực.

-Nếu bạn đã bị viêm xoang mãn tính thì bạn cảm thấy rất khổ và rất phiền muộn , vì thường xuyên bị mất ngủ với những cơn đau đầu , giảm sút khả năng tập trung vào công việc hằng ngày cũng như trong học tập.

 
III. SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG ?

-   Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang là điều trị không triệt để, đặc biệt là đối với những dạng xoang không rõ nét. Bệnh nhân cho là viêm mũi do cảm cúm, điều trị qua loa với vài viên kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng. Bệnh có chiếu hướng giảm, nhưng lại tái phát.

-   Nhiều bệnh nhân nghe theo lời các thầy chữa bệnh theo kinh nghiệm mà thổi thuốc vào hốc mũi để trị viêm xoang. Thuốc vào gây co mạch, bệnh nhân bớt nghẹt mũi, tưởng đã trị đúng bệnh, nhưng sau đó bệnh nặng hơn, vì thuốc này đã làm bít tắc các đường thông.


IV CÁCH THỨC ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG - VIÊM MŨI BẰNG THẢO DƯỢC DOCTOR NINH
Viêm Xoang là một bệnh dai dẵng, khó chữa dứt hẳn nên gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh.
- Sản phẩm với tên Thảo Dược đặc trị Xoang Doctor Ninh đã hỗ trợ điều trị thành công trên rất nhiều bệnh nhân, và cho kết quả rất tốt sau một tuần sử dụng.
- Trên thực tế, phần lớn các bệnh nhân viêm xoang đã không ít lần chữa trị theo các phương pháp Tây Y, Đông Y, Nam Y,Trung Y,..nhưng kết quả chưa hoàn toàn như ý.Dùng thuốc Tây có thể tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh nhưng sẽ để lại tác dụng phụ ở gan, bao tử,..
- Bệnh của bạn cần phài điều trị cấp bách, chính vì vậy, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu và sử dụng, một dòng sản phẩm đến từ thảo dược vô cùng tuyệt vời này.


 Nhỏ Thảo Dược vào mũi hàng ngày, mỗi ngày 3 lần sáng - Trưa - Tối . Mỗi lần tra 3 giọt vào mỗi bên mũi. Tư thế tốt nhất là ngửa mặt lên trời trong 5 phút.

Ngày thứ 1 : ( 4 Lần )

Lần đầu tiên điều trị tra 3 giọt mỗi bên mũi và 2 lần liên tiếp cách nhau 15 phút - Tra 2 lần tiếp theo cách đều trong ngày :
Lúc này cảm giác cho người bệnh sót và nhức vì thuốc đang ngấm vào những ổ viêm loét trong khoang mũi do vi khuẩn gây ra. Trong vòng 15 giây xác chết vi khuẩn va dịch mủ xanh mủ vàng sẽ long ra rất nhiều, giúp cho người bệnh sì mũi một cách đơn giản. Khi đó bệnh nhân thấy dễ chịu ngay vì mũi đã được thông.
Tiếp theo đó tra tiếp mỗi bên 3 giọt, thuốc sẽ được ngấm sâu vào bên trong những ổ dịch vùng gò má, hốc mắt, đỉnh chán tiêu diệt nốt những con vi khuẩn đang ngấp ngoải, dĩ nhiên ban phải chịu đau một chút.
Như vậy trong ngày đầu tiên điều trị giúp cho bạn thông tắc mũi, dễ chịu và ngủ ngon. Bệnh nhân phải chịu đau theo cấp độ giảm dần so với số lần tra.

Ngày thứ 2

Bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau nhức má, hốc mắt, trán và nửa đầu trước.

Ngày thứ 3-4-5...
Nhanh trong làm lành hết những vết thương do vi khuẩn gây ra.
Bệnh nhân phải kiên trì đến khi khỏi bệnh 

Lưu ý : 
Nếu bạn bị xoang sâu thì tra thuốc bằng cách xịt mạnh vào mũi mỗi bên một lần ( cơ chế thuốc tiếp xúc đến đâu thì hết xoang đến đó)
TRUNG TÂM THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
0909 795 561  Ms Nhi -   0902 335 793 Ms Lương
 Địa Chỉ Liên Hệ : 262/03 Cách Mạng Tháng 8, Phường 10, Quận 3, TP.HCM
Tổ 4 - Khu Phố 3 - Lộc Tiến - Bảo Lộc - Lâm Đồng

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Hệ tiêu hóa ở người

Hệ tiêu hóa ở người

Bộ máy tiêu hóa của người gồm ống tiêu hóa và các túi tiêu hoá, cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

I - TỔNG QUAN VỀ HỆ TIÊU HOÁ
Bộ máy tiêu hóa của người gồm ống tiêu hóa và các túi tiêu hoá, cung cấp liên tục các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thực hiện các chức năng:
- Chức năng cơ học: vận chuyển thức ăn, phân cắt thức ăn thành mẩu nhỏ, nhào trộn với dịch tiêu hoá...
- Chức năng hóa học: hoạt động của các dịch tiêu hóa giúp phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu
- Chức năng hấp thu: đưa thức ăn đã được tiêu hóa trong ống tiêu hóa vào máu

Sau đây là sơ đồ ống tiêu hoá ở người
sinh_1_500
Các thuật ngữ cần quan tâm: Tuyến nước bọt, Thực quản, Dạ dày, Gan, Mật, Tuỵ, Tá tràng, Ruột non (hay Hỗng tràng và Hồi tràng), Ruột già, Hậu môn.
Dựa vào các biến đổi của thức ăn trong suốt quá trình tiêu hoá, ta phân quá trình tiêu hóa ra thành các giai đoạn:
- Tiêu hóa ở miệng
- Tiêu hóa ở dạ dày
- Tiêu hóa ở ruột non
- Hấp thụ ở ruột non
- Ruột già và sự thải phân

II - TIÊU HÓA Ở MIỆNG
1. Cấu tạo khoang miệng
a) Răng
- Hàm răng của người bao gồm 3 loại răng:
   + Răng nanh dùng để xé thức ăn
   + Răng cửa dùng để cắt thức ăn
   + Răng hàm dùng để nghiền nát thức ăn
- Sau đây là cấu tạo của răng:

sinh_2
- Men răng là một lớp tinh thể canxi photphat rất bền và là chất cứng nhất do sinh giới tạo ra. Men răng không có khả năng tái tạo. Men răng có thể bị ăn mòn bởi axit trong khoang miệng, do đó cần phải đánh răng thường xuyên.
- Ngà răng là cấu trúc tương tự như xương, hình thành nên phần chính của răng nằm ở bên trong. Có khả năng tái tạo nhưng rất hạn chế. Ngà răng đóng vai trò bảo vệ răng trong trường hợp men răng bị nứt hoặc vỡ.
- Tủy răng nằm ở chính giữa của răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh.
- Xi măng bao quanh chân răng giữ cho răng nằm đúng vị trí
- Giữa lớp xi măng với xương hàm có 1 lớp màng ngoài răng gồm những sợi collagen ngắn giúp răng có thể xê dịch 1 chút trong hố răng, giúp giảm đi những tác động làm nứt vỡ răng.
b) Lưỡi
- Lưỡi là một khối cơ vân chắc được phủ bằng lớp chất nhày có khả năng chuyển động linh hoạt trong khoang miêng. Lưỡi có nhiều mạch máu và dây thần kinh. Mặt trên lưỡi có các gai vị giác. Lưỡi có chức năng:
   + Nhào trộn thức ăn với nước bọt
   + Chuyển động thức ăn qua lại giúp nhai kỹ hơn
   + Chức năng vị giác. Chức năng này rất quan trọng vì giúp lựa chọn thức ăn và kích thích tiết nước bọt.
   + Tham gia vào việc phát âm
   + Tham gia phản xạ nuốt

c) Tuyến nước bọt
- Tuyến nước bọt là nơi nước bọt được tiết ra. Trong khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt lớn nằm ở mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi. Ngoài ra còn các tuyến nhỏ nằm rải rác trong khoang miệng. Đôi tuyến mang tai tiết nước bọt loãng và nhiều enzim. Đôi tuyến dưới lưỡi tiết nước bọt đăc và nhiều chất nhày. Đôi tuyến dưới hàm tiết chất nhày và enzim với lượng ngang nhau.
2. Sự tiêu hoá cơ học
Tiêu hoá cơ học chủ yếu do răng đảm nhiệm. Răng cửa cắt thức ăn, răng nanh xé thức ăn, răng hàm nghiền thức ăn. Các chức năng này được thực hiện bằng sự nâng lên hạ xuống của hàm dưới, làm cho 2 hàm răng ép sát vào nhau. Thức ăn được trộn đều với nước bọt rồi tạo thành các viên nhỏ, trơn dễ nuốt.
Nuốt là một hoạt động phản xạ phức tạp, được thực hiện qua các giai đoạn
- Giai đoạn miệng: thức ăn sau khi được nhai và trộn đều với nước bọt và tạo viên trên mặt lưỡi, lưỡi sẽ thụt lại đẩy viên thức ăn về phía sau. Đây là giai đoạn có ý thức hay phản xạ tuỳ ý.

- Giai đoạn hầu: Hầu là đoạn thông giữa khoang miệng với thực quản, thanh quản và khí quản. Đây là giai đoạn không có ý thức hay phản xạ tự động: Khi viên thức ăn chạm vào thành hầu, kéo theo 1 loạt các cử động: gốc lưỡi cong lên đóng kín đường trở lại khoang miêng, môi ngậm lại, màng khẩu cái nâng lên che kín đường thông lên mũi. Lưỡi thụt về phía sau, thanh quản nhô lên che kín đường vào thanh quản. Sụn thanh - thiệt ngả về phía sau đậy kín khí quản và thanh quản.

- Giai đoạn thực quản: các cử động nhu động của thực quản đẩy viên thức ăn xuống dạ dày. Nếu người ta đứng ăn thì thức ăn sẽ được chuyển nhanh hơn do tác dụng của trọng lực.

s3_500
3. Sự tiêu hóa hoá học
- Các thành phần có trong nước bọt:
   + Nước: giúp hoà tan các chất có trong thức ăn. Do đó đẩy nhanh sự cảm nhận vị giác của các gai vị giác trên lưỡi.
   + Chất nhày muxin: giúp bôi trơn khối thức ăn để dễ nuốt và còn giúp lưỡi chuyển động dễ dàng hơn
   + Enzim amilaza (còn gọi ptyalin): đóng vai trò quan trọng trong việc thủy phân tinh bột thành đường mantozơ. Amilaza hoạt động trong pH = 6.0 ~ 7.4. Ngay cả khi vào dạ dày amilaza vẫn hoạt động trước khi axit ngấm vào khối thức ăn ức chế amilaza
   + Lyzozim: là 1 enzim phá huỷ thành tế bào của vi khuẩn. Lyzozim giúp cho khoang miệng luôn sach và tránh nguy cơ nhiễm trùng.

- Ở khoang miệng chủ yếu xảy ra tiêu hoá cơ học. Sự tiêu hoá hoá học diễn ra chỉ gồm quá trình thuỷ phân tinh bột thành mantozơ (là 1 đường đôi)
4. Điều hoà tiết nước bọt
- Lượng nước bọt tiết ra phụ thuộc vào
   + Độ khô: thức ăn càng khô, nước bọt tiết ra càng nhiều
   + pH của thức ăn: thức ăn càng chua, pH càng thấp, nước bọt càng tiết nhiều

- Phản xạ tiết nước bọt không điều kiện xuất hiện khi thụ quan ở niêm mạc miệng được kích thích. Xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu tiết nước bọt, sau đó trả lời bằng các xung ly tâm theo dây thần kinh VII và IX đến các tuyến nước bọt, kích thích tiết nước bọt.
- Phản xạ tiết nước bọt có đìêu kiện: khi nhìn, nghe tên thức ăn, hình dáng, máu sắc, mùi vị, quang cảnh bữa ăn… cũng gây phản xạ tiết nước bọt, đó là phản xạ có đìêu kiện.
 III - TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
1. Cấu tạo của dạ dày
  s4_500 - Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hoá, nằm trong khoang bụng. Thành dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ chéo ở trong. Bên trong thành là lớp niêm mạc dạ dày có rất nhiều nếp nhăn. Giữa lớp cơ trơn với lớp niêm mạc có đám rối thần kinh Meissner và Auerbach.
- Dạ dày được chia làm 3 phần: phần tâm vị thông với thực quản, phần môn vị nối với tá tràng qua lỗ môn vị và phần thân. Phần thân dạ dày có khả năng đàn hồi lớn giúp tăng sức chứa thức ăn của dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày là nơi tiết dịch vị.
- Ở dạ dày pH vào khoảng 2.
2. Các cử động cơ học ở dạ dày
a) Sự đóng mở môn vị và tâm vị
- Tâm vị không có cơ vòng thắt như môn vị mà chỉ được đóng mở nhờ sự dày lên hay xẹp xuống của lớp niêm mạc và cơ hoành xung quanh, do đó không đóng chặt như môn vị. Khi thức ăn chuyển đến cuối thực quản, tâm vị sẽ mở theo phản xạ, thức ăn được dồn xuống dạ dày. Tại đó thức ăn sẽ làm trung hoà bớt độ axit của dạ dày, pH tăng, tâm vị đóng lại. Khi pH trở về bình thường, tâm vị lại mở ra. Sự đóng tâm vị giúp thức ăn không bị trào ngược trở lại.
- Ngược với tâm vị, môn vị đóng lại khi pH giảm. Mỗi nhịp co bóp của dạ dày sẽ gây áp lực làm mở môn vị và 1 lượng thức ăn được đẩy xuống tá tràng. Thức ăn được đẩy xuống có độ pH thấp hơn so với tá tràng, làm cho pH giảm và môn vị đóng lại cho đến khi pH ở tá tràng trở về ổn định. Sự đóng môn vị giúp thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt một và do đó sự tiêu hoá khói thức ăn ở ruột non được diễn ra tốt hơn là toàn bộ được đẩy xuống ruột non.
b) Sự co bóp ở phần thân
- Lúc dạ dày trống rỗng, các đợt co bóp yếu và thưa nhưng cảm giác đói tăng dần gây tăng nhịp co bóp và cường độ co bóp dẫn đến co bóp đói.
- Cử đông nhu động theo chiều từ trên xuống dưới giúp thức ăn được chuyển đông từ dưới lên trên sát theo thành dạ dày, do đó dễ thấm dịch vị. Độ axit của dịch vị càng tăng, co bóp càng mạnh. Ở phần thân dưới của dạ dày co bóp diễn ra mạnh, thức ăn được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị để thành 1 dịch lỏng gọi là vị trấp hay nhũ trấp, qua môn vị chuyển xuống tá tràng.
3. Sự tiêu hoá hoá học
a) Cấu tạo của tuyến vị
- Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến vị. Các tuyến vị ở vùng tâm vị và môn vị tiết nhiều chất nhày. Các tuyến ở thân và đáy dạ dày tiết pepsinogen và HCl là chủ yếu. 1 số tế bào biểu mô tiết ra hoocmon gastrin có tác dụng điều hoà bài tiết dịch vị.
- Sau đây là cấu tạo của 1 tuyến vị
s5- Mỗi tuyến vị được cấu tạo bởi 4 loại tế bào:
   + Tế bào chính tiết pepsinogen
   + Tế bào viền tiết HCl
   + Tế bào cổ tuyến tiết chất nhày muxin.
   + Tế bào nội tiết tiết hoocmon gastrin

- Tuyến vị còn có các túi chứa dịch vị
 b) Thành phần và tác dụng của các chất trong dịch vị
- Pepsinogen là dạng không hoạt động của pepsin, khi gặp HCl và đặc biệt là pepsin được hoạt hoá từ trước, sẽ lập tức chuyển thành pepsin. Pepsin là enzim chính trong sự phân giải protein ở dạ dày, hoạt động tối ưu trong pH = 2. Pepsin cắt liên kết peptit của axit amin có nhân thơm (Phenylalanin, Tyroxin) do đó protein được cắt thành các chuỗi peptit ngắn. Ngoài ra pepsin còn phân giải các sợi collagen liên kết giữa các tế bào của thịt, tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thấm được vào thịt và tiêu hoá chúng.
- Chất nhày quánh và kiềm tính tạo thành 1 lớp dày khoảng 1 mm bao phủ niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày cũng như bôi trơn thức ăn.
- HCl trong quá trình tiêu hoá có nhiều chức năng:
   + Hoạt hoá pepsinogen thành pepsin để thực hiện chức năng phân giải protein. Pepsinogen khi tiếp xúc với HCl và đặc biệt khi tiếp xúc với pepsinogen hoạt hoá từ trước sẽ lập tức chuyển thành pepsin là dạng hoạt động.
   + Tạo ra pH thấp ở dạ dày để tiêu diệt vi khuẩn. Một số vi khuẩn chịu đựng được pH thấp như Helicobacter pylori vẫn có khả năng gây bệnh cho dạ dày.
   + Tham gia cơ chế đóng mở môn vị và tâm vị
   + Kích thích tiết hoocmon secretin ở tá tràng
   + Thủy phân xenlulozơ của thực vật non
   + Chuyển ion Fe­3+ thành ion Fe2+ dễ hấp thu
   + Phá hủy lớp màng của bó cơ, tạo điều kiện để pepsin hoạt động phân giải các bó cơ (không phải bó cơ của dạ dày mà là bó cơ trong thịt, cá …)
   + Kích thích sự co bóp của dạ dày
   + Điều hoà tiết dịch tuỵ

- Gastrin là hoocmon có tác dụng kích thích tiết dịch vị.
- Ngoài 4 thành phần kể trên, dịch vị còn chứa các thành phần như sau:
   + Yếu tố nội: yếu tố nội do tế bào viền tiết ra cùng HCl. Yếu tố nội rất quan trọng đối với sự hấp thụ vitamin B12. Do đó khi các tế bào viền bị phá huỷ (như trường hợp viêm dạ dày mãn tính) không chỉ HCl không tiết ra được mà bệnh nhân còn bị thiếu máu ác tính do thiếu hụt vitamin B12. Thiếu máu ác tính là triệu chứng thiếu vitamin B12.
   + Chymosin: phân giải sữa. Hoạt động tối ưu ở pH = 4. Nhờ sự có mặt của Ca2+, casein trong sữa được tạo thành caseinat canxi kết tủa ở dạ dày. Phần còn lại được chuyển xuống ruột non để tiêu hoá.
   + Lipaza: ở giai đoạn dạ dày lipaza có tác dụng rất yếu. Nó cắt liên kết este giữa glyxerol và axit béo của những lipit đã nhũ tương hoá (lipit trong sữa, trứng)
c) Sự bài tiết HCl
- Tế bào viền tiết ra HCl. Tuy nhiên nếu tiết trực tiếp HCl có thể phá hủy chính tế bào tiết ra nó. Một cơ chế tiết H+ và Cl- tách riêng nhau là thật sự cần thiết. Cơ chế này được diễn ra theo các bước như sau:
   + Ion Cl- được vận chuyển tích cực từ tế bào viền ra lòng kênh. Ion Na+ được vận chuyển tích cực từ lòng kênh vào tế bào. Cả 2 quá trình này gây ra 1 điện thế âm ở lòng kênh vào khoảng -40 đến -70 mV. Điện tích âm gây nên 1 sự khuếch tán thụ động của K+ và 1 ít ion Na+ từ tế bào ra lòng kênh.
   + Trong tế bào, nước được phân ly thành H+ và OH-. Ion H+ được vận chuyển tích cực ra khỏi tế bào, đồng thời K+ được hấp thụ trở lại tế bào bởi bơm H+, K+, ATP-aza. Ion Na+ được tái hấp thu theo 1 bơm riêng. Như vậy hầu hết ion K+ và Na+ khuếch tán ra khỏi tế bào đều được hấp thụ trở lại. H+ sẽ thế chỗ của chúng trong lòng kênh. Tế bào viền cũng có bơm Na+/K+ thông với dịch ngoại bào để đảm bảo nồng độ K+ và Na+ trong tế bào.
   + CO2 hoặc từ quá trình chuyển hoá của tế bào, hoặc từ dịch ngoại bào đi vào tế bào, dưới tác dụng của enzim carbonic anhydraza (CA) sẽ kết hợp với OH- tạo thành HCO3-. HCO3- được khuếch tán vào dịch mô và trao đổi với Cl-. Như vậy Cl- được cung cấp liên tục cho tế bào để vận chuyển ra lòng kênh.
   + Ở kênh, Cl- kết hợp với H+ tạo thành HCl, một phần tạo thành KCl và NaCl. Nước ra khỏi tế bào theo cơ chế thẩm thấu. Như vậy dịch bài tiết cuối cùng chứa HCl và 1 lượng nhỏ KCl, NaCl.
4. Sự điều hoà tiết dịch vị
a) Cơ chế thần kinh
- Sự điều hoà tiết dịch vị theo cơ chế thần kinh được thực hiện theo 2 loại phản xạ
   + Phản xạ có điều kiện: do hình dáng, màu sắc, mùi vị thức ăn, khung cảnh bữa ăn… gây tiết dịch vị. Dịch vị này gọi là dịch vị tâm lý.
   + Phản xạ không điều kiện: Khi thức ăn tác dụng vào niêm mạc dạ dày, các thụ quan bị kích thích và xung thần kinh hướng tâm về hành tuỷ. Xung ly tâm theo dây thần kinh X chạy đến dạ dày, tác động vào đám rối Meissner và từ các đám rối có các sợi chạy đến tuyến vị gây tiết dịch vị. Phân hệ phó giao cảm có tác dụng làm tăng tiết dịch vị, còn giao cảm làm giảm tiết dịch tuy nhiên tác động yếu hơn phân hệ phó giao cảm

b) Cơ chế thể dịch
- Chủ yếu do tác động của gastrin. Gastrin hoà lẫn vào khối thức ăn rồi được hấp thụ vào máu trở lại dạ dày kích thích tuyến vị tiết dịch. Ngoài ra 1 số hoocmon vỏ trên thận cũng làm tăng tiết dịch vị nhưng không trực tiếp.
- Prostaglandin là chất do các mô trong cơ thể tiết ra, có tác dụng giảm tiết dịch vị.
- Khi căng thẳng thần kinh kéo dài, hoocmon vỏ trên thận tiết ra nhiều dẫn đến tăng tiết dịch vị kéo dài, có thể gây loét dạ dày.

IV. TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON
1. Cấu tạo của ruột non
- Ruột non là đoạn giữa dài nhất ống tiêu hoá. Ruột non được chia làm 3 đoạn chính:
   + Tá tràng là đoạn đầu của ruột non, dài khótng 20 cm. Đoạn đầu của tá tràng gọi là hành tá tràng do thường xuyên chịu sự tấn công của axit dạ dày. Tại đây nối với ống mật và ống tuỵ.
   + Hỗng tràng chiếm khoảng 3/5 chiều dài của ruột, phân biệt với tá tràng bởi ranh giới là dây chằng Trietz.
   + Hồi tràng chiếm khoảng 2/5 chiều dài của ruột nhưng sự phân chia thành 2 đoạn như trên chỉ là quy ước và không có 1 ranh giới giải phẫu nào phân biệt 2 đoạn hồi tràng và hỗng tràng.

- Thành ruột non được cấu tạo bởi 2 lớp cơ: lớp cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong. Phía trong lớp thành là niêm mạc ruột được tăng cường diện tích bề mặt bởi các lông nhung và vi lông nhung. Nhờ đó mà diện tích bề mặt tăng đến 250 - 300 m2. Xen kẽ trong lớp lông nhung là các tuyến tiết chất nhày và dịch ruột

- Từ thành cơ phân bố vào lông ruột có hệ thống các dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết.

2. Cử động cơ học của ruột non
- Cử động hình quả lắc : do lớp cơ dọc thay nhau co dãn làm các đoạn ruột trườn đi trườn lại. Mục đích là xáo trộn thức ăn, tránh ứ đọng, tăng cường tốc độ chuyển hoá.
- Cử động co thắt từng phần : từng đoạn ruột co thắt lại làm giảm tiết diện đoạn ruột. Mục đích là xáo trộn thức ăn và làm ngấm đều dịch tiêu hóa.
- Cử động nhu động : là cử động nhịp nhàng lan truyền từ phía trên xuống ruột già. Tác dụng là đẩy liên tục thức ăn từ trên (dạ dày) xuống dưới (ruột già), làm quá trình hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn. Khi bị ngộ độc, cử động này tăng mạnh có thể gây ỉa chảy.
- Cử động phản nhu động: ngược chiều với cử động nhu động. Cử động nhu động giúp thức ăn được đẩy ngược lại giúp tiêu hoá và hấp thụ triệt để hơn. Khi bị nôn, cử động này tăng mạnh ở tất cả các đoạn của ống tiêu hoá, tống thức ăn ra ngoài miệng.
- Điều hoà các cử động : tăng do sự điều khiển từ phân hệ phó giao cảm (dây thần kinh X) và đám rối Auerbach và 1 số hoocmon đường tiêu hoá, axetylcolin. Ngược lại adrenalin và phân hệ giao cảm làm giảm các cử động này.
3. Tiêu hoá hoá học ở ruột non
Tiêu hoá ở ruột non chủ yếu là tiêu hoá hoá học, với sự tham gia của dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột.
a) Dịch tuỵ
- Tuyến tuỵ là một tuyến pha. Dịch tuỵ là dịch do phần ngoại tiết của tuyến tuỵ tiết ra. Dịch tuỵ từ ống tuỵ được đổ vào đoạn đầu tá tràng, cùng nơi với dịch mật. Dịch tụy có pH = 7.8 ~ 8.4, chứa hầu hết các enzim tiêu hoá. Đặc biệt dịch tuỵ có vai trò trung hoà độ axit của khối thức ăn từ dạ dày đẩy xuống.
- Sau đây là thành phần của dịch tuỵ và tác dụng của chúng
   + Trypsin: được tiết ra dưới dạng không hoạt động là trypsinogen. Sau khi được enzim enterokinaza trong dịch ruột hoạt hoá, và đặc biệt là trypsin được hoạt hoá từ trước, trở thành trypsin hoạt động. Trypsin hoạt động tối ưu tại pH = 8, nó cắt các kiên kết peptit của axit amin có tính kiềm.
   + Chymotrypsin: cũng được tiết ra dưới dạng không hoạt động là chymotrypsinogen, sau đó được hoạt hoá bởi trypsin, hoạt động tối ưu trong pH = 8. Chymotrypsin cắt liên kết peptit của các axit amin có nhân thơm.
   + Cacboxylpolypeptidaza: tiết dưới dạng không hoạt động procacboxypolypeptidaza. Được hoạt hoá bởi trypsin, hoạt động tối ưu trong pH = 8, nó cắt dần các axit amin ở đầu chuỗi polypeptit giải phóng các axit amin tự do.

   + Lipaza: hoạt động tối ưu trong pH = 6.8, cắt đứt các liên kết este giữa glyxerol với axit béo của lipit đã nhũ tương hoá.
   + Photpholipaza: cắt đứt liên kết este giữa glyxerol với gốc phôtphat trong phân tử phôtpholipit.
   + Cholesterol esteraza: cắt liên kết este của các chất béo thuộc nhóm steroid, giải phóng sterol và các axit béo.

   + Amylaza: hoạt động tối ưu trong pH = 7.1, thủy phân tinh bột sống và chín giải phóng đường mantozơ. Chú ý rằng amylaza của dịch tuỵ có hoạt tính mạnh hơn amylaza trong nước bọt.
   + Mantaza: phân giải mantozơ thành glucozơ.

   + 1 số ion khoáng như Na+, K+, Ca2+, HCO3-, … nhưng quan trọng nhất là NaHCO3, nó trung hoà độ axit của khối thức ăn từ dạ dày đẩy xuống và tạo pH thích hợp cho enzim hoạt động.
- Với các thành phần như trên, dịch tuỵ phân giải hầu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Nếu dịch tuỵ tiết ra bị giảm, sẽ gây rối loạn tiêu hoá và hấp thu của cơ thể. Khi tuỵ bị tổn thương hoặc khi một ống tuỵ bị tắc nghẽn, các enzim tiêu hoá sẽ nhanh chóng tiêu hoá tuyến tuỵ trong vòng vài giờ. Đó là bệnh viêm tuỵ cấp dẫn đến shock, có thể dẫn đến suy tuỵ hoặc tử vong.
- Cơ chế tiết NaHCO3: cũng tương tự như cơ chế tiết HCl của dịch vị. Diễn ra theo các bước:
   + CO2 từ máu khuếch tán vào tế bào. Enzim CA (nhắc đến ở phần cơ chế tiết HCl) sẽ kết hợp CO2 với nước tạo thành H2CO3, lập tức bị điện ly tạo thành H+ và HCO3-. HCO3- được vận chuyển tích cực ra ống tuỵ
   + H+ từ tế bào được vận chuyển tích cực vào máu qua bơm H+/Na+. Na+ từ máu được bơm vào tế bào, sau đó khuếch tán ra ống tuỵ.
   + Sự vận chuyển Na+ và HCO3- dẫn đến một gradient nồng độ. Do đó nước được kéo vào ống tuỵ tạo thành dịch tuỵ.
- Sự điều hoà tiết dịch tuỵ
   + Dây thần kinh X điều khiển hoạt động của tuyến tuỵ. Chú ý là chỉ có phân hệ phó giao cảm điều khiển tuyến tuỵ, làm tăng tiết dịch tuỵ.
   + Secretin là 1 hoocmon do tá tràng tiết ra khi có HCl từ dạ dày xuống kích thích. Secretin kích thích tiết nước và NaHCO3.
   + CCK do tá tràng tiết ra khi bị sản phẩm tiêu hoá protein và lipit kích thích. CCK kích thích dịch tuỵ tiết ra nhiều enzim. CCK cũng kích thích tiết dịch mật vào tá tràng.

b) Dịch mật
- Dịch mật do gan tiết ra nhưng được dự trữ ở túi mật. Dịch mật ở gan sẽ được túi mật làm đăc hơn 4 - 10 lần.  Thành phần của dịch mật gồm chủ yếu là muối mật, ngoài ra còn có bilirubin, lecitin, cholesterol… và khoảng 94% được tái hấp thu ở hồi tràng. Bilirubin 1 phần được liên kết với hệ vi sinh vật ở ruột, chuyển thành stecobilin là nguyên nhân dẫn đến màu vàng của phân. Dịch mật có pH vào khoảng 7 ~ 7.6 nên có vai trò trung hoà axit dịch vị.
- Dịch mật có vai trò quan trọng đối với sự tiêu hoá lipit. Nó nhũ tương hoá tất cả lipit có trong thức ăn để tạo điều kiện cho lipaza hoạt động. Muối mật làm giảm sức căng bề mặt của hạt mỡ, các cử động lắc lư của ruột sẽ làm vỡ hạt mỡ thành các hạt rất nhỏ để enzim có thể tác động lên bề mặt. Quá trình này gọi là nhũ tương hoá mỡ.
- Ngoài vai trò trong tiêu hoá lipit, dịch mật còn giúp cho sự hấp thụ các vitamin A, D, E, K. Vì thế nếu tổn thương ở gan sẽ làm giảm tiết dịch mật, kéo theo lượng lipit và vitamin trong phân tăng, đặc biệt là vitamin K, sẽ theo phân ra ngoài. Tình trạng kéo dài gây máu khó đôngtriệu chứng thiếu vitamin K.
- Dịch mật còn làm tăng tiết dịch tuỵ, tăng nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn chặn lên men, thối rữa các chất ở ruột.
- Kích thích dây thần kinh X sẽ gây tăng tiết dịch mật. Secretin và CCK là các hoocmon gây tăng tiết dịch mật.
- Trong một số điều kiện bất thường, cholesterol trong dịch mật bị kết tủa tạo ra sỏi mật. Nguyên nhân dẫn đến sỏi mật:
   + Sự hấp thu quá nhiều nước, muối mật, lecitin của túi mật làm giảm lượng các chất giữ cholesterol ở dạng hoà tan. Hậu quả là cholesterol bị kết tủa, sau đó đến các hạt bilirubin.
   + Sự bài tiết quá nhiều cholesterol của gan. Lượng cholesterol này phụ thuộc vào lượng mỡ ăn mỗi ngày, vì thế những người ăn quá nhiều mỡ kéo dài sẽ bị sỏi mật.
   + Các tế bào biểu mô của túi mật bị viêm.

c) Dịch ruột
- Dịch ruột do niêm mạc ruột tiết ra. pH dịch ruột vào khoảng 8.3, rất nhớt và đục do có nhiều mảnh vụn của tế bào niêm mạc.
- Sau đây là các thành phần của dịch ruột và tác dụng của chúng:
   + Aminopeptidaza có tác dụng cắt axit amin đứng ở đầu chuỗi polypeptit.
   + Iminopeptidaza cắt axit imin ra khỏi chuối. Axit imin thường gặp là prolin nên enzim này còn được gọi là prolilaza.
   + ĐipeptidazaTripeptidaza phân giải các đipeptittripeptit.

   + Nuclêaza phân giải các axit nuclêic thành các đơn phân nuclêotit
   + Nuclêotidaza phân giải các đơn phân nuclêotit thành gốc phôtphat, đường ribôzơ và bazơ nitơ.

   + Lipaza, Photpholipaza, Cholesterol esteraza phân giải nốt các lipit còn sót lại chưa được phân giải hết
   + MantazaAmylaza có tác dụng giống với của dịch tuỵ. Ngoài ra còn có Saccaraza phân giải saccarozơ thành glucozơ và fructozơ.
   + Photphataza tách các nhóm phôtphat của chất vô cơ và hữu cơ.
   + Enterokinaza có tác dụng hoạt hoá trypsinogen thành dạng trypsin hoạt động.

- Sự điều hoà tiết dịch ruột:    + Các tác động cơ học và hóa học ở ruột đều kích thích tiết dịch ruột. Đám rối Meissner tham gia điều hoà quá trình tự động này.
   + Các hoocmon secretin, enterocrinin, duocrinin, CCK, gastrin… đều làm tăng tiết dịch ruột. Moocphin ức chế tiết dịch ruột.

- Sơ đồ sau mô tả sự điều hoà các hoocmon tiêu hoá
s6_500
V - HẤP THỤ CHẤT DINH DƯỠNG
- Các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ theo 2 cơ chế: thụ động hoặc chủ động. Để hấp thụ được trước hết thức ăn phải được phân giải thành các chất đơn giản:
   + Protein phân giải thành các axit amin. 1 số protein chưa phân giải vẫn có thể hấp thụ được, nhưng có thể gây dị ứng.
   + Gluxit được hấp thụ dưới dạng các đường đơn và 1 phần là các đường đôi.
   + Lipit được hấp thụ dưới dạng glyxerol và các axit béo, sau khi hấp thụ lipit được tái tổng hợp thành lipit. Khoảng 30% lipit được vận chuyển trong máu, còn lại 70% vào mạch bạch huyết.
   + Vitamin hầu như hấp thụ được mà không cần một biến đổi hoá học nào. Tuy nhiên 1 số trường hợp như vitamin B12 phải hấp thụ kèm các yếu tố nội…
   + Các muối khoáng được hấp thụ dưới dạng các ion. Các ion hoá trị I hấp thụ nhanh hơn các ion hoá trị II. Ion Mg2+ liều cao sẽ ứ lại ở ruột làm tăng sự hút nước vào ruột làm căng ruột, do đó làm tăng nhu động, gây ỉa chảy. Vì thế MgCO3 được dùng làm thuốc tẩy ruột chống táo bón.
   + Nước được hấp thụ tích cực ở ruột già.

VI - RUỘT GIÀ VÀ SỰ THẢI PHÂN
1. Ruột già
- Ruột già là đoạn cuối của ống tiêu hoá, tiết diện lớn hơn ruột non. Ruột già thông với ruột non tại ranh giới là van hồi manh có tác dụng chống cho các chất ở ruột già không rơi ngược trở lại ruột non. Ruột già được chia làm 3 đoạn: manh trành, kết tràng, trực tràng. Manh tràng nối trực tiếp với ruột non. Kết tràng gồm 3 đoạn: kết tràng lên, kết tràng ngang và kết tràng xuống. Trực tràng nối liền với hậu môn.
- Ruột già không tiết dịch tiêu hoá mà chỉ tiết chất nhày để bảo vệ niêm mạc. Ở đây có hệ vi sinh vật rất phát triển. Tại đây có 1 số vi sinh vật tổng hợp vitamin B12, K. Vi sinh vật lên men các chất không được ruột non hấp thụ, giải phóng các khí CO2, CH4, H2S, … và các chất độc như indol, scatol, mercaptan làm cho phân có mùi thối.
- Ở ruột già chỉ có cử động nhu động và phản nhu động. Cử động nhu động không mạnh, mỗi ngày chỉ có 1 hoặc 2 cử động nhu động mạnh để dồn chất bã xuống trực tràng. Cử động phản nhu động mạnh hơn, giúp các chất bã lưu lại trong ruột già.
2. Sự thải phân
- Sau khi được hấp thụ nước, cấc chất cặn bã còn lại cô đặc tạo thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn. Do các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ 80 ~ 100% nên trong phân còn rất ít chất dinh dưỡng không được hấp thụ. Phân chứa khoảng 60% nước, còn lại là các mảnh vụn tế bào niêm mạc ống tiêu hoá và xác vi sinh vật.
- Thải phân qua động tác đại tiện là phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn. Trong ngày có một vài cử động nhu động mạnh ở ruột già làm 1 lượng phân tích tụ ở trực tràng gây áp lực lên niêm mạc ở đây, kích thích lớp niêm mạc, thông qua cơ chế thần kinh sẽ xảy ra phản xạ đại tiện.
- Ở hậu môn có 2 vòng cơ thắt là cơ trơn và cơ vân. Do đó cơ thể có thể kìm hãm phản xạ đại tiện bằng cách co vòng cơ vân lại, đóng chặt hậu môn. Sau một vài lần trực tràng co mà phản xạ không xảy ra, các cử động phản nhu động lại dồn phân lên khiến cho trực tràng không còn bị kích thích và cũng mất đi cảm giác muốn đại tiện. Nếu phản xạ đại tiện bị kìm hãm lâu dài sẽ dẫn đến táo bón.
VII - MỘT SỐ RỐI LOẠN LÂM SÀNG CỦA ỐNG TIÊU HOÁ
1. Loét dạ dày
- Vị trí loét thường khu trú ở hành tá tràng, bờ cong bé và đầu dưới thực quản. Nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày:
   + Dịch vị tiết ra quá nhiều. Nguyên nhân này chiếm 50% trường hợp loét dạ dày
   + Bài tiết chất nhày không có tác dụng bảo vệ
   + Giảm bài tiết chất nhày
   + Cơ chế điều hoà ngược tá tràng - dạ dày (để hạn chế tốc độ chuyển thức ăn từ dạ dày vào tá tràng) không hoạt động
   + Cơ chế điều hoà ngược secretin - tuỵ (kích thích bài tiết dịch tuỵ kiềm tính để trung hoà dịch vị) không hoạt động

- Loét tá tràng mang tính di truyền. Những người uống nhiều rượu hoặc lạm dụng aspirin thường bị loét dạ dày.
- Điều trị nội khoa: phối hợp những biện pháp sau
   + Dùng thuốc trung hoà axit dịch vị
   + Giảm các tình trạng stress vì stress kéo dài cũng dẫn đến bài tiết nhiều axit
   + Dùng thuốc Cimetidin hoặc các thuốc tương tự, có tác dụng ức chế hoạt tính của gastrin
   + Cai thuốc lá, rượu, tránh lạm dụng kháng sinh.

- Điều trị ngoại khoa
   + Cắt nhánh dây thần kinh X vào dạ dày (cần chú ý không cắt vào nhánh dây nối với tuỵ). Dạ dày tạm thời không tiết HCl và pepsin, tuy nhiên sai vào tháng các tuyến lại hoạt động trở lại và lại bị loét dạ dày.
   + Cắt dạ dày bán phần: cắt bỏ vùng hang vị và môn vị, thân dạ dày được nối trực tiếp với đầu tá tràng

2. Táo bón
- Táo bón nghĩa là sự vận động chậm chạp của phân qua ruột già, thường kèm theo sự tích lũy 1 lượng lớn phân khô và rắn ở kết tràng ngang. Nguyên nhân là do thói quen ức chế phản xạ đại tiện bình thường. Trẻ sơ sinh hiếm khi bị táo bón. Tuy nhiên các trẻ thường bị bắt nhịn mỗi khi muốn đi đại tiện. Nếu sử dụng thường xuyên thuốc nhuận tràng thay thế cho chức năng tự nhiên của ruột thì các phản xạ sẽ mất dần. Nếu tập được thói quen đi đại tiện vào buổi sáng sau bữa điểm tâm, là lúc diễn ra các cử động đẩy ở ruột già, sẽ không bị táo bón.
3. Ỉa chảy
- Ỉa chảy là sự vận động quá nhanh của phân trong ruột già, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Vi khuẩn thường lan rộng ở ruột già và phần cuối của hồi tràng. Do niêm mạc bị kích thích, các tuyến tăng cường bài tiết, vận động của ruột non tăng mạnh. Kết quả là ruột bài tiết một lượng dịch rất lớn để cuốn đi những tác nhân gây bệnh, đồng thời nhu động ruột tăng mạnh để đẩy dịch về phía hậu môn

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Cây kim cương (Lan Gấm)

Cây lan gấm (Anoectochilus sp) còn gọi là cây kim cương, kim tuyến, mộc sơn thạch tùng, thuộc họ Orchidaceae, gồm bốn chi: Ludisia, Anoectochilus, Goodyera, Macodes và trên 50 loài (Ormerod Paul, 2005). Trong đó chi Anoectochilus có số loài phong phú nhất (30-40 loài) và loài có giá trị dược liệu và thương mại cao trên thế giới hiện nay là Anoectochilus formosanus Hayata. Loài này được phát hiện ở Srilanka, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Australia và quần đảo Nam Thái Bình Dương, (Liu; Su, 1978 và Teuscher, 1978). Trước đây cây lan gấm trồng làm cây cảnh trong nhà, một số dân tộc thiểu số sử dụng lá lan gấm chữa các vết thương do rắn độc cắn. Nhưng hơn một thập niên trở lại đây, Đài Loan xem lan gấm là cây “Thuốc Vua” bởi tác dụng dược lý đa dạng của nó (Lin và Wu, 2007).
Công dụng của cây lan gấm
Theo y học cổ truyền Đài Loan, A. formosanus Hayata tươi hoặc khô nấu nước uống trị các chứng bệnh đau ngực, đau bụng, tiểu đường, viêm thận, sốt, huyết áp cao, liệt dương, rối loạn gan, lá lách và chứng đau nhói ngực (Lin và Wu 2007). Người Trung Quốc cho rằng uống trà làm từ A. formosanus Hayata chữa các chứng bệnh gan và phổi. Đại học Công nghệ Y dược và Cao đẳng Y học Quốc gia Dương Minh Đài Loan đã sử dụng A. formosanus Hayata làm thuốc kháng viêm, hạ sốt, giảm suy nhược cơ thể và kháng virus cúm A. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện A. formosanus Hayata chứa hợp chất chuyển hoá arachidonic acid liên quan đến chức năng tim mạch. Dịch chiết A. formosanus Hayata có khả năng kháng virus, kháng sưng viêm và bảo vệ gan. Chiết xuất của cây A. formosanus khô có chứa 4-hydroxycinnamic acid, β-sitosterol, β-D-glucopyranosyloxy và butanoid glucosides acid (Takatsuki, S.,1992). Gần đây, một hợp chất 3(R)-3- β-D-glucopyranosyloxy butanolide tên là thương mại kinsenoside được chiết xuất từ A. formosanusA. koshunensis chống tăng huyết áp hiệu quả (Takeshita,1995; Mark, 1990; Lin, 1993; Chan, 1994; Du, 1998, 2001). Hiện nay giá bán A. formosanus Hayata (cả thân, rễ, lá và hoa) trên thị trường thế giới là 300 USD /kg tươi và 3200 USD /kg khô. Nếu cây thu trong tự nhiên, giá bán cao hơn gấp 3 lần. .
Nhân giống và sản xuất cây sản phẩm
Cây giống lan gấm có thể tạo từ nhân in vitro các nốt thân, hạt giống và các bộ phận sinh dưỡng của cây. Tuy nhiên sự sinh trưởng các của cây lan gấm in vitro chậm, kéo dài thời gian nhân giống. Hiện nay nhiều nước chủ yếu sản xuất cây lan gấm từ nuôi cấy hạt in vitro.
Hạt giống lan gấm gieo trên môi trường MS giảm ½ khoáng đa lượng, bổ sung nước dừa, than hoạt tính và dịch chiết trái cây, hạt giống sẽ nảy mầm sau 4 tháng nuôi cấy.
Cấy chuyển sang môi trường tạo chồi MS giảm ½ khoáng đa lượng, bổ sung BA, NAA và sucrose, sau 4 tháng cấy chuyển qua môi trường tạo cây hoàn chỉnh.
Khi cây được 10 tháng tuổi, chuyển cây lan gấm in vitro ra trồng trong khay ngoài vườn ươm có hệ thống làm mát (cooling pad hoặc phun sương).
Để nâng cao tỉ lệ nảy mầm của hat lan gấm, hiện nay người ta dùng nấm Rhizoctonia cộng sinh với hạt, đã làm tăng tỉ lệ nảy mầm lên 80% trong môi trường OMA, gồm bột yến mạch, dịch chiết nấm men và agar (Ling-Chin Chou and Doris Chi-Ning Chang, 2003).
Một số sản phẩm chế biến từ lan gấm
Cây lan gấm sau thu hoạch có thể xuất khẩu ở dạng thô, sản phẩm gồm thân, rễ và lá phơi khô xuất khẩu cho các nước chế biến trà dược, thực phẩm chức năng, thạch lan và đặc biệt là chiết xuất chất 3(R)-3- β-D-glucopyranosyloxy butanolide để từ A. formosanusA. koshunensis để sản xuất biệt dược kinsenoside chữa trị tăng huyết
Đọc thêm

Cây lan gấm có hoa đẹp, từ lâu được dùng trang trí trong nhà. Trong dân gian, một số người dân tộc dùng cây lan này chữa trị vết thương do rắn độc cắn. Tài liệu nghiên cứu của Đài Loan cho biết, đây là loài cây quý giá có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông. Có tính kháng khuẩn, chữa bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính. Ngoài ra còn dùng chữa thần kinh suy nhược, ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, di tinh, đau lưng, phong thấp, tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt. Dùng cây (khô, tươi) nấu nước uống chữa đau ngực, đau bụng, tiểu đường, viêm thận, sốt cao, tăng huyết áp, liệt dương, rối loạn chức năng gan, lá lách và bệnh ung thư… Dùng cả cây tươi hoặc khô, sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20 g tươi hoặc 5 g lá khô. Với chức năng như vậy, nên ở Đài Loan, lan gấm được xem là cây thuốc vua. Tại Trung Quốc, lan gấm làm trà uống chữa bệnh gan, phổi. Nghiên cứu của Đại học Y Tapei (Đài Loan) chứng minh dịch chiết từ lan gấm có khả năng làm ngưng sự phát triển của tế bào ung thư.
Nhờ quý hiếm và có tính dược liệu quý nên giá cây lan gấm tươi được bán trên thị trường thế giới từ 200 – 300 USD/kg (thân, rễ, lá, hoa). Cây khô có giá từ 3.200 USD/kg, nếu thu hái trong tự nhiên giá cao gấp 3 lần. Trung Quốc, Đài Loan, Nhật đã trồng và xuất khẩu lan gấm mang lại nguồn thu lớn. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu cây lan gấm rất lớn nếu được đầu tư đúng mức. Việt Nam đã tìm thấy 15 loài lan gấm phân bố rải rác tại Kon Tum, Cúc Phương, Kẽ Bàng, Lai Châu, Tam Đảo, Sapa… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá nào về mặt dược liệu. Vài năm gần đây, nhiều người dân một số tỉnh Tây Nguyên đã và đang tìm kiếm, tận thu cây lan gấm bán cho thương lái đưa qua Trung Quốc, nhiều học sinh thôn bản nghỉ học săn tìm vì mức giá hấp dẫn, giá thu mua ban đầu 600.000 đồng/kg tăng lên vài triệu đồng/kg. Bị săn tìm quá mức, loại lan này gần như cạn kiệt ngoài tự nhiên.
Nhận thức được tiềm năng, giá trị kinh tế của loài lan này, Công ty CP công nghệ cao Bắc Nam đang xúc tiến đầu tư trồng lan gấm theo hướng dược liệu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, hiện đã hoàn thành quy trình nhân giống và chuẩn bị triển khai sản xuất quy mô công nghiệp. Các địa bàn tiềm năng triển khai là Kon Tum, Lâm Đồng…
Tại Việt Nam, hoa lan dùng trang trí là chính vì chưa có nghiên cứu dùng làm dược liệu trong khi nhiều nơi đã dùng làm thuốc trị bệnh từ lâu đời. Tại Trung Quốc, nhiều loại lan trồng quy mô công nghiệp làm dược liệu. Lan Dendrobium nobile được cho là có tác dụng chữa thận hư, phổi, nóng sốt, viêm loét dạ dày, tiểu đường. Có thể dùng hỗn hợp bột Dendrobium làm giảm glucose trong máu, thúc đẩy quá trình tiết insulin. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy loài lan Dendrobium có khả năng hạ sốt, giảm đau, tăng khả năng chữa ung thư dạ dày và ung thư phổi. Tại Hàn Quốc, lan Dendrobium Ws (Shi-hu) được dùng trị liệt dương, sốt, tiêu hóa. Y học cổ đại Ấn Độ đã sử dụng lan Cypridium parviflora như thuốc chữa thần kinh, tăng cường khả năng tình dục.

Cây dứa dại

Tên khác: Dứa gai, Dứa gỗ. Tên khoa học: Pandanus tectorius Sol., họ Dứa dại (Pandanaceae).

Mô tả: Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất. Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau. Hoa rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè. Bộ phận dùng: Ngọn non, rễ, quả.
Phân bố: Dứa dại thường phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn; rừng ngập mặn, cũng phân bố trong đất liền, ở vĩ độ thấp, dọc theo các sông, khắp nước ta, từ Hoà Bình, Quảng Ninh, Nam Hà tới Quảng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang.
Thu hái: Rễ thu hái quanh năm; thu các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, đem về thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần. Thu hái quả vào mùa đông dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học: Hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất, người ta thu được nước thơm và hương liệu. Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, bromostyren, guaiaco,l phenylethyl alcohol và aldehyd.
Công năng: Lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi).
Công dụng: Chữa chứng đái rắt, chữa lòi dom, lợi tiểu, chữa mất ngủ.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-16g dưới dạng thuốc sắc.
Bài thuốc:
* Chữa đau đầu mất ngủ: Rễ dứa dại 20 – 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
* Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa 20 – 30g, rễ dứa gai (trái thơm) 20 – 30g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.
* Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dai hoặc dứa quả dại 12 – 20g, hạt quả chuối hột 10 – 12g, rễ cỏ tranh 10 – 12g, bông mã đề 8 – 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 – 20g, rễ cây lau 10 – 12g, củ cỏ ống 10 – 12g, sắc lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 – 150ml.
* Trị viêm thận phù thũng: Rễ dứa dại 30 – 60g, thịt lợn nạc 150 – 200g, nấu thành canh ăn ngày một lần, một tuần cần ăn 3 – 4 lần. Kết hợp hằng ngày dùng rau dừa nước khô (du long thái) 30 – 60g, rau má 12 – 16g, bông mã đề 10 – 12g, bồ công anh 12 – 16g, sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150ml.
* Trị viêm gan, xơ gan cổ trướng: Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20 – 30g, lá quao nước 20 – 30g, lá cây ô rô 12 – 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150ml vào trước bữa ăn.
* Chữa chứng viêm tinh hoàn: Lấy hạt quả dứa dại 30 – 60g, lá tử tô 30g, lá quất hồng bì 30g, nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày.
* Ăn uống kém sau sinh: Rễ dứa dại 15 – 20g, vỏ cây chòi mòi 7 miếng cỡ 4cm x 6cm, sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100ml.\