Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Thoái hóa khớp gối

 Thoái hóa khớp gối tức là tình trạng sụn mặt khớp bị hư. Đây là bệnh lý có liên quan đến tuổi và hay xảy ra khi chúng ta bước vào tuổi 40-50. Tổn thương của loại bệnh này biểu hiện từ tình trạng nhuyễn sụn tức là mặt sụn khớp của khớp gối bị mềm, tiếp đến lớp sụn này sẽ bị hư tạo các đường nứt và lan sâu xuống tận vùng xương. Nặng hơn nữa là các mảng sụn bị bong tróc ra để lộ lớp xương dưới sụn, bao hoạt mạc khớp gối sẽ bị viêm và tiết ra nhiều loại  men làm hư thêm lớp sụn này.
Cơ thể phản ứng bằng cách tạo xương sữa chữa nhưng không thành công và tạo ra các hình ảnh gai xương trong khớp gối khi chụp phim X-quang. Biểu hiện của bệnh là tình trạng đau khớp gối và đặc biệt là đau khe khớp gối bên trong vì phần lớn khớp gối của chúng ta bị vẹo vào trong (gối varus).
Đau tăng khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Chụp phim với tư thế đứng trên một chân bị đau sẽ thấy hình ảnh xơ đặc xương vùng khe khớp bên trong, nặng hơn có thể thấy hẹp khe khớp và các gai xương. Tiến triển lâu dài khớp gối sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng vẹo vào trong gây đau đớn khi đi lại, sụn hư hoàn toàn gây tàn phế.
Về Tây y sẽ điều trị bằng việc dùng thuốc kháng viêm giảm đau và chế độ tập luyện thích hợp. Việc điều trị bằng thuốc nếu sau 2 hoặc 3 tháng không hiệu quả sẽ phải sử dụng đến biện pháp mổ xẻ, hiện tại có nhiều cách như làm nội soi cắt hoặc mạc và làm sạch sụn hư bằng sóng radio cao tần, khoan xương cho chảy máu với hy vọng sụn sẽ mọc ra.
Ghép xương sụn tự thân qua nội soi tức là lấy sụn lành từ nơi không phải chịu lực ghép vào nơi hư. Đục xương sửa trục khớp gối cho thẳng trở lại hoặc hơi vẹo ra ngoài một chút vì phần sụn bên ngoài thường còn tốt. Và biện pháp cuối cùng khi sụn hư hoàn toàn là thay khớp gối nhân tạo toàn phần hoặc bán phần. hiện tại một số bệnh viện đã có triển khai hầu hết các loại phẫu thuật kể trên.
Hiện tại chúng tôi đã thực hiện các thành công các phẫu thuật như nội soi làm sạch khớp, bơm chất nhầy, ghép sụn xương tự thân, bơm huyết tương giàu tiểu cầu để kích thích mọc sụn, thay khớp toàn phần ở các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp. 

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Cách sử dụng nhân sâm hiệu quả



Theo Đông y, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí và cũng là vị thuốc quý hiếm, đứng đầu bộ thuốc quý “Sâm - Nhung - Quế - Phụ”.
Những năm gần đây, vì lợi nhuận, một số hãng dược phẩm đã quảng cáo khuếch trương quá mức, khiến không ít người ngộ nhận về tác dụng, dẫn tới tình trạng lạm dụng nhân sâm và thực tế đã có những trường hợp phát sinh tai biến, do sử dụng nhân sâm bừa bãi.

Theo Đông y, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí và cũng là vị thuốc quý hiếm, đứng đầu bộ thuốc quý “Sâm - Nhung - Quế - Phụ”.

Khoa học ngày nay cũng đã chứng thực những tác dụng kỳ diệu, đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của nhân sâm, mà trước đây người xưa chưa biết.

Tuy nhiên, suy cho cùng: nhân sâm vẫn là một vị thuốc. Mà đã là thuốc, nhất thiết phải sử dụng đúng phương pháp, mới có thể phát huy được tác dụng tốt và tránh được hậu quả đáng tiếc.

Vậy, trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng nhân sâm trong những trường hợp nào, cách sử dụng cụ thể ra sao? Và cần chú ý, kiêng kỵ những vấn đề gì?
http://tintuconline.com.vn/Library/images/20/2012/04/ngay19/sam.jpg
Suy cho cùng: nhân sâm vẫn là một vị thuốc.
1. Dùng để bồi bổ cơ thể

Pha trà uống: Nhân sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha  trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.

Sâm tán bột: Sâm sấy khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1-2g, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi.

Hai cách  kể trên thường áp dụng đối với chứng “khí hư” trong Đông y, với những biểu hiện chính: Người mệt mỏi, hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá cơ bản kém.

Ngậm tan: Sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát.

Cách dùng này thường áp dụng đối với người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, cùng chứng  “phế hư”- chức năng hô hấp suy giảm,  phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.

Sắc uống: Nhân sâm thái lát, mỗi ngày dùng 5-10g, sắc kỹ với  nước, pha thêm 20-30g đường vào, chia thành nhiều lần uống và ăn cả cái. Trường hợp dùng để cấp cứu: tăng sâm lên 30-60g, sắc uống hết ngay trong  một lần.

Cách này thường dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu nặng, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu, cấp cứu lúc lâm nguy.

Nấu cháo ăn: Nhân sâm 3g, thái lát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn.

Cách dùng này có tác dụng bổ dưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hoá và người già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.

Sâm hấp trứng gà: Trứng gà 1 quả, khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1-2g bột nhân sâm vào, trộn đều. Lấy một miếng khăn giấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Mỗi ngày dùng 1 lần.

Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể đối với những người mắc các bệnh mạn tính.

Sâm hầm thịt gà:  Dùng gà mái 1 con (gà chân đen càng tốt), làm sạch lông và tạp chất, mổ bụng cho 5-10g sâm thái lát vào rồi khâu kín lại; Hầm chín, ăn thịt, sâm và nước; mỗi tuần 1-2 lần.

Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể phụ nữ s
au thời kỳ sinh đẻ.

Lưu ý: Trong những trường hợp trên, nếu không có nhân sâm, có thể thay thế bằng đẳng sâm, hoặc sâm bố chính, chỉ cần tăng liều lượng lên khoảng 2-3 lần.
2. Không nên lạm dụng
http://tintuconline.com.vn/Library/images/20/2012/04/ngay19/sam1.jpg
Nhân sâm là một vị thuốc quý, song đó không phải là thứ “vạn linh chi dược”

Nhân sâm là một vị thuốc quý, song đó không phải là thứ “vạn linh chi dược”. Hơn nữa, nếu sử dụng không hợp lí, còn có thể dẫn đến cái hoạ “sát thân phá gia”,  như người xưa đã cảnh báo.

Từ xưa, trong giới Đông y đã lưu truyền một câu thành ngữ: “Đại hoàng cứu nhân vô công, nhân sâm sát nhân vô quá”. Nghĩa là: Đại hoàng (vị thuốc thông dụng, tương đối rẻ) có cứu được bệnh cũng không được ghi công, trong khi đó nhân sâm giết chết người vẫn không bị buộc tội.

Trong sách “Y học nguyên lưu luận”, Danh y Từ Linh Thai còn đề cập tới một ngộ nhận rất đáng tiếc, đó là: Khi đã sử dụng đến nhân sâm mà bệnh nhân vẫn chết, người đời thường lầm tưởng rằng, thầy thuốc đã cố gắng tột độ, còn con cháu cũng đã hết mực hiếu nghĩa...
Chính vì vậy, từ xưa nhân sâm còn là thứ bị một số thầy thuốc thiếu lương tâm lợi dụng để tâng công, tránh tội.

Kết quả thực nghiệm dược lí hiện đại cho biết, độc tính của nhân sâm tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu không có bệnh mà lạm dụng, hoặc là dùng liều quá cao, thời gian sử dụng quá dài, vẫn có thể xuất hiện các phản ứng trúng độc.

Khi bị ngộ độc nhân sâm, thường thấy những biểu hiện như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, thần kinh hưng phấn liên tục, trạng thái khoái cảm, huyết áp tăng cao, thân thể phù thũng, iả chảy lúc sáng sớm, da mẩn đỏ, mũi chảy máu v.v... Người phương Tây gọi đó là “Hội chứng lạm dụng nhân sâm”.

Một thông báo cho biết, có đôi thanh niên nam nữ khoẻ mạnh, đã dùng 30 gam hồng sâm, sắc lấy 800 ml cùng nhau uống; sau 10 phút cả hai người đều thấy đầu choáng, phiền táo, mắt nhìn không rõ vật, ngôn ngữ rối loạn, thần trí mơ hồ v.v... may được cấp cứu kịp thời nên mới thoát nạn.

Một thông báo khác cho biết, một trẻ sơ sinh, ngay trong buổi sáng đầu tiên đã “được” cha mẹ cho uống nước sắc của gần 1 gam sâm Cao Ly. Sau đó liền thấy đứa trẻ kêu khóc liên tục, không ngủ, chân tay co giật, thở gấp cùng với những triệu chứng nhiễm độc cấp tính khác; sau đem đi cấp cứu cũng không cứu nổi.
3. Những trường hợp không nên dùng

Người khoẻ mạnh không nên dùng sâm

Người xưa thường bảo, đang khoẻ mạnh mà dùng sâm, chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêm cột vào để gia cố; như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến ngôi nhà chóng hư hỏng hơn.

Quan sát lâm sàng hiện đại cho thấy, không có bệnh mà dùng sâm có thể làm huyết áp tăng cao, miệng khô lưỡi rát, đại tiện táo, chảy máu mũi và rối loạn chức năng nội tạng.

Cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, không nên dùng độc vị nhân sâm

Trong sâm có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo, ví dụ như aspartic acid, arginine... Do đó, khi dùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch.

Phụ nữ đang mang thai nói chung không nên dùng nhân sâm

Theo quan niệm của Đông y học, phụ nữ khi có thai nói chung không nên sử dụng đến phương pháp “đại bổ”.

Nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như nhân sâm, long nhãn, gà hầm... có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn...

Ăn uống cần có đủ chất, nhưng không nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quá trình chuyển hoá và nuôi dưỡng thai nhi.

Không dùng sâm bừa bãi đối với trẻ em

Trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol... có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.

Trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v...

Cho nên, khi sử dụng sâm đối với trẻ em, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc. Chớ nên cho trẻ uống sâm để “giải nhiệt”!

4. Giải độc nhân sâm

Đối với các phản ứng nhiễm độc nhân sâm, trường hợp nhẹ chỉ cần ngừng sử dụng là cơ thể sẽ dần dần hồi phục. Trường hợp nặng phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. Trường hợp ngộ độc nhẹ, có thể dùng củ cải hoặc hạt củ cải giã nát sắc uống, cũng mang lại hiệu quả nhất định.

Cá ngựa

Cá ngựa sau khi được bắt về thì tiến hành bỏ ruột, uốn cong đuôi cho tròn rồi đem phơi hoặc sấy khô. Những người âm hư hỏa vượng, cảm cúm hay sốt, phụ nữ có thai thì không nên dùng cá ngựa. Cá ngựa chỉ dành cho những người khó có thai do dương khí suy nhược, đồng thời cũng có tác dụng chữa bệnh khó đẻ cho phụ nữ có thai ( lúc đẻ mà bị đẻ khó thì dùng ), lưu ý không dùng cho phụ nữ đang có thai. Cá ngựa khô cũng dùng cho điều trị liệt dương ở nam giới ngoài ra còn chữa bệnh di tinh, yếu sinh lý rât tốt, chữa bệnh hen xuyễn, thở khò khè, suy nhược thần kinh. 

7 TÁC DUNG TUYỆT VỜI CỦA CỦ GỪNG (7 WONDERFUL MEDICINAL EFFECTS OF GINGER)


7 TÁC DUNG TUYỆT VỜI CỦA CỦ GỪNG
7 WONDERFUL MEDICINAL EFFECTS OF GINGER

1-Preventing from nausea, car-sick
2-Curing the analgesic, anti-inflammatory, sterilization, decontamination;
3-Prevention and treatment of flu and heat stroke; cooling and reduction of fatigue
4-To be as an antioxidant, inhibiting tumor
5-To stimulate appetite
6-To cure diarrhea
7-To cure the sexual impotence

Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh những kinh nghiệm dân gian của các nước châu Á về sử dụng gừng vàng làm thuốc và phát hiện thêm nhiều tác dụng quý của củ gừng.

Gừng là một loại gia vị nấu ăn không thể thiếu. Nó không chỉ giảm bớt mùi của thực phẩm mà còn giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm. Gừng chứa đựng cả hai giá trị dinh dưỡng và y tế, vừa là thuốc vừa là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng hơn.

Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có thành phần hóa học phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan... nhiều loại vật liệu, làm cho nó đa năng hoạt động sinh học .

Gừng (ginger),Gừng (ginger),

1-Chống nôn, Chống say tàu xe, buồn nôn và ói mửa
    Preventing from nausea, car-sick

Nhai dập rồi ngậm 1 - 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.

Mùa hè là mùa du lịch, di chuyển và của nhiều cuộc hành trình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột gừng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng say tàu xe, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tỷ lệ hiệu quả đến 90%, và còn kéo dài trong suốt 4 giờ sau đó hoặc nhiều hơn.

Nhai dập rồi ngậm 1 - 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.

2-Giảm đau, kháng viêm, khử trùng khử độc
   Analgesic, anti-inflammatory, sterilization, decontamination;

Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu.

Uống nước gừng, đắp bã gừng, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15 - 20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt.
Với những người khó ngủ hoặc mất ngủ, ngâm chân trong nước gừng giúp cho giấc ngủ có chất lượng hơn. Cách pha nước gừng như sau: giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối.

3-Phòng chữa cảm mạo, trị say nắng, làm mát, giảm mệt mỏi
   Prevention and treatment of flu and heat stroke; cooling and reduction of fatigue,

Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh.

Ngậm 1 lát to gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay trong những ngày lạnh giá, trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố.

4-Chống oxy hóa, ức chế khối u
   Antioxidant, inhibiting tumor

Gừng chứa các hợp chất cấu trúc diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng nói riêng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá huỷ tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.

Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khoẻ mạnh khác.
Ăn gừng còn có tác dụng chống lão hóa, người già ăn gừng trong ngoài đều hồng hào, khỏe mạnh.

5-Kích thích sự thèm ăn
    To stimulate appetite

Trong mùa hè nóng bức, dịch vị dạ dày giảm, do đó ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Trước bữa ăn, nếu ăn một vài lát gừng, sẽ có tác dụng kích thích nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng. Điều này cũng là lý giải cho câu nói "Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”.

Các học giả Nhật Bản, qua nghiên cứu phát hiện thấy trong vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 - Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh. Do đó có thể thấy thường xuyên ăn hàng ngày chút gừng tươi sống và những thức ăn có gừng, có thể đề phòng được sự hình thành sỏi mật, ăn nhiều gừng có thể hạn chế sỏi mật tăng nhiều, lớn nhanh.

6-Chữa bệnh tiêu chảy
   To cure diarrhea

Tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Escherichia Coli (E.coli) gây ra.

Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao.

7-Chữa bất lực sinh lý
   To cure the sexual impotence

Ở một số nước phương Tây và Bắc Mỹ hiện nay, người ta có xu hướng dùng gừng thay cho viagra trong việc chữa bất lực sinh lý ở cả nam và nữ. Có thể nhấm dập 1 lát gừng tươi rồi ngậm trước khi lên giường.

Nói chung gừng có những tác dụng dược lý như sau:
  • Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên và tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric. Cao chiết gừng khô, gingerol và shogaol đều ức chế sự vận động tự nhiên của chuột nhắt.
  • Hạ nhiệt: shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột đã được gây sốt bằng tiêm men bia.
  • Giảm đau và giảm ho.
  • Chống co thắt: shogaol và gingerol có tác dụng này.
  • Chống nôn: dịch chiết gừng khô có tác dụng trên cây chó gây nôn bằng đồng sulfat.
  • Chống loét đường tiêu hoá: dịch chiết nước gừng tươi, tiêm phúc mạc cho chuột, có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm do gò bó.
  • Kích thích tiết nước bọt: gừng tươi có tác dụng này.
  • Kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa: dịch chiết gừng khô cho chuột nhắt uống làm tăng sự vận chuyển bari sulfat.
  • Tác dụng chống viêm: dịch chiết gừng khô tiêm dưới da cho chuột nhắt ức chế sự tăng tính thẩm thấu của các mao quản trong phản ứng viêm thực nghiệm.
  • Ức chế sự tổng hợp prostaglandin PGE2.
  • Cường tim: trên tim cô lập, thành phần có vị cay vủa gừng ức chế hoạt tính men ATPase.
Lưu ý không dùng Gừng trong trường hợp ra nhiều mồ hôi hoặc mất máu.
Prevention and treatment of flu and heat stroke; cooling and reduction of fatigue
(ST), 

Tắc kè, thuốc quý bổ thận



Tắc kè tên khoa học Gekko gekko L., tên thuốc là cáp giới. Đuôi tắc kè là bộ phận quý nhất của con vật khi tổn thương có thể mọc lại

Tắc kè tên khoa học Gekko gekko L., tên thuốc là cáp giới. Đuôi tắc kè là bộ phận quý nhất của con vật khi tổn thương có thể mọc lại. Tắc kè sống ở các hốc cây, hang đá, có ở khắp các tỉnh miền núi nước ta. Mùa săn bắt thường từ tháng 5 đến tháng 10, lúc này tắc kè thường kêu nên dễ phát hiện.
Bộ phận dùng cả con đã chế biến bằng cách nhúng nước sôi, hoặc dùng rượu làm sạch lông, vẩy, loại bỏ phủ tạng, đầu (chặt từ sau hai u mắt) và bàn chân. Có thể dùng tươi hay tẩm rượu nướng vàng để dùng.
 Tắc kè.
Thành phần hóa học trong tắc kè có chứa chất béo, các acid amin tối cần thiết cho cơ thể, một số nguyên tố vi lượng, tỷ lệ hoạt chất ở đuôi cao hơn ở thân tắc kè nên khi chế biến phải bảo tồn đuôi mới tốt.
Theo Đông y, tắc kè vị mặn, tính ấm; quy vào hai kinh phế, thận. Tác dụng bổ phế khí, ích tinh huyết, bổ thận dương, dùng trị các bệnh hen suyễn lâu ngày, hư lao, ho ra máu, các chứng lưng đau, gối mỏi, tai ù, sinh lý kém, liệt dương, di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, các trường hợp suy nhược thần kinh, tinh thần mệt mỏi, lao động trí óc căng thẳng, toàn thân suy nhược. Liều dùng 3 - 5g bột.
Tắc kè được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh sau:
Chữa tà khí ở vùng phế, trong ngực tích huyết gây đau, mất tiếng, ho lâu ngày. Bài thuốc: tắc kè 1 đôi, sinh địa hoàng 80g, a giao 40g, kha tử 60g, mạch môn đông 80g, tế tân 30g, cam thảo 40g, hoàn viên bằng quả táo, mỗi lần uống 1 viên, ngâm cho tan ra, uống trước bữa ăn.
- Trường hợp suyễn cấp ở người cao tuổi thể trạng hư yếu thường hình thành chứng trên thực dưới hư, suyễn gấp đoản hơi, so vai để thở, đàm khò khè, lưng lạnh sợ rét nặng hoặc sau khi đàm suyễn đã dịu cần phải ôn thận, nạp khí, hóa đàm, lợi phế, bình suyễn, chỉ khái.
Bài thuốc Cáp giới tứ tử phương: tắc kè 1 đôi, câu kỷ tử 12g, sa uyển tử 12g, tiền hồ 9g, trầm hương 2g, nữ trinh tử 12g, thỏ ty tử 12g, hạnh nhân 12g, tử uyển 9g. Tán bột hòa nước ấm uống mỗi lần 8g, ngày 2 - 3 lần.
- Nếu kiêm chứng chân tay lạnh, thể trạng hàn quá nặng.
Bài thuốc: Hạ thị suyễn chứng phương để ôn thận, nạp khí, hóa đàm, bình suyễn: tắc kè 1 đôi, trầm hương 6g, nhân sâm 15g, cam thảo 6g, trần bì 6g, phục linh 10g, tang bạch bì 10. Tán thành bột, hòa nước chín uống, mỗi lần 8g.
- Người cao tuổi mắc chứng suyễn khái nếu kiêm chứng lưỡi tối tía, môi tái thuộc dương hư huyết trệ.
 Khi chế biến tắc kè làm thuốc phải bảo tồn đuôi.
Bài thuốc: Trần thị phù chính cố bản phương để phù chính, khử ứ, loại trừ gốc rễ của bệnh gồm: nhân sâm, tam thất, xuyên bối, tắc kè, đông trùng hạ thảo lượng bằng nhau. Tán bột ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 2g hoặc dùng rượu Cáp giới nhân sâm trong bữa cơm có tác dụng trợ dương, ích khí, hành ứ, thông mạch, bồi bổ cơ thể: tắc kè 1 đôi, nhân sâm 60g, rượu trắng 500ml, ngâm 30 ngày trở lên, mỗi lần uống 10 - 15ml, ngày 2 lần.
- Chữa chứng khái suyễn lâu ngày, đờm đặc vàng, ho ra mủ lẫn máu, ngực bồn chồn, nóng, người gầy yếu, mạch phù hư hoặc lâu ngày thành phế nuy, phải bổ khí thanh phế, chỉ khái, bình suyễn.
Bài thuốcNhân sâm cáp giới tán: tắc kè 1 đôi, hạnh nhân 5 lạng, cam thảo 5 lạng, nhân sâm 2 lạng, phục linh, bối mẫu, tang bì, tri mẫu đều 2 lạng, sao giòn, tán mịn, ngày 3 lần, mỗi lần 15g với nước chín.
- Trường hợp suy nhược cơ thể, sinh lý yếu, liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, ngũ canh tả do thận dương hư.
Bài thuốc: tắc kè 1 đôi, nhân sâm, ngũ vị tử đều 60g, hồ đào nhục 80g hoặc ba kích 60g, phục linh 40g, bạch truật 60g làm bột uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 15g.        
DSCKI. Phạm Hinh

CỐT TOÁI BỔ Rhizoma Drynariae

CỐT TOÁI BỔ,cây Tổ rồng, Tắc kè đá
     Giá: Call
     Đặt mua: 
  Thông tin chi tiết
 CỐT TOÁI BỔ
Rhizoma Drynariae

Tên khác: Hầu khương, Hồ tôn khương, Thân khương, cây Tổ phượng, cây Tổ rồng, Tổ diều, Tắc kè đá

Tên khoa học: Drynaria fortunei J.Sm, họ Dương xỉ (Polypodiaceae). 

Mô tả: Dương xỉ mọc bò, có thân rễ dẹp, mọng nước, phủ lông dạng vẩy màu nâu sét. Lá có 2 loại: lá hứng mùn, xoan, gốc hình tim, mép có răng nhọn, dài 3-5cm, không cuống, phủ kín thân rễ; lá thường sinh sản, có cuống ngắn 4-7cm, phiến dài 10-30cm, xẻ thuỳ sâu, thành 7-13 cặp thuỳ lông chim, dày, dai, không lông. Các túi bào tử xếp hai hàng giữa gân phụ mặt dưới lá; bào tử vàng nhạt, hình trái xoan.

Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cốt toái bổ.

Phân bố: Cây mọc phụ sinh trên cây gỗ và đá, ở vùng rừng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội tới Nghệ An.

Thu hái: Thân rễ quanh năm, cắt bỏ rễ con, phần lá sót lại và cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước quy định, phơi hay sấy khô.

Tác dụng dược lý:


* Cốt toái bổ có tác dụng tăng cường sự hấp thu Calci của xương, nâng cao lượng Phospho và calci trong máu giúp cho chóng liền xương. Thuốc có tác dụng giảm đau và an thần. 

* Có tác dụng rõ phòng ngừa lipid huyết cao, làm giảm lipid máu cao và phòng ngừa được chứng xơ mỡ mạch. 

* Thực nghiệm trên chuột lang, nhận thấy thuốc có tác dụng làm giảm độc của Kanamycin đối với tai trong, nhưng sau khi ngưng thuốc, tai vẫn bị điếc vẫn phát triển.

Thành phần hoá học: Tinh bột, flavonoid.

Công năng: Bổ thận, làm mạnh gân xương, hoạt huyết hóa ứ, cầm máu giảm đau.

Công dụng: Thuốc bổ thận, trị đau xương, đau lưng, mỏi gối, chữa dập xương, ỉa chảy kéo dài, chảy máu răng.

Cách dùng, liều lượng: Dùng uống hay đắp ở ngoài. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Bào chế: Rửa sạch, cạo sạch lông, thái mỏng phơi khô dùng. Có khi tẩm mật hoặc tẩm rượu, sao qua dùng.

Bài thuốc:

1.Trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư:

* Bột Cốt toái bổ vừa đủ sao đen xát vào răng.

* Gia vị Địa hoàng hoàn: Thục địa 16g, Sơn dược, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 12g, Tế tân 2g, Cốt toái bổ 16g, sắc uống.

2.Trị chấn thương phần mềm, gãy xương kín:

* Tẩu mã tán: Cốt toái bổ, lá sen tươi, lá Trắc bá diệp tươi, quả Bồ kết tươi, lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần, hãm nước sôi uống hoặc đã đắp ngoài.

* Tiếp cốt tán: Cốt toái bổ, Huyết kiệt, Bằng sa, Đương qui, Nhũ hương, Một dược, Tục đoạn, Đồng tự nhiên, Đại hoàng, Địa miết trùng, lượng bằng nhau, tán bột trộn Vaselin bôi vùng đau. Bài thuốc có tác dụng làm liền xương nhanh.

3.Phòng nhiễm độc Streptomycin:

* Mỗi ngày dùng Cốt toái bổ 30g, sắc nước, phân 2 lần uống, tác giả theo dõi 32 ca tai ù do streptomycin, kết quả tốt (Tạp chí Y trung nguyên 1987,2:33).

* Cốt toái bổ làm mất tác dụng phụ của Streptomycin 200 ca, có kết quả 89,6% (kết quả tiêm huyệt tai tốt hơn uống) (Theo báo cáo của Thang Mộ Lan đăng trên tạp chí Kháng sinh tố 1981, 4:52).

* 53 ca uống Streptomyci được dùng Cốt toái bổ thang (Cốt toái bổ 30g, Cúc hoa 12g, Câu đằng 12g), kết quả dùng trong 35 ngày là 98,1% (Tân trung y 1986,11:30).

4.Trị chai chân: Cốt toái bổ 9g, giã nát ngâm vào 100ml cồn 95%, 3 ngày đem xát vùng chai có kết quả (Tạp chí Trung y 1964,8:37).

Kiêng ky: âm hư, huyết hư không nên dùng.

Hội chứng bệnh tỳ vị



2014/7/kham-benh.jpeg 
Tỳ khí hư - Tỳ bất kiện vận

Nguyên nhân:

Do lo lắng.

Lao lực.

Ăn uống không điều độ.

Bệnh sinh:

Tỳ khí hư bất kiện vận là chỉ công năng vận hóa thủy cốc của Tỳ Vị suy giảm:

Không vận hành tân dịch cho Vị, gây đầy tức bụng, nôn mửa.

Không vận hóa thủy cốc thành tinh khí dẫn đến bắp thịt teo nhão, đoản khí, thiếu khí.

Không vận hóa thủy thấp gây tiêu lỏng, huyết trắng, tứ chi nặng nề.

Triệu chứng lâm sàng:

Mệt mỏi, mất ngon miệng, sợ lạnh, sắc mặt vàng tái.

Đau vùng thượng vị, đi tiêu nhiều lần trong ngày. Buồn nôn, nôn mửa. Ăn kém với đầy tức bụng, sôi ruột.

Huyết trắng, tay chân nặng nề, gầy rốc, phù thũng.

Hô hấp ngắn, nói yếu.

Rêu trắng, lưỡi nhợt, bệu. Mạch trầm trì, vô lực, nhược.

Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp:

Viêm gan mãn tồn tại hoặc tiến triển, sơ gan cổ trướng.

Viêm thận mãn.

Viêm dạ dày tá tràng mãn.

Các hội chứng kém hấp thu (spue tropical). Tiêu chảy do tiểu đường. Thiếu men lactace.

Tỳ vị hư hàn


Bụng thường kêu óc ách, ăn uống khó tiêu, hay trung tiện, đôi khi kèm theo tiêu chảy rất khó chịu, làm mất ngủ... Y học cổ truyền gọi là chứng bệnh “Tỳ vị hư hàn”, có nghĩa là tỳ vị yếu, lạnh. 
Củ sa nhân 
Củ sa nhân
Đó là trạng thái tỳ dương (lá lách), vị dương (dạ dày) đều hư, sinh ra hàn (lạnh), dẫn đến bụng kêu óc ách, khó tiêu, bụng sình hơi, trung tiện nhiều và đau râm ran... Nguyên nhân dẫn tới tỳ vị hư hàn, có nguyên nhân do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, béo, ngọt, uống rượu nhiều và nghiện thuốc lá.
Tỳ vị hư hàn thì phải ôn trung kiện tỳ hòa vị, và dùng bài thuốc: đảng sâm 9g, bán hạ 9g, bạch truật 9g, phục linh 12g, trần bì 6g, ngô thù du 3g, cam thảo 6g, mộc hương 9g, sa nhân 3g, can khương 3g.
Bài thuốc này sắc uống ngày 1 thang (cho 750 ml nước vào sắc kỹ còn 250 ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày khi thuốc còn nóng). Nếu thuốc đã nguội đổ thêm ít nước sôi cho ấm rồi uống. Ngoài ra, có thể sử dụng các món ăn để hỗ trợ điều trị chứng tỳ vị hư hàn như:
* Gừng tươi 10g rửa sạch, thái miếng, táo tàu 7 trái rửa sạch, tách bỏ hột, đường đỏ 50g. Cho gừng và táo vào 750 ml nấu sôi trong 15 phút. Bỏ đường vào khuấy đều cho tan hết, nấu thêm 5 phút nữa. Bắc ra lấy nước, bỏ bã để dùng.
* Dạ dày heo hầm nhục quế: Dạ dày heo 200g, gừng tươi 10g, quế nhục 3g, gia vị. Dạ dày heo rửa sạch, thái miếng, gừng tươi rửa sạch đập dập, quế đập nhỏ. Cho tất cả vào ướp với dạ dày rồi cho vào bát hấp cách thủy cho đến chín nhừ, bắc ra ăn dạ dày và uống nước.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Củ mài


cu mai Củ mài

Tên khác:

Hoài sơn, Sơn dược

Tên khoa học:

Radix Dioscoreae

Nguồn gốc:

Rễ củ đã chế biến khô của cây Củ mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill), họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.

Thành phần hoá học chính:

Tinh bột, chất nhầy, acid amin, chất béo.

Công dụng:

Thuốc bổ ngũ tạng, chữa suy nhược cơ thể, mạnh gân xương, chữa ỉa chảy, đái đường, gầy yếu, di tinh, giúp tiêu hoá.

Cách dùng, liều lượng:

12-24g mỗi ngày, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Chú ý:

Trên thực tế người ta còn chế biến Hoài sơn từ một số loài khác thuộc chi Discorea như Củ cọc, Củ mỡ,… tác dụng của chúng so với Hoài sơn chưa có tài liệu khẳng định…

Món ăn, Bài thuốc chữa di tinh mộng tinh


Di mộng tinh là một hiện tượng sinh lý bình thường ở nam giới nhưng cũng có thể coi là bệnh. Không chữa trị, bệnh kéo dài có thể dẫn đến vô sinh. Bệnh này có thể chữa được nhờ vào các giải pháp tổng thể như kết hợp các món ăn với cách sinh hoạt lành mạnh.
Theo danh y Hải Thượng Lãn Ông, di mộng tinh là một bệnh. Lý do vì mộng tinh, di tinh xảy ra ở người nguyên khí hư kém, tâm không tàng thần, thận không tàng tinh. Những người mà đầu óc luôn luôn tư tưởng đến chuyện ân ái mây mưa, khiêu dâm đồi trụy thì không rơi vào mộng tinh, di tinh thì cũng sa vào tật thủ dâm. Lòng dục động thì hỏa bốc lên, hỏa bốc lên thì tinh thần mỏi mệt, tinh thần mỏi mệt thì tinh hoạt mà hóa thành di, mộng tinh. Ngoài điều trị tâm lý, cần chú ý trong khẩu phần ăn uống. Sau đây là một số món ăn chữa di mộng tinh:
Cháo gạo lức hà thủ ô: Gạo lức 100g, hà thủ ô 40g, táo đỏ 5g. Hà thủ ô thái mỏng sắc lấy nước, bỏ bã. Táo rửa sạch, gạo vo kỹ cho vào nước sắc hà thủ ô nấu cháo. Cháo chín cho vào một ít đường vừa ăn. Ăn ngày 1 – 2 lần.

chao-gao-lut-hat-sen

Cháo gạo lức hạt sen, hà thủ ô bổ dưỡng cho sinh lý nam giới.
Cháo gạo lức rau hẹ: Gạo lức 100g, rau hẹ tươi 30 – 60g (dùng hạt thì từ 5 – 10g). Rau thái nhỏ (hạt tán bột). Đổ gạo đã vo vào nồi, nước vừa đủ nấu thành cháo, cháo chín mới cho rau hẹ và muối vào vừa ăn. Ăn ngay, không để hôm sau.
Gà hoa mơ hấp gừng, tiêu: Gà hoa mơ 1 con, gừng tiêu vừa đủ. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cho gừng, hạt tiêu vào hấp chín (không luộc), thịt gà chia 2 lần ăn trong ngày. Xương gà sao vàng tán bột, uống với rượu, ngày 2 lần, mỗi lần 3g.
Cháo long nhãn hạt sen: Gạo nếp 100g, long nhãn 15g, hạt sen 15g, táo đỏ 5 quả. Gạo nếp đãi sạch, cho cùng táo đỏ, hạt sen vào nồi, đổ 1 lít nước đun to lửa sau nhỏ lửa, cháo sắp chín cho long nhãn vào, quấy đều, tiếp tục nấu đến khi cháo chín nhừ. Ngày ăn 1- 2 lần.
Cháo nhục thung dung, thịt dê: Gạo lức 50g, thịt dê lọc 100g, nhục thung dung 15g. Nhục thung dung nấu với 1 lít nước, nấu nhừ bỏ bã thuốc để riêng. Thịt dê thái miếng và gạo đã vo sạch cho vào nước nhục thung dung nấu thành cháo đặc, cháo chín cho nhục thung dung vào, đun sôi, cho gia vị vừa ăn, tắt lửa, đậy kín trong 5 phút là được. Ngày ăn 2 lần sáng và tối.
Thịt dê nướng với phục linh: Thịt dê 100g, phục linh 30g, sa nhân 30g. Hai vị thuốc tán bột, trộn với ít muối rồi xát vào thịt dê, để thấm. Sau 30 phút nướng chín thịt dê, khi ăn thì uống với một chút rượu trắng, không chấm mắm muối.
Nước sắc dây tơ hồng: Dây tơ hồng 100g sắc cùng với 10 bát nước còn 3 bát uống hết trong ngày, chia 3 lần sáng, trưa và tối.
Thịt gà xào câu kỷ tử và hồ đào: Thịt gà đã bỏ xương 500g, trứng gà một quả; câu kỷ tử, hồ đào 30g, gia vị đủ dùng. Thịt gà rửa sạch, thái miếng mỏng ướp với gia vị trong vòng 15 phút. Câu kỷ tử, hồ đào ngâm nước, bỏ vỏ. Phi thơm hành mỡ, cho thịt gà vào xào chín bắc ra. Rang hồ đào và câu kỷ tử chín sau đó trộn với thịt gà đã xào, bắc lên bếp rồi đập trứng vào, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ khí huyết. Những người ăn kém, người mệt mỏi, người già, người mắc bệnh di tinh, mộng tinh sử dụng rất thích hợp.
Thảo dược chữa di mộng tinh: Người bệnh có thể sử dụng các thảo dược như bá bệnh, lộc nhung, nhục thung dung, kỷ tử, đỗ trọng, nhân sâm bằng các bài thuốc y học cổ truyền, món ăn hay thực phẩm chức năng để bồi bổ sức khỏe, sinh lực cho nam giới.
Xích Thố Vương bao gồm các thảo dược quý (cao bá bệnh, nhục thung dung, ba kích, lộc nhung, nhân sâm, kỷ tử, đỗ trọng) kết hợp bổ sung L-arginin mang lại tác dụng cải thiện sinh lý hiệu quả và an toàn. Xích Thố Vươngvừa kích thích cơ thể tăng tiết testosteron tự nhiên, tăng ham muốn, giải quyết các vấn đề liên quan đến suy giảm sinh lý, rối loạn cương dương, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, cơ thể suy nhược mệt mỏi.

ĐẠI TÁO ( Fructus Ziziphi Jujubae)

ĐẠI TÁO
( Fructus Ziziphi Jujubae)
Đại táo còn gọi là Táo tàu, Táo đen, Táo đỏ ( Fructus Zizyphi) là quả chín phơi hay sấy khô của cây Táo tàu ( Zizyphú sativa Mill). Theo sách Trung dược học của Trung quốc xuất bản năm 1991 thì cây Táo tàu có tên khoa học là Ziziphus Jujuba Mill var inermis ( Bge.) Rehd. Đại táo sớm đã ghi trong sách Bản kinh, dùng làm thuốc. Cho đến nay, ta vẫn phải nhập của Trung quốc.
Tính vị qui kinh:
Vị ngọt, ôn, qui kinh Tỳ Vị.
Theo các sách Y văn cổ:
  • Sách Bản kinh; vị ngọt bình.
  • Sách Bị cấp thiên kim yếu phương: vị ngọt cay nhiệt hoạt không độc.
  • Sách Thực liệu bản thảo: ôn.
Về qui kinh:
  • Sách Bản thảo cương mục ( quyển 29): là thuốc vào kinh Tỳ, phần huyết.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc thái âm dương minh kinh.
  • Sách Bản thảo cầu chân: chuyên nhập Tỳ vị.
Thành phần chủ yếu:
Vitamin A, vitamin B2, , vitamin C, calcium, phosphorous, iron.
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Đại táo có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần, hòa hoãn dược tính. Chủ trị chứng trung khí bất túc, các chứng huyết hư tạng táo, dùng chung với các vị thuốc tính dược mãnh liệt để làm dịu bớt.
Theo các Y văn cổ:
  • Sách Bản kinh: " chủ tâm phúc tà khí, an trung dưỡng tỳ, trợ 12 kinh, bình vị khí thông cửu khiếu, bổ thiểu khí tiểu tân, thân trung bất túc, đại kinh, tứ chi trọng, hòa bách dược".
  • Sách Bản thảo kinh tập chú: " sát ô đầu độc ( giảm độc ô đầu)."
  • Sách Danh y biệt lục: " bổ trung ích khí cường lực, trừ phiền muộn.".
  • Sách Nhật hoa tử bản thảo: " nhuận tâm phế chỉ thấu".
  • Sách Dược phẩm hóa nghĩa: " dưỡng huyết bổ can".
  • Sách Trường sa dược giải: " Đại táo bổ thái âm chi tinh, hóa dương minh chi khí, sinh tân nhuận phế nhi trừ táo, dưỡng huyết tư can nhi tức phong, liệu tỳ vị suy tổn, điều kinh mạch hư khổng, kỳ vị nồng nhi chất hậu tắc trường ư bổ huyết, nhi đoản ư bổ khí".
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
  1. Cho chuột nhắt uống nước sắc Đại táo, thể trọng tăng rõ. Qua thử nghiệm bơi cho thấy có làm tăng cơ lực. Gây độc gan thỏ bằng cacbon tetracholoride và cho uống nước sắc Đại táo, protid toàn phần và albumin huyết thanh thỏ đều tăng rõ, chứng minh Đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực cơ và thể trọng.
  2. Thực nghiệm cũng chứng minh: Những bài thuốc có táo đều làm cho chỉ số cAMP trong bạch cầu tăng cao. Táo có tác dụng chống dị ứng.
  3. Chiết xuất chất Táo với nước invitro có tác dụng ức chế tế bào JTC-26 sinh trưởng hiệu suất đạt trên 90% và có liên quan đến liều lượng, nếu lượng nhỏ không có kết quả.
  4. Có tác dụng an thần.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Trị chứng tỳ hư nhượcsinh ra chứng người mệt mỏi, ăn kém, tiêu lỏng.
  • Cháo Đại táo: Đại táo 5 - 10 quả, nấu với gạo tẻ hoặc gạo nếp ăn.
  • Cùng với Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh làm thuốc thang sắc uống.
  • Sâm táo hoàn: Nhân sâm, Đại táo theo tỷ lệ 1:4 làm hoàn hoặc gia thêm Bạch truật, Can khương, Kê nội kim để trị chứng Tỳ vị hàn thấp.
  • Chữa bệnh Tỳ vị hư hàn, thường phối hợp Đại táo với Can khương, Gừng có táo bớt vị cay. Táo có Gừng bớt nê trệ.
2.Trị chứng huyết hư ( sắc da vàng bủng, hoa mắt, chóng mặt, môi lưỡi nhợt.) dùng Táo gia Thục địa, Đương qui, A giao, Hoàng kỳ. để bổ huyết.
3.Trị chứng tạng táo ( biểu hiện bứt rứt, thần chí thất thường, khó ngủ): dùng bài Cam mạch đại táo thang ( Táo, Cam thảo, Tiểu mạch) gia Sinh Long cốt Mẫu lệ, sao Táo nhân, Bá tử nhân để dưỡng tâm an thần.
4.Dùng trong bài thuốc để giảm độc, điều hòa tính vị các thuốc đồng thời để bảo vệ tỳ vị:  dụ trong bài Thập táo thang cùng dùng với Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa để giảm tính mãnh liệt của các vị thuốc có tác dụng trục thủy mà không hại tỳ vị.
5.Trị ban chẩn dị ứng: dùng Hồng táo 10 quả/ 1 lần, ngày uống 3 lần hoặc Táo 500g/ ngày, sắc uống. Trị khỏi 5 ca ban dị ứng đã chữa Tây y không khỏi ( Tạp chí Trung y dược Thượng hải 1958,11:29).
Trị ban chẩn không do giảm tiểu cầu: mỗi lần uống Hồng táo 10 quả, ngày 3 lần. Trị 6 ca ( có 1 ca có dùng thêm vitamin C, K .) đều khỏi ( Báo cáo của Cao Bình và cộng sự, Thượng hải Trung y dược tạp chí 1962,4:22).
6.Trị hội chứng tả lî lâu ngày: dùng Hồng táo 5 quả, đưòng đỏ 60g, hoặc Hồng táo, đường đỏ mỗi thứ 50g, sắc uống ăn táo, ngày 1 thang, tất cả 8 ca Đông y chẩn đoán Tỳ vị hư hàn đều khỏi ( Báo cáo của Trịnh an Hoằng, Tân trung y 1986,6:26 . Hoàng cự Điền Hồng táo thang trị khỏi bệnh lî khó chữa, Tân trung y 1987,6:56).
7.Tác dụng phòng phản ứng truyền máuDung Hồng táo 10 - 20 quả, Địa phu tử, sao Kinh giới mỗi thứ 10g, sắc đặc khoảng 30ml, uống trước lúc truyền máu 15 - 30 phút, đã dùng cho 46 lần người truyền máu với trên 10.000ml máu có 5 ca suy tủy mỗi lần truyền đều có phản ứng nhưng có dùng Táo đều không có phản ứng rõ trừ vài ba trường hợp phản ứng nhẹ hoặc phản ứng chậm ( Lý khởi Khiêm: Hồng táo thang phòng phản ứng do truyền máu, Báo Y học Triết giang 1960,44).
8.Chữa sau khi sốt khỏi, miệng khô, cổ đau hay ngủ: Đại táo 20 quả, Ô mai 10 quả, 2 thứ giã nát nhào mật ngậm trong nhiều ngày.
9.Phụ nữ có thai hay đau bụng: Đại táo 14 quả, đốt ra thang cho uống.
10.Trẻ con cam tẩu mã: Đại táo 1 quả, Hoàng bá 6g, đều đốt than tán nhỏ xát vào răng.
Liều lượng và chú ý lúc dùng:

  • Liều thường dùng: 3 - 12 quả hoặc 10 - 30 quả.
  • Trường hợp thấp hoặc khí trệ không nên dùng nhiều. Dùng với Sinh khương tốt hơn. Trùng tích, thấp nhiệt, đàm thấp đều hạn chế dùng Táo.

Bổ dưỡng như táo đỏ


Táo đỏ được người Trung Quốc gọi là loại quả đến từ thiên đường. Táo đỏ có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh. Trong Đông Y thường dùng táo đỏ để trị các chứng “hư”. 
Bổ dưỡng như táo đỏ
 
Đông Y quy táo đỏ vào loại thuốc bổ khí, vì táo đỏ có tính hoà, vị ngọt, có tác dụng ngăn ngừa ho, bổ ngũ tạng, lợi tim phổi, trị các chứng “hư”. Khi chức năng nhu động dạ dày đường ruột yếu và chức năng tiêu hoá hấp thụ kém, có thể thường xuyên ăn táo đỏ để cải thiện chức năng không tốt của dạ dày đường ruột và tăng cường thể lực. Người hay có chứng đầy bụng có thể thêm một ít gừng tươi vào nấu lên cùng uống, bụng lập tức sẽ hết “trướng khí”.

Táo đỏ và táo đen có thành phần và công hiệu giống nhau nhưng táo đen có thêm chức năng bổ máu. Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại, táo đỏ có tác dụng tăng cường thể chất, làm khoẻ cơ lực. Táo đỏ có chứa hàm lượng đường cao có thể sản sinh ra nhiệt lượng lớn, ngoài ra cũng chứa phong phú protein, chất béo và nhiều loại vitamin, đặc biệt là hàm lượng lớn vitamin C trong táo đỏ có thể được gọi là “quán quân” trong các loại hoa quả.

Điều đặc biệt nhất là táo đỏ có chứa lượng quercetin (một chất tự nhiên có trong hoa quả) cao, flavonoid và phytocbemicals trong táo còn giúp đẩy nhanh quá trình chống oxy hóa, và ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Chất quercetin có thể khuếch trương động mạch vành, tăng cường lực thu co cho cơ tim. Ngoài ra, chất phytocbemicals giúp chống lại các chất gây ung thư, ngăn chặn nguy cơ ung thư ngay từ khi chưa hình thành. Điều đó có nghĩa là việc ăn táo mỗi ngày sẽ phòng trừ nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi hay các bệnh ung thư khác.

Khi tinh thần hoảng loạn, tim loạn nhịp, ngủ không yên giấc hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh thì trong các loại thuốc sắc của Đông y luôn có vị táo đỏ. Đó là do táo đỏ có tác dụng an thần. Vì vậy, nếu cảm thấy mệt mỏi và áp lực với công việc thì nên cho ít táo đỏ vào trong thức ăn hàng ngày.

Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

Bệnh đau mỏi cơ bắp, vai gáy


Đau mỏi cơ thể (đau mỏi vai gáy, cơ bắp, đau lưng…) là chứng bệnh khiến chúng ta mệt mỏi và thậm chí mất ăn mất ngủ, dẫn đến  việc sức khỏe ngày càng suy giảm gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống . Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường kéo dài lúc nặng, lúc nhẹ gây cho người bệnh tâm lý căng thẳng và buồn chán.
 
Nguyên nhân gây bệnh
- Khi vận động quá sức, chơi thể thao nhiều, thay đổi thời tiết, nằm, ngồi không đúng tư thế. Hoặc ít thời gian vận động, từ đó dễ mắc các bệnh như đau mỏi cơ bắp, đau lưng, đau vai gáy, đau cứng cổ, đau dây thần kinh tọa… Có nhiều cảm giác đau khác nhau như: đau râm ran, đau ê ẩm, đau nhói, đau thắt...
- Y học cổ truyền xem đau lưng, nhức mỏi cơ thể là bởi huyết không thông, khí không hành. Ngoài ra còn do "hư, tà, tặc, phong" nghĩa là trong lúc cơ thể đang yếu, hoặc gặp phải gió độc cũng làm cho cơ thể bị đau nhức.
- Còn y học hiện đại lí giải nguyên nhân do cơ bắp hoạt động quá nhiều hoặc chèn ép hệ mạch khiến thiếu tổng hợp men ATP (Adenosin Tri Phosphat), là nguồn năng lượng của cơ thể. Trong các sợi cơ bị giảm độ pH, mất kali...
- Do sự chậm trễ dẫn truyền các tín hiệu trong các tế bào cơ trong lúc cơ bắp hoạt động quá căng thẳng (xảy ra ở cả những người làm việc thụ động cơ bắp như ngồi lâu trước máy tính, làm việc bàn giấy trong khoảng thời gian quá lâu, tạo ra sự uể oải, nhức mỏi vai, lưng; hoặc cơ bắp hoạt động quá nhiều).
- Đau nhức toàn thân có thể xảy ra do sự rối loạn, làm việc bất thường của hệ thống thần kinh, nội tiết, cơ quan điều khiển và chi phối tất cả hoạt động về thể chất và tinh thần của cơ thể chúng ta.
- Ngoài ra còn do một số nguyên nhân bệnh lí như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, đau thần kinh ngoại biên, nhược cơ, đau xơ cơ, phong tê thấp hay đau mỏi do thay đổi thời tiết... cũng gây đau, nhức mỏi cơ thể.

Biểu hiện của bệnh là gì?
- Bệnh có rất nhiều biểu hiện, trong đó: đau nhức nhiều nơi trên cơ thể (da, bắp thịt, gân, xương...), mệt mỏi, khó ngủ, một số triệu chứng về thần kinh (căng thẳng, nhức đầu một bên, không thể tập trung, đãng trí…)
- Cơn đau làm chúng ta mệt mỏi và căng thẳng, tuy những cơn đau này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến cuộc sống, kết quả công việc, học tập của chúng ta.

Cần làm gì để phòng tránh?
- Cần duy trì một chế độ ǎn uống sinh hoạt hợp lý.
- Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng.
- Tập thể dục thường xuyên, không quá sức, áp dụng các bài tập tǎng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh cho cơ thể.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể (vitamin D, B1 , canxi, magie...).
- Đặc biệt, cần điều trị sớm các bệnh lí (như đã nêu ở trên) gây ra đau mỏi cơ thể.
Giải pháp nào cho chứng bệnh đau mỏi cơ thể
- Theo y học hiện đại, giải pháp chữa trị chứng bệnh này là dùng những loại thuốc giãn cơ, hạn chế sử dụng thuốc giảm đau.
- Trong y học cổ truyền có câu “Thông thì bất thống, thống vị bất thông”, nghĩa là khi máu huyết lưu thông thì không đau, còn đau vì không thông máu huyết. Chính vì vậy khi xuất hiện những cơn đau ở bắp chân, bắp tay, lưng hay toàn thân.. người bệnh thường dùng liệu pháp massage, đấm bóp chỗ bị đau, xông hơi… để giúp làm giảm các cơn đau. Khi triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn, chúng ta có thể đi châm cứu, tới bác sĩ để được điều trị trong thời gian dài.

- Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng dầu xoa bóp thảo dược Bách Linh Tiêu Thống với 100% thảo dược thiên nhiên như: giúp trị đau rất hiệu quả, đặc biệt an toàn cho người sử dụng. Đây là sản phẩm gia truyền thường được dùng cho quan lại, vua chúa trong cung đình Huế thời xưa. Sản phẩm đặc biệt an toàn cho người sử dụng, không gây nhiễm độc gan, dạ dày như những sản phẩm tây dược hiện có trên thị trường. Chỉ trong vòng 8-12 phút sau khi dùng dầu với 2-4 lần xoa lên vùng bị đau, cơn đau gần như không còn nữa. Nhà sản xuất cam kết, nếu khách hàng sử dụng sản phẩm không hiệu quả, khách hàng sẽ được hoàn trả lại tiền mua sản phẩm.
- See more at: http://cmcvietnam.baomoi.com/View/Benh-dau-moi-co-bap-vai-gay/3986.epi#sthash.UOJXYz92.dpuf