Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Những điều chưa biết về củ Mã thầy

Năn(g) lùnnăn(g) ngọtnăn(g) bộpcủ năn(g)cỏ năng ống hay củ năn(g) bông đơnmã thầy là tên gọi của một loại cỏ năn mọc hoang trên những cánh đồng ngập nước (cả nước mặn và nước ngọt), thuộc chi Cỏ năn (Eleocharis), họ Cói(Cyperaceae), có danh pháp khoa học Eleocharis dulcis Burm.f., được thu hái và sử dụng như một loại rau ăn sống hoặc chế biến nhiều món ăn tại Việt Nam. Củ của nó cũng ăn được nên có tên gọi là củ năn(g). Loài này được dùng trong ẩm thực Trung Quốcvà Việt Nam.Cây năn ngọt có thể cao đến 1,5 m. Củ năn ngọt là một dạng giả thân hành. Củ năn ngọt giàu carbohydrat (khoảng 90% khối lượng tính theo chất khô), nhất là tinh bột (chiếm 60% chất khô). Loại củ này cũng giàu chất xơ,riboflavinvitamin B6kaliđồng, và mangan[1].Thịt củ màu trắng, giòn và có thể dùng để ăn sống, luộc sơ, nướng, làm dưa món hoặc đóng hộp. Tại Trung Quốc, người ta còn nghiền củ năn ngọt thành bột để làm bánh. Đây là một trong số ít rau củ vẫn giữ được mùi vị đặc trưng ngay cả sau khi được nấu chín hoặc đóng hộp, bởi vì thành tế bào thịt củ tạo nên các liên kết chéo và được củng cố bởi các hợp chất phenol. Một số loại củ cũng có tính chất tương tự, như là củ sen[2].
Nếu không được nấu chín, củ năn ngọt có thể là tác nhân truyền
Mùa hè nóng bức, ăn một củ mã thầy người ta cảm thấy vị mát, nhè nhẹ ở đầu lưỡi.Tuy không ngọt đậm như những loại củ khác nhưng mã thầy giòn và có giá trị chữa bệnh cao.  
Mã thầy còn gọi là củ năn, bột tề có tên khoa học là Heleocharis plantaginea R.Br. Cây có củ to mọc dưới nước. Thân không có lá, tròn dài, gần như chia đốt, ngoài mặt có khía dọc, phía trong có nhiều vách ngang. Lá được thay thế bởi những bẹ hình trụ. Cụm hoa chỉ gồm có một bông nhỏ màu vàng nâu ở ngọn. Củ Mã thầy to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Cây Mã thầy được trồng ở những vùng núi cao lạnh gần biên giới Việt Nam và Trung Quốc.
Củ Mã thầy (Ảnh minh họa)
Ngoài thói quen ăn mã thầy để giải nhiệt, ít ai biết được những tác dụng chữa bệnh của loại củ “đặc biệt” này.  
Mã thầy kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư 
Trong Mã thầy, có 68,52% nước; 18,75% tinh bột; 2,25% protein, 0,19% lipid; đường; pectin; các muối calci, phospho, sắt; các vitamin A, B1, B2, C... và một hoạt chất gọi là puchiin có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.
Mã thầy giúp bổ dưỡng, giải độc, mát gan 
Người ta sử dụng Mã thầy dưới dạng thức ăn - vị thuốc làm cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.
Chè Mã thầy có tác dụng giải độc, mát gan (Ảnh minh họa)
Mã thầy dùng để chữa sởi, phù, tiểu tiện khó, táo bón
Để chữa sởi, ngay ngày đầu tiên, cho trẻ uống nước ép củ Mã thầy. Khi sởi sắp mọc và cả sau khi sởi đã mọc, lấy mã thầy nấu với củ cà rốt và hạt mùi cho ăn đến khi sởi bay. Tiếp đó vài ngày, uống nước củ mã thầy để tẩy độc và giúp cơ thể chóng hồi phục.
Dùng thân cây Mã thầy 10 - 20g, phối hợp với rễ cây lau (lô căn) 30g, để tươi, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó khăn, khát nước, táo bón.
Giúp phòng và hỗ trợ bệnh viêm thận mạn tính 
Mã thầy có tính lợi tiểu mà lượng lipit thấp, hàm lượng vitamin và khoáng chất tương đối khiến củ Mã thầy có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mạn tính bằng cách dùng nước sắc cùng với chút đường. Những người bị trĩ, táo bón cũng có thể dùng nước sắc củ Mã thầy uống hằng ngày để giảm bệnh. 
Giúp giảm béo, hạ sốt:  
Mã thầy chứa tới 68, 52% là nước lại chứa rất ít đường nên thích hợp với những người giảm béo, thừa cân và có chứng cao huyết áp, có bệnh tim mạch. Mặt khác, nó còn là thực phẩm bù nước tốt cho người sốt cao. Những người này có thể dùng nước ép củ mã thầy sử dụng có tác dụng nhanh.
Mã thầy có tác dụng giảm béo (Ảnh minh họa)
Giúp giải rượu:  
Những người uống rượu nhiều, sau đó cảm giác nóng bụng, khó chịu có thể sử dụng lợi thế tiêu khát của mã thầy bằng cách dùng nước ép mã thầy, cho thêm ít chanh và một chút muối giúp hạn chế chất độc của rượu vào cơ thể và chống sự nóng trong người.
Cách dùng mã thầy rất đơn giản, có thể ép nước, sắc hãm, ngâm rượu, sao tồn tính để uống hoặc giã đắp, sao tồn tính để dùng ngoài. Liều dùng mỗi ngày từ 50 - 100g dưới dạng thuốc sắc. 
Mã thầy có thể sắc, ngâm, giã nát...để chữa bệnh (Ảnh minh họa)
Một số bài thuốc cụ thể
1. Đau bụng khó tiêu 
Lấy củ mã thầy bỏ vỏ nhồi vào dạ dày lợn khâu kín lại, đun chín kỹ, ăn cái, uống nước rất tốt.
2. Ho sốt, đờm đặc nhiều:
Củ Mã thầy bỏ vỏ, rửa sạch ép lấy nửa cốc nước, uống cùng 1,5 gr xuyên bối, uống ngày 2 - 3 lần.
3. Đại tiện ra máu:
Củ Mã thầy bỏ vỏ ép lấy 30 ml hòa cùng 20 ml rượu khi uống hâm nóng lên, sẽ có tác dụng tốt.
4. Tiểu tiện không thông, tiểu rát, buốt:
Lấy 250 gr củ Mã thầy cả vỏ rửa sạch thái miếng, 30 gr rễ cỏ tranh, nấu kỹ hai vị trên để dùng. Hoặc 120 gr củ Mã thầy đập dập, nấu uống thay trà.
5. Làm hạ sốt sau khi lên sởi:
Lấy 250 gr củ Mã thầy, 250 gr mía, rửa sạch thái nhỏ, nấu kỹ, ăn củ, uống nước.
6. Táo bón, trĩ ra máu, ho ra máu:
Lấy 150 gr củ Mã thầy bóc bỏ vỏ, thái mỏng, 30 gr mộc nhĩ đen khô. Mộc nhĩ đem ngâm nước cho nở rồi thái miếng. Cho dầu nóng già rồi đổ mộc nhĩ, Mã thầy vào xào, cho thêm nước, gia vị, bột khuấy lên đến lúc sôi sền sệt là dùng được.     
7. Viêm đường hô hấp trên: viêm họng, viêm amydal, viêm phế quản... 
Mã thầy 500g, đường phèn 250g. Mã thầy rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, thái miếng rồi ép lấy nước (nếu có máy ép là tốt nhất), lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.
8. Viêm đường tiết niệu, trĩ.
Mã thầy 200g, ngó sen tươi 200g, lê 200g, mật ong 15ml. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, thái rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch, hòa với mật ong để uống.
9. Cao huyết áp 
Mã thầy 100g, chanh tươi 100g, nước đun sôi để nguội 1.000ml. Mã thầy rửa sạch gọt vỏ, thái miếng; Chanh gọt bớt vỏ xanh bổ đôi; Hai thứ cho vào nồi sắc lấy nước uống.
10. Mát gan, sáng mắt 
Mã thầy 200g, đường phèn 150g, hoài sơn 25g, hạt sen 25g, khiếm thực 25g, sa sâm 25g, ngọc trúc 25g, bách hợp 25g, ý dĩ 25g và long nhãn 25g. Tất cả đem sắc với một lượng nước vừa đủ trong 60 phút, để nguội uống trong ngày.
11. Kiện tỳ, tiêu tích, chậm tiêu, chướng bụng  
Mã thầy lượng vừa đủ, dạ dày lợn 1 cái. Mã thầy gọt vỏ rửa sạch, thái vụn; Dạ dày lợn làm sạch rồi cho mã thầy vào trong, buộc kín miệng, đem hầm chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Ngoài tác dụng chữa bệnh, Mã thầy còn là một món ăn ngon, bổ dưỡng. Các món được  chế biến từ Mã thầy như: bánh gạo nhân Mã thầy, chè hạt sen Mã thầy, canh củ Mã thầy, Mã thầy kho sườn..
Một số lưu ý khi dùng mã thầy:
- Mã thầy có tính lạnh nên không thích hợp với những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng: sợ lạnh, tay chân lạnh, hay đau bụng đại tiện lỏng, ăn kém tiêu...
- Củ mã thầy mọc ở dưới bùn lầy rất dễ bị bệnh sán lá. Khi chúng ta ăn củ mã thầy sống, nang trùng sán lá sẽ đi qua miệng vào ruột, sau vài ba tháng sẽ mắc bệnh sán lá. Khi bị bệnh sán lá, người bệnh có biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đi ngoài nhiều, phân nhão và có mùi khác thường. Vì vậy chúng ta nên sử dụng các bài thuốc với củ Mã thầy, ngâm rượu hoặc ép nước ấp chín rồi uống. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét