Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

Đã có cách lấy lại khả năng học hỏi "năng suất" như trẻ em

Phương pháp này có thể góp phần chữa trị và phục hồi cho những bệnh nhân bị rối loạn phổ tự kỷ, bệnh tâm thần…

Trẻ em có một bộ não rất tuyệt vời. Các em có thể học cùng một lúc hai ngôn ngữ khác nhau rất dễ dàng. Theo bà Lila Rodriguez - Giám đốc học vụ ILA, trẻ nhỏ nên được tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt và thời điểm phù hợp để bé làm quen với tiếng Anh là khoảng 3-5 tuổi. Ở độ tuổi này, bé có khả năng học ngoại ngữ nhanh hơn cả người lớn. Tùy theo khả năng và điều kiện tiếp xúc, các bé ở lứa tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi) có thể tiếp thu từ 60% đến 100% kiến thức nếu được dạy theo phương pháp phù hợp.
Hơn nữa, do cấu tạo não bộ, trẻ nhỏ có thể tiếp thu nhiều thứ tiếng cùng lúc mà không bị “loạn ngôn ngữ” hay quên tiếng mẹ đẻ. Khả năng thích nghi và bắt chước ở độ tuổi mẫu giáo, nhất là khoảng 4 tuổi, giúp bé phát triển tư duy đa ngôn ngữ.
Có một số lý do giải thích hiện tượng kì thú này. Các nhà khoa học giải thích rằng trẻ em và thanh thiếu niên có thể hấp thụ một số kỹ năng và kiến thức nhanh hơn nhiều so với người lớn vì lúc này bộ não của các em vẫn còn đang trong giai đoạn thành hình. Điều này giống như nhựa còn nóng chảy đang trong khuôn đúc. Chúng sẽ dễ dàng tạo thành những hình dạng mà chúng ta muốn. Trong khi đó, những bộ não đã hoàn thiện lại rất khó thay đổi.
Đã có cách lấy lại khả năng học hỏi "năng suất" như trẻ em - 1
Bộ não là một trong những cấu trúc phức tạp nhất vũ trụ mà con người từng biết đến. Nguồn ảnh: escientificnews
Các nhà khoa học đang cố gắng phát triển một số phương pháp có thể giúp bộ não chúng ta được trẻ hóa và lấy lại khả năng học hỏi thần kì. Dự án này đang được dẫn đầu bởi Richard Friedman, giáo sư lĩnh vực thần kinh học và là Giám đốc trung tâm y tế Cornell (Hoa Kỳ).
Các nhà khoa học đã cho một nhóm tình nguyện 24 người đã trưởng thành sử dụng thuốc chống trầm cảm gốc valproate và nhận thấy rằng những người này đã gia tăng đáng kể khả năng xác định các nốt nhạc hơn hẳn những người bình thường.
Theo giáo sư Richard Friedman các nhà nghiên cứu đã chọn phương pháp thuốc vì nó giúp làm ngăn chặn các protein có chức năng ức chế hoạt động của hệ thần kinh. Khi đó, khả năng học tập được cải thiện lên rất cao.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc không phải là một phương pháp hoàn toàn mới mẻ để thúc đẩy hoạt động của não bộ. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một số phương pháp khác như kích thích điện hoặc thay đổi gen tế bào.
Não là một cơ quan vô cùng phức tạp. Thậm chí nó còn được xem như là một cấu trúc phức tạp nhất trong vũ trụ từng được biết đến. Chính vì thế, tác động lên bộ não nếu không đúng cách sẽ để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng. 
Theo một số nhà khoa học, bộ não chúng ta ngày càng giảm bớt khả năng học hỏi của mình nhằm tránh tình trạng căng thẳng quá mức hệ thần kinh. Hơn nữa, trẻ em có khả năng học hỏi thông tin rất lớn vì số nơron thần kinh của chúng phát triển khá mạnh để đáp ứng kịp nhu cầu tồn trữ trí nhớ. Nhưng nếu người lớn cũng sở hữu khả năng này trong suốt cuộc đời thì hậu quả sẽ rất lớn. Bộ não sẽ bị tràn ngập dữ liệu và dẫn đến các bệnh về thần kinh.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Nước biển cũng là nước mà tại sao không được uống?

Một điều khá buồn cười là chúng ta có nguy cơ chết khát trên biển cao hơn nhiều so với trên cạn! Vậy tại sao không ai uống nước biển cầm hơi?

Theo nhiều nhà nghiên cứu, con người có thể nhịn ăn trung bình 6-8 tuần mà không sao (tất nhiên có những trường hợp nhịn ăn được lâu hơn hoặc ít hơn) nhưng chỉ có cầm cự được 3-5 ngày nếu như thiếu nước.
Việc thiếu nước sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến cơ thể, từ việc giảm lượng nước thải ra, đến nôn nao, ói mửa, trường hợp nặng hơn, sẽ mất dần khả năng vận động, gặp ảo giác và cuối cùng là dẫn đến tử vong!
Nước biển cũng là nước mà tại sao không được uống? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa
Vậy nếu bị trôi lênh đênh trên biển, không thức ăn, không nước uống thì phải làm sao? Tại sao chúng ta không uống nước biển để cầm hơi chờ cứu hộ?
Sự thật thì không ai làm thế và cũng không thể làm thế. Ta đều biết điều đó nhưng lại không hiểu vì sao!
Lý do con người không thể uống nước biển!
Đa phần nước biển trên thế giới có nồng độ dao động từ 3,1 - 3,5% (có nghĩa cứ cứ 1 lít nước biển thì có đến 35g muối và chủ yếu là muối NatriClorua NaCl).
Không kể đến việc nó rất mặn và bạn vẫn nhắm mắt nhắm mũi uống thì điều này cũng khiến cho cơ thể bạn chịu 1 áp lực lớn hơn nhiều so với giới hạn tối đa có thể chịu được. Cụ thể, khi uống 1 lượng nhỏ nước biển được pha với 1 lượng lớn nước ngọt thì sẽ không gây hại mấy.
Nước biển cũng là nước mà tại sao không được uống? - Ảnh 2.
Nếu bị lạc trên biển thì sao?
Nhưng nếu bạn sử dụng nước biển để đỡ khát thì chắc chắn sẽ phản tác dụng! Việc có quá nhiều muối vào cơ thể sẽ khiến cho chúng ta mất nhiều nước hơn để thải chính lượng muối đó ra ngoài.
Hơn thế nữa, thận người chỉ có thể điều tiết lượng muối trong cơ thể ở mức 9g/L (tương đương 0,9%), nếu bổ sung thêm nước biển, nó sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn gấp bội. Điều đó chưa kể với nồng độ 3,5%, lượng muối vào vượt quá cả giới hạn tối đa công suất làm việc của thận!
Thực tế, trong nước biển ngoài NaCl thì còn chứa 1 số loại muối khác, vô cùng độc hại đối với sinh vật sống. Nếu uống quá nhiều nước biển, dần dần, lượng muối trong cơ thể ngày càng tăng, vượt đến ngưỡng ngộ độc, gây ra ngập máu, loạn nhịp tim và có thể gây tử vong nhanh chóng!
Nước biển cũng là nước mà tại sao không được uống? - Ảnh 3.
Mèo là loài hiếm hoi có bộ lọc siêu mạnh!
Tuy nhiên, vẫn có 1 số loài vật có thể chịu được độ mặn của nước biển như hải âu chẳng hạn. Chúng có tuyến đặc biệt ở sau hốc mắt, nó sẽ thu hết muối trong nước mà chúng uống rồi biến thành dung dịch để thải ra ngoài.
Hay như ở loài mèo, thận của chúng có khả năng hydrat hóa natri cực kỳ hiều quả, vượt trội hơn nhiều so với loài người, cho nên nếu bắt buộc phải sử dụng nước biển, chúng vẫn có thể sống tốt!