Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Cách điều trị bệnh viêm xoang mũi khỏi hẳn bằng cách cực đơn giản

Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh – Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.
Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.
Bài thuốc quý của đại ngàn
Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.
Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.
Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.
Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.
Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.
Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.
Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.

Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giaoĐiều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.
Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm:
1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc).
2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.
Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.
Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 – 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.
Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 – 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”
Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 – 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 – 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.

Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh…). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.

Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.

Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Tìm Hiểu Về 7 Tuyến Nội Tiết Trong Cơ Thể Người


Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến không ống dẫn, với khả năng tiết các chất sinh hoá hormone theo máu chuyển đến và tạo tác động tại những cơ quan khác trong cơ thể.    tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-10
Những tuyến tiết chất sinh hóa theo ống dẫn gọi là tuyến ngoại tiết, điển hình là tuyến lệ, tuyến nước bọt, tuyến sữa trong vú, và các tuyến của bộ phận tiêu hoá.
Các tuyến nội tiết chính với các hormon và tác dụng của chúng:
1. Tuyến yên
Tuyến yên có 3 thùy là thùy trước, thùy giữa và thùy sau, mỗi thùy có những hormon khác nhau đảm nhận những vai trò khác nhau trong cơ thể.tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-1
1.1) Thuỳ trước tuyến yêncó 6 Hormon chính được cấu tạo chủ yếu từ protein và có những vai trò tác dụng rất quan trọng với cơ thể.
Thứ nhất là, Kích tố phát triển (STH hay GH), có cấu trúc hóa học là Protein, Có tác dụng: Tổng hợp protein, giải phóng năng lượng từ peptid.
Thứ hai là, Kích giáp tố (TSH), có cấu trúc hóa học là Glycoprotein, Có tác dụng: Tăng tiết và giải phóngthyroxin (góp phần điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch và tiêu hóa).
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-5
Thứ ba là, Kích tố vỏ tuyến thượng thận (ACTH), có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng: Tăng tiết và giải phóng hormon vỏ tuyến.
Thứ tư là, Kích noãn tố (FSH), có cấu trúc hóa học là Glycoprotein, Có tác dụng: Chín trứng và sinh tinh trùng.
Thứ năm là, Kích hoàng thể tố (LH), có cấu trúc hóa học là Glycoprotein, Có tác dụng: Gây rụng trứng và phát triển thể vàng.
Thứ sáu là, Kích nhũ tố (PRH), có cấu trúc hóa học là Protein, Có tác dụng: Tăng tiết sữa ở tuyến vú.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-2
1.2) Thuỳ giữa tuyến yên: Có hormon Kích hắc tố (MSH), có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng sinh lý lên Màu da.
1.3) Thuỳ sau tuyến yên: Có hormon Vasopressin, có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng sinh lý lên Tăng hấp thu nước ở ống thận.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-3
Có hormon Oxytocin, có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng sinh lý giúp Co bóp tử cung.
2. Tuyến giáp và tuyến cận giáp
* Tuyến giáp có 2 hormon chính là: Thyroxin và Thyrocalcitonin
- Thyroxin, có cấu trúc hóa học là Amino acid, Có tác dụng sinh lý: Tăng trao đổi chất, kích thích phát triển ở trẻ em.tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-4
- Thyrocalcitonin, có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng sinh lý: Trao đổi Calci.
* Tuyến cận giáp: Có hormon Parathormon, có cấu trúc hóa học là Protein, Có tác dụng sinh lý Trao đổi calci-phospho.
3.Tuyến tuỵ nội tiết
Tuyến tụy có hai hormon chính là Insulin và Glucagon.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-tuyen-tuy
* Insulin: có cấu trúc hóa học là Protein, Điều hoà đường, Có tác dụng sinh lýtổng hợp glycogen
* Glucagon: có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng sinh lýPhân giải glycogen
4. Tuyến thượng thận
Phần vỏ: Có 6 hormon chính là: Mineralcorticoid, Aldosteron, Glucorcorticoid, Corticosteron, Cortison, Cortisol. Những hormon này đều có cấu trúc hóa học là Steroid, cơ chế tác dụng là hoạt hóa gen. Những hormon này Có tác dụng sinh lý: Tăng hấp thu Na, giảm hấp thu K và  Chống tác dụng stress.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-tuyen-thuong-than
Phần tuỷ: Có hai hormon là Adrenalin 80% và Noradrenalin 20%, có cấu trúc hóa học là Amin, và có tác dụng là Tăng hoạt động tim và Chống stress.
5. Tuyến sinh dục
* Tuyến sinh dục của nữ: gồm có Buồng trứng, Thể vàng, Nhau thai. Tuyến sinh dục nữ gồm có 5 hormon chính là: Oetrogen, Progesteron, HCG, Oestrogen, Progesteron. Có cấu trúc hóa học là Steroid,Glucoprotein.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-8
Những hormon này có tác dụng sinh lý là Phát triển đặc điểm sinh dục ở nữ, Phát triển tử cung cho trứng làm tổ, Duy trì thể vàng ( Nó được tạo thành sau khi trứng được sinh ra, là một nhóm tế bào liên kết với nhau để mang trứng đến khi nó trưởng thành và tiết ra hóc môn duy trì thai, hóc môn này giữ thành tử cung chuẩn bị sẵn sàng cho sự mang thai. ), Dưỡng thai.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-7
* Tuyến sinh dục của nam: gồm có Tinh hoàn. Tuyến sinh dục nam có hormon Testosteron, được cấu tạo từ Steroid, với cơ chế hoạt hóa gen,  có tác dụng sinh lý là Phát triển đặc điểm sinh dục nam.
6. Tuyến tùng
Tuyến tùng (hay còn gọi là thể tùngepiphysis cerebriepiphysisconarium hay con mắt thứ ba là một tuyến nội tiết nhỏ trong thần kinh thực vật.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-tuyen-tung
Nó tạo ra melatonin dẫn xuất từ serotonin, một hóc-môn tác động lên nhịp thức/ngủ và các chức năng theo mùa. Hình dạng của nó giống như một quả tùng nhỏ (nên có tên đó) và nằm gần trung tâm của não, giữa hai bán cầu, chui trong rãnh chỗ gặp nhau của hai đồi não.
7. Tuyến ức
Tuyến ức là nơi trưởng thành của tế bào T (Tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch). Tuyến ức là một cơ quan có hai thuỳ nằm ở trung thất trước. Mỗi thuỳ được phân chia thành nhiều tiểu thuỳ ngăn cách nhau bởi các vách sợi và mỗi tiểu thuỳ có vùng vỏ bên ngoài và vùng tuỷ bên trong.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-tuyen-ucTuyến ức được hình thành trong quá trình lõm vào của ngoại bì (ectoderm) trong thời kỳ bào thai để tạo nên cổ và ngực. Tế bào lymphô trong tuyến ức, còn được gọi là tế bào tuyến ức, là tế bào T ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Nói chung, hầu hết tế bào T non đều đi vào vỏ tuyến ức qua hệ thống mạch máu. Sự trưởng thành xảy ra trong vùng vỏ, và khi tế bào tuyến ức trưởng thành chúng sẽ di cư qua vùng tuỷ, do đó vùng tuỷ chứa chủ yếu là tế bào T đã trưởng thành. Chỉ có tế bào T trưởng thành mới đi ra khỏi tuyến ức để vào máu và mô lymphô ngoại biên.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Mã tiên thảo-Herba Verbenae

Cỏ roi ngựa

co roi ngua Cỏ roi ngựa

Tên khác:

Mã tiên thảo.

Tên khoa học:

Herba Verbenae

Nguồn gốc:

Toàn cây bỏ rễ của cây Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.

Thành phần hoá học chính:

Glycosid (verbenalin).

Công dụng:

Chữa lở ngứa, tiêu mụn nhọt.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 6-12g khô (25-50g tươi), dạng thuốc sắc, thường kết hợp với các vị thuốc khác.
Cỏ roi ngựa hay còn gọi là mã tiền thảo là một loại cỏ hoang thường mọc ở chân đê hay các bãi hoang. Cỏ roi ngựa có rất nhiều công dụng quý giá đối với cơ thể, trong đó có mái tóc. Dưới đây là cách ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi […]

Cỏ roi ngựa hay còn gọi là mã tiền thảo là một loại cỏ hoang thường mọc ở chân đê hay các bãi hoang. Cỏ roi ngựa có rất nhiều công dụng quý giá đối với cơ thể, trong đó có mái tóc. Dưới đây là cách ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi ngựa.

Công dụng của cỏ roi ngựa:

Theo đông y, cỏ roi ngựa có vị đắng, tính mát. Loại cỏ này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cũng như thông kinh và lợi tiểu do đó sử dụng cỏ roi ngựa giúp đào thải độc tố hiệu quả. Nhờ đó, bệnh tật được ngăn chặn, điển hình là bệnh rụng tóc.
Ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi ngựa 1
Cỏ roi ngựa giúp tăng cường tuần hoàn máu
Đặc biệt, cỏ roi ngựa nổi bật với khả năng ức chế sự hình thành cũng nhứ sự gắn kết với các thụ thể trong nang tóc của hoocmôn DHT (tác nhân gây ra triệu chứng rụng tóc) do đó giúp ngăn rụng tóc hiệu quả.
Ngoài ra, theo phân tích của các nhà khoa học, cỏ roi ngựa có tính năng cải thiện tuần hoàn máu. Khi máu lưu thông dễ dàng, không chỉ các bệnh liên quan đến tim mạch được ngăn chặn mà tóc cũng được nuôi dưỡng chắc khỏe. Bị rụng tóc vì thế mà được đẩy lùi.
Không những vậy, cỏ roi ngựa còn có tính oxy hóa cao vì thế sử dụng loại cỏ này giúp ngăn chặn quá trình lão hóa của tế bào, điển hình là nang tóc. Tóc vì thế mà tránh được nguy cơ gãy rụng.
Với những đặc điểm trên, sử dụng cỏ roi ngựa được coi là cách ngăn ngừa rụng tóc hữu hiệu.

Cách sử dụng:

Cỏ roi ngựa có thể được tìm thấy trong các hiệu thuốc đông y do đó cách ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi ngựa không khó khăn để thực hiện.
Ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi ngựa 2
Ngăn rụng tóc hiệu quả với cỏ roi ngựa
- Nguyên liệu: cỏ roi ngựa
- Cách làm: chị em rửa sạch cỏ và gội đầu sạch sẽ. Tiếp đến, đun một nồi nước sôi rồi thả cỏ vào đun trong khoảng 20 phút thì tắt bếp và để nguội bớt. Đến khi nước chuyển sang ấm là dùng được.
-Cách dùng:chị em sử dụng nước để gội đầu, kết hợp với matxa nhẹ nhàng. Sau cùng xả lại tóc một lần nữa và lau khô.Áp dụng công thức này đều đặn 2-3 lần/tuần giúp ngăn rụng tóc hiệu quả.

Cỏ the, Cóc mẩn, Cóc ngồi, Cây thuốc mộng - Centipeda minima (L.) A. Br. et Aschers

Cỏ the hay còn gọi là cóc mẩn, cóc ngồi, cây thuốc. Là cây thảo, cao 5 - 20cm, ngọn có lông màu trắng nhạt. Lá nhỏ, mọc so le, khía 1 - 2 răng ở mỗi bên mép. Cành hoa sát mặt đất, hoa hình đầu màu vàng nhạt, mọc ở ngọn hay ở bên, đối diện với một lá rất bé.
Cỏ the, Cóc mẩn, Cóc ngồi, Cây thuốc mộng - Centipeda minima (L.) A. Br. et Aschers., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo chỉ mọc hằng năm, cao 5-20cm; cành hoa sát mặt đất. Ngọn có lông màu trắng nhạt. Lá nhỏ, mọc so le, khía 1-2 răng ở mỗi bên mép. Hoa hình đầu màu vàng nhạt, mọc ở ngọn hay ở bên, đối diện với một lá rất bé. Trong đó có 5 dãy hoa cái ở phía ngoài, ở giữa là hoa lưỡng tính hình ống. Quả bế, các quả phía ngoài hình 4 cạnh, và quả phía trên dẹp, tất cả đều có lông. Cây ra hoa từ cuối mùa xuân đến mùa hạ.  
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Centipedae Minimae.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ðông Dương, thường mọc hoang ở ruộng ẩm hay khô, phổ biến sau vụ gặt, ưu thế vào tháng giêng. Thu hái toàn cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học: Thân lá bóp ra có mùi hôi do cây có tinh dầu và một chất màu nâu nhạt hay vàng nhạt có vị đắng, ít tan trong nước lã, tan nhiều trong nước nóng, rất tan trong cồn. Người ta đã xác định được trong cây có tarasterol, taraxasteryl acetat và arnidiol.
Tính vị, tác dụng: Cỏ the có vị cay, mùi hắc, tính ấm; có tác dụng thông khiếu, tán thấp, khu phong, tiêu thũng, tiêu viêm, tiêu sưng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được chỉ định dùng chữa: 1. viêm họng cấp và mạn, viêm mũi dị ứng; 2. viêm phế quản mạn tính, ho gà; 3. Bệnh giun đũa, bệnh lỵ amíp, bệnh sốt rét; 4. Chấn thương, tạng khớp; 5. Ðau mắt đỏ sưng, đau màng mộng mắt, viêm mắt có mủ; 6. Ðau dạ dày, ỉa chảy, nôn mửa. Dùng ngoài trị rắn cắn, viêm mủ da, viêm da thần kinh, chai chân và đắp bó gãy xương. Liều dùng 3-9g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng, giã cây tươi đắp ngoài.
Ðơn thuốc:
1. viêm mũi, nghẹt mũi; dùng Cỏ the, hoa Mộc lan (chồi hoa) mỗi vị 6g. Ké đầu ngựa (quả) 10g, sắc nước uống. Dùng ngoài, nghiền riêng Cỏ the hoặc lẫn với Tế tân và Bạch chỉ và đặt mỗi lần một ít vào trong mũi.
2. Mẩn ngứa eczema dùng Cỏ the (2 phần), Ðậu xanh (1 phần) muối (vài hạt); cả ba thứ giã nhỏ đắp lên chỗ mẩn ngứa đã rửa sạch.
Quả bế, các quả phía ngoài hình 4 cạnh, và quả phía trên dẹp, tất cả đều có lông. Cây ra hoa từ 2 - 5 ra quả vào tháng 4 - 7. Cỏ the thường mọc hoang ở ruộng ẩm hay khô, phổ biến sau vụ gặt. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây cả rễ, thu hái vào mùa khô là tốt nhất, rửa sạch, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Cỏ the có vị cay, mùi hắc, tính ấm; có tác dụng thông khiếu, tán thấp, khu phong, tiêu thũng, tiêu viêm, tiêu sưng. Chữa các bệnh viêm họng, cảm mạo, hen suyễn, lở loét ngoài da…
Một số cách sử dụng để chữa bệnh
-Chữa ho do cảm lạnh: Cỏ the khô 15g (30g tươi). Rửa sạch đổ nước 500ml, sắc còn 100ml; chia 3 lần uống trong ngày. Uống liền 5 ngày.
- Hỗ trợ chữa viêm amiđan: Cỏ the 30g, gạo nếp 30g. Cỏ the rửa sạch cắt khúc cho vào xay hoặc giã nát chắt lấy nước cốt. Gạo nếp vo sạch, lấy nước cỏ the để ngâm gạo nếp, sau đó nghiền gạo nếp thành bột nước, ngậm và nuốt từ từ từng ít một. Dùng từ 3 - 5 ngày.
- Hỗ trợ chữa ho gà: Dùng cỏ the 15g, cát cánh, cam thảo, bách bộ mỗi thứ 6g. Đổ 600ml nước, sắc lấy 150ml nước, thêm chút đường, chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày một liệu trình.
- Chữa mụn nhọt (chưa vỡ mủ): Dùng cỏ the khoảng 15 - 20g, xuyên sơn giáp 2g (đốt tồn tính), đương quy vĩ 9g; thêm 1 bát rượu, giã vắt lấy nước uống, bã đắp lên nhọt, 3 giờ thay băng một lần.
- Hỗ trợ điều trị mẩn ngứa (eczema): Cỏ the khoảng 15g, thêm một ít đậu xanh, muối vài hạt; cả 3 thứ giã nhỏ đắp lên nơi tổn thương đã rửa sạch trong 3 giờ. Mỗi liệu trình 5 ngày.

Cây bách bộ (Dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác)Stemona tuberosa Lour.

1.  có tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.
2. Họ: Bách bộ (Stemonaceae)
3. Tên khác: , sam síp lạc (Tày), mùi sấy dòi (Dao), bẳn sam síp (Thái), pê chầu chàng (H’mông).
4. Mô tả:
Cây: Dây leo có thân mảnh, nhẵn, dài đến 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 10-20 hoặc 30 củ (Củ ba mươi), có khi tới gần một trăm củ, dài 15-20cm, rộng 1,5-2cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá Củ nâu, nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài 10-15cm, rộng 4mm, mặt ngoài màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tươi, có mùi thối; 4 nhị dài 4-5cm. Quả nang chứa nhiều hạt.
Dược liệu: Rễ cong queo, dài 15cm trở lên, đường kính 0,5 -1cm. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc. Ðầu trên hơi phình to, còn vết của gốc thân, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài vàng nâu, có nhiều vết nhăn dọc. Thể chất mềm dẻo. Mặt cắt ngang thấy mô mềm vỏ màu vàng nâu, trụ giữa (lõi) màu trắng ngà. Vị đắng, hơi ngọt
Thu hái: Có thể thu hoạch củ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.
cay bach bo day ba muoi cu ran trau Cây bách bộ (Dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác)
Cây bách bộ (Dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác)
5. Phân bố:
Cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta và nhiều nước khác. Ở  vị thuốc Bách bộ còn được khai thác từ các loài S. japonica Miq., S. sessilifolia (Miq.) Franch. et Savat.
6. Trồng trọt:
Bách bộ ưa khí hậu ôn hoà. Cây thường mọc hoang ở sườn đồi hay ven suối, ẩm mát, thích đất pha cát, nhiều mùn.
Có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc bằng chồi gốc. Hạt chín vào mùa thu (tháng 8-9). Gieo hạt vào mùa xuân (tháng 3-4) và đánh cây con trồng vào mùa xuân năm sau.
Chọn nơi đất ẩm, râm mát và thoát nước trong mùa mưa để làm vườn ươm. Sau khi làm đất tơi nhỏ, lên luống cao 15-20cm, rộng 70-80cm. Rạch hàng cách nhau khoảng 20cm. Khi gieo hạt cách nhau 2-3cm. Rắc tro bếp lên hạt, phủ đất dày độ 0,5cm và phủ rơm rạ hay cỏ khô để giữ ẩm và chống kết vàng ở mặt luống. Sau khi cay mọc, làm cỏ, vun xới, đảm bảo vườn ươm luôn luôn sạch cỏ và đất ẩm xốp. Khoảng 1 năm có thể đánh trồng.
Khi trồng, chọn khu đất thoát nước ven đồi nhưng phải đảm bảo đất luôn luôn ẩm. Cuốc đất sâu khoảng 20cm, để ải 20-30 ngày, sau đó làm nhỏ đất. Trồng với khoảng cách 50 x 20cm. Mỗi hốc trồng một cây. Hàng năm, có thể trồng xen các cây ngô hoặc đậu đỗ giữa hai hàng Bách bộ. Trồng cây xen, có thể vừa sử dụng đất hợp lý vừa che bóng cho Bách bộ. Khi cây Bách bộ mọc dài khoảng 20cm, cần cắm que cho cây leo. Có thể gieo thẳng kjhoong qua vườn ươm. Mỗi hốc gieo 4-5 hạt. Khi đánh cây cũng để lại mỗi hốc 1 cây.
Trong sản xuất còn dùng chồi gốc để trồng. Khi thu hoạch, cắt rễ củ làm thuốc và cắt thân lá còn lại khoảng 5cm sẽ được chồi gốc làm giống. Có thể tách ra nhiều mầm để trồng. Trồng bằng gốc, chóng được thu hoạch nhưng được ít giống. Bách bộ trồng được 2-3 năm có thể thu hoạch.
7. Bộ phận dùng:
Rễ củ đã chế biến khô của cây Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae).
8. Thu hái, chế biến:
Đào lấy củ già rửa sạch cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín, hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi, phơi nắng hoặc tẩm rượu, sấy khô (Bản Thảo Cương Mục).
Rửa sạch, ủ mềm rút lõi, xắt mỏng phơi khô, dùng sống. Tẩm mật một đêm rồi sao vàng (dùng chín) (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
9. Thành phần hoá học:
Trong rễ củ Bách bộ (Stemona tuberosa) có nhiều alcaloid khác nhau. Ngoài ra trong rễ củ còn có glucid (2,3%), lipid (0,84%), protid (9,25%) và acid hữu cơ (acid citric, malic, oxalic…).
Trong rễ của loài Stemona tuberosa Lour. đã xác định có các alcaloid: Tuberostemonin (C22H23O4N), Neotuberostemonin oxotuberostemonin (C22H31O5N), stenin (C17H22O2N), stemotinin (C18H25O5N), isostemotinin (C18H25O5N), tuberostemoninol (C22H34O6N), Bisdehydroneotuberostemonin.
10. Tác dụng dược lý:
Tác dụng kháng vi trùng: Radix Stemonae in vitro có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh gồm: Streptococus pneumoniae, Hemolytic streptococus, Neisseria meningitidis và Staphylococus aureus (Trung Dược Học).
Tác dụng diệt ký sinh trùng: dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt của Bách Bộ có tác dụng diệt ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp… (Trung Dược Học).
Tác động lên hệ hô hấp: nước sắc Bách bộ không tỏ ra có tác dụng giảm ho do chích Iod nơi mèo. Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Đối với kháng Histamin gây co giật, Bách bộ có tác dụng giống như Aminophylline nhưng hòa hoãn và kéo dài hơn (Trung Dược Học).
Dùng trong bệnh nhiễm: Theo dõi hơn 100 bệnh nhân dùng nước sắc Bách bộ, cho thấy có 85% có hiệu quả giảm ho (Trung Dược Học).
Tác dụng trị ho: Stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho. Bách bộ đã được thí nghiệm chữa lao hạch có kết quả tốt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng trị giun và diệt côn trùng: ngâm giun trong dung dịch 0,15% Stemonin, giun sẽ tê liệt sau 15 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại. Tiêm dung dịch Stemonin sulfat (3mg) vào ếch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại, sau 12 giờ thì bình phục. Dùng rượu thuốc Bách bộ 1/10 trong rượu 700, ngâm hoặc phun vào con rận, rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết nhanh hơn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tác dụng kháng khuẩn: Bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột gìa và kháng vi khuẩn của bệnh lỵ, phó thương hàn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
11. Công năng:
Nhuận phế, giảm ho, bài trùng
12. Công dụng:
Thường dùng chữa viêm khí quản, lao phổi, ho gà, lỵ amíp; Kháng khuẩn, long đờm; Chữa giun móc, giun đũa, giun kim; tình trạng ngứa ngáy da, eczema, viêm da. Còn dùng diệt bọ chét, chấy rận, sâu bọ.
Ngày dùng 4-12g, dạng thuốc sắc, cao, bột, viên. Uống liền 4-6 ngày. Dùng ngoài sắc lấy nước rửa hoặc nấu cao bôi chữa lở ghẻ, diệt côn trùng, bọ gậy, chấy rận.
Người tỳ vị hư yếu không dùng. Dùng nhiều sẽ bị ngộ độc. Giải độc bằng nước ép gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.
13. Cách dùng, liều lượng: - Chữa ho: 3 – 15g một ngày.
Tẩy giun: 7g dưới dạng thuốc sắc, uống sáng sớm vào lúc đói. Uống trong 5 ngày, sau đó tẩy.
Dùng ngoài: Nấu nước để rửa hoặc nấu cao để bôi ghẻ lở.
14. Bài thuốc:
14.1. Hen khí quản: Bách bộ, Tử uyển, nhân hạt Mơ, mỗi vị 10g, Bối mẫu 6g, sắc uống.
14.2. Ho gà: Bách bộ, Hạ khô thảo, mỗi vị 10g sắc uống.
14.3. Tẩy giun kim: Bách bộ nấu nước thụt.
Kiêng kỵ: Người tì vị hư yếu không dùng. Dùng nhiều sẽ gây ngộ độc. Giải độc bằng nước ép Gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.
Ghi chú:
Nước ta  có một số loài thuộc chi Stemona như : Stemona pierrei Gagnep. Stemona saxorum Gagnep., cũng được dùng làm thuốc như loài Stemona tuberosa Lour.
Dược điển Trung Quốc quy định Bách bộ là rễ củ loài Stemona tuberosa Lour.; Stemona sessilifolia Miq.; và Stemona japonica (Bl.) Miq.
Ở Trung Quốc Bách bộ thường bị giả mạo bởi rễ của các loài Asparagus filicinus Ham. ex. D. Don. và Asparagus officinalis L, var. altilis L, họ Bách hợp (Asparagaceae).
pf button both Cây bách bộ (Dây ba mươi, củ rận trâu, dây dẹt ác)
Chủ đề:

Râu mèo, cây cảnh đẹp - cây thuốc quý

Cây Râu mèo (Kidney Tea plant = Cat’s Whiskers) tên khoa học: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.; tên đồng nghĩa: O. aristatus (Bl.) Miq.; O. stamineus Benth. in Wall., thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) là một cây cảnh đẹp, cây thuốc quý, được trồng khắp nơi ở nước ta.
Cỏ đa niên, cao 1 m; thân vuông; thường không lông, lá có lông hay không, hình tim, bìa có răng to. Phát hoa ở ngọn nhánh, dài đến 10 cm; hoa thành luân sinh 6 hoa; 5 răng; vành trắng hay tim tím; tiểu nhụy rất dài (bằng 2 - 3 lần vành, trông như râu mép con Mèo). Bế quả nhỏ, láng.
Theo y học cổ truyền, cây Râu mèo có tính mát, vị ngọt, lạt, hơi đắng; có tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm, trừ thấp.
Tây y từ lâu cũng đã nghiên cứu thành phần hóa học cho thấy Râu mèo chứa saponin mà chủ yếu là các orthosiphonin A, B, C, D, E; sinensetin, scuteralin, salvigenin, acid ursolic, acid rosmarinic, rất giàu kali, một polyalcol là mesoisonitol; các flavonoid chiếm 0,23% trong cây khô (9 flavonaglycon, 2 flavon glycosid, 1 coumarin, 1 acid cafeic và 7 dẫn xuất khác của acid cafeic); phytosterol (chất béo), một ít đường pentose, hexose, glucose, lalactose, và khoảng 0,65% tinh dầu… kali…
Có tác dụng lợi tiểu rất tốt (vì nhiều muối K), trị phù thũng, đau thận, bọng đái, tê thấp, thống phong ( gout); acid ursolic làm giảm đường huyết (dùng trị tiểu đường ở Đài Loan); cao huyết áp, hạ nhiệt, trị mụn trứng cá; thí nghiệm in vitro chống nhiều siêu vi khuẩn (Ch. Abst. 1984).
Về dược tính, các nhà nghiên cứu đã xác định Râu mèo không độc, có tác dụng lợi tiểu (nhờ cao toàn phần mà chủ yếu do kali, orthosiphonin, mesoisonitol…). Tác dụng lợi tiểu này làm tăng bài tiết chất cặn bã như urê, acid uric, Na+, Cl-… và đặc biệt không làm mất kali nhiều như các thuốc lợi tiểu tây y.
Về dược lý lâm sàng, theo các tác giả Ấn Độ, Râu mèo rất có ích để điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, Râu mèo có tác dụng làm kiềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng khỏi tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch chiết Râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Ngoài ra, dịch chiết lá Râu mèo có tác dụng  hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich.
Trên động vật thí nghiệm, chất methylripariochromene A (MRC), ly trích từ lá Râu mèo cho thấy có tác dụng hạ huyết áp (đặc biệt là huyết áp tâm thu) do tác dụng giãn mạch, giảm hậu tải của tim và lợi tiểu.
Ba loại benzochomen và 4 loại diterpen nhóm isopimarane ly trích từ lá Râu mèo có tác dụng giảm co thắt cơ trơn gây ra bởi nhiều tác nhân kích thích.
Chất ly trích bằng metanol từ lá Râu mèo cho thấy có tác dụng bảo vệ gan bị tổn hại bởi việc dùng quá liều paracetamol.
Các flavonoid trong Râu mèo có tác dụng chống oxy hóa và bẫy gốc tự do là các chất gây tổn hại cho tế bào và hệ miễn dịch của cơ thể, do đó Râu mèo còn có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể.
Trong hai cuộc thí nghiệm để trị mụn: một ở Pháp trên người châu Âu và một ở Thái Lan trên người châu Á, cho thấy: một loại mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa 2% trích tinh lá Râu mèo làm giảm chất bã nhờn và kích thước mụn trên những người da nhờn do tác dụng làm giảm isozym typ 1 của 5-alpha reductase cũng như giảm sản sinh chất squalen, một cấu tử chính tạo nên chất bã nhờn là nguyên nhân phát sinh mụn. Tác dụng của mỹ phẩm có trích tinh Râu mèo tốt hơn khi so sánh với chế phẩm trị mụn thông thường chứa 1% kẽm gluconat.
Râu mèo được sử dụng độc vị hoặc phối hợp với các thuốc khác trong các chứng bệnh thống phong, thấp khớp, thấp ngoài khớp, phù nề, viêm thận, sỏi niệu, tiểu ít, viêm gan, hoàng đản, sốt nóng, cảm cúm, thủy đậu (trái rạ), sởi (ban đỏ), đái tháo đường, cao huyết áp…
Liều lượng và cách dùng: thường dùng cành lá mang hoa lúc chớm nở, tươi từ 20 - 60 g; khô từ 12 - 30 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, pha như trà hoặc chế biến thành cao. Các thuốc tây từ cây Râu mèo như orthosiphon, betasiphon… dưới dạng cao lỏng trong ampoule chỉ cần pha loãng vào nước chín để uống. Viên sỏi thận Domesco® gồm cao hột Chuối chát, cao Rau om, cao Râu mèo, cao hột Lười ươi: trị sỏi đường tiết niệu, viêm thận, bàng quang.
Vài toa thuốc phối hợp có Râu mèo:
Viêm thận mãn, viêm bàng quang, thấp khớp, thấp ngoài khớp, viêm đường mật:
- Cây Râu mèo 40 g
- Tỳ giải 30 g
- Rễ cây Ý dĩ 30 g
Đổ ngập nước sắc uống trong ngày; dùng 3 tuần nghỉ 1 tuần.
Tiểu máu, tiểu buốt, tiểu ra sỏi:
- Cây Râu mèo 40 g
- Thài lài trắng (Rau trai) 30 g
Thêm 3/4 lít nước sắc còn nửa lít rồi thêm 6 g Hoạt thạch (bột talc) uống trong ngày, dùng trong một tuần lễ.
Thận dương suy kém kèm theo hiện tượng bụng dưới đau tức:
- Râu mèo 16 g
- Cây Mã đề 20 g
- Rễ tranh 12 g
- Tô mộc 12 g
- Rễ Cỏ xước 16 g
- Rễ cây Ruột gà 12 g
Dược liệu khô, sắc với nửa lít nước 150 - 200 ml, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn.
Viêm gan siêu vi, bệnh hoàng đản, da dẻ xanh xao vàng bủng, táo bón kinh niên:
- Râu mèo             30 g
- Cỏ Lưỡi rắn 30 g
- Cây Chó dẻ 30 g
- A ti sô 20 g
- Cỏ Mực 30 g
Dược liệu khô thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 lít để uống trong ngày. Dùng 3 tuần lễ, nghỉ 1 tuần rồi uống tiếp trong vài ba tháng.
Tiểu đường:
- Râu mèo tươi 50 g
- Khổ qua (dây, lá, trái non, tươi) 50 g
- Cây Mắc cỡ khô 6 g
Dược liệu tươi rửa sạch, bằm nhỏ, Mắc cỡ sao vàng, thêm 1 lít nước sắc còn 3/4 để uống trong ngày, dùng liên tục 3 tháng đi thử máu lại.      
Thận trọng:
Mặc dù với liều lượng thông thường, Râu mèo không thấy có tác dụng gây độc cấp tính.
 Tuy nhiên, do tác động trên sự cân bằng ion K+, Na+… và các phân hóa tố, vì vậy, không nên dùng thường xuyên và lâu dài Râu mèo với liều cao.

Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.