Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Tìm Hiểu Về 7 Tuyến Nội Tiết Trong Cơ Thể Người


Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến không ống dẫn, với khả năng tiết các chất sinh hoá hormone theo máu chuyển đến và tạo tác động tại những cơ quan khác trong cơ thể.    tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-10
Những tuyến tiết chất sinh hóa theo ống dẫn gọi là tuyến ngoại tiết, điển hình là tuyến lệ, tuyến nước bọt, tuyến sữa trong vú, và các tuyến của bộ phận tiêu hoá.
Các tuyến nội tiết chính với các hormon và tác dụng của chúng:
1. Tuyến yên
Tuyến yên có 3 thùy là thùy trước, thùy giữa và thùy sau, mỗi thùy có những hormon khác nhau đảm nhận những vai trò khác nhau trong cơ thể.tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-1
1.1) Thuỳ trước tuyến yêncó 6 Hormon chính được cấu tạo chủ yếu từ protein và có những vai trò tác dụng rất quan trọng với cơ thể.
Thứ nhất là, Kích tố phát triển (STH hay GH), có cấu trúc hóa học là Protein, Có tác dụng: Tổng hợp protein, giải phóng năng lượng từ peptid.
Thứ hai là, Kích giáp tố (TSH), có cấu trúc hóa học là Glycoprotein, Có tác dụng: Tăng tiết và giải phóngthyroxin (góp phần điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, tim mạch và tiêu hóa).
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-5
Thứ ba là, Kích tố vỏ tuyến thượng thận (ACTH), có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng: Tăng tiết và giải phóng hormon vỏ tuyến.
Thứ tư là, Kích noãn tố (FSH), có cấu trúc hóa học là Glycoprotein, Có tác dụng: Chín trứng và sinh tinh trùng.
Thứ năm là, Kích hoàng thể tố (LH), có cấu trúc hóa học là Glycoprotein, Có tác dụng: Gây rụng trứng và phát triển thể vàng.
Thứ sáu là, Kích nhũ tố (PRH), có cấu trúc hóa học là Protein, Có tác dụng: Tăng tiết sữa ở tuyến vú.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-2
1.2) Thuỳ giữa tuyến yên: Có hormon Kích hắc tố (MSH), có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng sinh lý lên Màu da.
1.3) Thuỳ sau tuyến yên: Có hormon Vasopressin, có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng sinh lý lên Tăng hấp thu nước ở ống thận.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-3
Có hormon Oxytocin, có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng sinh lý giúp Co bóp tử cung.
2. Tuyến giáp và tuyến cận giáp
* Tuyến giáp có 2 hormon chính là: Thyroxin và Thyrocalcitonin
- Thyroxin, có cấu trúc hóa học là Amino acid, Có tác dụng sinh lý: Tăng trao đổi chất, kích thích phát triển ở trẻ em.tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-4
- Thyrocalcitonin, có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng sinh lý: Trao đổi Calci.
* Tuyến cận giáp: Có hormon Parathormon, có cấu trúc hóa học là Protein, Có tác dụng sinh lý Trao đổi calci-phospho.
3.Tuyến tuỵ nội tiết
Tuyến tụy có hai hormon chính là Insulin và Glucagon.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-tuyen-tuy
* Insulin: có cấu trúc hóa học là Protein, Điều hoà đường, Có tác dụng sinh lýtổng hợp glycogen
* Glucagon: có cấu trúc hóa học là Peptid, Có tác dụng sinh lýPhân giải glycogen
4. Tuyến thượng thận
Phần vỏ: Có 6 hormon chính là: Mineralcorticoid, Aldosteron, Glucorcorticoid, Corticosteron, Cortison, Cortisol. Những hormon này đều có cấu trúc hóa học là Steroid, cơ chế tác dụng là hoạt hóa gen. Những hormon này Có tác dụng sinh lý: Tăng hấp thu Na, giảm hấp thu K và  Chống tác dụng stress.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-tuyen-thuong-than
Phần tuỷ: Có hai hormon là Adrenalin 80% và Noradrenalin 20%, có cấu trúc hóa học là Amin, và có tác dụng là Tăng hoạt động tim và Chống stress.
5. Tuyến sinh dục
* Tuyến sinh dục của nữ: gồm có Buồng trứng, Thể vàng, Nhau thai. Tuyến sinh dục nữ gồm có 5 hormon chính là: Oetrogen, Progesteron, HCG, Oestrogen, Progesteron. Có cấu trúc hóa học là Steroid,Glucoprotein.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-8
Những hormon này có tác dụng sinh lý là Phát triển đặc điểm sinh dục ở nữ, Phát triển tử cung cho trứng làm tổ, Duy trì thể vàng ( Nó được tạo thành sau khi trứng được sinh ra, là một nhóm tế bào liên kết với nhau để mang trứng đến khi nó trưởng thành và tiết ra hóc môn duy trì thai, hóc môn này giữ thành tử cung chuẩn bị sẵn sàng cho sự mang thai. ), Dưỡng thai.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-7
* Tuyến sinh dục của nam: gồm có Tinh hoàn. Tuyến sinh dục nam có hormon Testosteron, được cấu tạo từ Steroid, với cơ chế hoạt hóa gen,  có tác dụng sinh lý là Phát triển đặc điểm sinh dục nam.
6. Tuyến tùng
Tuyến tùng (hay còn gọi là thể tùngepiphysis cerebriepiphysisconarium hay con mắt thứ ba là một tuyến nội tiết nhỏ trong thần kinh thực vật.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-tuyen-tung
Nó tạo ra melatonin dẫn xuất từ serotonin, một hóc-môn tác động lên nhịp thức/ngủ và các chức năng theo mùa. Hình dạng của nó giống như một quả tùng nhỏ (nên có tên đó) và nằm gần trung tâm của não, giữa hai bán cầu, chui trong rãnh chỗ gặp nhau của hai đồi não.
7. Tuyến ức
Tuyến ức là nơi trưởng thành của tế bào T (Tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch). Tuyến ức là một cơ quan có hai thuỳ nằm ở trung thất trước. Mỗi thuỳ được phân chia thành nhiều tiểu thuỳ ngăn cách nhau bởi các vách sợi và mỗi tiểu thuỳ có vùng vỏ bên ngoài và vùng tuỷ bên trong.
tim-hieu-cac-tuyen-noi-tiet-trong-co-the-nguoi-tuyen-ucTuyến ức được hình thành trong quá trình lõm vào của ngoại bì (ectoderm) trong thời kỳ bào thai để tạo nên cổ và ngực. Tế bào lymphô trong tuyến ức, còn được gọi là tế bào tuyến ức, là tế bào T ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Nói chung, hầu hết tế bào T non đều đi vào vỏ tuyến ức qua hệ thống mạch máu. Sự trưởng thành xảy ra trong vùng vỏ, và khi tế bào tuyến ức trưởng thành chúng sẽ di cư qua vùng tuỷ, do đó vùng tuỷ chứa chủ yếu là tế bào T đã trưởng thành. Chỉ có tế bào T trưởng thành mới đi ra khỏi tuyến ức để vào máu và mô lymphô ngoại biên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét