Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Làm sạch hệ bạch huyết trong ba ngày.

 



 Không có bằng chứng khoa học cho thấy việc thanh lọc này có ích cho sức khỏe nói chung, nhưng một số thầy thuốc tin rằng việc thanh lọc có thể kích hoạt hệ bạch huyết và thải các độc tố ra ngoài.[25] Nếu trước đây bạn chưa từng làm việc này và đang muốn tìm cách thanh lọc hệ bạch huyết thì nên thử thực hiện một đợt làm sạch trong ba ngày. Ba ngày được xem là thời gian tối thiểu cần thiết để thanh lọc hệ bạch huyết. Bắt đầu từ một tuần trước đó bạn phải thực hiện chế độ ăn không thịt, không bột và không đường. Một hoặc hai ngày trước khi làm sạch bạn chỉ nên ăn hoa quả tươi, các loại hạt, mầm rau và rau.[26]
  • Chọn một loại nước ép mà bạn thích uống và uống liên tục trong ba ngày: táo, nho hay cà rốt. Loại nước ép khác duy nhất mà bạn được uống trong thời gian thanh lọc là nước ép mận khô.
  • Vào buổi sáng bạn uống một cốc nước, tiếp đó uống khoảng 250-300 ml nước ép mận khô có trộn với nước cốt một quả chanh. Hỗn hợp này giúp bạn đi cầu dễ hơn. Bạn nên uống chậm và nhai để nước ép hòa lẫn với nước bọt trong miệng.
  • Uống luân phiên giữa loại nước ép bạn chọn và nước lọc trong suốt ngày cho đến khi đủ 3,5 lít nước ép và 3,5 lít nước lọc. Bạn có thể cho thêm nước cốt chanh vào nước lọc hoặc nước ép.
  • Trộn lẫn 1 thìa canh mầm lúa mì hoặc bột hạt lanh, 1 thìa canh giấm táo, 1 thìa cà phê bột tảo bẹ hay tảo dun và ¼ thìa cà phê ớt bột cayen. Uống hỗn hợp này từ 1-3 lần mỗi ngày.
  • Vào cuối mỗi ngày lượng chất lỏng bạn tiêu thụ vào khoảng 7,5 lít, ngoài ra cũng có thể uống các thảo mộc kháng vi sinh vật như tỏi và cúc dại. Bạn nhớ đi cầu mỗi ngày. Nếu chậm đi cầu thì bạn nên uống thêm một cốc nước ép mận khô pha với chanh trước khi đi ngủ.
  • Trong thời gian ba ngày thanh lọc bạn phải kích thích hệ bạch huyết bằng cách tập thể dục từ 30 phút tới 1 giờ, nhưng nếu cảm thấy mệt thì không được ép mình quá sức. Vì độc tố bị đào thải ra khỏi cơ thể nên có thể xuất hiện các tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, đau lưng hay chóng mặt. Những triệu chứng này cho thấy độc tố đang bị đẩy ra ngoài và sẽ giảm bớt sau ngày đầu tiên thanh lọc.
Thanh lọc bằng thảo mộc trong 7-10 ngày. Một số thầy thuốc cho rằng các loại thảo mộc như cúc dại, hoàng liên, cỏ ba lá đỏ, thương lục (poke root) và rễ cam thảo có thể tăng cường chức năng hệ bạch huyết. Các thảo mộc này cũng lấy đi những mảng chất thải có trong hệ thống lọc của hệ bạch huyết. Bạn có thể mua thảo mộc ở các tiệm thuốc Đông y. Tránh sử dụng cách thanh lọc bằng thảo mộc trong thời gian dài, không quá 7-10 ngày.[27]

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Đột quỵ và trúng gió: cần phân biệt rõ để tránh nguy hiểm tính mạng

 

Các triệu chứng của đột quỵ mới nhìn có vẻ giống với trúng gió, nhưng nếu không xử lí đúng và kịp có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các triệu chứng của đột quỵ mới nhìn có vẻ giống với trúng gió, nhưng nếu không xử lí đúng và kịp có thể nguy hiểm đến tính mạng.

1. Đột quỵ và trúng gió là gì?


Ảnh minh họa hiện tượng tắc mạch máu não. (Ảnh: Internet)
Ảnh minh họa hiện tượng tắc mạch máu não. (Ảnh: Internet)

Đột quỵ (hay còn gọi là Tai biến mạch máu não) là hiện tượng máu lên não đột ngột bị ngừng lại do tắc mạch (nhồi máu não) hay do vỡ mạch (chảy máu não). Nếu không chữa trị kịp thời, tế bào thần kinh của bệnh nhân sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, để lại di chứng về sau, hoặc nguy hiểm hơn là tử vong.

Trúng gió là một quan niệm dân gian của người Việt Nam từ xưa đến nay, chỉ tình trạng cơ thể bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi mà người ta thường gọi là bị gió độc nhập vào cơ thể. Thật ra đây chỉ là căn bệnh cảm lạnh vì thời tiết thông thường.

2. Phân biệt giữa đột quỵ và trúng gió


Cần phân biệt rõ giữa đột quỵ và trúng gió để có biện pháp xử lí đúng đắn và kịp thời. (Ảnh: Internet)
Cần phân biệt rõ giữa đột quỵ và trúng gió để có biện pháp xử lí đúng đắn và kịp thời. (Ảnh: Internet)

Trúng gió thường để lại các triệu chứng như mỏi mệt, sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân.Triệu chứng này diễn ra chậm rãi, không đột ngột, người bệnh vẫn tỉnh táo và nhận thức được, nói năng bình thường, không bị hôn mê. Những vùng bị trúng gió như vai, cổ… có biểu hiện đau nhức, và họ nhận biết được điều đó.

Đột quỵ thì xảy ra rất nhanh chóng, tụt huyết áp đột ngột, té ngã, tay chân tê liệt, mất khả năng cử động, giảm thị lực, rối loạn thị giác, không nói được, mất nhận thức hoặc hôn mê. Lúc này người nhà cần gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đi cấp cứu gấp, không nên chậm trễ.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, trong vài năm gần đây đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Bệnh nhân nếu qua khỏi thường bị liệt nửa người hoặc mất khả năng nói.

3. Các triệu chứng đột quỵ


Người đột quỵ mặt thường lệch qua một bên. (Ảnh: Internet)
Người đột quỵ mặt thường lệch qua một bên. (Ảnh: Internet)

- Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân, đặc biệt là tê cứng nửa người

- Đột ngột nhìn không rõ (thị lực giảm sút)

- Đột ngột không cử động được chân tay

- Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói

- Đầu đau dữ dội

- Mặt thiếu cân xứng, miệng lệch qua một bên.

Phụ nữ có thể có các biểu hiện đặc trưng sau:

- Đột ngột đau ở mặt hoặc chân

- Đột ngột bị nấc

- Đột ngột cảm thấy buồn nôn

- Đột ngột cảm thấy mệt

- Đột ngột tức ngực

- Đột ngột khó thở

- Tim đập nhanh bất thường

4. Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ


Người nhà cần tỉnh táo và giữ bình tĩnh để sơ cứu cho người đột quỵ. (Ảnh: Internet)
Người nhà cần tỉnh táo và giữ bình tĩnh để sơ cứu cho người đột quỵ. (Ảnh: Internet)

Ngay sau khi bị đột quỵ, cần gọi cấp cứu ngay, trong thời gian đó cần tiến hành làm những việc sau:

- Đặt đầu nằm cao, thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Nói chuyện để họ giữ bình tĩnh, nếu bất tỉnh thì phải hô hấp nhân tạo.

- Tuyệt đối không di chuyển, xoa dầu hay cạo gió vì nó chỉ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

- Cũng không được cho ăn hay uống vì họ sẽ không nuốt được, gây nghẹn.

- Càng không được cho uống thuốc hay aspirin.

- Giữ mát đầu để giảm phản ứng phù nề, đồng thời giúp người bệnh đỡ cảm thấy đau đầu. Giữ thân ấm bằng áo khoác hoặc chăn sẽ giảm được nguy cơ co giật (sốc).

5. Phòng tránh


Thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, tránh bệnh tật. (Ảnh: Internet)
Thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, tránh bệnh tật. (Ảnh: Internet)

- Cách phòng ngừa tốt nhất đối với bệnh đột quỵ là thường xuyên tập thể dục, bỏ thuốc lá và rượu, bia, đồng thời ăn nhiều rau quả, thịt gà và cá, bớt ăn thịt (heo hoặc bò), dầu mỡ.

- Hạn chế làm việc quá sức hoặc luôn trong trạng thái stress hay suy nghĩ quá nhiều.

Tại sao nhịp tim giữa nam và nữ lại khác nhau? (Có thể bạn chưa biết)

 Nhịp tim là số lần trái tim đập trong một phút, có thể đo được bằng tay ở các động mạch chính ở cổ, cổ tay, háng, trán và mắt cá chân. Nhịp tim phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, tần suất tập thể dục, tiền sử gia đình, mức độ căng thẳng và các loại thuốc đang sử dụng.

Cơ thể nam giới và phụ nữ được cấu tạo khác nhau và nhịp tim cũng không đồng điệu ở hai giới.

Sự biến đổi của nhịp tim

Ở tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành, nhịp tim của phụ nữ cao hơn đáng kể so với nam giới. Sự khác biệt  của nhịp tim theo giới tính cũng có thể thấy được ở trẻ em.

Một nghiên cứu năm 2009 trên 1.087 nam giới và phụ nữ tuổi từ 11 - 18 , đo nhịp tim ở mức 40, 50, 60, 80 và 85 phần trăm VO2 max.

Khi ở mức 40% VO2 max, nhịp tim của phụ nữ rơi vào khoảng 106 – 134bmp (beat per minute – nhịp trên phút), trong khi nhịp tim của nam giới chỉ là 101 – 131bpm.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nhịp tim của phụ nữ cao hơn nhịp tim của nam giới ở tất cả các mức phần trăm VO2 max (trừ mức 80%).

Nhịp tim tối đa

Nhịp tim tối đa là số lần trái tim đập được tối đa khi vận động gắng sức. Chỉ số này thường được sử dụng trong các chương trình thử nghiệm thể dục và đánh giá sức khỏe khi tập luyện.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra sự chênh lệch về nhịp tim tối đa của nam và nữ. Theo đó, nhịp tim tối đa được tính theo công thức sau:

  • Phụ nữ: Nhịp tim tối đa = 206 – (0.88 x số tuổi)
  • Nam giới: Nhịp tim tối đa = 220 – số tuổi

Ví dụ, một người phụ nữ 50 tuổi sẽ có nhịp tim tối đa là (206 – 0.88x50) = 162bpm; Một người nam cùng độ tuổi có nhịp tim tối đa là 170bpm.

Tại sao nhịp tim giữa nam và nữ lại khác nhau? (Có thể bạn chưa biết)

Nhịp tim nghỉ ngơi

Nhịp tim nghỉ ngơi có thể đo được khi đang ngồi, nằm và không bị tác động bởi các trạng thái thần kinh như lo âu, kích động, căng thẳng…

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, thời điểm lý tưởng nhất để đo nhịp tim khi nghỉ ngơi là vào buổi sáng khi vừa tỉnh dậy (vẫn đang nằm trên giường).

Khác với nhịp tim tối đa, nhịp tim nghỉ ngơi không phân biệt giữa nam và nữ. Khi bạn già đi, nhịp tim sẽ giảm. Nhịp tim nghỉ ngơi trung bình của các độ tuổi:

  • Trẻ sơ sinh: 100 – 160 nhịp/phút.
  • Trẻ dưới 10 tuổi: 70 – 120 nhịp/phút.
  • Người trưởng thành: 60 – 100 nhịp/phút.
  • Vận động viên, người năng động: 40 – 60 nhịp/phút.

Nhịp tim và những tác động đối với sức khỏe và tuổi thọ

Sự khác biệt về nhịp tim theo giới tính có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn và tuổi thọ cao hơn của giới nữ.

Phụ nữ sống lâu hơn nam giới nhưng có lại có nguy cơ đột tử do bệnh tim cao hơn. Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, có khoảng 23% phụ nữ trên 40 tuổi tử vong do nhồi máu cơ tim trong vòng 1 năm, tỷ lệ này ở nam giới chỉ khoảng 18%.

Hơn 8 triệu phụ nữ Mỹ có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực, 64% phụ nữ chết vì bệnh tim không có các triệu chứng báo trước.