Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

8 Loại thực phẩm giúp giải độc mạch máu "cứu cánh" cho người bệnh tim mạch

Hiểu và sử dụng được những thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch và bảo vệ thành mạch máu sẽ hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của bệnh tim.

1. Quả Kiwi
j
ảnh internet

Kiwi chứa chất flavonoid làm sạch mạch máu và kháng viêm. Chúng cũng chứa rất nhiều chất xơ, và làm giảm cholestrol trong máu do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2. Tôm
g
ảnh internet
Tôm tuy có chứa cholesterol nhưng đồng thời lại có rất nhiều taurin và các axit amin bảo vệ thành mạch, giúp thành mạch tránh đóng mỡ sau khi chất béo này hấp thụ từ thành ruột vào máu.
3. Quả bơ
c
ảnh internet
Quả bơ đã được chứng minh làm giảm cholesterol trong máu dưới trung bình 17 chỉ số. Một hợp chất có tên beta-sitosterol trong quả bơ có tác dụng này. Cholesterrol đóng vai trò rất lớn đối với sự khỏe mạnh của thành mạch bởi lượng cholesterol cao tích tụ lại trong thành mạch tạo thành các mảng xơ vữa động mạch. Mạch máu có thể bị tắc nghẽn và thậm chí là bị vỡ, gây đau tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch.
4. Dầu olive
k
ảnh internet
Chất polyphenol trong dầu olive giúp bảo vệ các tế bào mạch máu khỏi các yếu tố gây hư hại khi phản ứng với quá nhiều phân tử oxy hóa. Bởi vậy chúng giữ dòng máu chảy trong động mạch dễ dàng chảy đến khắp nơi trong cơ thể.
5. Măng tây
hh
ảnh internet
Măng tây là một trong những thức ăn tốt nhất có khả năng làm sạch thành mạch máu một cách tự nhiên. Một nhà hóa học và tác giả của phương pháp chữa bệnh tự nhiên OTC nói rằng Măng tây có khả năng giảm áp lực của 100.000 miles mạch máu của toàn bộ cơ thể, các động mạch, tĩnh mạch và do đó cho phép cơ thể sửa chữa lại những chỗ viêm tích tụ lại qua nhiều năm.
6. Cá mòi
d
ảnh internet
Cá mòi rất tốt chứa nhiều chất béo omega-3 và niacin, cả hai chất này đều tốt cho tim mạch. Trộn cá mòi với salad, ăn với nước sốt hoặc làm bánh kẹp đều rất ngon.
7. Yến mạch
g
ảnh internet
Chứa Beta-glucan làm giảm cholesterol và giúp tình trạng đóng tích tụ mỡ thành mạch giảm bớt. Những gợi ý hay đối với món yến mạch đó là ăn kèm với sữa dừa, mật ong và hoa quả sấy.
8. Dưa hấu
d
ảnh internet
L-citruline, là một axit amin tìm thấy trong trái dưa hấu có tác dụng giảm cholesterrol bởi cơ chể sản sinh ra oxit nitric làm nở rộng thành mạch máu.

7 bước để bụng phẳng trong 30 ngày

- Nếu bạn nghĩ rằng bạn có mỡ thừa ở bụng, hãy cố gắng và kiên trì trong 30 ngày để loại bỏ chúng và nhanh chóng có bụng phẳng như ý.

Giảm cân sẽ rất dễ dàng nếu bạn dành nhiều nỗ lực. Các bước sau đây sẽ có tác dụng giúp bạn có bụng phẳng hiệu quả trong vòng 30 ngày.
1. Giảm lượng calo của bạn
Chế độ ăn uống của bạn ăn tác động đến cân nặng của bạn. Bạn nên cắt giảm lượng calo cũng như chất béo trong cơ thể. Bạn nên tải ứng dụng đếm calo hoặc có một cuốn nhật ký ghi lại thực phẩm bạn ăn với lượng calo tương ứng. Bạn sẽ có thể theo dõi lượng calo mình tiêu thụ dựa trên chế độ ăn uống và hãy bắt đầu một chế độ ăn ít calo nhưng lành mạnh ngay từ bây giờ.
2. Không ăn carbs từ ngũ cốc
Ăn chế độ ăn uống của bạn có thể bao gồm carbs từ các hạt và rau, hãy cắt giảm carbs từ ngũ cốc. Tương tự như vậy, hãy ăn nhiều hoa quả hơn là ăn nhiều mì hay cơm. Chất xơ tự nhiên trong trái cây có thể điều chỉnh các chất béo dư thừa trong cơ thể. Vì vậy, cắt giảm carb từ ngũ cốc có thể giúp bạn giảm mỡ bụng.
3. Ăn sáng giàu protein
Hãy cung cấp cho cơ thể đủ protein vào buổi sáng để giảm chất béo. Protein mang đến cho bạn năng lượng cần thiết cho cả ngày. Bạn nên ăn trứng hoặc sữa đậu nành trong bữa ăn sáng. Nếu bạn không thích ăn quá no vào buổi sáng, hãy ăn đậu phụ hoặc uống sữa đậu nành.
4. Thêm canh và sữa chua trong chế độ ăn uống của bạn
Hãy thêm sữa chua vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Sữa chua giúp bạn giảm cân và thúc đẩy tiêu hóa. Sữa chua giúp ngăn ngừa đầy hơi - vấn đề có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Ngoài ra, hãy thêm nhiều loại canh trong chế độ ăn uống của bạn chỉ cần bạn chú ý đến lượng calo phù hợp.
5. Thay thế các loại thực phẩm chứa lượng calo cao
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cân. Vì vậy, bạn phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Hãy thay thế những thực phẩm chứa calo cao bằng những thực phẩm chứa calo thấp. Ví dụ như thay thế pho mát, sữa béo bằng sữa chua có lượng calo thấp. Hãy ăn mọi thứ vừa phải để giảm size vùng bụng của bạn. Hãy tập trung vào những thực phẩm lành mạnh để giúp bạn không tăng cân.
6. Tập những bài tập tốt cho tim mạch
Nếu bạn đến phòng tập thể dục thường xuyên, hãy tập trung vào những bài tập tốt cho tim mạch. Những bài tập tốt cho tim mạch cũng tốt cho cơ bụng của bạn. Những bài tập này sẽ giúp bạn giảm lượng mỡ thừa xung quanh bụng. Hãy tập bài tập tốt cho tim mạch ít nhất 5 lần mỗi tuần. Những bài tập này giúp bạn đốt cháy chất béo.
7. Tập yoga
Có nhiều tư thế yoga có thể giúp bạn giảm cân. Bạn nên tập những tư thế này hàng ngày. Tư thế Vinyasa và Prank có thể giúp giảm cân một cách đúng đắn. Hãy bắt đầu với các tư thế cơ bản và thực hành hàng ngày để giảm cân. Ngoài ra, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn, bao gồm cả giảm cân.

Thực phẩm “xóa sổ” bệnh hôi miệng

Hôi miệng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, gây khó chịu cho người đối diện. Hai nguyên nhân chính dẫn đến chứng hôi miệng là vấn đề vệ sinh răng miệng và sức khỏe tiêu hóa. Vậy làm thế nào để “xóa sổ” bệnh hôi miệng? Cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp. Dưới đây là những thực phẩm giúp giảm tình trạng hơi thở có mùi.

Sữa chua: Ăn sữa chua hằng ngày đã được chứng minh là giảm mức độ gây mùi do hydrogen sulfide trong miệng gây nên.
Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng cao trong việc giảm mảng bám và vi khuẩn có hại do có chứa vitamin D – giúp tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Gừng: Gừng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa những chứng bệnh gây khó chịu dạ dày.
Gừng còn có khả năng đánh bật hơi thở nặng mùi. Bạn có thể dùng theo cách cắt lát gừng pha trà, kèm theo một chút chanh.
Theo y học cổ truyền, ngò gai vị the, tính ấm, có mùi thơm hắc, công dụng trục hàn tà, khử thấp nhiệt, mạnh tỳ vị, thanh uế, giải khí trướng, kích thích tiêu hóa v.v…
Lấy một nắm ngò gai sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng, khò họng nhiều lần trong ngày, sau khoảng 5-6 ngày là có công hiệu.
Lá chè có tính đắng, vị hàn, có công hiệu chặn khát, tiêu trừ thức ăn, tinh thần, tiêu trừ buồn phiền.
Dùng trà đặc súc miệng hoặc miệng nhai lá chè có thể tẩy trừ hôi miệng.
Đối với hơi thở có mùi khó ngửi sau khi ăn tỏi, thịt cừu, dê…, nên dùng 1 thìa nhỏ lá chè, chia từng lần đặt ở trong miệng, nhai chậm, chờ dịch nước bọt hóa giải lá chè xong từ từ nuốt vào, hiệu quả chữa hôi miệng cực tốt.
Húng chanh còn gọi là rau tần, tần dày lá, rau thơm, rau thơm lông, tên chữ Hán là Tần thái, Dương tử tô v.v…
Đông y cho rằng, húng chanh vị chua the, mùi thơm hăng, tính ấm, đi vào phế, giúp giải cảm, phong tà…; Chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp.
Dùng một nắm húng chanh khô, sắc lấy nước đặc để súc miệng và ngậm. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày có thể thấy hiệu nghiệm, hết hôi miệng.
Táo, cần tây và các loại thực phẩm giòn khác: Các loại thực phẩm này giúp tăng cường ma sát với răng, do đó giảm mảng bám và tăng hoạt động của tuyến nước bọt giúp giữ miệng sạch hơn.
Đu đủ và các loại thực phẩm giàu vitamin C: Hơi thở nặng mùi sản xuất ra vi khuẩn có hại sẽ bị hạn chế bởi vitamin C – một thành phần cũng rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa bệnh viêm nướu.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C khác như: Ớt chuông, dâu tây...
Hạt cây thì là: Loại hạt này giúp trung hòa mùi hôi khó chịu từ miệng.
Cũng như các loại thực phẩm giòn khác, hạt thì là giúp tăng cường tiết nước bọt, hạn chế vi khuẩn có hại.
Dầu từ hạt cây thì là cũng có tính chất kháng khuẩn.

Chứng hôi miệng nhận diện ung thư

 - Tình trạng hôi miệng có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thậm chí là ung thư nên chúng ta không được lơ là.

Hôi miệng không phải do bệnh
Hôi miệng buổi sáng: nước bọt là một loại dịch rất tốt của miệng, có tính sát trùng. Lúc ngủ, nước bọt gần như ngừng chảy, các vi khuẩn trong miệng sinh sôi nảy nở, tạo ra mùi hôi. Ngoài ra, sâu răng, nhiễm trùng niêm mạc miệng… khiến miệng thêm hôi.
Răng giả, cầu răng hoặc dụng cụ nha khoa khác trong miệng là nơi các vụn thức ăn trôi dạt vào ẩn náu. Những vụn thức ăn ấy sẽ phân hủy, làm mồi cho các vi khuẩn có sẵn trong miệng tạo ra mùi hôi.
Tuổi tác: khi tuổi càng cao, các tuyến nước bọt trong miệng càng kém, nước bọt ít về lượng, kém về chất nên hơi thở càng dễ có mùi, dù giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách.
Nhịn đói: người bỏ bữa vì lười ăn hoặc ăn kiêng có nhiều nguy cơ bị hôi miệng vì khi ăn, động tác nhai làm nước bọt tiết ra nhiều, rửa, tiêu diệt bớt vi khuẩn trong miệng, khiến miệng giảm hôi.
Thức ăn: một số chất từ thức ăn như hành, tỏi, rượu, thịt bò ướp được hấp thụ vào máu, rồi thải ra ngoài cơ thể qua phổi cũng làm cho hơi thở có mùi hôi. Ăn thịt nhiều dễ hôi miệng vì các chất chuyển hóa từ thịt, mỡ có thể thải qua phổi.
Thuốc: các thuốc kháng histamin dùng chữa ngứa, chữa dị ứng mũi; các thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc lợi tiểu, nhiều thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau… có thể làm khô miệng gây hôi miệng.
Hôi miệng do bệnh
Theo bác sĩ Sameer Patel, người đứng đầu trung tâm nha khoa Elleven Dental (London) cho biết, ngoài biểu hiện hôi miệng, mọi người cần cảnh giác cao độ với màu ngả vàng trên răng, tình trạng nướu kéo dài.
Dù là những biểu hiện nhỏ song chúng có thể báo hiệu bạn đang đối diện với vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Hôi miệng có thể bắt nguồn từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide.
Các sulfide này hình thành do sự phân hủy protein của các vi sinh vật ở miệng trong trường hợp thức ăn còn sót lại, bị vi khuẩn phân hóa; tình trạng nhiễm trùng nướu răng; do bựa vôi đóng vào chân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi hoặc bắt nguồn từ các mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại…
Ngoài các nguyên nhân trên, ước tính khoảng 10% trường hợp mùi hôi không đến từ miệng. Đặc biệt, nếu đã vệ sinh sạch sẽ song tình trạng không được cải thiện thì bạn cần đề cao cảnh giác.
Chẳng hạn, người mắc ung thư phổi dễ khiến hơi thở có mùi thịt thối. Bệnh nhân tiểu đường hơi thở có mùi giống aceton. Mang trong mình chứng suy thận khiến miệng có mùi tanh; xơ gan và ung thư máu khiến miệng có mùi trứng thối khó chịu.
Chính vì vậy, việc thường xuyên thăm khám, phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, đảm bảo sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu

Trong cuộc sống hằng ngày một số thức ăn gây mảng bám cho răng khiến , thời gian lâu dài các mảng bám này gây nên các bệnh về nha chu cho bạn. Vậy các dấu hiệu để nhận biết bệnh nha chu cho bạn là gì? thì các bạn có thể tìm hiểu dưới đây.
Bạn nên đến gặp nha sĩ nếu có các biểu hiện dưới đây:
– Chảy máu nướu khi chải răng.
– Nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng.
– Hơi thở hôi dai dẳng.
– Có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu ở vùng cổ răng.
– Răng lung lay hoặc thưa ra, đặc biệt khi nhai.
Thông thường bệnh viêm nha chu xảy ra không rõ ràng, bởi phần lớn thời gian diễn tiến bệnh không kèm theo triệu chứng đau đặc hiệu. Vì vậy, việc khám răng miệng định kỳ, trong đó khám toàn diện mô nha chu, là rất cần thiết.
dau-hieu-nhan-biet-benh-nha-chu
Ảnh minh họa bệnh nha chu
Cách phòng ngừa bệnh nha chu dễ dàng tại nhà.
– Tránh hút thuốc lá
– Chải răng đúng phương pháp, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
– Không chải răng bằng phương pháp chải ngang vì khó làm sạch được các mảng bám ở viền nướu, khe răng; mặt khác, dễ gây hại nướu và răng.
– Luôn dùng bàn chải mềm, khi chải răng ta chải theo chiều dọc từ viền nướu đến bờ cắn của răng. Bàn chải được đặt nghiêng sao cho có thể chải bờ viền giữa răng và nướu, lấy sạch các mảng bám ở viền nướu và khe răng.
– Khám răng định kỳ và thường xuyên để nha sĩ phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
– Sáu tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.

NHA CHU

Các thể bệnh nha chu

cac the benh nha chu
Bệnh nha chu được phân thành 2 nhóm chính là viêm nướu và viêm nha chu, dựa vào sự mất bám dính và sự tiêu xương. Viêm nướu là một thể bệnh hoàn nguyên, liên quan đến viêm mô nướu mà không có mất bám dính. Viêm nha chu là bệnh có biểu hiện đến viêm  nướu ở những vị trí có sự bám dính bệnh lý của các sợi collagen từ xê măng, có sự di chuyển của biểu mô bám dính về phía chóp và có sự tiêu xương ổ trên phim tia X. Các hoạt động viêm liên quan với sự mất bám dính về bệnh nha chu liên tục thay đổi khi chứng cứ mới từ các nghiên cứu.
Do đó, phân loại bệnh nha chu cũng thay đổi kể từ Hội Thảo Quốc Tế Về Nha Chu Lâm Sàng vào năm 1989. Phân loại được trình bày ở đây dựa theo Hội Thảo Quốc Tế năm 1999 được tổ chức bởi Hiệp Hội Nha Chu Hoa Kỳ (AAP).
Phân loại bệnh nha chu hiện nay bao gồm 8 thể loại:
1.Viêm nướu
2.Viêm nha chu mạn tính
3.Viêm nha chu tấn côngg
4.Viêm nha chu như là biểu hiện của bệnh toàn thân
5.Các bệnh nha chu hoại tử
6.Các áp xe nha chu
7.Viêm nha chu kết hợp với sang thương nội nha
8.Những dị dạng và bệnh do phát triển hoặc do mắc phải
Hệ thống phân loại toàn diện được trình bày ở bảng 1. Ngoài ra, phân loại trên khác với các thể lâm sàng trong phân loại lâm sàng AAP đưa ra trước đây. Các thể lâm sàng của bệnh nha chu hiện nay gồm có:
                Viêm nướu (loại I)
                Viêm nha chu nhẹ (loại II)
                Viêm nha chu trung bình (loại III)
                Viêm nha chu nặng (loại IV)
                Viêm nha chu dai dẳng kháng điều trị (loại V)
Các bệnh nướu
Bệnh nướu được đặc trưng bởi hai loại do mảng bám và không do mảng bám.
Viêm nướu có thể tiến triển hay không tiến triển thành viêm nha chu. Bệnh nha chu được khởi phát bởi sự tích tụ các vi khuẩn và sản phẩm chuyển hóa của chúng, làm kích thích sự tăng sinh biểu mô kết nối và sản xuất ra các proteinase gây phá hủy lớp màng đáy, tạo điều kiện cho các tế bào biểu mô kết nối di chuyển về phía chóp răng, do đó làm sâu rãnh nướu và tạo ra túi nha chu và làm mất bám dính, dấu hiệu của viêm nha chu. Một số dấu hiệu lâm sàng bao gồm chảy máu khi đo túi, có túi nha chu, tụt nướu, lung lay răng. Thường thì quá trình phá hủy diễn ra âm thầm và không bị phát hiện trong thời gian dài. Hậu quả sau cùng là răng lung lay và tự rụng hoặc bị nhổ bỏ.
Các bệnh nướu do mảng bám
Bệnh viêm nướu là viêm ở vùng liên quan với sự tích tụ mảng bám và vôi răng. Đó là bệnh thường gặp nhất trog bệnh nướu. Viêm nướu có thể hoặc không tiến triển thành viêm nha chu. Viêm nướu có thể xảy ra ở các răng chưa bị mất bám dính hay ở nướu của răng bị viêm nha chu có mất bám dính nhưng nay đã điều trị ổn định.
- Mảng bám đơn thuần: Viêm nướu khởi phát do sự tích tụ vi khuẩn tại chỗ (ví dụ: mảng bám răng).Các kháng nguyên vi khuẩn và các sản phẩm chuyển hóa của chhúng (ví dụ: nội độc tố )kích thích các tế bào biểu mô và mô liên kết sinh ra các chất trung gian gây đáp ứng viêm tại chỗ, huy tụ các bạch cầu đa nhân trung tính đến các vị trí này. Một đáp ứng viêm tạo kháng thể chống lại kháng nguyên vi khuẩn cũng xảy ra. Các tế bào viêm và sản phẩm của chúng (cytokines, enzymes và kháng nguyên) đều hiện diện tại vị trí viêm. Do đó, một đáp ứng miễn dịch-viêm của ký chủ xảy ra ở mô nướu gây các dấu chứng viêm như sưng, đỏ, chảy máu. Tương tác giữa vi khuẩn và ký có thể bị thay đổi do tác động của yếu tố tại chỗ, yếu tố toàn thân hay cả hai.
- Yếu tố toàn thân: Sự thay đổi hormon trong thời kỳ dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, lúc mang thai, cũng như các bệnh viêm mạn như bệnh đái tháo đường có thể làm thay đổi đáp ứng viêm của ký chủ với mảng bám răng. Sự thay đổi hormon và một số bệnh có thể làm kích thích chức năng miễn dịch tế bào, dẫn đến tình trạng viêm nướu trầm trọng, ngay cả khi có rất ít mảng bám hoặc có một lượng vi khuẩn giống như ở những người bình thường không có các yếu tố toàn thân. Bệnh hay gặp ở phụ nữ mang thai không có vệ sinh răng miệng tốt trước khi mang thai. Các bệnh về máu như bệnh bạch cầu cũng có thể làm giảm chức năng miễn dịch. Bệnh nhân thường có biểu hiện sưng nướu, chảy máu nướu, nướu bở và tăng mạch.
- Dùng thuốc: Các loại thuốc như thuốc chống co giật (dilantin), thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin), các thuốc chặn kênh canxi (diltiazem) có thể gây triển dưỡng nướu và túi nha chu giả (tăng độ sậu túi mà không có mất bám dính hay mất xương).  Các trường hợp này thường tự hồi phục khi ngưng sử dụng thuốc.
- Suy dinh dưỡng : Hệ thống miễn dịch của ký chủ có thể bị suy yếu khi thiếu dinh dưỡng, gây ra hiện tượng viêm nướu quá mức. Tình trạng thiếu acid ascorbic (vitamin C) trầm trọng có thể làm cho mô nướu đỏ, sưng và chảy máu. Trường hợp này có liên quan với sự ức chế tổng hợp collagen mô liên kết (collagen giúp tuýp I, III)  và collagen màng đáy (tuýp IV). Điều trị bổ sung Vitamin C có thể giúp bệnh hồi phục.
Sang thương nướu không do mảng bám
Các thể sang thương nướu này thường hiếm xảy ra và chủ yếu có liên quan đến tình trạng toàn thân. Nguyên nhân của bệnh có thể do vi khuẩn, virus, nấm.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như đậu (Neisseria gonorrhoeae) và giang mai (Treponema pallidum) cũng có thể gây ra các sang thương ở mô nha chu.Viêm nướu tiên phát do stretococcus là một tình trạng viêm cấp ở niêm mạc miệng, có triệu chứng đau, sốt, mô nướu sưng, đỏ, chảy máu và có thể hình thành áp xe. Bệnh có thể được điều trị bằng thủ thuật cạo vôi thông thường và xử lý mặt gốc răng kèm với liệu pháp kháng sinh.
Virus Herpes simplex I cũng gây ra các sang thương ở nướu. Ở trẻ em và người trẻ, nhiễm herpes nguyên phát thường không gây triệu chứng, nhưng trong vài trường hợp có thể bị đau và sốt. Trong trường hợp này, nướu đỏ, sưng phồng, sau đó hình thành các mụn nước nhỏ, sau cùng mụn nước vỡ và tạo các vết loét cạn, gây đau. Sang thương thường tự giới hạn và lành trong vòng 1-2 tuần. Sau nhiễm tiên phát, virus herpes sẽ sống tiềm ẩn trong hạch thần kinh sinh ba. Virus có thể bị kích thích hoạt động trở lại khi cơ thể bị stress, suy giảm miễn dịch, gây ra herpes tái phát ở môi, nướu và miệng.
Các sang thương nướu do nấm thường thấy ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc bị những tình trạng suy giảm miễn dịch khác. Sự thay đổi hệ tạp khuẩn miệng bình thường do sử dụng kháng sinh toàn thân lâu dài cũng có thể gây ra các sang thương do nấm. Nhiễm nấm hay gặp nhất là nhiễm nấm Candida albicans ở các bệnh nhân mang hàm giả tháo lắp, ở những bệnh nhân bị khô miệng do thuốc hoặc do rối loạn chức năng tuyến nước bọt. Biểu hiện lâm sàng là các đốm trắng trên nướu, lưỡi, màng niêm mạc miệng, bị tróc đi chùi bằng gạc và để lại bề mặt rướm máu. Có thể hồi phục tình trạng này bằng các thuốc kháng nấm.
Các sang thương ở nướu cũng có thể do các hội chứng da niêm toàn thân di truyền, phản ứng dị ứng, chấn thương hay phản ứng chống vật lạ. Một trong những bệnh di truyền gây sang thương ở nướu phổ biến là bệnh u nướu dạng xơ hóa, di truyền trên đồng nhiễm sắc thể theo kiểu trội. Đây là một bệnh lành tính , ảnh hưởng trên hai cung hàm, mô nướu phồng và không đau. Điều trị bằng phẫu thuật cắt nướu có thể tái phát. Các bệnh toàn thân như pemphigoid, pem-phigus vulgaris, hồng ban đa dạng, lupus đỏ cũng có thể gây ra các sang thương loét, tróc vẩy.
Những thay đổi ở nướu do phản ứng dị ứng với các vật liệu phục hồi, kem đánh răng, nước súc miệng thì hiếm gặp hơn. Chải răng và dùng chỉ nha khoa mạnh cũng có thể gây các vết bỏng nhỏ trên nướu. Các sang thương do chấn thương cũng có thể do thầy thuốc gây ra trong lúc khám hay điều trị răng miệng. Ăn thức ăn giòn hay có nhiều mảnh vụn có thể mắc kẽ răng hoặc đâm vào nướu cũng có thể gây tổn thương nướu. Miếng trám amalgam bị sót trong mô nướu trong quá trình thực hiện phục hồi hoặc trong phẫu thuật sẽ gây nhiễm sắc nướu.
Viêm nha chu mạn
Đây là dạng viêm nha chu phổ biến nhất đặc trưng bởi sự hiện diện của túi nha chu liên quan với mất bám dính và trụt nướu. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, nhưng cũng có thể gặp ở các lứa tuổi khác. Bệnh có đặc trưng là túi nha chu, kèm theo mất bám dính và /hoặc tụt nướu. Mất bám dính thường diễn tiến chậm, nhưng có thể có những đợt bùng phát diễn tiến nhanh và những giai đoạn thuyên giảm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bệnh có tính "chu kỳ". Tốc độ tiến triển của bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố tại chỗ và/hoặc yếu tố toàn thân, các yếu tố này làm thay đổi đáp ứng của cơ thể với mảng bám vi khuẩn. Các yếu tố tại chỗ như các miếng trám hoặc mão răng dưới nướu, xâm phạm khoảng sinh học có thể khởi phát viêm nướu và mất bám dính lâm sàng. Các yếu tố toàn thân như bệnh đái tháo đường có thể làm suy yếu cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Các yếu tố môi trường như hút thuốc, stress cũng có thể làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, làm tăng sự nhạy cảm với bệnh. Viêm nha chu mãn có thể ở dạng khu trú khi tổn thương hiện diện ở ít hơn 30% vị trí, hoặc ở dạng toàn thể khi có trên 30% vị trí có tăng độ sâu túi và mất bám dính. Bệnh được phân ra các mức độ: nhẹ, trung bình, nặng dựa theo mức độ phá hủy mô.
Viêm nha chu tấn công
Dạng này trước đây được sắp xếp vào loại viêm nha chu thanh thiếu niên. Các đặc điểm thường gặp là: tiêu xương và mất bám dính diễn ra nhanh mà không có sự hiện diện của nhiều mảng bám và vôi răng. Viêm nha chu tấn công thường xảy ra ở người trẻ từ 10-30 tuổi, thường là ở tuổi dậy thì, có liên quan với tạng di truyền. Các vi khuẩn thường gặp gồm có Aggregatibacteria actinomycetemcom- itans (trước đây là Actinobacillus actinomycetem-comitans). Những người mắc bệnh này có các tế bào viêm hoạt động quá mức, sản xuất ra một lượng lớn các cytokine và các enzyme gây phá hủy mô nha chu nhanh chóng và tấn công. Bệnh có thể ở dạng khu trú hoặc toàn thể. Dạng khu trú thường gặp ở răng cối lớn thứ nhất và các răng cửa. Dạng toàn thể thường liên quan với 3 răng khác ngoài răng cối lớn thứ nhất và các răng cửa.
Viêm nha chu là biểu hiện của bệnh toàn thân
Các bệnh toàn thân như bệnh đái tháo đường có liên quan với dạng viêm nha chu này. Các hội chứng về máu, di truyền cũng có liên quan với sự hình thành bệnh viêm nha chu như bệnh suy giảm bạch cầu trung tính, bệnh bạch cầu, hội chứng Down, hội chứng Ehlers-Danlos, hội chứng Papillon- Lefevre, hội chứng Cohen, bệnh giảm men chuyển hoá phosphatase. Các cơ chế mà những bệnh nhân này ảnh hưởng đến sức khoẻ mô nha chu vẫn chưa được biết rõ và các nhà nghiên cứu cơ sở và lâm sàng vẫn đang tiếp tục khảo sát. Người ta cho rằng những bệnh này có thể làm thay đổi các cơ chế bảo vệ của cơ thể, cường điệu đáp ứng viêm và gây ra sự phá huỷ mô nha chu.
Viêm nha chu hoại tử
Các sang thương này thường được thấy ở những bệnh nhân có  bệnh toàn thân như nhiễm HIV, suy dinh dưỡng và bị ức chế miễn dịch. Bệnh được chia thành hai dạng là viêm nướu hoại tử lở loét (NUG) và viêm nha chu hoại tử lở loét (NUP). Cả 2 bệnh đều có bệnh căn và dấu chứng lâm sàng giống nhau, trừ sự mất bám dính và tiêu xương ổ trong NUP.
Áp xe nha chu
Áp xe nha chu là bệnh nhiễm khuẩn tạo mủ khu trú ở mô nha chu. Áp xe thường gặp ở những bệnh nhân có mảnh vụn  thức ăn lọt vào túi, hoặc có vôi răng ở sâu, nôi sự thoát dịch từ trong túi bị cản trở. Các áp xe cũng có thể do bác sĩ gây ra sau khi cạo vôi và sử lý mặt gốc răng chưu đúng cách, gây hẹp vòng biểu mô quanh thân răng trong khi vôi răng dưới nướu vẫn còn và gây ra viêm. Áp xe nha chu có thể xảy ra ở mô nha chu lành mạnh, do sự hiện diện của các vật lạ trong khe nướu, ví dụ như lông bàn chải đánh răng, hay vỏ lụa bắp rang bị kẹt vào kẽ răng, hoặc giữa răng và mô.
Áp xe quanh thân răng là nhiễm khuẩn nướu xung quanh thân răng bị kẹt khi mọc gây viêm quanh thân răng. Có thể mảnh mô bao phủ một phần bề mặt thân răng trở thành một ổ  cho thức ăn tích tụ và bị kẹt ở bên dưới mảnh mô này. Bệnh nhân thường khó giữ vệ sinh vùng này, do đó viêm nhiễm sẽ xảy ra. Ngoài ra, chấn thương do tiếp xúc thường xuyên mảnh mô này với răng ở cung hàm đối kháng cũng có thể là nguyên nhân gây ra áp xe. Vị trí thường gặp là các răng khôn hàm dưới.

Các triệu chứng gặp trong áp xe nha chu gồm có sưng, đỏ và chảy mủ. Có thể điều trị bằng cách rạch tháo mủ, dùng kháng sinh và loại bỏ nguyên nhân.