Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Chứng hôi miệng nhận diện ung thư

 - Tình trạng hôi miệng có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thậm chí là ung thư nên chúng ta không được lơ là.

Hôi miệng không phải do bệnh
Hôi miệng buổi sáng: nước bọt là một loại dịch rất tốt của miệng, có tính sát trùng. Lúc ngủ, nước bọt gần như ngừng chảy, các vi khuẩn trong miệng sinh sôi nảy nở, tạo ra mùi hôi. Ngoài ra, sâu răng, nhiễm trùng niêm mạc miệng… khiến miệng thêm hôi.
Răng giả, cầu răng hoặc dụng cụ nha khoa khác trong miệng là nơi các vụn thức ăn trôi dạt vào ẩn náu. Những vụn thức ăn ấy sẽ phân hủy, làm mồi cho các vi khuẩn có sẵn trong miệng tạo ra mùi hôi.
Tuổi tác: khi tuổi càng cao, các tuyến nước bọt trong miệng càng kém, nước bọt ít về lượng, kém về chất nên hơi thở càng dễ có mùi, dù giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách.
Nhịn đói: người bỏ bữa vì lười ăn hoặc ăn kiêng có nhiều nguy cơ bị hôi miệng vì khi ăn, động tác nhai làm nước bọt tiết ra nhiều, rửa, tiêu diệt bớt vi khuẩn trong miệng, khiến miệng giảm hôi.
Thức ăn: một số chất từ thức ăn như hành, tỏi, rượu, thịt bò ướp được hấp thụ vào máu, rồi thải ra ngoài cơ thể qua phổi cũng làm cho hơi thở có mùi hôi. Ăn thịt nhiều dễ hôi miệng vì các chất chuyển hóa từ thịt, mỡ có thể thải qua phổi.
Thuốc: các thuốc kháng histamin dùng chữa ngứa, chữa dị ứng mũi; các thuốc chữa bệnh tâm thần, thuốc lợi tiểu, nhiều thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau… có thể làm khô miệng gây hôi miệng.
Hôi miệng do bệnh
Theo bác sĩ Sameer Patel, người đứng đầu trung tâm nha khoa Elleven Dental (London) cho biết, ngoài biểu hiện hôi miệng, mọi người cần cảnh giác cao độ với màu ngả vàng trên răng, tình trạng nướu kéo dài.
Dù là những biểu hiện nhỏ song chúng có thể báo hiệu bạn đang đối diện với vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Hôi miệng có thể bắt nguồn từ các hóa chất bay hơi loại sulfur như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide.
Các sulfide này hình thành do sự phân hủy protein của các vi sinh vật ở miệng trong trường hợp thức ăn còn sót lại, bị vi khuẩn phân hóa; tình trạng nhiễm trùng nướu răng; do bựa vôi đóng vào chân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi hoặc bắt nguồn từ các mảnh vụn thực phẩm dễ dính lại…
Ngoài các nguyên nhân trên, ước tính khoảng 10% trường hợp mùi hôi không đến từ miệng. Đặc biệt, nếu đã vệ sinh sạch sẽ song tình trạng không được cải thiện thì bạn cần đề cao cảnh giác.
Chẳng hạn, người mắc ung thư phổi dễ khiến hơi thở có mùi thịt thối. Bệnh nhân tiểu đường hơi thở có mùi giống aceton. Mang trong mình chứng suy thận khiến miệng có mùi tanh; xơ gan và ung thư máu khiến miệng có mùi trứng thối khó chịu.
Chính vì vậy, việc thường xuyên thăm khám, phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, đảm bảo sức khỏe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét