Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Bào Ngư khô

Bào ngư thuộc loại hải sản cao cấp sau yến sào, vi cá mập, với rất nhiều chất đạm, vitamin B1, B2, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Theo đông y, bào ngư bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt,  giúp sáng mắt, có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Bạn có thể thực hiện món bào ngư xào nấm đông cô theo cách hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu:

- 150g cải thìa
- 10 nấm đông cô
- 1 củ hành tím
- 1 củ gừng vắt lấy nước cốt
- 2 con bào ngư tươi khoảng 150g ( hoặc 1 hộp bào ngư 2 con)
- Gia vị: dầu ăn, dầu mè, nước tương, đường, muối

Thực hiện:

Cải thìa rửa sạch, xẻ làm hai, trụng qua nước sôi, vớt ra cho vào chậu nước lạnh để rau được xanh.

Nấm đông cô ngâm nước cho mềm,  cắt bỏ phần cuống .

Bào ngư tách vỏ, lấy thịt rửa với nước rượu pha gừng, để nguyên con hoặc cắt mỏng tùy thích.

Phi thơm hành tím, cho bào ngư vào xào,  nêm dầu ăn, nước tương, đường, muối cho vừa miệng. Trút nấm đông cô vào xào tiếp, khi nấm mềm thì cho cải thìa vào đảo nhanh tay. Sau cùng cho dầu mè, nước cốt gừng, bày ra đĩa tròn, dọn dùng nóng.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Sao biển


Sao biển

                 Theo kinh nghiệm của dân gian, ngâm con sao biển với rượu sau 1 tháng rưỡi đến 2 tháng (ngâm càng lâu chất lượng càng tốt) là bài thuốc quý giúp bổ thận, tráng dương. Ngoài ra, thịt sao biển nấu chín hoặc lấy bột sao biển pha trộn trong cháo còn nóng để ăn giúp bồi dưỡng sức khỏe cho người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy; phụ nữ sau sinh; trẻ em chậm phát triển, có dấu hiệu còi xương; trẻ hay khóc khó ngủ về đêm, ra mồ hôi nhiều... Liều dùng mỗi ngày từ 6g-10g sao biển, ngày dùng 3 lần.
                   Từ con sao biển còn có thể chiết xuất ra chất kích thích có tính miễn dịch rất tốt phòng chống một số bệnh như: ung thư, các bệnh viêm nhiễm khác. Sao biển có tác dụng như những thuốc kháng sinh mạnh.
                                                                                                            Nguồn Báo Người Lao Động

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Điểm danh những rau hoa quả tốt cho thị lực


Dân Việt - Có những loại rau hoa quả có khả năng cải thiện thị lực, bởi chưa nhiều vitamin A và C cần thiết cho mắt. Sau đây là một số loại rau hoa quả như thế.

Quả kiwi
Cà rốt
Rau bina
Cà chua
Hẹ
Ớt ngọt

Thuốc quý từ củ kiệu


Theo đông y, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm; vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng lý khí, chống tức ngực, thông dương khí, tán uất kết, kiện vị, tiêu thực.

Ảnh minh họa
Kiệu là loại cây thảo, thân hành mầu trắng, có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài. Theo đông y, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm; vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng lý khí, chống tức ngực, thông dương khí, tán uất kết, kiện vị, tiêu thực. Một số bài thuốc hay từ củ kiệu:
- Chủ trị tức ngực, khó chịu ở vùng dạ dày, nôn mửa, kiết lỵ, ung nhọt lở loét: Dùng: 5-10g kiệu khô (tươi 30-60g), sắc hoặc tán bột, làm viên uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc vắt lấy nước bôi.
- Chữa tỵ uyên (viêm mũi mạn tính): Dùng củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, mộc qua 9g; nấu nước uống trong ngày.
- Chữa đau thắt tim: Dùng củ kiệu 9g, qua lâu 18g, đan sâm 9g, khương hoàng 9g, ngũ linh chi 9g, quế chi 6g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, viễn chí 9g, trầm hương bột 3g (hòa vào sau). Sắc nước uống trong ngày.
- Chữa kiết lỵ, ỉa chảy, mót rặn: Dùng củ kiệu 9g, sài hồ 9g, bạch thược 12g, chỉ thực 6g, cam thảo 4g. Sắc nước uống.
- Chữa xích lỵ - đi lỵ phân lẫn máu: Dùng củ kiệu 12g, hoàng bá 6g, sắc nước uống. Hoặc dùng kiệu 1 nắm, thái nhỏ, nấu cháo ăn.
- Chữa ỉa chảy, nôn khan không ngừng: Dùng kiệu 1 nắm, nước 500ml, sắc cạn còn một nửa, chia thành nhiều lần uống.
- Chữa hôn mê do trúng khí độc: Dùng kiệu giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào mũi.
- Chữa lở ngứa: Dùng lá kiệu nấu nước rửa, hoặc giã nát đắp lên chỗ da bị bệnh.
- Chữa bỏng: Dùng kiệu giã nhỏ, hòa với mật ong, vắt lấy nước bôi vào chỗ bị bỏng, giúp da chóng lành.
- Chữa hóc xương cá: Dùng kiệu 1 nhúm, nhai nát, cuốn một đầu sợi dây nhỏ vào trong, nuốt đến chỗ xương bị hóc, cầm đầu dây kéo ra từ từ.