Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Cây kim cương (Lan Gấm)

Cây lan gấm (Anoectochilus sp) còn gọi là cây kim cương, kim tuyến, mộc sơn thạch tùng, thuộc họ Orchidaceae, gồm bốn chi: Ludisia, Anoectochilus, Goodyera, Macodes và trên 50 loài (Ormerod Paul, 2005). Trong đó chi Anoectochilus có số loài phong phú nhất (30-40 loài) và loài có giá trị dược liệu và thương mại cao trên thế giới hiện nay là Anoectochilus formosanus Hayata. Loài này được phát hiện ở Srilanka, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Australia và quần đảo Nam Thái Bình Dương, (Liu; Su, 1978 và Teuscher, 1978). Trước đây cây lan gấm trồng làm cây cảnh trong nhà, một số dân tộc thiểu số sử dụng lá lan gấm chữa các vết thương do rắn độc cắn. Nhưng hơn một thập niên trở lại đây, Đài Loan xem lan gấm là cây “Thuốc Vua” bởi tác dụng dược lý đa dạng của nó (Lin và Wu, 2007).
Công dụng của cây lan gấm
Theo y học cổ truyền Đài Loan, A. formosanus Hayata tươi hoặc khô nấu nước uống trị các chứng bệnh đau ngực, đau bụng, tiểu đường, viêm thận, sốt, huyết áp cao, liệt dương, rối loạn gan, lá lách và chứng đau nhói ngực (Lin và Wu 2007). Người Trung Quốc cho rằng uống trà làm từ A. formosanus Hayata chữa các chứng bệnh gan và phổi. Đại học Công nghệ Y dược và Cao đẳng Y học Quốc gia Dương Minh Đài Loan đã sử dụng A. formosanus Hayata làm thuốc kháng viêm, hạ sốt, giảm suy nhược cơ thể và kháng virus cúm A. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện A. formosanus Hayata chứa hợp chất chuyển hoá arachidonic acid liên quan đến chức năng tim mạch. Dịch chiết A. formosanus Hayata có khả năng kháng virus, kháng sưng viêm và bảo vệ gan. Chiết xuất của cây A. formosanus khô có chứa 4-hydroxycinnamic acid, β-sitosterol, β-D-glucopyranosyloxy và butanoid glucosides acid (Takatsuki, S.,1992). Gần đây, một hợp chất 3(R)-3- β-D-glucopyranosyloxy butanolide tên là thương mại kinsenoside được chiết xuất từ A. formosanusA. koshunensis chống tăng huyết áp hiệu quả (Takeshita,1995; Mark, 1990; Lin, 1993; Chan, 1994; Du, 1998, 2001). Hiện nay giá bán A. formosanus Hayata (cả thân, rễ, lá và hoa) trên thị trường thế giới là 300 USD /kg tươi và 3200 USD /kg khô. Nếu cây thu trong tự nhiên, giá bán cao hơn gấp 3 lần. .
Nhân giống và sản xuất cây sản phẩm
Cây giống lan gấm có thể tạo từ nhân in vitro các nốt thân, hạt giống và các bộ phận sinh dưỡng của cây. Tuy nhiên sự sinh trưởng các của cây lan gấm in vitro chậm, kéo dài thời gian nhân giống. Hiện nay nhiều nước chủ yếu sản xuất cây lan gấm từ nuôi cấy hạt in vitro.
Hạt giống lan gấm gieo trên môi trường MS giảm ½ khoáng đa lượng, bổ sung nước dừa, than hoạt tính và dịch chiết trái cây, hạt giống sẽ nảy mầm sau 4 tháng nuôi cấy.
Cấy chuyển sang môi trường tạo chồi MS giảm ½ khoáng đa lượng, bổ sung BA, NAA và sucrose, sau 4 tháng cấy chuyển qua môi trường tạo cây hoàn chỉnh.
Khi cây được 10 tháng tuổi, chuyển cây lan gấm in vitro ra trồng trong khay ngoài vườn ươm có hệ thống làm mát (cooling pad hoặc phun sương).
Để nâng cao tỉ lệ nảy mầm của hat lan gấm, hiện nay người ta dùng nấm Rhizoctonia cộng sinh với hạt, đã làm tăng tỉ lệ nảy mầm lên 80% trong môi trường OMA, gồm bột yến mạch, dịch chiết nấm men và agar (Ling-Chin Chou and Doris Chi-Ning Chang, 2003).
Một số sản phẩm chế biến từ lan gấm
Cây lan gấm sau thu hoạch có thể xuất khẩu ở dạng thô, sản phẩm gồm thân, rễ và lá phơi khô xuất khẩu cho các nước chế biến trà dược, thực phẩm chức năng, thạch lan và đặc biệt là chiết xuất chất 3(R)-3- β-D-glucopyranosyloxy butanolide để từ A. formosanusA. koshunensis để sản xuất biệt dược kinsenoside chữa trị tăng huyết
Đọc thêm

Cây lan gấm có hoa đẹp, từ lâu được dùng trang trí trong nhà. Trong dân gian, một số người dân tộc dùng cây lan này chữa trị vết thương do rắn độc cắn. Tài liệu nghiên cứu của Đài Loan cho biết, đây là loài cây quý giá có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông. Có tính kháng khuẩn, chữa bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính. Ngoài ra còn dùng chữa thần kinh suy nhược, ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, di tinh, đau lưng, phong thấp, tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt. Dùng cây (khô, tươi) nấu nước uống chữa đau ngực, đau bụng, tiểu đường, viêm thận, sốt cao, tăng huyết áp, liệt dương, rối loạn chức năng gan, lá lách và bệnh ung thư… Dùng cả cây tươi hoặc khô, sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20 g tươi hoặc 5 g lá khô. Với chức năng như vậy, nên ở Đài Loan, lan gấm được xem là cây thuốc vua. Tại Trung Quốc, lan gấm làm trà uống chữa bệnh gan, phổi. Nghiên cứu của Đại học Y Tapei (Đài Loan) chứng minh dịch chiết từ lan gấm có khả năng làm ngưng sự phát triển của tế bào ung thư.
Nhờ quý hiếm và có tính dược liệu quý nên giá cây lan gấm tươi được bán trên thị trường thế giới từ 200 – 300 USD/kg (thân, rễ, lá, hoa). Cây khô có giá từ 3.200 USD/kg, nếu thu hái trong tự nhiên giá cao gấp 3 lần. Trung Quốc, Đài Loan, Nhật đã trồng và xuất khẩu lan gấm mang lại nguồn thu lớn. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu cây lan gấm rất lớn nếu được đầu tư đúng mức. Việt Nam đã tìm thấy 15 loài lan gấm phân bố rải rác tại Kon Tum, Cúc Phương, Kẽ Bàng, Lai Châu, Tam Đảo, Sapa… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá nào về mặt dược liệu. Vài năm gần đây, nhiều người dân một số tỉnh Tây Nguyên đã và đang tìm kiếm, tận thu cây lan gấm bán cho thương lái đưa qua Trung Quốc, nhiều học sinh thôn bản nghỉ học săn tìm vì mức giá hấp dẫn, giá thu mua ban đầu 600.000 đồng/kg tăng lên vài triệu đồng/kg. Bị săn tìm quá mức, loại lan này gần như cạn kiệt ngoài tự nhiên.
Nhận thức được tiềm năng, giá trị kinh tế của loài lan này, Công ty CP công nghệ cao Bắc Nam đang xúc tiến đầu tư trồng lan gấm theo hướng dược liệu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, hiện đã hoàn thành quy trình nhân giống và chuẩn bị triển khai sản xuất quy mô công nghiệp. Các địa bàn tiềm năng triển khai là Kon Tum, Lâm Đồng…
Tại Việt Nam, hoa lan dùng trang trí là chính vì chưa có nghiên cứu dùng làm dược liệu trong khi nhiều nơi đã dùng làm thuốc trị bệnh từ lâu đời. Tại Trung Quốc, nhiều loại lan trồng quy mô công nghiệp làm dược liệu. Lan Dendrobium nobile được cho là có tác dụng chữa thận hư, phổi, nóng sốt, viêm loét dạ dày, tiểu đường. Có thể dùng hỗn hợp bột Dendrobium làm giảm glucose trong máu, thúc đẩy quá trình tiết insulin. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy loài lan Dendrobium có khả năng hạ sốt, giảm đau, tăng khả năng chữa ung thư dạ dày và ung thư phổi. Tại Hàn Quốc, lan Dendrobium Ws (Shi-hu) được dùng trị liệt dương, sốt, tiêu hóa. Y học cổ đại Ấn Độ đã sử dụng lan Cypridium parviflora như thuốc chữa thần kinh, tăng cường khả năng tình dục.

Cây dứa dại

Tên khác: Dứa gai, Dứa gỗ. Tên khoa học: Pandanus tectorius Sol., họ Dứa dại (Pandanaceae).

Mô tả: Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất. Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau. Hoa rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè. Bộ phận dùng: Ngọn non, rễ, quả.
Phân bố: Dứa dại thường phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn; rừng ngập mặn, cũng phân bố trong đất liền, ở vĩ độ thấp, dọc theo các sông, khắp nước ta, từ Hoà Bình, Quảng Ninh, Nam Hà tới Quảng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang.
Thu hái: Rễ thu hái quanh năm; thu các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, đem về thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần. Thu hái quả vào mùa đông dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hoá học: Hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất, người ta thu được nước thơm và hương liệu. Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, bromostyren, guaiaco,l phenylethyl alcohol và aldehyd.
Công năng: Lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi).
Công dụng: Chữa chứng đái rắt, chữa lòi dom, lợi tiểu, chữa mất ngủ.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-16g dưới dạng thuốc sắc.
Bài thuốc:
* Chữa đau đầu mất ngủ: Rễ dứa dại 20 – 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
* Chữa tiểu buốt, đái ít: Rễ dứa 20 – 30g, rễ dứa gai (trái thơm) 20 – 30g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.
* Chữa sỏi thận, tiết niệu: Rễ dứa dai hoặc dứa quả dại 12 – 20g, hạt quả chuối hột 10 – 12g, rễ cỏ tranh 10 – 12g, bông mã đề 8 – 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 – 20g, rễ cây lau 10 – 12g, củ cỏ ống 10 – 12g, sắc lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 – 150ml.
* Trị viêm thận phù thũng: Rễ dứa dại 30 – 60g, thịt lợn nạc 150 – 200g, nấu thành canh ăn ngày một lần, một tuần cần ăn 3 – 4 lần. Kết hợp hằng ngày dùng rau dừa nước khô (du long thái) 30 – 60g, rau má 12 – 16g, bông mã đề 10 – 12g, bồ công anh 12 – 16g, sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150ml.
* Trị viêm gan, xơ gan cổ trướng: Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20 – 30g, lá quao nước 20 – 30g, lá cây ô rô 12 – 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150ml vào trước bữa ăn.
* Chữa chứng viêm tinh hoàn: Lấy hạt quả dứa dại 30 – 60g, lá tử tô 30g, lá quất hồng bì 30g, nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày.
* Ăn uống kém sau sinh: Rễ dứa dại 15 – 20g, vỏ cây chòi mòi 7 miếng cỡ 4cm x 6cm, sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100ml.\

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Tác dụng chữa viêm xoang cực hiệu quả từ cây giao

Cây giao có nơi lại gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng cua, cây càng tôm, cây xương khô, cây san hô xanh, thập nhị, cây quỳnh cành giao... tên khoa học là Euphorbia Tiricabira L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.
Toàn cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc.

Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.
Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.
Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.
Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh.
Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông một cách thoải mái là được.

Tiểu đường

Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
Anh khoảng 1,6 triệu người bị ĐTĐ[2]. Tại Hoa Kỳ, số người bị ĐTĐ tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người tuổi trên 65 bị ĐTĐ gấp hai lần người tuổi 45–54[3].
Tại Việt Nam, trong 4 thành phố lớn Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ bệnh tiểu đường là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên tới 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn, hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm nhưng chưa hoàn thiện. Vì vậy, mỗi năm có trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Tỷ lệ mang bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, vùng đồng bằng, ven biển. Hiện trên thế giới ước lượng có hơn 190 triệu người mắc bệnh tiểu đường và số này tiếp tục tăng lên. Ước tính đến năm 2010, trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển (như Việt Nam) sẽ là 170%[4].
Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.

Loại 1 (Typ 1)

Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.

Loại 2 (Typ 2)

Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
TYPE 1: Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.
Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).
Chẩn đoán ĐTĐ bằng định lượng đường máu huyết tương:
ĐTĐ: đường máu lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
Người có mức đường máu lúc đói từ 5,6-6,9 mmol/l được gọi là những người có "rối loạn dung nạp đường khi đói". Những người này tuy chưa được xếp vào nhóm bệnh nhân ĐTĐ, nhưng cũng không được coi là "bình thường" vì theo thời gian, rất nhiều người người "rối loạn dung nạp đường khi đói" sẽ tiến triển thành ĐTĐ thực sự nếu không có lối sống tốt. Mặt khác, người ta cũng ghi nhận rằng những người có "rối loạn dung nạp đường khi đói" bị gia tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, đột quị hơn những người có mức đường máu < 5,5 mmol/l.
Đôi khi các bác sỹ muốn chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ hơn nữa bằng cách cho uống đường glucose làm bộc lộ những trường hợp ĐTĐ nhẹ mà thử máu theo cách thông thường không đủ tin cậy để chẩn đoán. Cách đó gọi là "test dung nạp glucose bằng đường uống".
Test này được thực hiện như sau:
Điều kiện: ăn 3 ngày liền đủ lượng carbonhydrat (> 200g/ngày), không dùng thuốc làm tăng đường máu, đường máu lúc đói bình thường, không bị stress.
Thực hiện: nhịn đói 12 giờ, uống 75 gam đường glucose trong 250ml nước (không nóng - không lạnh). Định lượng đường máu sau 2 giờ.
Đọc kết quả: ‘Test dung nạp glucose đường uống’:
Nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥11,1 mmol/l: chẩn đoán ĐTĐ; nếu đường máu 2 giờ sau uống đường glucose ≥7,8 mmol/l nhưng < 11,1 mmol/l: những người này được xếp loại giảm dung nạp đường glucose. Người mắc giảm dung nạp đường glucose không những có nguy cơ cao tiến triển thành ĐTĐ sau này, mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tim-mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Định lượng đường niệu: chỉ có giá trị rất hãn hữu trong việc theo dõi đối với bản thân bệnh nhân ngoại trú. Không dùng để chẩn đoán bệnh.
Các xét nghiệm bổ sung: sau khi được chẩn đoán xác định và làm những xét nghiệm theo dõi thường kỳ (1-2lần/năm) để thăm dò các biến chứng mạn tính và để theo dõi điều trị:
Khám lâm sàng: lưu ý kiểm tra cân nặng, huyết áp, bắt mạch ngoại biên và so sánh nhiệt độ da, khám bàn chân, khám thần kinh bao gồm thăm dò cảm giác sâu bằng âm thoa. Khám mắt: phát hiện và đánh giá tiến triển bệnh lý võng mạc.
Xét nghiệm: đặc biệt lưu ý creatinin, mỡ máu, microalbumin niệu (bình thường < 30 mg/ngày) hoặc định lượng protein niệu. Đo điện tim nhằm phát hiện sớm các biểu hiện thiếu máu cơ tim. Soi đáy mắt..
Định lượng HbA1 hoặc HbA1c: đánh giá hồi cứu tình trạng đường máu 2-3 tháng gần đây. Đường máu cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.
Trong một số tình huống (không phải là xét nghiệm thường qui):
Fructosamin: cho biết đường máu trung bình 2 tuần gần đây, có nhiều lợi ích trong trường hợp người mắc ĐTĐ đang mang thai. Nếu đường máu cân bằng tốt, kết quả < 285 mmol/l.
Peptid C (một phần của pro-insulin): cho phép đánh giá chức năng tế bào bêta tụy.

Luôn theo dõi tình trạng bệnh

Những người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sỹ, không nên tự điều trị.

Lối sống và thái độ ăn uống

Chế độ ăn tốt cho bất kỳ người ĐTĐ cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:
  • Đủ chất Đạm - Béo - Bột - Đường - Vitamin - Muối khoáng - Nước với khối lượng hợp lý.
  • Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
  • Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
  • Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận...
  • Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.
  • Đơn giản và không quá đắt tiền.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Thuốc điều trị

Insulin (dùng cho dạng typ1)

Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:
  • Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm
  • Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin
  • Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm
Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả
  • Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau)

Thuốc dùng cho dạng typ2

Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:
  • Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm - Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
  • Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm - Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid
Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm Tainsulin với chiết suất từ cây Dây Thìa Canh - Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ của Tiến sỹ Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn Thực vật trường ĐH Dược Hà Nội để phòng và hỗ trợ trong việc điều trị Đái Tháo Đường Các nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon và kích thích tế bào Beta ở tuy tiết ra Insulin
  • Phản ứng phụ khi dùng: hạ Glucose máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, tan máu, mất bạch cầu hạt.