Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Thổ phục linh - Smilax glabra Roxb

Thổ phục linh là cây mọc hoàng, thấy nhiều ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanma. Ở Việt Nam, thường gặp ở các vùng đồi núi, rừng thưa, thung lũng, từ các tỉnh vùng miền núi Tây Bắc, dọc Trường Sơn, cho đến các tỉnh miền Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Bình Thuận). Cây phát triển tốt ở vùng đất đỏ Tây Nguyên. Người ta thu hái thân rễ tươi quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa hè, thu. Đào thân rễ về, cắt bỏ rễ con và gai, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Có thể ủ mềm, thái lát mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để làm vị thuốc Thổ phục linh - Tufuling (Rhizoma Smilacis Glabrae).

Thổ phục linh có tên khoa học Smilax glabra Roxb., thuộc họ Kim Cang (Smilacaceae). Còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Khúc khắc, Kim cang, Dây chắt, dây khum, cậm cù, khau đâu (Tày), Mọt hoi đòi (Dao), tơ pớt (Kho),...
Cây sống lâu năm, dây leo dài 4 - 5m (Có khi  dài tới 10m), có nhiều cành mảnh không gai. Rễ củ vặn vẹo. Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, đầu nhọn, dài 5 - 12cm, rộng 1 - 5cm, mang 2 tua cuốn do lá kèm biến đổi, thường tiêu giảm thành mũi nhọn ngắn, có khi kéo dài; cuống lá dài 1cm, gân lá chính có 3 cái hình cung và nhiều gân con. Cụm hoa ở nách lá. Tán đơn độc có 20 - 30 hoa. Hoa nhỏ, màu lục nhạt, cuống hoa dài hơn cuống tán. Hoa đực và hoa cái riêng rẽ. Quả mọng, hình cầu, gân như 3 cạnh, có 3 hạt; quả chín có màu tím đen.
Cây ra hoa tháng 5 - 7, có quả tháng 8 - 12.
Theo sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh, thổ phục linh (củ Khúc Khắc) có vị ngọt nhạt, tính không độc, tác dụng làm cứng gân, mạnh dạ dày, trị giang mai, và phong thấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét