Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Những triệu chứng của bệnh về tuyến giáp


Tuyến giáp tuy là tuyến nhỏ nhưng có thể tác động lớn đến sức khỏe tổng thể. Tuyến này liên tục sản xuất hóc môn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Điều quan trọng là nhận ra các triệu chứng của bệnh và chữa trị ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, theo buffalonews.
Khi tuyến giáp chậm sản xuất hóc môn, hoặc sản xuất quá mức, những triệu chứng của tình trạng này sẽ khó nhận biết. Người bệnh và ngay cả bác sĩ cũng nhầm tưởng là những dấu hiệu của một căn bệnh lão hóa bình thường.
Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp rất rộng, ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, tim và nhiều hơn nữa. Nó có thể khó để chẩn đoán chính xác ngay lập tức.
Nguy cơ bệnh tuyến giáp tăng lên cùng với tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh tuyến giáp rất khó để phát hiện ở những người trên 60 tuổi vì nó thường bị lầm tưởng là một căn bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim, trầm cảm hoặc mất trí nhớ.
Những triệu chứng của bệnh tuyến giáp
Bệnh về tuyến giáp khó nhận biết được - Ảnh: Shutterstock
Ước tính tại Mỹ, số người mắcbệnh tuyến giáp mà không biết họ đang bệnh có thể từ 10 triệu đến 30 triệu. Cuộc khảo sát cho thấy gần 6% dân số Mỹ có bệnh tuyến giáp. Trong nhóm này, khoảng 80% bị suy giáp, và gần 20% bị cường giáp.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở phần trước của cổ, nó tiết ra một chất nội tiết gọi là thyroxine. Chất này góp phần vào việc chuyển hóa của cơ thể - hoạt động chuyển chất này thành chất khác nhằm vào mục đích dự trữ hay cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, tuyến giáp còn tiết ra một chất nội tiết khác gọi là calcitonin, góp phần điều hòa mức canxi và phosphate trong cơ thể.
Các triệu chứng và quá trình củasuy giáp khá phổ biến. Một người có tuyến giáp hoạt động kém sẽ phát bệnh nhanh trong một vài tháng, trong khi người khác có triệu chứng từ từ trong nhiều năm. Tuy nhiên, một người bị bệnh nặng có thể không có những triệu chứng nghiêm trọng. Điều này đặc biệt đúng trong số những người lớn tuổi.
Những triệu chứng cổ điển của suy giáp là liên tục mệt mỏi, không chịu được lạnh, mất cảm giác ăn ngon miệng, tăng cân, mạch chậm, tuyến giáp mở rộng, trầm cảm, da khô, móng tay giòn, rụng tóc, táo bón, đau khớp, rối loạn kinh nguyệt, cholesterol cao, hội chứng ống cổ tay.

Các triệu chứng phổ biến hơn ở người lớn tuổi là cholesterol cao,táo bón hoặc tiêu chảy, đau khớp hoặc đau cơ bắp, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần, mất thăng bằng khi đi bộ.
Các triệu chứng cường giáp có khuynh hướng từ từ và cũng có thể khác nhau ở mỗi người. Nó không phải luôn luôn rõ ràng rằng các triệu chứng như khát nước quá mức là một dấu hiệu của căn bệnh.
Những triệu chứng cổ điển củabệnh cường giáp là tuyến giáp mở rộng, không chịu được nóng, kiệt sức, thay đổi tình cảm (mất ngủ, lo lắng đôi khi pha lẫn với trầm cảm), bị kích thích, tiết quá nhiều mồ hôi, khát nước dữ dội, đói dữ dội, sụt cân, nhịp tim bất thường, tay run, yếu cơ, tiêu chảy, mắt có vấn đề, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, ngứa. Các triệu chứng phổ biến hơn ở người lớn tuổi là trầm cảm, bất tỉnh, và nhịp tim bất thường.


Phát hiện sớm dấu hiệu suy thận


Rất nhiều bệnh về thận như viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp, viêm cầu thận mạn... nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực đều có thể tiến triển đến suy thận. Vì vậy, những người mắc bệnh về thận cần biết rõ những dấu hiệu suy giảm chức năng thận để kịp thời khám và điều trị nhằm cải thiện thời gian và chất lượng cuộc sống.

Suy thận có hai loại, đó là suy thận cấp và mạn tính. Suy thận cấp là sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh chóng trong vài ngày. Suy thận mạn tính diễn ra thời gian dài hơn, gây ra bởi các bệnh mạn tính như tăng huyết áp kéo dài, dị tật bẩm sinh ở thận. Đa số các triệu chứng suy thận là không rõ rệt, thường gặp là mất cảm giác ngon miệng, choáng váng và nôn.

Ngoài ra, bệnh nhân bị suy thận còn có các dấu hiệu khác như mệt mỏi, khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ (do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm), có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi, sợ ăn thịt, ngứa (do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể); phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở, hụt hơi, tăng huyết áp (do tích tụ nước trong cơ thể); đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc bong bóng, đi tiểu ra máu (do thận bị tổn thương)...

Để phát hiện và điều trị suy thận sớm, bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ khi các triệu chứng nói trên xuất hiện. Như thế, việc điều trị mới có hiệu quả cao và tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra.