Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

5 loại thực phẩm phòng chống viêm xoang hữu hiệu


Các loại gia vị, cây cỏ trong tự nhiên không chỉ tạo những món ăn ngon tốt cho sức khỏe mà nó cũng chính là vị thuốc quý được sử dụng để điều trị bệnh.

Trong cuộc sống hiện đại, các bệnh liên quan đến hệ hô hấp đang diễn ra phổ biến và không ai trong chúng ta không mắc phải một hai lần trong đời. Đặc biệt, nếu không phòng tránh kịp thời sẽ gây ra bệnh mãn tính. Dưới đây là một số món ăn tốt cho hệ hô hấp mà bạn có thể dễ dàng chế biến trong bữa ăn hàng ngày.

Tỏi


Từ hàng nghìn năm nay, người ta đã sử dụng tỏi để phòng chống các bệnh hô hấp và nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh do virus gây nên. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy allicin trong tỏi là một chất chống oxy hóa cực mạnh phân rã trong cơ thể, nó tạo ra một loại axit phá huỷ các gốc tự do có khả năng kháng khuẩn và chống virus hoạt động giúp giảm bệnh viêm mũi, cảm cúm và hen suyễn.

Cháo tỏi: Món ăn này có tác dụng thông mũi, phòng chống cảm cúm.

Bạn có thể nấu cháo bằng cách: Tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín. Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.

Thịt cừu


Người Mông Cổ quan niệm, thịt cừu có thớ thịt rất mịn, ăn vào ấm dạ dày mang lại cảm giác ấm toàn thân. Thịt cừu cung cấp chất sắt trong thịt ở dạng heme, dạng cơ thể dễ hấp thu nhất, giúp cải thiện việc đưa oxy tới các cơ, bổ sung năng lượng rất có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó lượng kẽm cao trong thịt có tác dụng tốt bổ trợ cho phổi, chống tình trạng cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản, bệnh nhiễm trùng.

Thịt cừu nướng: Món ăn này làm ấm cơ thể phòng chống các bệnh về viêm mũi và họng.

Bạn có thể sử dụng thịt cừu, ướp muối tinh và nước cốt tỏi rồi nướng nhưng không nên nướng quá vàng. Sau khi nướng xong thì thái lát mỏng.

Lá hẹ


Cây hẹ có tên gọi là cửu thái hay khởi dương thảo và tên khoa học là Allium tuberosum Rottl.ex Spreng. Cây hẹ là cây thân thảo, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, chữa được nhiều bệnh. Dịch chiết của lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn. Theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, tiêu viêm, phòng chống cảm cúm, viêm xoang và chữa ho.

Trứng vịt hấp lá hẹ: Món ăn này có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp như viêm xoang, viêm họng.

Trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 – 5 ngày.

Bạc hà


Bạc hà thơm cay nồng, tính mát có thể kháng virus, kháng nấm và kháng khuẩn. Ngoài ra, nó còn là một loại thảo dược giúp thông mũi và đờm hiệu quả, giúp chữa tình trạng tắc nghẽn, ho và cảm lạnh.


Thịt gà nướng lá bạc hà: Món ăn này rất hấp dẫn và làm ấm cơ thể giúp thông mũi, phòng chống viêm xoang.

Nguyên liệu: ½ chén rượu bourbon, 1 muỗng canh đường nâu, 4 muỗng canh lá bạc hà tươi, ¼ chén giấm thơm, 1 quả chanh, mài vỏ và vắt nước, 450g ức gà cắt thành các miếng cube. Cách làm: Cho rượu vào bát trộn nhỏ, sau đó thêm đường nâu và 2 muỗng canh lá bạc hà. Trộn đều. Sau đó, cho thêm giấm thơm, vỏ chanh và nước chanh vào. Cuối cùng thêm hạt tiêu và khuấy đều để hỗn hợp hoàn toàn kết hợp với nhau. Cho bát thịt gà tẩm ướp vào trong tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau đó, lấy thịt gà ra, xiên thịt gà lại. Nướng thịt gà trên nhiệt độ vừa khoảng 20 phút, xoay liên tục trong quá trình nướng để thịt gà không bị cháy. Khi thịt chín, cho thịt ra khỏi xiên. Đặt 1 chiếc lá bạc hà lên trên 1 miếng thịt rồi dung xiên nhỏ xiên lại và thưởng thức.

Kim ngân hoa


Kim ngân hoa có rất nhiều tác dụng, trong đó phải nói đến tác dụng quan trọng là kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh kim ngân hoa có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh thường xuất hiện ở bệnh viêm xoang, trực khuẩn thương hàn, vi rút cúm... có tác dụng chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt. Hoa thơm khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Hoa, lá, cành đều được dùng làm thuốc nhưng người ta thường tách hoa để làm thuốc riêng vì hoa có công hiệu hơn lá, cành.


Cháo hoa kim ngân hoa: Có tác dụng trị cảm cúm, phòng cảm nắng, đau đầu, đau họng. Nguyên liệu gồm: kim ngân hoa 30g, gạo tẻ 50g, nước 300ml. Cách làm: kim ngân hoa đun sôi, rồi cô lấy nước 150ml, dùng nước nấu cháo. Ngày ăn 2 lần sáng tối.

Các loại gia vị, cây cỏ trong tự nhiên không chỉ tạo những món ăn ngon tốt cho sức khỏe mà nó cũng chính là vị thuốc quý được sử dụng để điều trị bệnh. Ví như vị bạc hà có trong bài thuốc cổ nổi tiếng trị viêm xoang của danh y Nghiêm Dụng Hòa (đời Tống) “Thương nhĩ tử tán” đã phát huy công dụng của mình giúp thông mũi, trị các chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Giờ đây, để thuận lợi hơn cho người sử dụng và đạt được hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang, bài thuốc"Thương nhĩ tử tán" đã được gia giảm thêm kim ngân hoa, phòng phong, hoàng kỳ, bạch truật… và bào chế dưới dạng viên nang
.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

7 tín hiệu cảnh báo ung thư

Bất kỳ cơn đau nào kéo dài, hay không rõ nguyên nhân đều là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe cần quan tâm.
1299635035-Ho-dai-dang-3-7071-1391740450
Ảnh minh họa: WebCD.
Trên trang WebMD, Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đưa ra khuyến cáo về một số biểu hiện cảnh báo khả năng ung thư. Để cho dễ nhớ, các nhà khoa học sử dụng các chữ cái ở đầu mỗi dấu hiệu bằng tiếng Anh viết tắt thành từ C-A-U-T-I-O-N (cảnh báo), bao gồm:
- C (Change in bowel or bladder habits): Thay đổi thói quen đi tiêu, tiểu tiện. Có thể hiểu rộng rằng, bạn thay đổi về số lần đi tiêu tiểu như đi cầu bón, tiêu chảy, tiêu chảy kèm táo bón xen kẽ, tiểu nhiều lần…
A (A sore that does not heal): Đau nhức kéo dài không khỏi. Bất kỳ cơn đau nào mang tính mạn tính, tức kéo dài, hay không rõ nguyên nhân đều là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe cần quan tâm.
U (Unusual bleeding or discharge): Chảy máu bất thường, từ bất cứ đường nào như mũi, miệng (ho hay khạc ra máu), đường tiêu tiểu, âm đạo…
T (Thickening or lump in the breast, testicles, or elsewhere): Khối u ở bất cứ vị trí nào: vú, tinh hoàn, bụng, các nhóm hạch…
I (Indigestion or difficulty swallowing): Ăn khó tiêu hay khó nuốt.
O (Obvious change in the size, color, shape, or thickness of a wart, mole, or mouth sore): Thay đổi rõ ràng trong kích thước, màu sắc, hình dạng, hay độ dày của một mụn cóc, nốt ruồi, vết thương hay lở loét trong khoang miệng.
N (Nagging cough or hoarseness): Ho dai dẳng hay khan tiếng kéo dài.
Ngoài ra, các triệu chứng sau đây cũng có thể báo hiệu sự hiện diện của một số loại bệnh ung thư:
- Đau đầu dai dẳng.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Mất cảm giác ngon miệng.
- Đau mạn tính trong xương hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
- Mệt mỏi dai dẳng, buồn nôn, hoặc nôn mửa.
- Liên tục sốt nhẹ.
- Nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
Khi bạn có một trong những triệu chứng kể trên mà không có một nguyên nhân rõ ràng, kéo dài trên 2 tuần, thì rất có thể là dấu hiệu của một chứng ung thư nào đó. Việc tìm đến với bác sĩ để được chẩn đoán và tầm soát ung thư sẽ giúp bạn phát hiện sớm. Cần nhớ rằng, chẩn đoán sớm ung thư là chìa khóa quan trọng quyết định hiệu quả của điều trị.