Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm


Như chúng ta đã biết Cột sống có vai trò rất quan trong đối với cơ thể, mọi hoạt động trong sinh hoạt, lao động sản xuất, thể thao....đều liên quan đến sự vận động của cột sống, ngay cả khi ở trong trạng thái tĩnh cột sống vẫn phải chịu một áp lực của trọng lực cơ thể, từ đó có rất nhiều yếu tố tác động bất lợi đến cột gây các tình trạng bệnh lý nhất là bệnh lý cột sống thắt lưng mà nguyên nhân chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ, phần lớn trong lứa tuổi lao động. Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ bị hạn chế mọi hoạt động trong sinh hoạt và làm việc, làm giảm năng xuất lao động, giảm chất lượng cuộc sống và sức chiến đấu của bộ đội. Nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm không được điều trị kịp thời hoặc không điều trị đúng cách đã làm cho bệnh tiến triển xấu để lại di chứng nặng nề như biến chứng viêm não, viêm tủy, thậm chí là liệt. Trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
 
Vì sao bệnh thoát vị đĩa đệm thường chiếm tỉ lệ cao ở giới trẻ, bởi giới trẻ thường là những người làm việc nặng nhọc, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, ngồi không đúng tư thế quá khom người, vẹo cột sống. Nghỉ ngơi không đúng đều là nguyên nhân dẫn tới bệnh và làm bệnh nặng thêm.

Đối với trẻ em do ngồi học đúng tư thế, mang xách vác nặng. Điều đó làm cho nhiều trẻ bị tật gù vẹo cột sống, là một yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm và xấu về ngoại hình.

Hiện nay, các nhân viên văn phòng thường ngồi làm việc liên tục hàng giờ liền bên máy vi tính. Điều đó làm cho cơ vai, cổ phải co cứng thường xuyên để giữ đầu cố định, gây chứng đau vai, gáy. Ngoài ra cột sống cổ cũng phải gánh tải trọng của đầu trong thời gian dài, làm tăng áp lực lên đĩa đệm. Kết quả là đĩa đệm cột sống cổ dễ bị thoái hóa và thoát vị. Ngồi lâu kéo dài trong tư thế gò bó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống thắt lưng và cũng là yếu tố nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do vậy sau khi ngồi khoảng 1 giờ cũng nên đứng dậy nghỉ ngơi 5-10 phút, vừa bảo vệ mắt lại vừa giữ gìn đĩa đệm cột sống.

Vì vậy, để phòng ngừa người bệnh cần chú ý sửa những thói quen đi đứng không đúng, không gánh vác quá nặng, xách mang lệch một bên người và lao động sai tư thế. Người trưởng thành cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Đau lưng dài ngày là triệu chứng khiến người bệnh không chịu nổi phải đi khám bệnh. Đau có khi đột ngột, có khi sau một chấn thương hoặc vận động sai lệch cột sống. Đau tăng lên khi ho, hắt hơi, rặn, ngồi hoặc đứng lâu, nằm nghỉ thì bớt đau nhiều. Do đau quá nên bệnh nhân tự tìm tư thế giảm đau như đi nghiêng người về một bên, nằm cong vẹo người. Và như vậy trên đây là những biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm đã xuất hiện, các bạn cần lưu ý nhé.

Để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm chúng ta cần phải rèn luyện một cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc, ngay từ tuổi trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Ngồi: Tránh ngồi một cách gò ép vì đó là cơ chế chung gây tổn thương đĩa đệm, nhất là khi ngồi cúi ra trước thì áp lực nội đĩa đệm tăng cao dễ tổn thương.

Đứng: Đứng khom lưng lâu (làm cố, cuốc đất, cấy lúa) sẽ tác động xấu tới đĩa đệm, do vậy khi làm các công việc này nên dùng dụng cụ có cán dài. Không nên đứng nghiêng làm biến dạng cột sống, làm các đĩa đệm chịu một lực không đều và bị tổn thương. Không nên đứng lâu một vị trí mà nên đi lại, đánh tay, nhún người... làm dao động áp lực đĩa đệm, thúc đẩy trao đổi dịch thể trong khoang này phòng thoái hóa đĩa đệm. Tránh tư thế ưỡn quá mức khi đứng (như đi guốc, giày cao gót, làm việc với cao hơn đầu, đi xuống dốc...). Tư thế đứng đúng là chân thẳng, đầu và thân thẳng, hai vai hơi mở ra sau, ngực ưỡn căng ra trước.

Nằm: Tránh nằm sấp vì ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm. Nằm nệm mềm làm cột sống bị biến dạng nên dễ bị tổn thương đĩa đệm.

Tập thể dục thể thao: Mục đích là làm chắc hơn các cơ và dây chằng nhằm ổn định tốt các đốt sống và đĩa đệm, hạn chế đi lệch. Tuy nhiên, tùy theo cơ thể, năng khiếu, sở thích và các bệnh khác có hay không mà tập những môn thể thao khác nhau và nhất thiết phải có huấn luyện viên hướng dẫn nhằm tránh tập sai dẫn đến tác dụng ngược. Chẳng hạn chơi tạ không đúng cách có thể gây hư đốt sống, môn bóng chuyền nếu tập quá mức, sai phương pháp sẽ gây các vi chấn thương. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ lưng và cơ bụng. Có thể đi bộ trên nền phẳng, bơi, đạp xe. Điều quan trọng là biết giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Cũng cần tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức và kéo dài.

Cần chú ý rằng đi xe máy, ô tô trên đường xóc, mấp mô cũng là một nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Do vậy, người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh đi xe đường xóc. Nếu cần phải đi ô tô, xe máy thì cần đeo đai lưng. Ngoài ra cần điều trị kịp thời các bệnh lý cột sống. Cần cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế các sang chấn về tinh thần, chấn thương do lao động. Thích nghi với nghề nghiệp: tránh các nghề như lái mô tô, máy kéo…

Khi đã bị thoát vị đĩa đệm rồi thì cần phải áp dụng bổ sung các biện pháp dự phòng bệnh tái phát. Chúng ta cần bỏ rượu bia, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Ngoài ra, chúng ta có thể tự chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y như đắp thuốc Nam, bằng các bài thuốc cổ truyền giúp phục hồi xương, phục hồi cơ, giảm tiêu viêm; Dùng thuốc Nam bồi bổ thận âm, và thận dương. Và luyện tập các động tác như thở cột sống, mục đích đưa máu huyết, năng lượng thường xuyên bổ sung cho cột sống, theo nguyên tắc ý ở đâu khí ở đó, khí ở đâu huyết ở đó. Khi khí huyết ở đâu nội môi ở đó được cải thiện, vùng đó tốt lên, được phục hồi khỏe lên.

Trên đây là những kinh nghiệm tôi xin chia sẻ với các bạn đặc biệt là các bạn trẻ thường có suy nghĩ chủ quan trong việc phòng và chữa bệnh thoát vị đĩa đệm , tôi mong các bạn hãy dành chút thời gian để đọc và bổ sung kiến thức sức khỏe cho mình vào việc đẩy lùi căn bệnh thoát vị đĩa đệm.

Sản phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân bị xương khớp đau (arthro7)

Sản phẩm arthro7 là loại thuốc được điều chế hoàn toàn bằng thảo dược giúp giảm đau nhức hữu hiệu cho khớp xương. Sự kết hợp độc đáo giữa vitamin C và AR7 ™ Complex là một nghiên cứu độc quyền được thực hiện bởi nhà nghiên cứu tại UCLA (Trường Đại học California tại Los Angeles).
 

 
- Arthro7 giúp giảm đau nhức khớp xương, thúc đẩy tái tái sụn, tăng cường vận động, chống viêm sưng và thoái hóa xương khớp cho bạn một cơ thể chắc khỏe. Arthro 7 đã được thử nghiệm lâm sàng.

Arthro7 có tác dụng:

- Làm giảm đau nhức khớp xương

- Bồi bổ, tái tạo sụn và chất nhờn cho khớp xương

- Thúc đẩy sự vận động linh hoạt cho khớp xương luôn dẻo dai

- Chống viêm, xưng, và thoái hóa khớp xương

ARTHRO7 dùng cho các trường hợp Xương - Khớp đau như:

·         Bệnh thoái hóa khớp: thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng, gai đôi và vôi hóa cột sống.

·         Viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp.

·         Các hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp: Bả vai, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ chân, các đầu ngón tay, ngón chân.

·         Bệnh khô khớp, cứng khớp, khớp kêu lục cục khi vận động.

·         Đau thần kinh tọa do thoái hóa khớp, gai đôi cột sống gây nên.

·         Các trường hợp đau lưng, mỏi gối, hoa mắt, chóng mặt, đau mỏi vai gáy, tê tay, chân
- See more at: http://arthro7.vn/Tin-Tuc/cach-chua-benh-thoat-vi-dia-dem.html#sthash.c0VyATnx.dpuf