Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

20 cách tránh xa ung thư - Nên dành 1 phút đọc để tự cứu mình

Dưới đây là 20 lời khuyên của các nhà khoa học đăng trên tạp chí “Quốc phòng” (Mỹ) để phòng chống căn bệnh ung thư một cách tự nhiên.
Những điều không nên làm
Nên ăn chuối, khoảng 4-6 lần/tuần.
Nên ăn chuối, khoảng 4-6 lần/tuần.
1. Không uống nước quá nóng: “Thường xuyên uống nước quá nóng sẽ làm tổn thương đến các tế bào trong vòm họng” và có thể tăng gấp đôi nguy cơ ung thư vòm họng – đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu của trường Đại học Aberdeen.
2. Không nên tiêu thụ quá nhiều protein: Những loại thịt có protein cao như thịt bò, lợn, cừu và các sản phẩm thịt đã qua chế biến làm tăng nguy cơ ung thư ruột.
Kết quả nghiên cứu tại Anh cho thấy những người ăn hàng ngày 2 phần thịt (mỗi phần 80 g) sẽ tăng gấp 3 lần nguy cơ nhiễm ung thư ruột so với người chỉ ăn 20g/ngày.
Nguyên nhân là do trong thịt đỏ có tác nhân kích thích quá trình sản xuất hợp chất N-nitroso (NOCs) là nguyên nhân gây ung thư trong động vật, còn thịt đã qua chế biến có chứa hóa chất nitrites dễ dàng biến đổi sang NOCs.
3. Không uống nhiều rượu: Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ ung thư họng, là loại ung thư đang tăng dần trong vòng 10 năm gần đây. Đồ uống có cồn cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú vì làm gia tăng hàm lượng oestrogen gây ung thư vú.
Theo lời khuyên của các nhà khoa học, chỉ nên tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức 14 đơn vị trở xuống mỗi tuần (1 đơn vị = 1/2 cốc bia, 1 ngụm nhỏ rượu mạnh, 1 ly nhỏ rượu thường).
4. Không nên ăn đồ nướng bị cháy: Nướng thịt ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ sinh ra hợpchất heterocyclic amines (HCAs). Hợp chất này có khả năng gây hại cho DNA làm thay đổi cấu trúc tế bào và tăng khả năng ung thư.
5. Không nên hút thuốc lá: Theo nghiên cứu tại Anh, những người hút thuốc thứ phát có khả năng tới 20 – 30% bị ung thư, còn nếu sống với người hút thuốc sẽ tăng khả năng ung thư cột sống tới mức 40% trở lên.
Nguyên nhân là do trong thuốc lá có chứa trên 60 hóa chất sinh ung thư. Nếu bỏ thuốc, người hút giảm được 1/2 nguy cơ nhiễm ung thư phổi và giảm dần nguy cơ nhiễm ung thư họng, ung thư thực quản, bàn quang, thận và ung thư tuyến tụy.
6. Nên thận trọng với thực phẩm chứa hàm lượng glycaemic (GL) cao: GL là một chỉ tiêu đo tốc độ tăng lượng đường trong máu nên những thực phẩm có GL cao dễ gây ung thư.
Không nên ăn nhiều thịt đỏ.
Không nên ăn nhiều thịt đỏ.
Những việc nên làm
7. Nên ăn chuối: Chuối giàu chất chống ôxi hóa gọi là fenolics, giúp chống ung thư. Theo nghiên cứu của Viện Kardinska (Thụy Điển) trên 61.000 phụ nữ thì những người ăn chuối từ 4 – 6 lần/tuần sẽ giảm được nửa nguy cơ ung thư gan so với những người không ăn.
8. Nên ăn nghệ: Trong nghệ có chứa curcumin và phenethyl isothiocyanate (PEITC), một chất tự nhiên có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
9. Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày: Thể dục điều hòa mực hormone có liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư cũng như thay đổi tốc độ tiêu hóa thức ăn trong ruột.
Một báo cáo tại Canada gần đây cho thấy phụ nữ tập thể dục thường xuyên có thể giảm được 1/3 nguy cơ mắc ung thư.
10. Nên kiểm soát khẩu phần ăn: Kiểm soát tốt khẩu phần ăn sẽ tránh được béo phì và nguy cơ ung thư. Một số gợi ý sau giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày:
– Nếu đặt thức ăn sẵn, hãy chọn loại nhỏ để không ăn nhiều quá
– Nấu ít hơn mọi khi để giảm cơn thèm và không ăn nhiều
– Không ăn thẳng thức ăn từ túi đựng mà hãy cho vào túi để bạn biết được mình đang ăn bao nhiêu.
11. Nên cắt giảm mỡ thừa: Nếu bạn đang ở ngưỡng thừa cân, béo phì thì nên cắt giảm lượng mỡ thừa bởi nó sẽ khiến bạn đối diện với nguy cơ nhiễm các loại ung thư dạ dày, gan, thận và thực quản, ung thư tử cung, buồng trứng và ung thư vú sau thời mãn kinh.
12. Nên ăn nhiều cà chua: Trong cà chua có chứa lycopene, một hoạt chất sinh học chống oxi hóa có tác dụng chống lại nhiều loại ung thư.

Với cà chua, công dụng góp phần ngăn chặn phát triển của tế bào ung thư là điều không cần phải bàn cãi.
Với cà chua, công dụng góp phần ngăn chặn phát triển của tế bào ung thư là điều không cần phải bàn cãi.
13. Nên ăn nhiều rau luộc hoặc hấp: Theo nghiên cứu của giáo sư Elizabeth Jeffry tại đại học Illinoise, cách chế biến tốt nhất là hấp rau vì “sulforaphane trong xúp lơ được giữ lại nhiều nhất khi nấu trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 600C, hoặc hấp trong vòng 4 phút đủ chín vừa.
Các loại rau xanh nên luộc hoặc hấp là súp lơ xanh, giá, xúp lơ trắng, bắp cải, củ cải là những loại rau giàu hoạt chất chống ung thư sulforaphane.
14. Nên ăn nhiều tỏi: Tỏi chứa hoạt chất quý báu có tên gọi là allyl sulphur có tác dụng phòng chống ung thư. Tuy nhiên, nếu nấu tỏi ở nhiệt độ cao có thể làm cản trở quá trình trao đổi chất của các enzyme chính và làm giảm khả năng phòng chống ung thư.
Có thể sử dụng tỏi dưới dạng ngâm rượu, ngâm dấm… để bảo toàn hoạt chất này của tỏi.
 Tỏi được nhiều chuyên gia coi là một thần dược bình dân có trong mọi bếp gia đình.
Tỏi được nhiều chuyên gia coi là một “thần dược bình dân” có trong mọi bếp gia đình.
15. Nên theo dõi thói quen đại tiện: Thói quen này có thể giúp bạn nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư đường ruột, là một trong 3 bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ (sau ung thư phổ và ung thư vú).
16. Nên thường xuyên phơi nắng: Tận hưởng ánh nắng mặt trời: Để da tiếp nhận vitamin D hàng ngày một cách tự nhiên dưới ánh nắng ban mai sẽ giúp bạn giảm 1/2 nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, chỉ nên phơp từ 10 – 15 phút trong nắng nhẹ vài ngày trong tuần, tránh ánh nắng mặt trời từ 11h sáng đến 3h chiều.
17. Nên theo dõi những chuyển biến trên da: Những thay đổi ở nốt ruồi, tàn nhang, sẹo có thể là dấu hiệu của ung thư da.
Nên kiểm tra toàn thân thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến vùng da dưới vú, lưng, da đầu, móng tay, ngón tay, đôi chân, lưng, thân, đầu, cổ.
18. Nên kiểm tra răng thường xuyên: Kiểm tra thường xuyên giúp nhận ra những dấu hiệu sớm của ung thư miệng.
19. Nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện sớm một số bệnh ung thư. Nếu bạn dưới 49 tuổi nên kiểm tra kính phết cổ tử cung sau mỗi 3 năm, và nếu bạn ở độ tuổi 50-64 nên kiểm tra định kỳ 5 năm/lần.
Chụp X-quang vú để kiểm tra ung thư vú định kỳ 3 năm/lần trong độ tuổi 50 – 70. Nguy cơ ung thư vú tiếp tục nâng cao khi bạn già, nhưng chụp phim không hiệu quả lắm với phụ nữ dưới 50 tuổi.

20. Nên chọn bác sĩ có kinh nghiệm: Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Đại học California cho thấy các bác sỹ già với ít nhất 25 năm kinh nghiệm có khả năng phát hiện ung thư chính xác hơn.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Những món "đồ chơi đặc biệt" đã biến mất của trẻ em thành phố


Đi tìm bắt các loài côn trùng là thú vui “tao nhã” của trẻ em thành phố thời xưa, thời nay dần bị lãng quên vì nhiều lý do.

Các loài côn trùng ngộ nghĩnh, muôn dáng vẻ luôn là niềm đam mê của thế hệ trẻ em Hà Nội những năm 1990 trở về trước. Chẳng có đứa trẻ nào thuộc thời kỳ đó lại chưa từng buộc dây vào một chú chuồn chuồn cho bay vù vù đầy thích thú, hoặc mân mê một chú châu chấu xanh biếc trên bàn tay như một món đồ chơi đặc biệt.
Ngày nay, quá trình đô thị hóa cùng sự ô nhiễm môi trường khiến nhiều loài côn trùng trở nên hiếm hoi tại các thành phố. Trẻ em thành thị cũng có nhiều niềm vui thú mới. Vì vậy mà những món “đồ chơi thiên nhiên” của trẻ em một thuở dường như đã bị lãng quên…
Dế mèn, con vật nổi tiếng trong tác phẩm văn học của nhà văn Tô Hoài là một niềm đam mê của rất nhiều trẻ em. Để bắt được dế, bọn trẻ phải đổ dế, một trò vui bất tận vào mỗi mùa hè. Nhưng hứng thú hơn vẫn là chơi chọi dế. Những chú dế thường được kích cho hăng máu bằng cách “quay dế” và lao vào đánh nhau dữ dội bằng cặp hàm và đôi càng rất khỏe.
Những chú ve xuất hiện vào đầu mùa hè, khi bọn học trò bắt đầu kỳ nghỉ dài của mình. Có vô số trò hay với loài côn trùng này như nhặt xác ve, “câu” ấu trùng ve, ngắm ve lột xác hay bắt ve vào buổi đêm… Ve thường được chia làm hai loại là ve sầu và ve kim, trong đó ve kim nhỏ hơn và có tiếng kêu chói tai hơn.
Bọ ngựa thường sống trên các thân cây, là một con côn trùng ngộ nghĩnh, trông giống hệt như một võ sĩ đang thủ thế. Khi “nghịch” con vật này phải cẩn thận vì càng của nó kẹp khá đau.

Cánh cam là một loài bọ cánh cứng tuyệt đẹp, thường bay vù vù trên trời vào mùa thu. Chơi với cánh cam là điều rất tuyệt, nhưng cần cẩn thận kẻo chúng “phóng uế” vào tay, vì sẽ có mùi rất hôi.

Chuồn chuồn bay rất nhanh, nhưng bọn trẻ có vô số cách để bắt những con côn trùng này, từ cách “thô thiển” như dùng tay chụp, lấy dép ném… cho đến biện pháp “khoa học” như lấy gậy quay vòng vòng làm chúng chóng mặt. Có nhiều loại chuồn chuồn khác nhau như chuồn chuồn điếu, chuồn chuồn ớt, chuồn chuồn ngô, tất cả đều gắn với huyền thoại “chuồn chuồn cắn rốn biết bơi”. Vì vậy mà nhiều đứa trẻ đã chịu đau để cho chuồn chuồn… cắn vào rốn mình.
Những chú kim kim, hay chuồn chuồn kim có rất nhiều màu sắc khác nhau, thường được bắt bỏ vào những chiếc lọ trong suốt, nhìn rất thú vị.
“Ngày xưa”, bất kỳ chỗ nào có cỏ mọc ở Hà Nội là chỗ đó có châu chấu. Chỉ cần đá vào bụi cỏ là châu chấu nhảy ra tứ phía, nhưng chỉ những chú châu chấu to, xanh biếc, có cánh dài mới bị bắt. Những con châu chấu non chưa mọc cánh hoặc châu chấu ma nâu xỉn hầu như không được đoái hoài đến.

Những con cào cào là họ hàng của châu chấu, có hình dáng nhọn hoắt như quả tên lửa cũng rất được ưa thích. Con vật này có đôi cánh bên trong màu hồng tươi rất đẹp.
Muồm muỗm có nhiều loại khác nhau, có đặc điểm chung là con đực luôn có một “lưỡi dao” ở đuôi. Không chỉ để chơi, muồm muỗm còn là món ăn khoái khẩu khi được nướng lên.
Những con xén tóc có thân hình cứng như thép và cặp hàm sắc lẹm như chiếc kéo quả thực là một thợ cắt tóc cừ khôi. Thử thả chúng trên đầu, những sợi tóc sẽ bị chúng xén rơi xuống lả tả.
Cà cuống là loài côn trùng khổng lồ sống dưới nước. Vào những buổi tối mùa hè chúng thường bay quanh các ngọn đèn đường và trở thành đối tượng “săn bắt” của trẻ em. Nhiều đứa nướng những con côn trùng này lên để thưởng thức vị cay, thơm độc đáo của bọng tinh dầu cà cuống đực hoặc vị bùi của buồng trứng cà cuống cái.
Dế trũi như những con chuột trũi, thường ẩn mình trong lòng đất. Đôi khi chúng cũng “nổi hứng” lang thang trên mặt đất và bị những đứa trẻ hiếu động nhanh tay chộp lấy.
Những chú bươm bướm màu sắc sặc sỡ là đối tượng được nhiều học sinh săn lùng cho thú vui sưu tầm bướm ép khô.
Đom đóm là loài côn trùng “kỳ diệu”, vì chúng có thể phát sáng như những ngọn đèn, thường xuất hiện ở những nơi nhiều cây cối vào các buổi tối mùa hè. Chỉ cần bắt đầy đom đóm bỏ vào một chiếc túi nylon hoặc chai nước là có ngay chiếc đèn nhấp nháy liên tục.
Sâu róm - ấu trùng của bướm - có rất nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung đều có vẻ ngoài lông lá trông cực kỳ gớm ghiếc, vì vậy nó trở thành đối tượng lý tưởng để đem đi doạ những cô bé "nhát gan".
Và còn rất nhiều, rất nhiều món "đồ chơi đặc biệt" khác nữa...

Sùng đất

Sùng đất được ví von như loài hải sâm trên cạn, mùa săn sùng chỉ kéo dài trong 3 tháng. Những ngày bội thu, người dân có thể kiếm được tiền triệu một cách dễ dàng.

Theo ghi nhận trên tờ Người đưa tin thì cách đây vài năm, người nông dân luôn phải bực mình và dùng đủ mọi cách để tiêu diệt sùng đất bởi chúng là “hung thần” tàn phá mùa màng.
Sùng đất (hay còn gọi là con cơ đang) là ấu trùng của con bọ hung, chúng chuyên ăn phá mía non, khoai mì. Sùng đất ăn mía có màu vàng đậm, còn loại ăn khoai mì có màu trắng, to hơn sùng mía. 
Song 2-3 năm trở lại đây, sùng đất trở thành mặt hàng “nóng”, giá biến động đến chóng mặt!
Vào chính vụ năm ngoái, sùng đất được bán với giá từ 300.000 đồng/kg đến 400.000 đồng/kg, thời gian hiếm có thể lên đến 500.000 đồng/kg, món sùng đất “nhìn thấy ghê” này được quý ông đổi tên thành “nhìn là…mê”.
Nguyên nhân chính dẫn đến "cơn sốt" săn lùng sùng đất là do các quý ông truyền tai nhau về tác dụng phòng the của loài côn trùng này.
Thực tế, những người dân miền núi nơi đây chưa hề đọc một tài liệu khoa học nào chứng minh con sùng đất có tác dụng trong y học.
Tuy nhiên qua thực tế sử dụng, họ nhận ra thịt sùng đất rất ngon, ngọt đậm như thịt gà, không chỉ có tác dụng trong “chuyện ấy” mà còn làm giảm dần các cơn đau khớp, nhức mỏi.
Hàng năm, khi những cơn mưa cuối mùa và những trận lụt đã dứt, đồng bào Cơ Tu ở miền núi phía Tây Quảng Nam lại rủ nhau men theo các bờ suối để đào tìm thứ "lộc trời cho" này.
Thông thường, sùng đất trưởng thành vào mùa mưa, độ vào giữa tháng 8 cho đến hết tháng 12 (Âm lịch). Vì chu kì vòng đời của loài côn trùng này ngắn như vậy nên đến mùa sùng đất, đồng bào Cơ Tu lại tranh thủ hết sức có thể đào bắt.
Ngoài món ăn truyền thống, cơ đang um với đọt non, sùng đất còn được chế biến thành nhiều món khác nhau, từ xào, luộc, nướng... Tuy nhiên, hai món mà người dân địa phương hay làm nhất vì nhanh và ngon miệng là sùng xào hoặc nướng.
Dưới đây là một số hình ảnh đào bới, săn lùng sùng đất tại một số khu vực thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi:
Sùng đất đồng bào Cơ Tu coi là bí quyết “ngàn năm tráng kiện”. Ảnh: Giadinh.net
Sùng đất đồng bào Cơ Tu coi là bí quyết “ngàn năm tráng kiện”. Ảnh: Giadinh.net

Sùng đất được cho là loại côn trùng sạch, bởi chúng sống ở những vùng đất xa khu dân cư và ăn rễ các loại cây không độc hại. Ảnh: Giadinh.net
Sùng đất được cho là loại côn trùng sạch, bởi chúng sống ở những vùng đất xa khu dân cư và ăn rễ các loại cây không độc hại. Ảnh: Giadinh.net

Không chỉ ở Quảng Nam, những người dân ở khu vực cánh đồng bãi bồi Thổ Lưu, thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thường đào sùng đất từ khoảng 6 giờ đến 11 giờ sáng và tiếp tục từ 14 giờ đến 17 giờ 30. Ảnh: Dân việt
Không chỉ ở Quảng Nam, những người dân ở khu vực cánh đồng bãi bồi Thổ Lưu, thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thường đào sùng đất từ khoảng 6 giờ đến 11 giờ sáng và tiếp tục từ 14 giờ đến 17 giờ 30. Ảnh: Dân việt

Vào đầu mùa con sùng đất chỉ to bằng khoảng ngón tay giữa nên trọng lượng khoảng 170 con/kg. Càng về cuối mùa thì sậy càng to hơn, với kích cỡ bằng ngón tay cái của người lớn nên chỉ khoảng 150 con là được 1kg, một người dân trong vùng cho biết. Ảnh: Dân việt
"Vào đầu mùa con sùng đất chỉ to bằng khoảng ngón tay giữa nên trọng lượng khoảng 170 con/kg. Càng về cuối mùa thì sậy càng to hơn, với kích cỡ bằng ngón tay cái của người lớn nên chỉ khoảng 150 con là được 1kg", một người dân trong vùng cho biết. Ảnh: Dân việt
Vị thuốc quý trong Đông y
Trong Đông y, Nam y, sùng đất cũng được các thầy thuốc sử dụng từ lâu, tuy chưa có tài liệu y học nào ghi nhận việc loại côn trùng này có tác dụng trong việc tăng cường khả năng “giường chiếu”.
Về việc sử dụng sùng đất để tăng cường “bản lĩnh đàn ông”, lương y Phó Hữu Đức, Hội Đông y Hà Nội cho biết: “Sùng đất là một vị thuốc quý được sử dụng trong Đông y từ lâu.
Các thầy thuốc thường dùng nó để trị chứng mụn nhọt còn về tác dụng trong chuyện “gối chăn” thì tôi chưa nghe ai nói cũng chưa thấy tài liệu y học nào ghi nhận.
Có lẽ đây chỉ là kinh nghiệm dân gian của đồng bào miền núi, rồi qua lời đồn thổi biến thành “thần dược”.
Dựa trên kinh nghiệm của chính người sử dụng cũng có thể đánh giá được phần nào công dụng của vị thuốc nhưng phải nghiên cứu trên cơ sở khoa học và trên diện rộng.
Bên cạnh đó, côn trùng sống dưới đất luôn tiềm ẩn những độc đố, vì vậy người dân cũng nên cẩn trọng trong quá trình chế biến và sử dụng”.
Theo Giadinh.net

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Bài thuốc từ cây hàm ếch (trầu nước) chữa bệnh

Cây hàm ếch còn có tên là trầu nước, Đông y gọi là tam bạch thảo. Theo y học cổ truyền, tam bạch thảo có vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng. Dùng chữa sỏi bàng quang, viêm amidan, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp phù thũng, bạch đới, đau xương khớp.

Hàm ếch là loại cây thảo sống dai, có thân rễ ngầm, mọc rễ ở đốt, phần thân mọc đứng cao 30 – 80cm. Thân phân đốt, có gờ ở xung quanh. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim; cuống lá dài 3 – 6cm, gốc cuống có bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành lông dài 3 – 6cm, thõng xuống. Hoa trần, nhỏ. Khi cây ra hoa, thường có 1 – 3 lá màu trắng ở ngọn kèm theo bông hoa. Quả nang hình cầu; hạt hình trứng, nhọn đều. Mùa ra hoa tháng 4 – 8, quả tháng 8 – 9.  Cây mọc dại ở ruộng trũng, nơi ẩm ướt và ven suối ở rừng, thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Bộ phận được dùng làm thuốc là toàn cây. Dược liệu thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè thu, dùng tươi hay phơi khô.
Cây hàm ếch, bài thuốc từ cây hàm ếch
Cây hàm ếch.
Một số bài thuốc từ cây hàm ếch thường dùng
Bài 1: Chữa mụn nhọt sưng tấy (chưa vỡ mủ): Lá hàm ếch, rửa sạch  giã nhỏ đắp vào tổn thương (sau khi đã rửa sạch, lau khô), sau đó băng lại, đắp ngày 3 lần, mỗi lần 2 giờ. Dùng liền 3 ngày.
Bài 2: Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang: Hàm ếch 20g, dây tơ hồng xanh, bòng bong, kim tiền thảo, cỏ tháp bút, mỗi vị 15g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm, đổ 750ml, sắc còn 500ml, uống thay trà hàng ngày.  Mỗi liệu trình 15 ngày.
Bài 3: Hỗ trợ điều trị khí hư bạch đới: Hàm ếch 60g, thịt lợn nạc 70g. Thịt lợn băm nhỏ, ướp xào cho vừa, thêm nước đun thành canh; hàm ếch thái nhỏ cho vào nấu chín ăn cả cái lẫn nước.  Cách ngày ăn một lần, dùng liền 10 lần.
Bài 4: Chữa chảy máu cam do nhiệt: Hàm ếch 15g, rễ đỗ quyên 15g, cho tất cả vào ấm, đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày  là một liệu trình.
Bài 5: Trị đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: Hàm ếch 30g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml đun sôi, uống thay trà hàng ngày. 1 tuần là 1 liệu trình.

Điều nhuộm

Điều nhuộm hay còn gọi là điều màu, cà ri (danh pháp khoa học hai phần: Bixa orellana) là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ thuộc họ Điều nhuộm (Bixaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của châu Mỹ. Trong tiếng Nahuatl tên gọi của nó là achiotl, nghĩa là cây bụi. Trong tiếng Tupi tên gọi của nó là urucu.
Điều nhuộm được trồng tại khu vực này và tại khu vực Đông Nam Á, do người Tây Ban Nha đưa tới đây trong thế kỷ 17. Nó là nguồn cung cấp chính cho một loại chất màu tự nhiên, gọi là annatto có màu vàng đỏ, sản xuất từ quả. Điều nhuộm có hoa màu hồng và quả có gai màu đỏ tươi, chứa các hạt màu đỏ. Quả khô và cứng thành dạng quả nang màu nâu.

Xem thêm: Cây điều (đào lộn hột, hạt điều)

Điều nhuộm,cây điều nhuộm,điều màu,cà ri,Bixa orellana,Bixaceae,cây làm thuốc
Quả điều màu còn tươi

Quả không ăn được nhưng được thu hoạch để lấy hạt, trong đó có chứa chất bixin, thành phần chính của annatto. Nó có thể được chiết ra bằng cách ngâm hạt vào trong nước. Nó được dùng để tạo màu thực phẩm, chẳng hạn như bơ, cá và dầu ăn. Nó cũng là thành phần chính trong một loại gia vị kiểu México gọi là recado rojo, tức "bột điều nhuộm nhão". Hạt điều nhuộm được sử dụng làm phụ gia màu gần như không vị trong ẩm thực châu Mỹ La tinh, Jamaica và Philipines.

Điều nhuộm,cây điều nhuộm,điều màu,cà ri,Bixa orellana,Bixaceae,cây làm thuốc
Quả điều màu khi khô có màu nâu và tự nứt làm lộ các hạt đỏ bên trong

Cây điều nhuộm cao 5–10 m, dạng bụi. Lá đơn mềm, nhẵn, hình ba cạnh, đầu nhọn. Hoa tương đối lớn, có màu tía hay trắng, mọc thành chùy ngắn ở đầu cành. Quả mọc chùm, hình tim, đỏ tươi đến nâu khô khi chín, trên mặt có gai mềm, mở bằng hai van, mỗi mảnh mang chứa nhiều hạt. Hạt hơi có dạng lập phương trên một cuống ngắn, xung quanh tẽ nở thành áo hạt ngắn màu đỏ.

Điều nhuộm,cây điều nhuộm,điều màu,cà ri,Bixa orellana,Bixaceae,cây làm thuốc
Hoa điều nhuộm

Điều nhuộm,cây điều nhuộm,điều màu,cà ri,Bixa orellana,Bixaceae,cây làm thuốc
Một cành cây có quả

Điều nhuộm,cây điều nhuộm,điều màu,cà ri,Bixa orellana,Bixaceae,cây làm thuốc
Vỏ bổ đôi cho thấy hạt bên trong

Thành phần hóa học
Quả điều màu khi khô có màu nâu và tự nứt làm lộ các hạt đỏ bên trong

Quả chứa nhiều vitamin A (khoảng 3,2 g cho mỗi 100 g quả), ngoài ra còn có nhiều selenium, magiê, canxi.

Sử dụng
Làm màu nhuộm
Tại Đông Nam Á, người ta thu hái hạt để làm chất nhuộm màu, chính vì thế mà loài này có tên gọi điều nhuộm. Hạt điều nhuộm đã được thổ dân châu Mỹ sử dụng từ rất lâu để làm thuốc màu vẽ lên cơ thể, đặc biệt là môi, vì thế mà đôi khi nó còn được gọi tại khu vực này như là "cây son môi". Điều nhuộm còn được dùng làm chất nhuộm màu thực phẩm (mã châu Âu E160b).

Làm thuốc
Một số nơi dùng lá chữa lị, sốt, sốt rét.
Các bộ phận của cây có thể sử dụng để làm thuốc chống say nắng, viêm amiđan, bỏng, hủi, viêm màng phổi, ngừng thở, các rối loạn trực tràng và đau đầu trong y học cổ truyền của một số quốc gia trong khu vực Nam Mỹ.
Nhựa từ quả cũng được sử dụng để điều trị bệnh đái đường típ II hay chống nhiễm nấm.
Hạt cây làm thuốc tẩy giun.

CÂY CỦ ẤU


Cây Củ Ấu là cây thủy sinh thuộc chi Trapa.
cay cu au
Đặc Điểm Phân Bố Của Cây Củ Ấu: là loài cây bản địa ở miền ôn đới Âu-Á và Phi Châu, thường mọc ở vùng nước đọng không quá 5 m sâu. Ở Việt Nam ghi nhận có ít nhất ba loài: ấu trụi (ấu có hai sừng tù, trồng ở Hải Phòng), ấu gai (ấu có hai sừng nhọn, trồng ở Thái Bình), và ấu sừng trâu (trồng ở Phú Thọ).
cay cu au cay cu au
Đặc Điểm Của Cây Củ Ấu:
Cây củ ấu sống dưới nước, mọc ở các ao, đầm. Cây có thân ngắn, lá nổi trên mặt nước và lá chìm dưới nước. Lá nổi có phao ở cuống, lá chìm phiến lá giảm nhỏ chỉ thấy các đường gân. Rễ mọc dưới bùn và trong nước. Hoa màu trắng, mọc đơn độc hay ở nách lá. Quả thường gọi là củ có 2 sừng do các lá phát triển thành. Trong quả chứa một hạt, trong hạt có nhiều bột trắng ăn được.
cay cu au
Củ ấu có 2 giống: ấu gai và ấu trụi, ấu gai quả có 2 sừng nhọn như gai, năng xuất thấp, ấu trụi quả có 2 sừng tù, năng xuất cao. Cây ấu trồng để lấy quả (củ) làm thức ăn cho người hay cho gia súc, lấy lá làm thức ăn xanh, trong y học dùng vỏ quả ấu và cây làm thuốc.
cay cu au
Cây ấu mọc hoang dại hoặc được trồng ở các vùng ruộng nước, ao, đầm, hồ, sông cụt… Cây trồng nhiều nơi trong cả nước. ở miền Bắc, mùa hoa ấu vào các tháng 5-6, mùa quả vào tháng 7-9. Thường thu hoạch khi củ đã thành thục nhưng chưa quá già, vỏ củ màu nâu. Lúc này lá ấu không nằm ngang trên mặt nước như khi củ còn non mà lá nâng lên chếch mặt nước. Thu hoạch lúc này rất dễ vì quả chưa bị rụng xuống nước. Khi củ quá già, vỏ quả màu đen sẫm, cứng như sừng, nếu không thu hoạch sẽ bị rụng xuống bùn.

Công Dụng Của Cây Củ Ấu:
Trong củ ấu có nhiều gluxit, đường glucô, protein. Trong 100g thịt củ ấu có 24g đường, 9mg canxi, 49mg phot pho, 0,7mg sắt, các vitamin A, B1, C, D và men có tác dụng điều trị các bệnh ung thư gan, ung thư dạ dày.
Theo các lương y nước ta, củ ấu có vị ngọt tính mát, có tác dụng bổ mát, giải cảm nắng, giải các chất độc, ăn thì bổ ngũ tạng, no lòng không đói, yên trong bụng và nhẹ mình, chữa rôm sảy, da mặt khô sạm, chữa nhức đầu, choáng váng cảm sốt, chữa loét dạ dày, giải độc rượu…
Trung Quốc đã nghiên cứu và dùng cây ấu chữa bệnh từ lâu đời. Sách “Danh y biệt lục” cổ xưa đã viết: củ ấu tươi vị ngọt, mát, ăn uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền, tiêu khát, giải rượu; Còn ăn chín có công hiệu ích khí, kiện tỳ. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” cổ có viết: Củ ấu vị ngọt chát, tính bình, có công hiệu ngừng thoát tả, giải độc, tiêu độc, tiêu thũng, thường dùng để chữa bệnh tiêu chảy, kiết lị, đại tiện ra máu, loét dạ dày, trĩ, lòi dom. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy củ ấu là vị thuốc tốt, thực phẩm ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực, bụng không được dùng.

Cóc mẳn- Centipeda minima (L.)

Tác dụng làm thuốc của cây Cóc mẳn

Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang. 
Đây là một loại cỏ mềm, mọc bò lan trên mặt đất, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông mịn trắng, nhưng toàn thân trông nhẵn bóng, lá đơn mọc so le, hình ba cạnh, đầu tù, phía cuống hẹp lại, mép có hai răng cưa, dài 10 - 18mm, rộng 6 - 10mm, gân chính hơi nổi ở dưới mặt lá, gân phụ không rõ, không có cuống. Khi vò ra có mùi hắc... Hằng năm có thể thu hái vào các tháng từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, khi cây ra hoa. Sau khi thu hái, người ta rửa sạch đất cát, phơi khô hoặc sấy khô, khi dùng có thể sao qua hoặc sao vàng.
Theo dược học cổ truyền, cóc mẳn vị cay, tính ấm, không độc, có công dụng trừ phong, tán hàn, tiêu viêm, giải độc, thông mũi họng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cảm mạo, viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng, sốt rét, ho gà, mắt đau sưng đỏ có màng mộng, chốc lở, eczema, rắn cắn, tổn thương do trật đả... Cùng với các vị thuốc khác như kim ngân hoa, tân di, hoa cứt lợn tím, thương nhĩ tử..., cóc mẳn cũng có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng khá tốt.

Các trường hợp ho khan, ho lâu ngày, ho có nhiều đờm kèm khó thở hoặc các trường hợp ho gà, nhất là đối với trẻ em nhỏ tuổi; có thể dùng dưới dạng cây tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút mật ong cho dễ uống, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 8 - 10g. Người lớn liều dùng 20 - 40g tươi hoặc 16 - 30g khô, dưới dạng nước sắc. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác như lá hen 12g, bách bộ 10g, bạc hà 8g, trần bì 8g dưới dạng nước sắc để trị viêm phế quản cấp, mạn tính.
Khi bị cảm sốt có ho: dùng cóc mẳn, lá xương sông, râu ngô, mỗi thứ 40g, sắc uống 2 lần trong ngày.
Với trường hợp đau mắt đỏ hoặc do viêm kết mạc: dùng cóc mẳn 12g, bạc hà 12g, thảo quyết minh 8g, cúc hoa 4g. Cho thuốc vào nồi đun sôi nhỏ lửa 15 phút, rồi đem xông hơi một cách nhẹ nhàng vào mắt, sau đó để nguội và uống nước sắc này. Cũng có thể phối hợp với vỏ núc nác (hoàng bá nam), mỗi vị 40g, sắc uống ngày 1 thang, uống liền 1 - 2 tuần lễ để trị đau mắt đỏ.
Cóc mẳn còn được dùng với tác dụng giải độc, khi bị mụn ngứa, lở loét, có thể lấy cây tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, rồi xát vào chỗ bị mụn ngứa. Có thể dùng cách này để trị các bệnh hắc lào, ngày làm nhiều lần. Trường hợp mụn ngứa, chảy nước vàng... nên dùng cóc mẳn khô, 30 - 40g, sắc nước, rửa vài lần trong ngày.
Trường hợp tăng huyết áp: dùng cóc mẳn 20g, hạ khô thảo 10g, mẫu đơn bì 10g (đập vụn, sao qua), hoa hòe 6g (sao vàng), cỏ ngọt 8g. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng chè, uống hàng ngày.
Chữa viêm mũi dị ứng: lấy cóc mẳn tươi rửa sạch, vò nát rồi nút vào lỗ mũi từng bên một trong khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 2 lần. Hoặc dùng cóc mẳn phơi khô, tán thành bột rồi thổi vào lỗ mũi, mỗi ngày vài lần. Hoặc dùng bông gòn vô khuẩn thấm nước muối sinh lý, lăn qua bột cóc mẳn rồi nhét vào lỗ mũi từng bên một, sau 30 phút thì lấy ra, mỗi ngày làm 1 lần. Hoặc dùng cóc mẳn sắc đặc thành dạng cao rồi tẩm vào bông gòn vô khuẩn và nút vào lỗ mũi, sau 1 giờ thì lấy ra, mỗi ngày làm 1 lần. Nếu kết hợp sắc cóc mẳn 20g khô hoặc 40g tươi chia uống vài lần trong ngày thì hiệu quả càng cao hơn.    
Phòng trị cảm cúm: Dịch chiết và nước sắc cóc mẳn có tác dụng ức chế khá mạnh đối với sự sinh trưởng của virut cúm, chữa bệnh cúm rất hiệu quả. Dùng 100g cóc mẳn tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút rượu trắng, chia 2 lần uống trong ngày, uống ấm, có tác dụng phong tán hàn. Vò nát cây Cóc mẳn tươi, vê tròn rồi nhét vào lỗ mũi, tác dụng thông mũi, tiêu viêm rất tốt. Vò nát cây Cóc mẳn tươi 20-25g (khô 10g), tân di hoa 8g, sắc lấy nước đặc, nhỏ mũi 3-4 lần.
Chữa sốt rét cơn: Cúc mẳn 120g, 300 ml, sắc còn 200m, sắc uống mỗi ngày một thang, uống trước khi phát sốt 1 giờ.
Chữa eczema: cóc mẳn 20g, đậu xanh 10g, rửa sạch, thêm vài hạt muối giã nát rồi đắp lên vùng da bị eczema.
Ngoài ra, cóc mẳn tươi còn được giã nát, thêm ít rượu trắng hoặc giấm ăn, xào nóng, đắp, bó vào nơi bị sưng tấy, tụ máu do chấn thương, té ngã cũng có tác dụng giảm đau, tán huyết tốt.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Cứt quạ lớn, Dây cứt quạ-Trichosanthis Tricuspidatae

Cứt quạ lớn
Cứt quạ lớn, Dây cứt quạ - Trichosanthes tricuspidata Lour., (T. quinquangulata A. Gray), thuộc họ Bầu bí -Cucurbitaceae.
Mô tả: Dây leo cao 5-6m, thân có thể lớn bằng nắm tay, có rãnh nhiều, phân nhánh. Vòi chẻ 2-3. Lá có hình năm góc, hình tim rõ ở gốc, đường kính 10-12cm hay hơn, có 3-5 thuỳ có mũi ở đỉnh, góc phân chia các thuỳ nhọn sắc rõ rệt; hai mặt lá không lông, trừ ở gân mặt dưới; cuống 3-7cm. Hoa khác gốc; hoa đực xếp thành chùm dài 10-20cm, trắng, cao 2-3cm; hoa cái đơn độc trên cuống dài 1cm. Quả hình cầu hay hình trứng, to 6-9cm x 3-6cm, tận cùng là một mũi nhọn tù, màu đỏ điều khi chín, có 10 rãnh ít rõ, thịt vàng vàng. Hạt nhiều, dẹp, xếp ngang, màu hung hung hơi nhăn.
Bộ phận dùng: Rễ, quả - Radix et Fructus Trichosanthis Tricuspidatae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ven rừng đồng bằng khắp nước ta tới độ cao 1.000m, từ Lào Cai đến Đồng Nai, và còn gặp ở nhiều nước châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, các nước Đông Dương) và châu Đại Dương.
Thành phần hoá học: Có chất đắng.
Tính vị, tác dụng: Có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giảm ho.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá mềm dịu, dùng nấu canh ăn được. Lá cũng được dùng trị ghẻ. Ở Trung Quốc, dân gian dùng quả chữa ho khan, thiên đầu thống, viêm mũi; rễ dùng trị mụn nhọt lở ngứa. Ở Campuchia, người ta dùng thân cây làm thuốc đặc hiệu trị phát ban đậu mùa. Người ta lấy một miếng thân lớn dài vài centimét, cho vào cối giã, thêm nước từ từ vào cho trung hoà các chất chứa trong thân, giã kỹ rồi lọc. Dùng nước lọc này, phối hợp với bột mịn thạch cao và bột gạo với lượng bằng nhau luyện thành bột nhão rồi thêm ít mỡ vào trộn đều, rải bột rây lên trên một tấm vải trắng và sạch sẽ rồi đem bao lấy người bệnh; lúc nào bột khô thì làm lại lần nữa. Khi điều trị như vậy, cho bệnh nhân uống nước thuốc đã chế sẵn gồm một miếng thân cây bằng một lóng tay nghiền sẵn trong nước và lọc qua vải lọc rồi thêm một tí mật trăn. Dùng nước thuốc này uống trong ngày. Ở Ấn Độ, rễ dùng chữa đau phổi cho gia súc; trộn một phần bằng nhau với rễ Colocynth, giã nát trong cối dùng đắp mụn nhọt; nấu sôi với dầu mù tạc dùng trị đau đầu. Quả dùng chữa bệnh hen suyễn. Dầu thu được khi chưng quả Cứt quạ lớn trong dầu dừa hay dầu gừng dùng đắp vào da đầu trị đau nửa đầu và bệnh trĩ mũi.
Ghi chú: Có tác giả gộp luôn cả loài Qua lâu bao lớn (Qua lâu có lá bắc) - Trichosanthes bracteata Voigt vào loài trên, xem như tên đồng nghĩa. Chúng tôi tách làm hai loài theo Trung Quốc cao đẳng thực vật.

Thiên hoa phấn-Trichosanthes kirilowi Maxim

Thiên hoa phấn là tên dược liệu (thuốc) của rễ cây qua lâu còn có tên là dưa trời, dây bạc bắt, có tên khoa học là Trichosanthes kirilowi Maxim, thuộc họ bầu bí - Curcurbitaceae. Ở nước ta cây mọc trên đất rừng bên khe hay mé đường vùng núi Cao Bằng và cùng mọc trên đất cát hoang ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Rễ qua lâu chứa tinh bột và chất nhầy, đặc biệt là chất trichosanthin karasurin. Thiên hoa phấn có vị ngọt, nhạt, sau hơi đắng, chua, không mùi, tính hàn, có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận táo, giảm đau, chữa sốt nóng, miệng khô khát, lở ngứa, hoàng đản, viêm tấy. Liều dùng hằng ngày: 8-16g dưới dạng thuốc sắc hoặc thái mỏng, giã nát, ngâm nước, lọc lấy bột, dùng mỗi lần 4 - 8g.
Thiên hoa phấn được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Chữa sốt nóng, miệng khô khát, vàng da: Thiên hoa phấn 8g, rễ cây é lớn đầu 8g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày.
-Chữa đái tháo đường: Thiên hoa phấn 8g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 20g; đơn bì, kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 12g; sơn thù, sa sâm mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.
 Thiên hoa phấn.
- Chữa sốt rét:
Thiên hoa phấn 8g, mẫu lệ 12g, sài hồ, quế chi, hoàng cầm mỗi vị 8g, can khương, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa mụn nhọt lâu ngày: Thiên hoa phấn 8g, ý dĩ, bạch chỉ, mỗi vị 10g. Sắc hoặc tán bột uống.
- Chữa quai bị: Thiên hoa phấn 8g, thạch cao 16g, ngưu bàng, cát căn mỗi vị 12g, thăng ma, liên kiều, hoàng cầm, cát cánh mỗi vị 8g, sài hồ, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa tắc sữa: Thiên hoa phấn 8g, bạch thược 12g; sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp mỗi vị 8g, thanh bì, cát cánh, thông thảo mỗi vị 6g. Sắc uống. Hoặc thiên hoa phấn 12g, xuyên sơn giáp rang phồng 12g, tán bột ninh với chân giò lợn, ăn cái, uống nước.
- Chữa viêm amidan mạn tính: Thiên hoa phấn 8g, sinh địa 16g, hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 12g, sơn thù, trạch tả, đơn bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì mỗi vị 8g, xạ can 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa thấp khớp: Thiên hoa phấn, thổ phục linh, cốt toái bổ, kê huyết đằng, thạch cao, đơn sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt mỗi vị 12g, bạch chỉ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.