Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Tại sao con người lại gù lưng, tóc bạc và da đồi mồi sau khi già? Câu trả lời rất đơn giản

 

Tuổi già có 3 trạng thái xấu xí: lưng gù, tóc bạc và da đồi mồi. Trong mắt người già, đây không phải là xấu mà là dấu ấn để lại trên cơ thể theo năm tháng. Nhưng tại sao khi về già chúng ta lại bị gù lưng, tóc bạc và da đồi mồi?

Vốn dĩ khi còn trẻ eo thon, dáng thẳng, thì nay về già chiều cao thu hẹp, lưng gù?

Tại sao con người lại gù lưng, tóc bạc và da đồi mồi sau khi già? Câu trả lời rất đơn giản - Ảnh 1.

Nguyên nhân lưng gù không phải thiếu canxi, mà là thiếu lượng xương

Nguyên nhân không phải thiếu canxi, mà là thiếu lượng xương. Nhiều người không hiểu mối quan hệ giữa khối lượng xương và canxi. Họ chỉ biết rằng canxi là cần thiết, nhưng họ không biết rằng khối lượng xương mới thực sự cần thiết.

Khối lượng xương là thuật ngữ chung cho tất cả các chất liên quan đến dinh dưỡng xương, bao gồm các khoáng chất cần thiết cho xương, chẳng hạn như canxi và phốt pho, các chất dinh dưỡng khác tốt cho xương, chẳng hạn như collagen, protein và muối vô cơ. Việc bổ sung canxi đơn lẻ không ảnh hưởng nhiều đến việc duy trì xương, thậm chí bổ sung quá nhiều canxi có thể dẫn đến nồng độ canxi trong máu quá cao.

Khi không được bổ sung dinh dưỡng, cơ thể già đi, khối lượng xương cũng nhanh chóng bị mất đi. Sau khi đi lại, xương mất dần chất nuôi dưỡng, nhỏ dần và dễ gãy, cho đến khi loãng xương. Khom lưng là biểu hiện trực tiếp của bệnh loãng xương. Những người bị loãng xương cũng có thể có dấu hiệu gãy xương và giảm chiều cao. Đồng thời, tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cũng sẽ tăng cao như viêm khớp gối, thoái hóa đốt sống cổ….

Vốn dĩ tóc toàn màu đen, sao bỗng dừng lại chuyển sang màu trắng?

Tại sao con người lại gù lưng, tóc bạc và da đồi mồi sau khi già? Câu trả lời rất đơn giản - Ảnh 2.

Tóc trắng là do hắc tố gây nên

Thời xưa, Ngũ Tử Tư sau một lần thức đêm, tóc bác trắng, mọi người cũng luôn tin rằng, nỗi buồn và áp lực sẽ khiến tóc bạc nhanh. Không thể nói là không có lý, nhưng tóc trắng của người già không có liên quan nhiều đến cảm xúc tiêu cực, chủ yếu là do hắc tố gây nên. 

Tóc con người có màu đen là do cơ thể tiết ra một lượng lớn sắc tố melanin khi còn trẻ. Khi một người già đi, mức độ trao đổi chất giảm và năng lượng không đủ nên không thể tiết ra melanin. Nếu không có melanin, tóc sẽ tự nhiên chuyển sang màu trắng. Tuổi càng cao thì tóc càng trắng, người già sống thọ về cơ bản đều là tóc bạc.

Những người trẻ cũng có bạc, không phải già mà là ốm. Có thể do yếu tố di truyền, hoặc có thể do bệnh gan, thận. Ví dụ, tóc trắng ở thái dương tương ứng với gan, tóc trắng trên đỉnh đầu tương ứng với thận, tóc trắng trên trán tương ứng với lá lách và dạ dày, và tóc trắng sau gáy tương ứng với bàng quang.

Tại sao khuôn mặt mịn màng, căng bóng lại phủ đầy đồi mồi, nếp nhăn khi về già?

Tại sao con người lại gù lưng, tóc bạc và da đồi mồi sau khi già? Câu trả lời rất đơn giản - Ảnh 3.

Đồi mồi nguyên nhân là do lão hóa da hoặc do di truyền, mặt khác còn liên quan đến bệnh tật

Các vết đốm đồi mồi trên khuôn mặt là những đặc điểm quan trọng nhất còn sót lại của tuổi tác và thuộc về khối u lành tính. Không phải mọi người cao tuổi đều có đốm đồi mồi, nhưng những người trên 40 tuổi thường sẽ có nhiều đốm đồi mồi hơn. Một trong những nguyên nhân là do lão hóa da hoặc do di truyền, mặt khác còn liên quan đến bệnh tật.

Ví dụ, một số người cao tuổi không có đốm đồi mồi trên khuôn mặt của họ, mà là xuất hiện nám. Nám da có liên quan trực tiếp đến bệnh gan, sau khi mắc bệnh gan và già đi, gan bị thoái hóa tự nhiên sẽ làm tăng khả năng bị nám da.

Các đốm đồi mồi và nếp nhăn cũng có liên quan với nhau, nếu có nhiều đốm đồi mồi, nếp nhăn sẽ tăng lên. So với những người cùng lứa tuổi, ai cao hơn về chiều cao, ai ít tóc bạc hơn, ít đốm đồi mồi hơn đều đáng tự hào vì cơ thể còn đang khỏe mạnh, quá trình lão hóa chậm.

Để đối phó với lão hóa, chúng ta luôn phải duy trì thái độ tích cực, thường xuyên tập thể dục, đi ngủ sớm, ăn uống điều độ, tránh các loại thực phẩm chiên dầu mỡ, tránh bia rượu và thuốc lá.

Nguồn aboluowang













Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Hiểu thế nào về nguyên tắc 'đêm 7 ngày 3, vào ra không kể'

  - Câu nói “Đêm 7 ngày 3, vào ra không kể" khiến nhiều người liên tưởng tới "bí kíp phòng the" nào đó không hay. Tuy nhiên, đây lại là nguyên tắc cơ bản để giúp chúng ta sống lâu, sống khỏe.

Đêm 7” là đêm ngủ ít nhất 7 tiếng đồng hồ

Tùy vào thể trạng, thói quen công việc và lối sống của mỗi người nên không phải ai cũng cần được ngủ cùng lượng thời gian nhất định. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, những người từ 20 tuổi trở lên phải ngủ ít nhất 7 tiếng  một đêm thì mới đảm bảo sức khỏe.

Có một số người vẫn không ngủ đủ 7 tiếng cho một đêm nhưng vẫn không cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau, nhưng về lâu dài, những người này sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, huyết áp, tim mạch… và thậm chí, giảm cả tuổi thọ. Đặc biệt đối với phụ nữ, đây là một trong những nguyên nhân làm xấu da, thâm quầng mắt… Do đó, đối với cơ thể, điều độ luôn tốt hơn cường độ.

“Ngày 3” là ăn đủ 3 bữa mỗi ngày

Ai cũng biết, trong một ngày, chúng ta cần phải ăn ít nhất 3 bữa là sáng, trưa và chiều. Tuy nhiên, sự phân phối lượng thức ăn cho 3 bữa có sự khác nhau. Bữa sáng là bữa ăn cung cấp năng lượng sau một đêm dài không ăn và cho một ngày làm việc nên sẽ là bữa chính. Bữa trưa cũng tương tự nhưng có thể ít hơn. Riêng buổi tối, chúng ta có thể cho đây là bữa phụ vì đa phần đều ăn xong không hoặc ít hoạt động mà chỉ dành thời gian để ngủ. Lúc này, năng lượng nạp vào bữa tối quá nhiều sẽ biến thành năng lượng dự trữ khiến chúng ta rất dễ bị thừa cân, từ đó gây ra các bệnh nguy hiểm khác. Đây không những là bí quyết để khỏe, mà còn là bí quyết để đẹp.

Tuy nhiên, nếu có thời gian và điều kiện thì chúng ta nên chia nhỏ các khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa khác nhau trong ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

“Vào ra không kể” là nói đến chuyện uống nước hàng ngày

Để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất cho cơ thể thì chúng ta cần phải uống ít nhất 2 lít nước/ ngày. Với những người làm công việc văn phòng, ngồi nhiều một chỗ và thường quen hay lười uống nước, ngoài việc mỗi lần đứng lên hay đi ra đi vô uống nước thì chúng ta cũng nhớ chớp mắt hoặc tìm một vật gì đó ở xa để nhìn trong khoảng vài phút để giúp mắt thư giãn.

Ngoài ra, để duy trì cuộc sống khỏe mạnh, mọi người có thể duy trì 7 nguyên tắc ít - nhiều:

- Ít thịt, nhiều rau.

- Ít mặn, nhiều chua.

 Ít đường, nhiều trái cây.

- Ít ngồi, đi đứng nhiều.

- Ít âu lo, ngủ nhiều.

- Ít đi xe, đi bộ nhiều.

- Ít nóng giận, cười nhiều hơn