Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mạn tính quá phát chính, đó là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm trường diễn tại vùng họng[1] là nơi chứa rất nhiều lympho bào với nhiệm vụ diệt vi sinh vật và khi bị viêm trường diễn thì các lympho bào này phải làm việc liên tục trong một thời gian dài và ngày càng to ra, trở thành các “hạt”.[2]

Mục lục

Đặc điểm

Viêm họng hạt thể hiện ở phía sau thành của họng là chủ yếu, ở đây có nhiều hạt với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô và đôi khi chúng nối tiếp với nhau. Các hạt này luôn luôn bị kích thích làm cho người bệnh rất khó chịu như nuốt vướng, đôi lúc có cảm giác như nuốt phải sợi tóc và ngứa họng lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày (trừ khi ngủ)..[3] Viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mạn tính thường gặp và chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành.[4] bệnh không nặng nhưng gây khó chịu, nhất là trong giao tiếp.[5]

Triệu chứng

Người bệnh thường có cảm giác ngứa họng, vướng trong họng cho nên hay khạc, nhổ và mỗi lần khạc là mỗi lần cảm giác ngứa họng lại giảm đi. Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát rất khó chịu. Bệnh nhân thường không sốt.
Ngoài ra, viêm họng hạt còn biểu hiện thông qua cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng, ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...)[6]

Phòng ngừa và điều trị

  • Trước hết phải làm sao để không viêm họng, cần vệ sinh đường hô hấp trên hàng ngày thật tốt và thường xuyên như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Đối với trẻ em cũng cần được vệ sinh họng miệng ngay từ lúc còn bé để không mắc bệnh viêm VA, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang.[7]
  • Khi đã mắc bệnh đường hô hấp trên thì cần được điều trị dứt điểm ngay từ lúc mắc bệnh lần đầu không để bệnh trở thành mạn tính. Hậu quả của viêm họng cấp là gây nên viêm họng hạt mà khi đã viêm họng hạt sẽ khó khăn trong việc điều trị.
  • Đối với công nhân lao động trong các hầm lò, cần có bảo hộ lao động như đeo khẩu trang, vệ sinh môi trường tốt , không nên hút thuốc vì hút thuốc lá.
  • Điều trị viêm họng hạt tương đối khó. Việc đốt điện chỉ tạm thời loại bỏ một số hạt to, gây kích thích ngứa họng, nếu chỉ đốt hạt đơn thuần mà không điều trị viêm nhiễm xung quanh thì bệnh sẽ tái phát như cũ.[8]
  • Để điều trị viêm họng hạt, trước hết phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh, phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa một cách triệt để. Ví dụ: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amidan... để loại bỏ ổ vi khuẩn từ một trong những nơi này.
  • Nên súc họng bằng nước muối loãng, cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn, súc họng trước và sau khi ngủ
  • Có thể trị viêm họng hạt bằng lá trâm ổi.[9]

7 nguyên nhân khiến Cholesterol cao

Cholesterol cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tiền sử gia đình của bạn hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý.
7 nguyên nhân khiến Cholesterol cao
Chế độ ăn uống
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa (thường được tìm thấy trong bữa ăn sáng cổ điển) có thể gây ra lượng cholesterol cao. Bạn sẽ tìm thấy chất béo này trong các loại thịt động vât như: Thịt bò, thịt lợn, thịt bê, sữa, trứng, bơ, và pho mát có chứa chất béo bão hòa.
Thực phẩm đóng gói có chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ ca cao có thể có rất nhiều chất béo bão hòa. Bạn cũng sẽ tìm thấy chất béo bão hòa trong bơ thực vật thanh, thực vật, và hầu hết các loại bánh ngọt, bánh quy giòn, khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ khác.
 
Cân nặng

Khi cân nặng của bạn quá lớn, điều này thực sự là nguy cơ đối với sức khỏe. Thừa cân làm tăng mức cholesterol trong máu của bạn vì cơ thể của bạn lưu trữ thêm calo, đồng thời cân năng quá lớn cũng có thể làm tăng triglyceride và giảm HDL.
 
Cường độ hoạt động

Người lười vận động sẽ có nguy cơ cholesterol cao hơn những người thường xuyên tập luyện. Nếu bạn có thể đảm bảo được mức trọng lượng cơ thể hợp lý cùng với chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, bạn có thể cải thiện tình hình mỡ máu tăng cao.
 
Tuổi tác và giới tính
Đối với những người từ 20 tuổi trở lên, nồng độ cholesterol của bạn sẽ bắt đầu tăng lên. Ở nam giới, nồng độ cholesterol thường cao hơn so với nữ giới, đặc biệt là sau 50 tuổi.
Ở phụ nữ, nồng độ cholesterol được khá thấp cho đến thời kỳ mãn kinh, sau đó họ tăng lên đến mức độ tương tự như ở nam giới.
 
Sức khỏe tổng thể
Đừng bỏ qua kỳ khám sức khỏe định kỳ hàng năm của bạn, việc bạn mắc một số bệnh như bệnh tiểu đường hoặc suy giáp, có thể gây ra lượng cholesterol cao.
 
Lịch sử gia đình
Trong gia đình, nếu có thành viên có cholesterol cao thì bạn nên kiểm soát chế độ ăn uống của mình hợp lý hơn do nguy cơ bạn bị cholesterol là rất cao.
 
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới rất nhiều các loại bệnh và bạn cũng cần biết rằng hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim, do ảnh hưởng của nó trên động mạch, tim, huyết áp, và mức cholesterol?

Đột quỵ - Cận kề cái chết

 Đột quỵ là bệnh hết sức nguy hiểm, được xem là 1 trong 3 căn bệnh gây tử vong hàng đầu cùng với tim mạch và ung thư.

Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi cung cấp máu một bộ phận não bị đột ngột ngừng. Đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não.

Đột quỵ não thường do 2 nguyên nhân chính gây ra:
Mạch não bị tắc có thể do mạch máu bị xơ vữa gây hẹp dần và tắc tại chỗ. Có thể do cục máu đông hay mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác lên động mạch não và gây tắc.
Mạch máu bị vỡ do tăng huyết áp đột ngột cao quá mức, vỡ phình động mạch não. Mạch máu não bị dị dạng phình ra và gây vỡ.
Ngoài ra còn có nguyên nhân ít gặp là: Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua tương tự trường hợp trên nhưng mạch máu tự thông nên hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ.
Bên cạnh đó, các bệnh nhân mắc các chứng bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, cholesterol máu tăng cao, một số bệnh về tim mạch… hút thuốc lá, nghiện rượu, rối loạn chức năng đông máu, béo phì, ít vận động, cũng có thể dẫn tới đột quỵ.
(Ảnh: extension.missouri.edu)
Những lưu ý phòng tránh đột quỵ:

Những dấu hiệu sau chứng tỏ bạn có thể bị đột quỵ:
- Bất ngờ có cảm giác tê liệt hoặc yếu ớt ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể.
- Đột ngột bị lẫn lộn, gặp vấn đề trong việc nói và hiểu.
- Đột ngột có vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
- Đột ngột có vấn đề trong việc đi lại, bị hoa mắt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể.
- Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
- Khi có những dấu hiệu này ngay lập tức phải gọi cấp cứu hoặc nhờ người thân đưa đến cơ sở cấp cứu gần nhất.
(Ảnh: dhrcindia.com)
Để phòng tránh đột quỵ cần:
- Không hút thuốc và tránh hít phải khỏi thuốc thụ động.
- Điều trị bệnh cao huyết áp nếu bị bệnh này.
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh ít chất béo bị bão hòa, ít chất béo chuyển dạng, ít cholesterol và muối.
- Thường xuyên hoạt động thể dục thể thao.
- Giữ cân nặng của quý vị trong tầm kiểm soát.
- Tuân theo các yêu cầu của bác sĩ về việc dùng thuốc.
- Kiểm soát đường huyết nếu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
- Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ và duy trì một cách đều đặn.

Cảnh giác cao với bệnh huyết áp thấp

Đối với nhiều người, huyết áp cao mới nguy hiểm cho tới sức khỏe, tuy nhiên theo các bác sĩ, tăng hay giảm huyết áp đều nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của mỗi người.
Cảnh giác cao với bệnh huyết áp thấp
Huyết áp thấp với những biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. (Ảnh minh họa)
Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp:
- Người bị huyết áp thấp thường có triệu chứng choáng váng, chóng mặt, mặt xanh khó chịu bứt rứt trong người.
- Các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp hay đi kèm với các triệu chứng của các bệnh nền gây tụt huyết áp như: tiêu chảy, đau bụng, sốt cao, lạnh run hay các bệnh mạn tính khác như viêm phế quản mạn tính, xơ gan, suy tim, ung thư, đái tháo đường…
- Những trường hợp huyết áp thấp cấp tính, bệnh nhân thường có triệu chứng rất mệt mỏi và phải nhập viện ngay. Với những người huyết áp thấp mạn tính, có khi chỉ hoa mắt chóng mặt thoáng qua, hay chỉ hơi khó chịu trong cơ thể một chút.
- Người bệnh cần thực sự lưu ý, do nhiều biểu hiện của huyết áp thấp cũng gần giống với tăng huyết áp, vì vậy vai trò của việc đo huyết áp là rất quan trọng. Người bệnh chỉ được phép kết luận là tụt huyết áp khi đo huyết áp tối đa dưới 90mmHg.

Nguyên nhân gây nên huyết áp thấp

- Các nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể là một bệnh cấp tính gây mất dịch trong cơ thể như tiêu chảy nhiều, ói mửa nhiều, say rượu…
- Có một số người hay bị hạ huyết áp tư thế. Họ bị hoa mắt chóng mặt khi đang nằm mà ngồi dậy, hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Tình trạng này hay xảy ra vào buổi sáng sớm và không có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh nhân chỉ cảm thấy hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh và vã mồ hôi. Các triệu chứng này chỉ kéo dài vài phút rồi hết. Trường hợp này, bệnh không hề gây tử vong cho người bệnh, tuy nhiên gây khó chịu và làm giảm đi chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Phòng ngừa bệnh huyết áp thấp:

- Không để mắc các bệnh cấp tính làm mất dịch nhiều như tiêu chảy, nôn ói.
- Không ăn kiêng thái quá, nhất là ở một số trường hợp nhịn ăn uống để giảm cân nặng ở một số phụ nữ trẻ.
- Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột nhất là buổi sáng khi mới thức dậy.
- Hạn chế uống rượu bia và việc sử dụng các chất kích thích khác gây tổn hại cho hệ thần kinh.
- Tránh stress, cân bằng về tâm lý, với một số người bị huyết áp thấp vô căn có thể tập dưỡng sinh, Yoga đúng cách rất có lợi cho sức khỏe và hệ tuần hoàn.
- Có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi. Không để đói bụng quá, ngủ đủ và tập thể dục thường xuyên.
- Nên chữa trị tốt những bệnh mạn tính đã mắc phải như đái tháo đường, suy gan, viêm phế quản mạn tính…
- Nên khám sức khỏe định kỳ 2 lần trong năm với những người trên 40 tuổi để điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể có thể dẫn đến huyết áp thấp bất ngờ.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh Gout

Bệnh gout là bệnh do nồng độ acid uric trong máu cao, sinh ra viêm sưng khớp gây đau đớn kéo dài. Chế độ ăn uống là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển hay ổn định của bệnh Gout.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh Gout
Dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong điều trị bệnh.
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, rất nhiều người đặc biệt là nam giới mắc phải bệnh mà người ta hay gọi là “bệnh nhà giàu” – bệnh Gout. Trong cả nguyên nhân cũng như cách điều trị việc ăn uống đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Ăn uống như thế nào để có thể dễ dẫn tới bệnh Gout và làm thế nào để có thể phòng tránh được căn bệnh này.
Ths, Bs Doãn Thị Tường Vi, Khoa Dinh dưỡng bệnh viện 198 đã có cuộc trò chuyện với chương trình, đã đưa ra những tư vấn liên quan tới bệnh Gout và những lưu ý dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị bệnh Gout.
Gout là bệnh lý được biết đến lâu đời nhất của loài người, trước đây được xem như bệnh của "vua chúa" vì thường xuất hiện ở những người giàu sang với những đồ ăn thức uống của nhà giàu. Ngày nay, đây là ảnh hưởng của rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến mọi người, không chỉ riêng người giàu.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh Gout là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Đối với người không mắc bệnh, acid uric thường phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Đối với những người bị bệnh Gout, cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid uric qua nước tiểu quá ít. Từ việc không đào thải được acid uric, khiến acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau khớp, viêm sưng khớp.
Gout được xếp vào bệnh của thời đại văn minh, thường gây đau đớn dai dẳng cho người bệnh và là báo hiệu của nguy cơ bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh thân.

Nguyên nhân ăn uống là yếu tố thúc đẩy bệnh phát sinh, cũng như làm tăng quá trình tái phát bệnh, do trong quá trình sử dụng thực phẩm có nhiều nhân purin, khi purin chuyển hóa sẽ tạo ra axit uric. Acid uric lắng đọng ở các thận gây sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, gây tắc nghẽn và dễ nhiễm trùng, có bệnh nhân có nguy cơ tử vong từ hậu quả của những nhiễm trùng đó.
Bệnh Gout nằm trong hội chứng chuyển hóa thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường… Các bệnh phối hợp lại với nhau, không những gây nên bệnh về khớp về thận, làm cho bệnh cảnh với nhiều biến chứng trầm trọng hơn.
 
Khi bị bệnh Gout, người bệnh không nên ăn nhiều những thực phẩm tạo ra nhiều axit uric, do đó những thực phẩm nhiều nhân purin khi ăn vào sẽ tạo ra nhiều acid uric. Những thực phẩm thường nên dùng là ngũ cốc, khoai củ, trứng, sữa, phomat, lạc, các loại rau củ không chua.
Có thể dùng thêm các loại thịt cá, tôm cua có thể dùng nhưng lượng vừa phải. Các loại thịt không nên ăn thịt trắng, không nên sử dụng các loại thịt đỏ như thịt thú rừng, thịt bò, tôm cua hải sản quá chứa nhiều nhân purin. Những loại nội tạng động vật, cá Trích, cá đóng hộp cũng nên thận trọng khi sử dụng. Những đô uống như bia rượu, nước trà, cà phê… cần dùng ở mức độ vừa phải, không nên quá lạm dụng.
Khi bị bệnh, người bị ăn các loại quả chua, uống những nước quả chua như bưởi chua, khế chua chúng ta cũng cần nên hạn chế, do môi trường acid đó làm tăng sự lắng đọng acid uric.
Nhằm tăng sự đào thải acid uric, người mắc bệnh Gout cần uống từ 1 lít – 2.5 lít nước khoáng. Nếu bệnh nhân không có bệnh về tim mạch, cần khuyến khích bệnh nhân nên uống các loại nước khoáng kiềm để đào thải acid uric.
Sau đây là những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng đối với người mắc bệnh Gout:
Hạn chế:
- Hạn chế các loại thức ăn có nhiều nhân purin như: thịt, cá nạc, hải sản, gia cẩm.
- Hạn chế các loại phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, lòng, dồi lợn.
- Hạn chế các loại rau quả có vị chua.
- Hạn chế các loại thức uống có nhiều nhân purin như: rượu, bia, chè, cà phê.
Nên:
- Uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng kiềm.
- Ăn các loại rau quả có tính chất lợi tiểu để tránh acid uric ứ đọng lại trong cơ thể.
- Trong đợt Gout cấp có thể dùng trứng, sữa, phomat, các loại hạt.
Lưu ý:
- Những bệnh nhân có cholesterol trong máu cao không nên dùng quá 2 quả trứng/ 1 tuần.
- Chất tinh bột sử dụng bằng gạo, mì, khoai.
- Chất béo sử dụng bằng bơ, dầu thực vật.

10 hoạt động tăng cường sức khỏe tim mạch

Hiện nay, bệnh tim mạch vẫn là một trong những căn bệnh chính gây tử vong cao nhất thế giới. Áp dụng những biện pháp sau đây sẽ giúp giảm nguy cơ từ chứng bệnh nguy hiểm này.
10 hoạt động tăng cường sức khỏe tim mạch
Luyện tập thể dục 30 phút/ngày, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và tim mạch. (Ảnh: thanhnienhospital.org)
1. Ăn tối thiểu 25g chất xơ/ngày
Các nghiên cứu đã đối chiếu giữa chế độ ăn giàu chất xơ và giảm nguy cơ bệnh tim. Chất xơ trong yến mạch, các loại đậu và trái cây họ cam quýt giúp giảm lượng cholesterol “xấu”.
2. Ăn nhiều rau củ và trái cây
Các loại rau củ và trái cây chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe được gọi là các flavonoid. Các chất này hoạt động gần giống như các chất chống oxy hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
3. Giảm muối trong thức ăn
Cắt giảm lượng muối cũng là một trong những cách bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình, tránh nguy cơ tăng huyết áp và các tai biến về tim mạch khác. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ khuyến cáo người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 2,300mg muối/ngày, tương đương một thìa cà phê.
4. Ăn chocolate đen
Chocolate đen nguyên chất, không phải chocolate sữa, chứa một lượng lớn catechin tự nhiên, một chất chống oxy hóa có lợi cho tim.
5. Kiểm tra vòng eo
Béo bụng là một dấu hiệu chỉ báo tăng nguy cơ bệnh tim. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cứ tăng thêm 5cm vòng bụng khiến nguy cơ các bệnh tim mạch cũng tăng thêm 20%. Cần phải có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để cơ thể của bạn giữ được trọng lượng cân đối và sức khỏe dẻo dai.
6. Tìm hiểu triệu chứng của bệnh đau tim
Phụ nữ có thể bị đau ở tay, lưng và thậm chí là răng... tất cả các biểu hiện này đều có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu bạn trải qua những cơn đau bất thường, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
7. Ăn ít chất béo và chọn những chất béo có lợi
Ăn các loại thực phẩm có ít chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo trans... là các loại chất béo làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Hãy ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây và rau củ, các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám.
8. Khám răng định kỳ
Sức khỏe răng miệng có liên quan đến sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu của Đài Loan trên 100,000 người cho thấy những người vệ sinh răng miệng đều đặn giảm 24% nguy cơ đau tim và 13% nguy cơ đột quỵ so với những người ít vệ sinh răng miệng.
9. Ăn nhiều cá
Ăn một hoặc hai phần cá giàu acid béo Omega-3 mỗi tuần, ví dụ như cá hồi… có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
10. Luyện tập 10 phút mỗi ngày
Nếu bạn không có thời gian thực hiện đầy đủ bài tập 30 phút mỗi ngày thì Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên chia thời gian tập luyện thành ba đợt mỗi ngày và mỗi lần 10 phút, điều này vẫn đáp ứng yêu cầu luyện tập nửa giờ mỗi ngày.

Các loại thảo dược trị bệnh gan, mật

Các thảo dược trị bệnh gan, mật có tác dụng tăng sơ tiết mật, men ở gan, giải độc tế bào gan, chống xơ gan, tăng tái tạo tế bào gan khi bị hủy hoại…
Hiện nay, các bệnh về gan, mật đang có nguy cơ tăng cao do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý của nhiều người, đặc biệt là nam giới. Chữa trị bệnh gan, mật bằng thảo dược đang trở thành bài thuốc hay được sử dụng trong đời sống tại nhiều gia đình.

Nhân trần:

Được sử dụng phần trên mặt đất của cây, Adenosma caeruleum R.Br, cây có vị hơi đắng, mùi thơm dễ chịu do chứa tinh dầu.
Theo Đông y, nhân trần có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, thoái hoàng, lợi mật, giải độc. Dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm gan vàng da, vàng mắt thể dương hoàng, tức thể viêm gan cấp tính, hoặc âm hoàng tức thể viêm gan mạn tính kể cả viêm gan do virus B.
Liều dùng, ngày 12 - 16g, sắc uống hoặc hãm. Để tăng hiệu quả trị liệu, có thể phối hợp với các loại thảo dược khác nhân trần 20g, chi tử 12g, đại hoàng 4g, sắc uống, ngày một thang, uống liền 3 - 4 tuần.
Nhân trần tía, còn gọi là nhân trần Tây Ninh, nhân trần tía cũng có vị đắng, mùi thơm do chứa tinh dầu, song hàm lượng thấp hơn, có công năng lợi gan, mật, cũng dùng để trị các bệnh về gan, mật như nhân trần.
Bồ bồ:
Là thân lá của cây bồ bồ hay còn gọi là nhân trần bồ bồ. Có tác dụng gây tăng tiết mật rõ rệt, nhất là dạng cao cồn; trị viêm gan, vàng da. Ngoài ra, bồ bồ còn dùng trị cảm mạo phong nhiệt, hoặc viêm ruột với liều 8 - 12g, sắc uống hoặc hãm.
Diệp hạ châu:

 Lưu ý: Diệp hạ châu không dùng cho phụ nữ có thai.
Dân gian thường gọi là cây chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, quy vào kinh can, phế, có công năng tiêu độc, lợi mật, hoạt huyết. Diệp hạ châu được dùng điều trị viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm thận, phù thũng, sỏi tiết niệu. Liều lượng, ngày 8 - 20g, sắc uống.
Diệp hạ châu đắng, còn gọi là chó đẻ răng cưa thân xanh. Theo Đông y, diệp hạ châu đắng vị đắng, tính mát, quy kinh phế thận, có công năng tiêu độc, sát khuẩn, tán ứ, thông huyết, lợi tiểu, lợi mật, ức chế virus gây viêm gan B, điều hòa huyết áp, được dùng trị viêm gan, mật, bí tiểu, tắc tia sữa, mụn nhọt, bế kinh... Liều dùng 8 - 16g, sắc uống, dùng ngoài, cây tươi giã nát đắp vào vết thương lở loét hoặc vết cắn của côn trùng.

Actiso:

Các bộ phận lá, hoa và rễ của actiso được dùng làm thuốc. Lá actisô chứa các acid hữu cơ, các hợp chất flavonoid... Hoa actiso chứa nhiều taraxasterol và faradiol, là những chất có tác dụng ức chế viêm khá mạnh. Cao actiso có tác dụng bảo vệ gan, tác dụng lợi mật tốt, hoạt tính chống ôxy hóa cao; còn có tác dụng hạ cholesterol và urê huyết. Được dùng trị viêm gan, viêm túi mật hoặc chức năng của gan mật kém, sỏi mật.

Nghệ:

Củ nghệ có chứa nhiều phellandren, borneol..., curcumin 1,5 - 2%. Gây co bóp túi mật và tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống viêm, giảm đau. Dùng nghệ, đặc biệt là curcumin để trị viêm gan vàng da hoặc trường hợp dịch mật bài tiết khó khăn.
Ngoài ra còn nhiều vị thuốc khác có tác dụng tốt cho gan, mật, như chi tử (Fructus Gardeniae) có tác dụng tăng bài tiết dịch mật.
Ngũ vị tử: tăng tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, khi gan bị viêm nhiễm.
Cà gai leo: trị các trường hợp gan đã bị xơ hóa; cúc gai hay còn gọi là kế sữa, với thành phần silymarin có tác dụng ức chế virus viêm gan C, chống ôxy hóa, giúp tế bào gan tránh khỏi bị hủy hoại do viêm gan.


PGS.TS. Phạm Xuân Sinh - O2TV

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Cảnh giác khi mua “đông trùng hạ thảo”





Sâu chít dùng làm giả đông trùng hạ thảo.







Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) - nói nôm na là mùa đông thì nó là côn trùng nhưng đến mùa hè, thì nó là cây cỏ. Theo "Bản Thảo Cương Mục" của Lý Thời Trân, viết vào đời nhà Minh - năm 1578 sau Công nguyên - được coi như "Bách khoa toàn thư về dược liệu Trung Quốc", đã đánh giá rất cao ĐTHT vì tác dụng điều trị nhiều loại bệnh tật, cũng như bảo vệ sức khỏe toàn diện cho con người.
Thời xưa ở Trung Quốc, ĐTHT chỉ dành riêng cho vua chúa, dân chúng không được phép sử dụng. Còn hiện tại, mua bao nhiêu cũng có nhưng mua đúng "thứ thiệt" thì… chưa chắc!
1. Ở TP HCM, đường Hải Thượng Lãn Ông, Triệu Quang Phục, Lương Nhữ Học, Phùng Hưng…, quận 5,  là những con đường được mệnh danh là "phố thuốc Bắc". Trên những con “phố thuốc Bắc”, có hàng trăm cửa hàng chuyên bán các loại dược liệu dược phẩm nhập từ Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…, cùng với các dược liệu nuôi trồng trong nước. Thôi thì đủ cả: Hồng sâm, Bạch sâm, Hà xa đại táo, Hải mã, Địa sâm, Quế chi, Đỗ trọng, Thục địa, Hà thủ ô và dĩ nhiên là có cả ĐTHT.
Theo lương y Diệp Khiết, ở quận 11, TP HCM, gia đình đã có 4 đời làm nghề xem mạch bốc thuốc, thì: "ĐTHT chỉ sinh trưởng ở vùng cao nguyên Thanh Tạng Trung Quốc và ven rìa dãy núi Hymalaya, nơi cao hơn mặt nước biển từ 3.000 đến 5.000m, quanh năm tuyết phủ". Người Tạng gọi nó là yatsa gunbu - có nghĩa "mùa hè là cây, mùa đông là côn trùng"... Còn người Trung Quốc gọi nó là "đồng chong xia cão". Nó được phát hiện vào đầu thế kỷ XV bởi nông dân người Tạng vì họ thấy vào mùa xuân, khi những con bò ăn loại cây này, bỗng trở nên khỏe mạnh, ít bị bệnh tật và rất sung sức trong việc giao phối.
Năm 1878, một nhà vi khuẩn học người Anh tên là Miles Joseph Berkeley đã công bố nó trong một công trình nghiên cứu của mình. Từ đó, nó chính thức mang tên Ophiocordyceps sinensis hoặc Cordyceps sinensis.
Trước năm 1993, các nước phương Tây hầu như không biết gì về ĐTHT. Chỉ cho tới khi 3 nữ vận động viên Trung Quốc là Wang Junxia, Qu Junxia và Zhang Linli phá vỡ kỷ lục thế giới về môn chạy 1.500m, 3.000m và 10.000m tại Thế vận hội Olympic tổ chức ở Bắc Kinh thì nó mới gây ra sự nghi ngờ  nhưng các xét nghiệm kiểm tra doping sau đó cho thấy trong cơ thể của 3 nữ vận động viên không hề có những chất bị cấm.
Theo huấn luyện viên Ma Junren, 3 nữ vận động viên đã được cho sử dụng ĐTHT và… máu rùa - là những chất hoàn toàn do thiên nhiên tạo ra - không nằm trong vùng cấm thuốc kích thích, chẳng khác gì món "hồng sâm hầm thịt chó" mà nhiều vận động viên Hàn Quốc vẫn thường dùng để nâng cao thể lực!
Theo các khảo sát của y học phương Tây, ĐTHT có tác dụng bảo vệ tủy xương và hệ tiêu hóa của những người bị chiếu xạ (xạ trị chữa ung thư), bảo vệ gan trước những tác nhân virus, chống bệnh trầm cảm. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm hạ đường huyết - nhất là với những người đề kháng với chất insulin - là chất do tuyến tụy tiết ra nhằm giúp cân bằng lượng đường trong máu và đặc biệt hơn cả là ĐTHT còn có khả năng tăng cường sức khỏe tình dục cho đàn ông nhưng lại không hề có phản ứng phụ như Viagra hay Cialis…
Khi tuyết tan, búi nấm ở đầu con trùng nhô lên như chồi cây.
2. Với những tác dụng như thế, ĐTHT có thể được xem như một loại "thần dược". Tuy nhiên, khi đi khảo sát tại một số điểm bán dược phẩm dược liệu ở đường Hải Thượng Lãn Ông, Lương Nhữ Học, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, chúng tôi rất ngạc nhiên về giá bán của loại "thần dược" này. Tại một tiệm thuốc bắc nằm trên đường Phùng Hưng, bà chủ tiệm đưa cho chúng tôi xem một hộp ĐTHT, hình thức rất sang trọng, bắt mắt, nắp hộp làm bằng kính trong suốt, có thể nhìn thấy rõ những con ĐTHT nằm phơi xác trên tấm vải nhung đỏ tươi. Bà nói: "Loại này 100g, giá 2 triệu đồng" - nghĩa là 1kg giá 20 triệu (?!) nhưng vẫn còn có thể… trả giá!
Quan sát thật kỹ, tôi thấy những con ĐTHT có kích thước nhỏ như trái ớt hiểm, dài khoảng 5cm, phần thân màu vàng sậm, dài khoảng 3cm, phần đầu màu xám đen, dài 2cm, nhìn tựa như một con sâu có cái chồi cây trên đầu. Lương y Diệp Khiết cho biết: "Trên những dãy núi cao hơn 3.000m ở cao nguyên Thanh Tạng, có một loại bướm gọi là con "Ngài Dơi", tên khoa học là Thitarodes. Ấu trùng của Ngài Dơi chui sâu vào trong đất để ăn các mầm non của một loại cây họ nghệ (polygonum viviparum L.) rồi ngủ đông.
Một số ấu trùng bị nhiễm một loại nấm có tên khoa học là Cordyceps sinensis. Nấm phát triển mạnh ở phần đầu ấu trùng khiến chúng khó chịu nên chúng có khuynh hướng di chuyển lên phía trên, thường là đến gần mặt đất khoảng 1cm thì chúng chết trong lúc nấm vẫn tiếp tục sinh sôi thành dạng bó tơ. Đến đầu mùa hè, nhiệt độ tăng, bó tơ này bện chặt như một chồi cây con rồi khi lớp băng trên mặt đất tan chảy, nó nhú lên". Thoạt đầu lúc mới nhú lên, chồi cây có màu trắng ngà nhưng sau đó, dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, nó xạm lại, chuyển thành màu đen xám.
Theo sự giới thiệu của lương y Diệp Khiết, tôi gặp anh Lý Bửu, nhà ở quận 11 TP HCM, một người chuyên mua bán ĐTHT. Suốt 5 năm nay, năm nào cũng vậy, cứ đến đầu mùa hè là anh lại đi Trung Quốc rồi lên cao nguyên Thanh Tạng, lùng mua ĐTHT. Anh Bửu cho biết: "Tại Kathmandu, Nepal, loạt ĐTHT rẻ nhất cũng có giá 15 nghìn USD/kg (khoảng 315 triệu đồng tiền Việt)". Tôi hỏi: "Vậy tại sao ở phố thuốc bắc Phùng Hưng, họ bán 1kg chỉ có 20 triệu đồng?". Anh Bửu cười: "Đó là hàng giả".
Theo anh Bửu, tại Dolpa, thuộc Nepal, giáp biên giới với cao nguyên Thanh Tạng, là nơi chuyên nuôi trồng ĐTHT, hàng năm cung cấp cho thị trường thế giới khoảng 2 tấn ĐTHT, chiếm 80% (20% còn lại là của Tây Tạng), 1kg ĐTHT loại 1 đã sấy khô, có giá 30 nghìn USD. Khi đưa về đến Bắc Kinh, nó trở thành 60 nghìn USD. Luật pháp Nepal quy định xuất khẩu ĐTHT từ 1kg trở lên phải có giấy phép đặc biệt nên đã sinh ra buôn lậu và làm giả. Anh Bửu nói: "Mỗi chuyến đi, tôi chỉ mua khoảng 300 - 500 gam ĐHT đã sấy khô, mà mua theo đơn đặt hàng chứ không dám mua về rồi đợi lúc có ai cần thì bán lại vì nó rất đắt".
Mua bán đông trùng hạ thảo ở Nepal.
3. Làm giả ĐTHT có nhiều cách: Trước kia, sau khi trích ly hết những dược chất, người ta thường đổ bỏ xác ĐTHT. Thế là xuất hiện những đầu nậu chuyên thu gom loại xác này. Anh Bửu cho biết: "Hiểu rõ tâm lý người mua ĐTHT nhằm tăng cường khả năng tình dục nên những người làm giả đã bơm vào trong thân ĐTHT một số chất, chủ yếu là Viagra. Khi uống vào, chỉ chừng 30 phút sau là có tác dụng ngay nhưng quan trọng nhất là vấn đề tâm lý. Người uống tin rằng mình đang sử dụng thảo mộc chứ không phải thuốc Tây nên không có hại!".
Theo Y học Trung Quốc, ĐTHT là 1 trong "Tam bảo Trung Hoa", gồm nhân sâm, ĐTHT và nhung hươu. ĐTHT có 17 acid amin, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng và khoáng chất như Al, Si, K, Na.... Quan trọng hơn là nó nhiều hoạt chất sinh học như cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine và nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Ethyl-Adenosine-Analogs). Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều loại vitamin (trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2, vitamin E, vitamin K...).
Sách Y học cổ truyền Trung Quốc coi ĐTHT là vị thuốc có tác dụng "Bổ phế ích can, bổ tinh điền tủy, chỉ huyết hóa đàm", "Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ", "Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân", có thể chữa được "Bách hư bách tổn". Các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định ĐTHT hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật.
Vẫn theo anh Bửu, ĐTHT lúc còn sống dài từ 3 - 5 cm, đường kính từ 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, thân có 8 đôi chân nhưng 4 đôi chân ở giữa nhìn rõ nhất. Búi nấm hình que cong mọc ra từ đầu, có màu trắng ngà hoặc xám trắng. Sau khi sấy khô, nó chuyển thành màu nâu đen. Lúc còn sống, nếu bẻ con trùng ra sẽ thấy bên trong ruột là chất dịch nhầy màu trắng đục.
Để làm giả, người ta dùng thân hoặc củ của cây "địa tàm" tạo hình con trùng, dùng "thảo thạch" tạo hình búi nấm. Tuy nhiên, đầu trùng và búi nấm của ĐTHT thật liền lạc với nhau một cách tự nhiên, còn đồ giả nếu quan sát kỹ, sẽ thấy vết nối. Mặt khác, các nếp gấp trên thân ĐTHT giả giao nhau rất bằng phẳng mà lý do là đổ từ khuôn ra.
Anh Bửu nói: "Bên cạnh đó, họ còn dùng bột ngô, bột lúa mạch hay thạch cao để làm giả bằng cách gia công ép màng nên hình dạng con trùng bên ngoài có màu trắng ngà, nhẵn bóng, rõ các vằn khía, mặt cắt có màu trắng nhạt, khi nhai lâu có vị ngọt và dính răng. Cầm lên thấy nặng trong lúc ĐTHT thật nhẹ như bông".
Tinh vi hơn, người ta còn dùng con sâu chít (là loại sâu thân nhộng sống trong cây chít - thường dùng ngâm rượu chữa chứng đau lưng, thận hư) để làm giả ĐTHT với đủ cả thân và sợi nấm mọc trên đỉnh đầu. Tuy nhiên, khi sấy khô, sâu chít vẫn to gần gấp đôi ĐTHT thật. Nếu người mua thắc mắc, sẽ được giải thích rằng: "Đây là hàng thật, hàng cao cấp loại 1". Anh Bửu nói: "Cách phân biệt dễ nhất là khi mở hộp đựng ĐTHT, ta sẽ ngửi thấy mùi rất nồng, giống mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương. ĐTHT giả không có mùi này. Nếu có, thì đó là mùi tanh của cá, hoặc mùi rất gắt của nguyên liệu hóa học".
Với công nghệ làm giả bằng những hình thức như thế, ĐTHT giả khi uống vào hầu như sẽ chẳng có một tác hại gì nếu cây "địa tàm", "thảo thạch", bột ngô, bột lúa mạch hoặc con sâu chít không bị mốc hay nhiễm những loại nấm nguy hiểm. Nhưng về tính năng chữa bệnh, bổ dưỡng thì ĐTHT giả chỉ là con số 0. Theo lương y Diệp Khiết: "Nếu cần điều trị một bệnh nào đó hoặc cần phải tẩm bổ, thì nhiều loại dược phẩm, dược liệu - cả của Đông y lẫn Tây y - có tính năng ngang bằng, lắm khi vượt trội hơn ĐTHT. Vì vậy, cần cân nhắc cẩn thận trước khi mua. Nếu mua, nên tìm hiểu kỹ cách phân biệt giữa ĐTHT giả và thật…"

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Tiểu đường Loại 2: Một lời nguyền gắn vào số mạng Việt kiều cao niên


Việt Kiều là những người Việt đã rời Việt Nam từ 1975 để sinh sống ở những quốc gia tự do trên toàn thế giới. Phần lớn Việt Kiều đã định cư ở Hoa Kỳ; California có số lượng Việt Kiều lớn nhất và Westminster, California có thể hãnh diện có được mật độ người Việt cao nhất sống ngoài Việt Nam.
Trong một bài báo mới đây mang tựa đề “Tình trạng Sức khỏe của Người Cao Niên Hoa Kỳ gốc Á”, đăng trên tạp chí có uy tín Journal of the American Geriatrics Society đã tiết lộ nhiều hình trạng đáng lo nơi Việt Kiều cao tuổi. Khi đối chiếu so sánh với những nhóm người Mỹ gốc Á khác trong văn hóa “dùng đũa” (Khổng giáo) như người Mỹ có gốc Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc, Việt Kiều cao niên, được coi như một nhóm có trình độ học vấn kém hơn và nghèo hơn, lại có tỷ lệ cao hơn về bệnh tâm thần, nhiều người bất khiển dụng hơn và có tỷ lệ cao nhất về tiểu đường (22%).
 
 
Người ta có thể tìm ra lời giải thích thỏa đáng cho phần lớn những phát hiện trên trong giới Việt Kiều cao niên, ngoại trừ chuyện một tỷ lệ cao của bệnh Tiểu đường Loại 2. Bài viết này cố gắng đưa ra một lời giải thích có khả năng thuyết phục nhất về sự khác biệt và với nhiều hy vọng sẽ có thể mang lại một vài lời khuyên bổ ích cho những Việt Kiều trên phương diện bệnh Tiểu đường Loại 2.
 Tiểu đường Loại 2 là gì?
Tiểu đường Loại 2 là một chứng rối loạn đã bị gán cho một cái tên sai, đã bị hiểu lầm và cho đến năm 2008, người ta vẫn còn hoàn toàn lầm lẫn trong chỉ dẫn về phương cách chữa trị.
Không giống như bệnh Tiểu đường Loại 1 (Tiểu đường ở Thanh thiếu niên) là bệnh đái tháo đường duy nhất đúng nghĩa, ở dạng bệnh này sự thiếu hụt sản xuất Insulin của tuyến tụy làm ngăn trở khả năng điều hòa glucose của cơ thể qua cách biến đổi chất đường này thành glycogen để dự trữ, do đó lượng glucose trong huyết tương tăng cao. Bệnh nhân mắc bệnh Tiểu đường Loại 1 phải được chích Insulin để giữ cho lượng glucose trong máu trở lại càng giống bình thường chừng nào càng tốt. Nhiều người mang bơm Insulin có cài chương trình để rập khuôn sự phóng thích Insulin từ tuyến tụy đáp ứng đúng những bữa ăn.
Sự việc lại không đơn giản như thế ở bệnh Tiểu đường Loại 2 vì sự gia tăng glucose lại gây ra bởi sự kháng cự của các mô chống lại hoạt động của Insulin. Tuyến tụy phản ứng lại bằng cách bơm thêm Insulin nhiều hơn nữa để lấn áp sự đề kháng; kết quả là bị mắc chứng Insulin tăng trong máu, ngay cả khi đói bụng.
 
 
Ðề kháng lại Insulin rất có thể là do sự thấm nhập chất béo vào trong những cơ quan nội tạng và phản ứng viêm để chống lại tiến trình này. Dòng thác lũ sưng viêm này và sự rối loạn chức năng của những tế bào mỡ là do hoạt động của những vi hạt organelles trong tế bào nhiều hơn là – như trước đây người ta vẫn tin – do adipokines, là những kích thích tố (hormone) có liên quan đến bệnh béo phì, hay là do cytokines hoặc những chất gây viêm khác dẫn đến chứng tăng mỡ trong máu, tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu mà kết quả cuối cùng trong nhiều trường hợp là sự hư hại các cơ quan nội tạng, thí dụ như những bệnh tim mạch (chứng đột quỵ và đau tim), những bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh ngoại vi và chứng mất trí nhớ Alzheimer. Cũng cần ghi chú thêm là Insulin, tự thân, đã từng được coi là một chất kích thích có chiều hướng gây phản ứng viêm.
 
 
 
Một cách rõ ràng hơn, bệnh Tiểu đường Loại 2 không hẳn là do lượng đường (glucose) cao, mà đúng hơn là do sự gia tăng Insulin trong máu, sự sưng viêm và rối loạn chức năng của tế bào mỡ adipocyte. Ðể chỉ chứng này, tôi thích gọi là “Hội chứng kháng Insulin”, có người lại dùng những thuật ngữ Hội chứng Biến dưỡng và Hội chứng X.
 Việc chữa trị bệnh Tiểu đường Loại 2 đã bị hiểu sai lạc ra sao trước khi có cuộc nghiên cứu ACCORD.
ACCORD (Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes) là một cuộc nghiên cứu rộng lớn, có hoạch định cẩn thận, với sự tham dự của nhiều trung tâm nghiên cứu, thực hiện trên bệnh nhân mắc chứng Tiểu đường Loại 2; cuộc nghiên cứu được bảo trợ bởi Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia (NIH), khởi sự thiết lập hồ sơ bệnh nhân vào khoảng năm 2005 và cho tới nay (2010) đã thâu lượm được vài kết quả quan trọng:
1. Sự kiểm soát gắt gao lượng glucose trong huyết thanh bằng những chế độ dùng Insulin chặt chẽ làm tăng đáng kể số tử vong ở những bệnh nhân này, một điều làm những nhà nghiên cứu ngạc nhiên là họ chết vì những cơn đau tim và đột quỵ chứ không do phản ứng chống lại lượng đường trong máu thấp như người ta vẫn nghi ngờ. Nhánh nghiên cứu này đã chấm dứt trước hạn kỳ, vào năm 2008 do mối quan ngại về sự an toàn của những đối tượng còn lại của cuộc nghiên cứu.
2. Như đã được chứng minh trước đây, sự chế ngự chứng cao huyết áp đặc biệt hữu hiệu khi dùng thuốc ức chế ACE (ACE Inhibitor). Tuy nhiên, làm giảm áp suất tâm thu (systolic pressure) xuống mức thấp hơn 140mmHg  không mang lại thêm lợi ích nào cho người bị cao huyết áp (và còn có thể nguy hiểm ở người cao tuổi).
3. Ðiều quan trọng là kiểm soát lượng chất béo trong máu bằng cách dùng những thuốc statine. Dùng thêm những thuốc fibrate để hạ lượng chất béo xuống nữa không giúp gì được cho một kết quả lâm sàng tốt hơn.
Trước khi có cuộc nghiên cứu mang tính mở đường này, các bác sĩ chỉ chăm chăm vào việc chế ngự lượng đường tăng cao trong máu ở những bệnh nhân bị bệnh Tiểu đường Loại 2 và chữa trị họ giống như phương thức chữa trị bệnh Tiểu đường Loại 1. Insulin khi đó thường được dùng khi thuốc uống không còn công hiệu để cố đạt được một lượng glucose khi đói bụng là 110mg% hay ít hơn, hoặc là khi lượng Glycosylated Hemoglobin (HGb A1C) cao hơn 7. Lượng Insulin được đưa thêm vào cho những bệnh nhân vốn đã có một lượng Insulin cao trong máu đã mặc sức tàn phá cơ thể họ và hiển nhiên đã đưa đến những kết quả xấu ban đầu như đã được trưng dẫn trong cuộc nghiên cứu ACCORD.
Cuộc nghiên cứu ACCORD sẽ được các bác sĩ hiện đang hành nghề thẩm định lại và sẽ được đưa vào trong những sách chuyên khoa Y trong thời gian tới.
Một cách nhìn toàn diện để có thể chế ngự Hội chứng Ðề kháng Insulin bao gồm những điều sau đây:
a. Phải có một chế độ ăn hợp lý hàng ngày với một lượng calori giới hạn (trong khoảng từ 1700 tới 2000 Kcal mỗi ngày ở nam giới, ở phái nữ là từ 1500 tới 1800 Kcal mỗi ngày). Cách ăn theo kiểu vùng Ðịa Trung Hải (Mediterranean type diet) được đề cao do bởi tác dụng chống sưng viêm có được do chất mỡ đơn chưa no (mono-unsaturated fat, thí dụ như dầu ôliu) là chất chủ yếu trong thực đơn, dồi dào lượng acid béo omega-3 có trong đồ biển và chứa ít đường đơn (mono và diglycerides). Lượng chất đạm ăn vào mỗi ngày ít nhất phải là 1,2 gram cho mỗi kg thể trọng. Người ta cũng khuyên chỉ dùng chất bột/đường phức hợp (complex carbonhydrates).
b. Một thời khóa biểu tập thể dục ngắn, 15 - 30 phút mỗi ngày trong đó bao gồm tập nhảy aerobic, thể dục dụng cụ nhẹ (callisthenic) cho hệ tim mạch và óc được dẻo dai, vài môn tập cử tạ cũng được người ta khuyến khích để duy trì lượng cơ bắp, giúp thêm tác động trên sức kháng cự lại Insulin.
c. Theo dõi kỹ tình trạng cao huyết áp và cao mỡ máu như đã đề cập ở trên.
d. Chấm dứt việc bị ám ảnh bởi chuyện theo dõi lượng glucose. Kiểm tra lượng glucose mỗi ngày 1 lần khi bụng đói là quá đủ; mọi mức dưới 200mg% đều có thể chấp nhận được. Ở bệnh Tiểu đường Loại 2 (Hội chứng Ðề kháng Insulin), kết quả tốt có liên đới với một trị số HGb A1C trong khoảng 7,3 - 7,5, vì thế mọi trị số dưới 8 đều chấp nhận được. Phép trị liệu duy nhất đã được chứng minh là có ích về lâu về dài là Metformin bởi vì nó làm cho các “receptor-cảm-ứng-với-Insulin” (Insulin Receptors) nhạy cảm hơn. Những phương cách chữa trị khác hao tốn nhiều và làm cho kết quả glucose xem ra có vẻ tốt hơn, nhưng chúng không chứng tỏ được là có lợi cho bệnh nhân; ngược lại, nhiều khi cho thấy sự nguy hiểm tức thời (thí dụ Insulin, Avandia, v.v…). Cho tới ngày nay, lợi ích duy nhất đã được minh chứng trong việc kiểm soát chặt chẽ lượng glucose ở những bệnh nhân này là sự trì hoãn bệnh võng mạc do tiểu đường mà nguy cơ quá nhiều để có thể kể ra hết.
 Vì sao Việt Kiều cao tuổi lại có nguy cơ cao hơn về Hội chứng Ðề kháng Insulin (bệnh Tiểu đường Loại 2) và người ta nên làm gì để phòng ngừa?
Bên cạnh cái nhìn toàn diện đã nêu ra trên đây, Việt Kiều có những khó khăn làm cho Hội chứng Ðề kháng Insulin nặng thêm, với bệnh lý như sau:
1. Thiếu Vitamin D: Tình trạng này phổ biến ở những Việt Kiều sống ở những quốc gia tây phương. Tôi chưa từng gặp một Việt Kiều cao tuổi có mức 25-OH-Vitamin D cao hơn 33 nếu họ không dùng Vitamin D phụ thêm; có rất nhiều lý do tại sao như vậy. Sự thiếu hụt Vitamin D (với mức thấp hơn 33) làm cho các mô có khuynh hướng thiên về sự tạo tác dụng phá hoại do sưng viêm và làm trầm trọng thêm sự chống lại Insulin. Tất cả Việt Kiều nên đi kiểm tra lượng 25-OH-Vitamine D và dùng Vitamin phụ thêm nếu mức này thấp. Vài năm trước đây cuộc nghiên cứu trong lãnh vực điều dưỡng ở Hoa Kỳ về chứng loãng xương đã bất ngờ cho thấy là nhóm được chỉ định dùng Vitamin D phụ thêm đã có một sự giảm thiểu bệnh Tiểu đường Loại 2 là 35%.
2. Sự tiêu thụ quá độ những “Sản phẩm đã được hóa đường ở cấp cao” (AGEs, là tên gọi chung những chất đạm đã bị hư hại vĩnh viễn do những nhóm đường kết nối vào và làm phân hóa chúng). AGEs có thể được tạo ra ở ngoài hay bên trong cơ thể. Ở trong cơ thể, chúng xảy ra khi sự chống lại Insulin là nguyên nhân gây cho monosaccharide tạo phản ứng kết nối để thành những hợp chất AGEs (thí dụ như HGb A1C). Ở ngoài cơ thể, AGEs được cấu thành do đồ ăn bị nấu ở nhiệt độ cao; cố ý đun cháy đường (thắng đường để làm thành caramel) tạo nên một lượng lớn AGEs; cách nấu nướng của người Việt dùng đầy dẫy chất này (nước kho, nước màu, nước thắng v.v…). AGEs tạo nên một phản ứng oxi-hóa mạnh mẽ nơi những mô sống và được xem như là những nguyên nhân chính gây nên hư hại nội tạng ở giai đoạn chót trong Hội chứng Ðề kháng Insulin, đặc biệt là nguyên nhân gây nên đột quỵ và đau tim nơi những bệnh nhân hư hại chức năng thận. Giữ nhiệt độ thấp liên tục trong khi nấu (hấp, đun sôi) chung với chất chua (dấm, chanh, me v.v…) hay thêm chất chua trong khi nấu sẽ làm giảm thiểu sự thành lập AGEs một cách đáng kể.
3. Có tiếp xúc quá mức với fructose trong môi trường sinh sống: Hoa Kỳ và những quốc gia kỹ nghệ hóa trên toàn thế giới đã tiêu thụ ít sucrose hơn (trong có chứa 50% fructose) và nhiều HFCS hơn (HFCS: High Fructose Corn Syrup: chất mật đường chế từ bắp, có tới 78% fructose) trong vòng 20 năm vừa qua. Gan của người chỉ có thể chuyển hóa khoảng 25gram fructose mỗi ngày thành năng lượng, phần còn lại sẽ thành chất béo triglyceride, acid béo không có VLDLs (tức là lượng glucose dư thừa được trữ dưới dạng glycogen) sẽ kích hoạt phản ứng sưng viêm nơi tạng phủ và phản ứng chống lại Insulin. Fructose cũng dễ dàng tạo AGEs.
3. Cuối cùng, mặc dù không có chứng cớ khoa học vững chắc, những cựu quân nhân Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam đang bị bệnh Tiểu đường Loại 2 có thể lấy được tiền bồi thường cho việc họ bị bắt buộc tiếp xúc với Chất độc Da cam trong thời gian thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam. Có thể đây cũng là một phần của lý do giải thích tỉ lệ cao của người mắc bệnh Tiểu đường Loại 2 ở Việt Kiều cao tuổi chăng?
Hân hạnh dành riêng cho những Việt Kiều cao tuổi ở khắp mọi nơi.
Nguyên tác: Type 2 Diabetes: A Curse To Older Viet Kieu, Pham H Liem, MD, Professor of Geriatrics, Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, College of Medicine at UAMS and Associate Chief of Staff for Geriatrics and Extended Care, at CAVHS

Bác sĩ Phạm Anh Dũng, ABFP

BỆNH THỐNG PHONG - GOUT



     Bệnh thống phong (gout) là một loại bệnh phong thấp với những cơn viêm khớp xương tái diễn (recurrent arthritis) do sự kết đọng (deposit) của tinh thể (crystals) chất uric acid trong khớp xương.

     Khớp xương hay bị thống phong nhất là khớp ở gốc (base) của ngón chân cái. Những khớp khác trong cơ thể cũng có thể bị thống phong như khủy tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, vai...

     Bệnh thống phong xẩy ra nhiều ở đàn ông, khoảng 20 lần nhiều hơn so với đàn bà. 90 phần trăm bệnh nhân là đàn ông trên 40 tuổi.

NGUYÊN NHÂN VÀ NGUY CƠ (RISK)

     Thống phong gây ra vì lượng uric acid trong máu lên cao, có thể là vì  cơ thể sản xuất quá nhiều uric acid quá, hay vì sự xuất thải uric acid do thận bị suy giảm, hoặc vì cả hai lý do. Khi chất uric acid trong máu lên cao, tinh thể uric acid kết đọng ở khớp xương và gây ra viêm khớp. Chất uric acid có trong đố ăn có chất purines, nhưng phần lớn do chính cơ thể sản xuất.

     Những nguy cơ (risks) làm người ta dễ bị thống phong:
          . Xử dụng thuốc lợi tiểu, thí dụ thông dụng như hydrochlorothiazide hay furosemide.
          . Dùng vài thứ thuốc như niacin, cyclosporine...
          . Một vài bệnh về máu như ung thư máu (leukemia) và bệnh dư máu (polycythemia)...
          . Đàn ông hơn 60 tuổi.
          . Gia đình đã có người bị thống phong (family history of gout).
          . Mập ù (obesity).
          . Bệnh tuyến giáp trạng, bệnh thận, thiếu máu, cao áp huyết, tiểu đường...
          . Bị thương (trauma), giải phẫu, quang tuyến trị liệu (radiation therapy)...
          . Ăn nhiều thức ăn có nhiều uric acid như cá sardines, gan, thận, óc...
          . Uống nhiều rượu

ĐỊNH BỆNH

     A. Triệu chứng (symptoms) va dấu hiệu (signs):
          . Đau nhiều và đột ngột ở một khớp bị xưng, thường là ở khớp xương tại gốc ngón chân cái hay ở một khớp xương lớn hơn.
          . Thường cơn đau bắt đầu vào ban đêm và thường chỉ ở một khớp (monoarticular).
         . Khớp xương bị viêm sẽ bị sưng, đỏ, nóng và đau.
          . Da chung quanh khớp có màu đỏ và bóng (shiny).
          . Sốt (fever) đôi khi xẩy ra.

     B. Thử nghiệm:
          . Tìm tinh thể uric acid trong khớp bằng cách lấy dung dịch trong khớp xương để tìm tinh thể dưới kính hiển vi.
          . Thử ngiệm lượng uric acid trong máu. Tuy nhiên thử nghiệm có thể sai lầm vì lượng uric acid có thể bình thường trong những cơn đau cấp tính và ngược lại nhiều người có lượng uric acid cao nhưng không bao giờ bị đau cả.
          . Quang tuyến định bệnh thường sẽ bình thường (normal) lúc đầu.

VIỄN ẢNH (OUTCOME) VÀ BIẾN CHỨNG (COMPLICATIONS)

     Lần đầu tiên bị thống phong cấp tính (acute), cơn đau kéo dài khoảng vài ngày.
     Nếu không chữa trị, cơn đau rất dễ tái diễn.
     Nếu chữa cho giảm lượng uric acid trong máu, cố giảm hay tránh những hiểm hoạ các cơn đau sẽ thưa bớt đi hay hết hẳn.
     Nếu để lâu ngày, không chữa trị có thể sẽ bị biến chứng:
          . Khớp bị biến dạng (deformed), tàn tật (crippled).
          . Sạn ở thận (uric acid stones).
          . Viêm những giây chằng (ligaments), gân (tendon) và xương.

CHỮA TRỊ

     Mục đích chính của trị liệu là làm giảm viêm và tìm những hiểm họa, nếu có để tránh.
    Cần tránh sự tái diễn cơn đau, bằng cách làm giảm uric acid trong máu.
    Đồng thời cũng cần để ý để đề phòng  những tổn thương, đôi khi nguy hiểm, có thể gây ra vì thuốc chữa.

     A. Tổng quát (general measures)
          . Nằm nghỉ ngơi (bed rest) rất quan trọng.
          . Chườm nước đá hay chai có nước ấm vào khớp bị viêm.

     B. Thuốc chữa
         1. Chữa bệnh cấp tính:   
             . Thuốc chống sưng đau (NSAIDs) như indomethacin, ibuprofene, naproxene.
             . Thuốc colchicine.
             . Thuốc kích thích tố vỏ tuyến thượng thận (glucocorticosteroids) như prednisone.
        2. Chữa ngừa bệnh bằng cách làm giảm lượng uric acid trong máu:
          . Allopurinol là thuốc làm giảm sự sản xuất uric acid trong cơ thể.
          . Probenecid làm tăng sự xuất thải uric acid khỏi cơ thể theo đường thận.
        Những thuốc này có thể gây nhiều phản ứng không thuận lợi (side effects) khá nặng.

     C. Dinh dưỡng (diet)
          . Tránh ăn thức ăn có nhiều chất purine gan, thận, óc, cá sardines...
          . Uống nhiều nước khoảng 12 ly nước một ngày để làm nước tiểu loãng ra và ngừa sạn thận.
          . Tránh uống rượu nhất là rượu bia hay rượu vang đỏ (red wines).
          . Nếu mập ù hãy cố giảm cân đúng cách. Giảm cân không đúng cách, quá nhanh cũng có thể dễ bị đau thống phong.

THĂM, GỌI BÁC SĨ GIA ĐÌNH KHI:

          . Có triệu chứng bệnh để được định bệnh và chữa bệnh.
          . Sau 3 ngày chữa bệnh mà vẫn còn đau.
        . Trong khi uống thuốc chữa có xẩy ra: sốt hơn 101 độ F (khoảng hơn 38 độ C); nổi ban (skin rash), đau cổ họng, lưỡi đỏ hay chảy máu lợi (bleeding gum); ói mủa, đi cầu lỏng và nhiều lần.
          . Những triệu chứng gì lạ khác có thể là do thuốc chữa bệnh thống phong gây ra.

Bs Vũ Quí Ðài QYHD 5

TRAI TRỨNG CÁ, GÁI MÁ HỒNG
(Nguyên Nhân Bệnh Mụn Trứng Cá)
Tìm Kiếm Bài Đã Đăng
Y T‰ ThÜ©ng ThÙc



Mụn trứng cá rất phổ biến. Ở Mỹ có khoảng 17 triệu người đi khám bác sĩ để chữa mụn trứng cá là chứng bệnh thông thường nhất trong số các bệnh ngoài da chữa ở các phòng mạch.

Kể từ tuổi 12 tới 25, thì có tới 85 phần trăm bị mụn trứng cá , nhiều nhất là tuổi 16 tới 17 ở con gái, và 17 tới 18 ở con trai. Người lớn cũng có mụn trứng cá, tuy ít hơn: ở tuổi trên dưới 40, thì 1000 người có độ 25 người có bệnh này. Trẻ sơ sanh cũng có mụn trứng cá, bé trai nhiều hơn bé gái tới 5 lần, có lẽ là do ảnh hưởng của chất nội tiết nam tính nơi bé trai, và thường thì chừng năm bảy tháng một năm là hết.

Mụn trứng cá là gì

Tuổi dậy thì hay bị mụn trứng cá vì nhiều yếu tố kết hợp với nhau: à chất nội tiết (hormone), da nhờn và vi trùng nẩy nở ở ngoài và bên trong da.

Khởi đầu mụn trứng cá

Mỗi sợi lông mọc từ một cái gốc ở trong da, như củ hành lá vươn từ đất lên. Cái lỗ nhỏ chứa gốc sợi lông là lỗ chân lông. Ở ngay bên vách lỗ chân lông có một cái bầu nhỏ, tiết ra chất nhờn. Chất nhờn này bình thường thoát ra ngoài lỗ chân lông làm cho da khỏi bị khô. Nhưng cái gì thái quá cũng không hay . Ở tuổi dậy thì, chất nhờn ra quá nhiều , bị khô đọng lại trong lỗ chân lông cộng với vi trùng ngoài da và lớp da khô tróc đi, làm thành một cái nút đóng nghẹt lỗ chân lông lại. Cái nút đó là cái mà ta gọi là trứng cá. Hột mụn trứng cá có khi trắng, có khi đốm đen , tùy theo cái nút nghẹt nhiều hay ít. Cho tới giai đoạn này, thì các cô các cậu mới chỉ thấy lác đác trên mặt hay là trên vai, trên ngực một vài cái đốm trứng cá nho nhỏ, chưa thành mụn đỏ, nghĩa là chưa thấy phiền gì nhiều.

Ta cũng nghe nói người mồ hôi dầu hay bị mụn trứng cá hơn người mồ hôi muối. Sự thực không phải vậy. Mồ hôi chỉ là nước có chất muối và ít hóa chất khác, nhưng không có dầu. Tuyến sinh chất nhờn nằm ở trong lỗ chân lông, còn tuyến sinh mồ hôi thì ở riêng biệt , mồ hôi chẩy thẳng ra ngoài da. Tuy vậy câu trên cũng có phần đúng, vì người có tuyến sinh chất nhờn hoạt động mạnh, thì chất nhờn ra nhiều sẽ hòa với mồ hôi làm ta có cảm tưởng là mồ hôi dầu.

Từ khi lỗ chân lông bị nghẹt

Khi lỗ chân lông bị nghẹt rồi, thì vi trùng được nuôi dưỡng bằng chất béo sẽ sinh sôi nẩy nở, nhất là con vi trùng có tên là P. acnes là một vi trùng kỵ khí (tức là vi trùng chỉ mọc chỗ không có dưỡng khí), vì bị nghẹt thì không thông thương với khí trời, vi trùng được dịp mọc mạnh. Vi trùng nẩy nở làm da ngứa ngáy và sưng lên thành mụn trứng cá thực sự, mụn nhỏ đo đỏ có khi có đọng tí mủ. Đây còn là trứng cá loại nhẹ, vì mủ tuy có nhưng ở phớt trên lớp da ngoài . Trứng cá nặng là trứng cá nổi cục, khi mủ ăn sâu vào trong thành mụn mủ bọc, bọc mủ này có khi vỡ ra bên trong da lan ra thành những bọc mủ lớn hơn. Nặng nhất là khi nhiều bọc mủ ở dưới da ăn thông với nhau như ngõ ngách rất khó chữa .

Sẹo mụn trứng cá

Mụn trứng cá thường mọc ở mặt, cổ, vai lưng và ngực (toàn là những chỗ quan trọng cho các cô khi mặc áo tắm!) Lý do là vì lỗ chân lông ở những chỗ này lớn hơn vá tuyến sinh chất nhờn trong lỗ chân lông cũng lớn hơn các nơi khác. . Mụn trúng cá mọc ít ra hai ba tuần lễ mới hết. Sẹo có khi thành lỗ, có người bị nhiều, lốm đốm như "rỗ huê". Có khi sẹo lồi , nhất là ở ngực Được cái là sẹo lồi sẽ xẹp và mờ dần theo thời gian. Trứng cá nhẹ thì ít để lại vết sẹo. Trứng cá nặng, khi bọc mủ vỡ ra ngoài và lành rồi thì thường sinh sẹo. Chữa trị sớm cho đúng cách, thì đỡ bị sẹo.

Các yếu tố góp phần sinh trứng cá

Vai trò của chất nội tiết (hormone) nam tính

Chất nội tiết nam tính làm cho các tuyến sinh chất nhờn ở lỗ chân lông sưng to lên và tiết nhiều chất nhờn hơn. Vì vậy con trai đến tuổi dậy thì mới hay bị mụn trứng cá. Như vậy thì tại sao con gái lại có trứng cá? Chất nội tiết nam tính, không phải chỉ con trai mới có, là vì nó vừa do ngọc hành sinh ra, mà còn do hai bộ phận nằm úp ngay trên hai quả thận (gọi là nang thượng thận) sinh ra nữa. Chất nội tiết nam tính của con gái là do nang thượng thận sinh ra.

Ta thấy các em bé sơ sinh da nhờn hơn da người lớn. Đó là vì chất nhờn tiết nhiều trong một hai năm đầu, rồi giảm dần, đến khi nang thượng thận trưởng thành khoảng bảy tám tuổi mới lại tăng dần lên, và tiếp tục tăng gia tới tuổi dậy thì do ảnh hưởng các tuyến sinh dục.

Vai trò của vi trùng

Như trên ta đã thấy, vi trùng sinh sôi nẩy nở trong chất nhờn bị đóng nghẹt ở lỗ chân lông. Trong khi nó "tiêu hóa" chất nhờn như vậy, thì nó cũng làm sưng lỗ chân lông đang bị nghẹt, đồng thời bạch huyết cầu trong người được báo động, bèn kéo đến để diệt vi trùng đi. Nhưng khi bạch huyết cầu nuốt trọn vi trùng thì lại thải ra những chất làm hư cái tuyến sinh chất nhờn nơi lỗ chân lông làm cho nó vỡ tung ra.

Yếu tố di truyền

Bị trứng cá nặng hay nhẹ, bị loại trứng cá nào hoặc là quãng đời bị trứng cá kéo dài lâu mau, có ảnh hưởng di truyền trong gia đình. Tuy nhiên như trên đã nói số người bị trứng cá quá phổ biến, cho nên khó làm các cuộc nghiên cứu thống kê về di truyền cho chính xác.

Các yếu tố khác

Người ta nhận xét thấy trứng cá ở nữ giới nhiều khi quá ra khoảng năm bảy ngày trước khi có kinh và cho rằng có thể do ảnh hưởng của chất nội tiết progesterone trong thời gian đó. Nhiều mỹ phẩm , kể cả các thứ kem chải hay xịt tóc, làm mụn trứng cá mọc nhiều ở vùng chân tóc phía trên trán. Hơi nóng và độ ẩm cũng góp phần tăng gia trứng cá. Ngoài ra còn có thể kể cả một vài thứ thuốc như isoniazid (thuốc lao), phenytoin (dilantin [thuốc động kinh]) cùng một số hóa chất dùng trong kỹ nghệ.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Nước ép mướp đắng giúp chữa trị ung thư tuyến tụy

Các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư CU và Trường y học và y dược Skaggs ở Colorado (Mỹ) đã phát hiện thấy nước ép từ mướp đắng (khổ qua) giúp quá trình chuyển hóa glucose, giới hạn năng lượng cung cấp cho tế bào ung thư tuyến tụy và tiêu diệt chúng nhưng không làm ảnh hưởng đến tế bào bình thường.
Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, có tỷ lệ tử vong cao vì không dễ phát hiện. Chỉ riêng ở Mỹ, hằng năm có khoảng 45.220 trường hợp mắc bệnh được phát hiện và 38.460 trường hợp tử vong.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, sau khi cho chuột dùng nước ép mướp đắng, khả năng phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy giảm được 60%. Tỷ lệ cũng tương tự đối với tế bào ung thư tuyến tụy được nuôi cấy trong đĩa Petri (đĩa nuôi cấy vi khuẩn) trong phòng thí nghiệm.
Theo GS. Rajesh Agarwal, nhiều nhà nghiên cứu đang phát triển các loại thuốc mới để hạn chế khả năng cung cấp năng lượng cho tế bào ung thư. Nhưng giờ thì chúng ta đã có sẵn một hợp chất tự nhiên có thể làm được điều đó.
Thư An (Theo Carcinogenesis, 3/2013)