Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

y đức

Câu hỏi: Y đức là gì ? Nêu 6 mối quan hệ trong Y đức ?

Y đức là đạo đức của người hành nghề Y tế, thể hiện qua các tiêu chuẩn nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc đối với bệnh nhân và cộng đồng. Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc.

Một số VD về y đức:
- Bác sỹ điều trị cho Bệnh nhân thì dù cho Bệnh nhân hay Gia đình họ có điều kiện kinh tế là giàu hay nghèo, có chức quyền hay không thì vẫn hết lòng điều trị, cứu chữa và chăm sóc, không hề phân biệt và đối xử.
  - Có trường hợp, Bác sỹ dù có hiểu lầm hay xích mích với một người mà sau này người này lại trở thành Bệnh nhân của Bác sỹ nọ. Bác sỹ không vì thế mà thù hằn hay bỏ mặc Bệnh nhân mà vẫn tận tình cứu chữa. Như vậy Bác sỹ đã giữ được lương tâm và trách nhiệm hay chính là y đức của mình

Khi nói về Y đức, thực chất là nói về các mối quan hệ giữa thầy thuốc với nghề nghiệp, với bệnh nhân , với đồng nghiệp và cộng đồng xã hội, cần phải thực hiện tốt các mối quan hệ đó, cụ thể là:

1. Mối quan hệ giữa Cán bộ y tế với nghề nghiệp:
Khi đã tình nguyện làm nghề Y phải vun đắp cho chính mình lòng yêu nghề, ham mê công việc, cần cù học tập, vươn lên phấn đấu " vừa hồng vừa chuyên". Trong đó '' Hồng "  tức là đạo đức là rất quan trọng; " Chuyên " là phải giỏi về chuyên môn. Muốn " Hồng thắm thì phải chuyên sâu ". Nghĩa là muốn thể hiện y đức, muốn cứu chữa được nhiều người thì phải giỏi về chuyên môn. Thực tế, có những thầy thuốc rất nhiệt tình, lo lắng cho bệnh nhân nhưng do trình độ chuyên môn yếu nên cũng không thể cứu chữa được bệnh nhân trong những tình trạng hiểm nghèo.
  VD: Những người thầy thuốc giỏi cả về chuyên môn và có y đức thì sẽ cứu chữa được nhiều bệnh nhân, ngược lại nếu thầy thuốc dù rất nhiệt tình, lo lắng cho Bệnh nhân nhưng do trình độ chuyên môn yếu nên cũng không thể cứu chữa được Bệnh nhân trong những tình trạng hiểm nghèo.

2. Mối quan hệ của người Cán bộ y tế với bệnh nhân :
Phải tôn trọng và cảm thấy sâu sắc với bệnh nhân , tận tình cứu chữa, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Không phân biệt giữa bệnh nhân giàu hay nghèo. Thực hiện chữa theo bệnh, thận trọng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân . Cố Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch đã nêu 3 yêu cầu ngắn gọn để cán bộ, nhân viên dễ nhớ, làm tốt với bệnh nhân là:
- Đến: đón tiếp niềm nở.
- Ở: chăm sóc tận tình.
- Đi: dặn dò ân cần.

VD: Bác sỹ không phân biệt đối xử giữa Bệnh nhân có BHYT hay không có BHYT, vẫn tận tình Khám chữa bệnh cho họ. Hay có những Bệnh viện, phòng khám, những nơi mà Bệnh nhân thì đông mà Bác sỹ thì thiếu, làm việc không hiệu quả, Bác sỹ dễ cáu gắt, nóng nảy với Bệnh nhân là không nên.

3. Bổn phận đối với khoa học:
Luôn phải tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết, trình độ tay nghề để phục vụ nhân dân được tốt hơn. Đã làm nghề y, không bao giờ được bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình đã biết.
VD: Vừa hành nghề, Bác sỹ vẫn vừa phải tự mình học hỏi, trau dồi kiến thức, tiếp cận KHKTcủa thế giới để áp dụng vào thực tế công việc của mình.

4. Mối quan hệ giữa Cán bộ y tế với người thầy, với đồng nghiệp:
Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là mối quan hệ cơ bản nhất, là nơi thể hiện rõ ràng nhất về Y đức " Lương Y phải như từ mẫu - Thầy thuốc phải như mẹ hiền ".
Dân tộc Việt Nam có truyền thống " Tôn sư trọng đạo ", đã học thầy, phải kính trọng và nhớ ơn thầy, giúp đỡ thầy khi già yếu hoặc gặp khó khăn

VD: Mỗi con người muốn học hành thành tài thì đều phải nhờ vào sự dạy dỗ, bảo ban của người thầy. Phải tôn trọng, quý trọng và biết ơn thầy giáo của mình. Sau này có thể sẽ trở thành đồng nghiệp với thầy của mình nhưng vẫn phải thể hiện sự tôn trọng thầy chứ thực tế có những trường hợp trước thì học thầy, sau này ra trường làm cùng nghề với thầy, thì có thể không nhận thầy _ nếu thầy không có chức vị cao, thậm chí còn có người sưng hô ông - tôi, cậu - mình, bằng vai phải lứa hết, không tỏ ra kính trọng thầy dạy mình. Như vậy thật đáng trê trách.
Đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn học hỏi, thật thà, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, không nói xấu và đổ lỗi cho đồng nghiệp. Tự giác nhận trách nhiệm về mình khi bản thân có sai sót.
VD: Có trường hợp thấy bạn hơn mình thì tỏ ra ghen ghét, đố kị, thậm chí nói xấu, hãm hại nhau. Làm chung mà cùng có lỗi hay lỗi do mình nhưng lại đổ cho đồng nghiệp. Như vậy cũng không được. Hay như có trường hợp thấy Bệnh nhân gặp nguy cấp, là ca trực hay trách nhiệm của đồng nghiệp, lẽ ra mình có thể giúp được hay cảnh báo cho bạn nhưng vì ích kỷ hay muốn hại bạn, không muốn bạn hơn mình mà bỏ mặc Bệnh nhân , dẫn tới Bệnh nhân bị nguy hiểm tới tính mạng.

5. Mối quan hệ giữa Cán bộ y tế với học trò:
Tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, dậy dỗ cho học trò nhằm tạo ra người thầy thuốc có đủ năng lực và phẩm chất để kế tục, phát huy truyền thống của ngành.
VD: Đã là thầy giáo thì nên truyền đạt hết những gì mà mình biết và những kinh nghiệm mà mình tích lũy được cho học trò. Không vì học trò sau này sẽ là đồng nghiệp với mình, "sợ mất miếng cơm" mà giấu nghề, không truyền đạt hết cho học sinh. Bởi vì: thành công của học trò cũng chính là thành công của người thầy đã dạy học trò đó.

6. Mối quan hệ giữa Cán bộ y tế với cộng đồng xã hội:
  Phải luôn quan tâm tới Sức khỏe của cộng đồng, kể cả người nhà của bệnh nhân. Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vệ sinhphòng bệnh, rèn luyện Sức khỏe và cứu chữa người bị nạn.
VD: Người Cán bộ Y tế không chỉ quan tâm tới Sức khỏe của Bệnh nhân lúc đó mà cần quan tâm cả về sau này, quan tâm cả cuộc sống và Gia đình Bệnh nhân để có thể tìm ra cách tốt nhất Sức khỏe lâu dài cho họ. Tham gia vào các cuộc vận động, tuyên truyền Sức khỏe, Vệ sinh phòng bệnh ở địa phương. Cứu giúp Bệnh nhân ngay cả khi gặp họ trong cuộc sống chứ không chỉ mỗi lúc họ tìm đến mình ở Bệnh viện hay phòng khám.

Tóm lại, khi các mối quan hệ trên được thực hiện tốt thì Y đức đạt được chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp và người thầy thuốc thực sự là thầy thuốc của nhân dân, là mẹ hiền của nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét