Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

Mật ong ngâm rượu có tác dụng chữa trị bệnh gì?

Ngâm rượu mật ong rừng như thế nào và tác dụng của rượu mật ong rừng

Trong dân gian, mật ong còn được gọi là thạch mật, thực mật, bạch mật, mật đường, phong đường...
Theo y học cổ truyền, mật ong vị ngọt, tính bình, có công dụng nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện và giải độc. Kết quả nghiên cứu của dược học hiện đại cho thấy, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư, nhuận tràng, giải độc, tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể và kéo dài tuổi thọ.
Rượu mật ong có công dụng bồi bổ cơ thể, có lợi cho sức khỏe, nhất là với người già. Rượu mật ong lại dễ uống, thơm ngon và có mùi vị khá ngọt nên dù là phụ nữ hay người không biết uống rượu đều có thể dùng được.
Người ta thường ngâm mật ong với rượu, ngoài ra có thể ngâm rượu với sáp ong hoặc nhộng ong nhưng hương vị và chất lượng sẽ không sánh được với rượu mật ong.
Cấu tạo của tổ ong gồm 3 phần:
Phần 1: Phần này là bọng mật, chỉ có chứa mật mà thôi, không hề có phấn hoa hay ong non.
Phần 2: chứa phấn hoa, hai bên rìa phần này có thể chứa một ít mật và một ít phấn hoa.
Phần 3: chứa toàn ong non, không chứa mật và không chứa phấn hoa.Không nên ngâm rượu với phần ong mật vì phần này chứa rất nhiều mật ong và ngâm rượu sẽ có hương vị của mật, mất đi vị ngon của rượu.

Cách ngâm rượu mật ong

Ngâm rượu với phấn hoa mật ong rừng
Chuẩn bị:
- 1kg phấn hoa ong rừng
- 5 lit rượu ngon
- 1 hủ thủy tinh
Thực hiện:
- Cho nguyên cục phấn hoa ong rừng vào hủ thủy tinh, rót rượu cho ngập phấn hoa, đậy nắp thật kín.
- Sau 4 tháng đưa ra sử dụng, rượu có màu vàng rất đẹp và thơm.
Lưu ý: vì khi ngâm, phấn hoa sẽ tan vào cùng với rượu, tạo một lớp vàng dưới đáy bình, khi rót hãy nhẹ tay kẻo phấn hoa hòa lẫn với rượu, uống sẽ không ngon.
Ngâm rượu với tảng ong non
Đây là phần nhộng non chứa nhiều dưỡng chất ngâm với rượu rất bổ dưỡng. Cách ngâm như sau:
Chuẩn bị:
- Rượu nếp hoặc tẻ 45 độ (5 lit)
- 1 kg tảng ong non
- 1 bình thủy tinh
Thực hiện:
- Cho tảng ong non vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu rồi đậy kín nắp.
- Sau 4 tháng đưa ra sử dụng, 6 tháng rượu sẽ ngon hơn. Rượu có màu vàng sậm rất đẹp và thơm ngon.

Ngâm kết hợp mật ong, phấn hoa và nhộng ong non

Chuẩn bị:
- 300 gr phấn ong rừng
- 150 gr mật ong
- 1 kg nhộng ong non
- 5 lít rượu nếp hoặc tẻ (45 độ)
- 1 bình thủy tinh
Thực hiện:
- Cho phấn hoa, mật ong và tảng ong non vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu rồi đậy kín nắp.
- Sau 4 tháng có thể đưa ra dùng được, rượu thơm ngon, uống rất dịu êm.

Tác dụng của rượu mật ong rừng

Rượu ong có công dụng bồi bổ cơ thể, điều hòa công năng các tạng phủ, trừ phong thấp và làm hết ngứa nên có thể dùng rộng rãi cho mọi đối tượng, đặc biệt tốt cho những người mắc chứng ngứa kinh niên.
Rượu ong có tác dụng sát khuẩn, ích khí, chống lão suy, làm nhan sắc tươi trẻ, da dẻ mịn màng.
Tốt cho những người gầy, yếu, mệt mỏi muốn tăng cường sức khỏe.
Rượu mật ong còn có tác dụng tăng cường trí nhớ, trị chứng mất ngủ, hay quên nếu ngâm cùng với bơ, táo tàu, hạt điều, hạt hạnh… và sử dụng thường xuyên.

Mật ong bánh tổ Tam Đảo Mật ong có vị ngọt, tính bình. Có công dụng kháng khuẩn, chống ung thư, bổ trung hoãn cấp, thông tiện, nhuận tràng, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể,…
Rượu là đồ uống có cồn – một thức uống nồng ấm do con người sáng tạo ra.
Sử dụng rượu trong phạm vi vừa đủ, đúng cách có thể giúp bảo vệ hệ tim mạch, giảm cholesterol xấu, cồn có trong rượu còn kiểm soát glucozo trong cơ thể, giúp ngăn ngừa khả năng mắc bệnh tiểu đường đồng thời giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
Có thể pha 1 lít mật ong nguyên chất với 1,5 lít rượu nếp trắng. Đậy kín nắp, để nơi tối, khô ráo thoáng mát thỉnh thoảng mang ra lắc cho đều, sau nửa tháng là có thể dùng được.
Mật ong rượu có mùi cay của rượu, thơm mùi mật ong, có vị tương đối ngọt do mật ong mang lại nên khá dễ uống. Ngay cả những người không quen uống rượu, hay phụ nữ đều có thể uống được ở lượng vừa phải.
Chỉ người trưởng thành mới nên dùng thức uống này, mỗi ngày uống 2 lẫn, mỗi lần khoảng 25ml là hợp lý. Nên duy trì uống đều đặn.
Chớ nên lạm dụng, vì dù sao rượu cũng là thực phẩm dùng quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể.
Mật Ong Rừng & Rượu Nếp Bến Tre - Shop Online

Ba kích (Morinda officinalis How)


Tên tiếng anh/Tên khoa học: Medicinal Indian Mulberry

Các tên gọi khác

Tên khoa học: Morinda officinalis How
Thuộc họ Cà phê: Rubiaceae.
Tên gọi khác: ba kích thiên, cây ruột gà, chẩu phóng xì, thao tầy cáy, ba kích nhục, liên châu ba kích.

Mô tả sơ bộ về cây ba kích

Ba kích là loại cây thân thảo, dây leo, có thể sống lâu năm.
- Thân non tím nhạt, có cạnh dọc thân, phủ lông mềm màu nâu vàng
Thân cây ba kích
- Lá đơn nguyên mọc đối chữ thập, dài từ 6-14 cm, rộng từ 2,5-6 cm, hình mác; lá lúc non có màu xanh, về già có màu trắng mốc.
- Hoa lúc đầu trắng sau vàng có từ 2 - 10 cánh hoa, 4 nhị.
- Quả hình cầu, khi chín màu đỏ.
- Mùa ra hoa khoảng tháng 5-6, quả chín tháng 12, thân nhiều đốt to 3-5 mm.
- Rễ củ soắn như ruột gà dài 15-20 cm, to 1 - 2 cm chia nhiều đoạn to thắt đều đặn.
Cây ba kích
Cây ba kích

Phân loại

- Có hai loại ba kích trong tự nhiên: Ba kích tím và ba kích trắng.
+ Ba kích tím: Màu củ có màu vàng sậm, phần thịt bên trong có màu hanh tím. Khi ngâm rượu làm cho màu rượu chuyển thành màu tím sậm.
+ Ba kích trắng: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím. Khi ngâm rượu: rượu chuyển màu tím nhạt.


 
Ba kích tím và ba kích trắng
Ba kích tím và ba kích trắng
Trong tự nhiên 80-90% cây ba kích là loại ba kích trắng còn lại là ba kích tím, chưa có tài liệu nào chứng minh là ba kích trắng không tốt bằng ba kích tím (kể cả trong các tài liệu đông y).
Hiện nay, do tác dụng của cây ba kích; ba kích trong tự nhiên đã được khai thác triệt để, ba kích tím và ba kích trắng trong tự nhiên rất hiếm. Ba kích được trồng hiện nay chủ yếu là ba kích tím.

Phân bố, thu hái và chế biến

- Phân bố: Cây ba kích mọc hoang ở ven rừng, trên đồi rậm giữa các bụi bờ, bãi hoang nhiều nhất ở Quảng Ninh (Hải Ninh, Hồng Quảng), Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang. Hiện nay, nhu cầu về ba kích làm dược liệu và trong nhân dân lớn nên cây ba kích đã được Viện dược liệu, các đơn vị chuyên ngành nghiên cứu và đưa vào quy trình trồng.
- Bộ phận dùng thu hái: Bộ phận dùng làm thuốc của Ba kích là rễ, đây là loại dược liệu quý có vị cay ngọt, tính hơi ôn.
Chọn những cây mọc lâu năm, đào lấy rễ to có đường kính từ 7mm trở lên (Ba kích trồng từ 3 năm trở lên cho thu hoạch), nên thu hoạch vào mà đông là tốt nhất. Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để lộ lõi nhỏ bên trong rút bỏ lõi, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô.

Điều kiện sinh thái

- Trong tự nhiên cây Ba kích sinh trưởng, phát triển tốt ở những vùng có đặc trưng khí hậu nhiệt đới, một năm có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Nhiệt độ không khí trong mùa khô từ 8-24 0C, mùa nóng từ 28-35 0C. Độ ẩm không khí trung bình cả năm trên 80% và tổng lượng mưa cả năm đạt 1100-2000mm.
- Ba kích là loại cây ưa bóng, mọc tốt ở các vùng đất khác nhau kể cả nơi đất nghèo kiệt, vùng có độ tán che thấp 0,3-0,5 (30-50%). Thích hợp nhất là vùng trung du miền núi có độ cao khoảng 300 - 400m so với mặt nước biển.
- Ba kích trồng thích hợp khi trồng trên đất ẩm mát và thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình (cát pha đến thịt), tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn, tơi xốp. Không trồng ở nơi ngập úng.

Công dụng của Ba kích

- Theo tài liệu cổ: Ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ôn. Vào thận kinh. Có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. Dùng chữa dương ủy, phong thấp cước khí, gân cốt yếu, mềm, lưng gối mỏi đau. Người âm hư, hỏa thịnh, đại tiện táo bón cấm dùng.
- Trong nhân dân, ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực. Qua điều trị thử nghiệm đạt kết quả sau: đối với nam giới có hoạt động sinh dục yếu, ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với các trường hợp khả năng giao hợp yếu và thưa. Tuy không làm tăng đòi hỏi tính dục, nhưng ba kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai; không thấy có tác dụng giống androgen trên lâm sàng. Ba kích không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối nhẹ và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng không xuất tinh khi giao hợp, sử dụng ba kích chưa thấy kết quả.
- Đối với người cao tuổi, những người thường có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, ít ngủ, người gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên, một số trường hợp có đau mỏi các khớp, ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ngủ ngon, ăn ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân, tăng cơ lực. Còn đối với những người đau mỏi các khớp, sau khi dùng ba kích dài ngày các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt.
- Trong Đông y, ba kích thường được phối hợp với các vị thuốc khác để ngâm rượu hoặc sắc uống tùy bệnh mà thầy thuốc sẽ bắt mạch và kê đơn cho phù hợp.
- Kiêng kỵ: Đối với bệnh nhân âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kết không nên dùng ba kích.

Thành phần hóa học của Ba kích

Có nhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học có trong Rễ ba kích (là phần có tác dụng dược lý làm cho cây ba kích trở thành một cây thuốc quý).
- Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi: Trong rễ ba kích chủ yếu có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhựa và axit hữu cơ. Trong rễ tươi có vitamin C, tuy nhiên trong ba kích khô không có vitamin C.
- Theo Chinese Hebral Medicine: Trong rễ của Ba kích có các thành phần hóa học chủ yếu là các axit amin và các vitamin sau Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1.
- Theo Tài nguyên cây thuốc Việt Nam: Rễ ba kích chứa Antraglycozid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Morindin. Rễ tươi có sinh tố C.

Như vậy, rễ ba kích là bộ phận có nhiều thành phần hóa học giúp cho Ba kích có nhiều công dụng đặc biệt như nêu ở mục trên. Gồm các chất cơ bản sau:

- Anthraglucozit: Khi thủy phân anthraglucozit tạo thành hoạt chất anthraquinon là những dẫn chất của dixeton-anthraxen. Hoạt chất anthraquinon có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa và giải độc, ích thận hay cường gân cốt. Ngoài ra hoạt tính anthraquinon còn có tác dụng giảm đâu, trị viêm da hay cầm máu, kháng khuẩn, bảo vệ gan và giảm cholesterol máu.
Ngoài ra anthraquinon còn có tác dụng giảm đau, điều trị viêm da, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn. Tác dụng nhuận tràng, hạ hỏa, giải độc, hoạt huyết, tác dụng lợi mật, cầm máu, kháng khuẩn, lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm cholesterol máu.
- Các axit hữu cơ (hay axit amin):  Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Diosgenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin. Đây là những axit rất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Các vitamin: B1, C.

Tác dụng dược lý

- Tác dụng tăng lực: Bằng phương pháp chuột bơi thực hiện trên chuột nhắt trắng, ba kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày trước lúc thí nghiệm, có tác dụng kéo dài thời gian chuột bơi.
- Tác dụng chống độc: Dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng các tiêm ammoni clorur cho chuột nhắt trắng, ba kích với liều 15g/kg có tác dụng tăng sức chống đỡ của cơ thể với yếu tố độc hại.
- Tác dụng chống viêm: Trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin, ba kích dùng với liều 5-10g/kg có tác dụng chống viêm rõ rệt.
- Tác dụng trên hệ nội tiết: Thí nghiệm trên chuột cống trắng đực chứng tỏ ba kích không có tác dụng giống androgen, nhưng có khả năng tăng cường hiệu lực của androgen.
- Ngoài các tác dụng trên, nước sắc ba kích còn có tác dụng tăng cường co bóp ruột, hạ huyết áp. Độc tính cấp: trên chuột nhắt trắng bằng đường uống ba kích có LD50 bằng 193g/kg; chứng tỏ ba kích có độ độc rất thấp.

Một số cách dùng Ba kích trong dân gian và bài thuốc có Ba kích

- Ba kích nấu thịt trai: ba kích thiên 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn cùng với cơm. Món ăn có công dụng hỗ trợ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, giúp bổ thận dương.
- Trà lá ba kích: lá ba kích 30g, đường đỏ. Lá ba kích rửa sạch, bỏ vào nồi, đổ vào 200ml nước. Dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn nhỏ lửa nấu 5 phút, thêm chút đường đỏ vào là được. Uống thay trà. Công dụng: bổ can, thận, giảm huyết áp.
- Ba kích hầm đuôi lợn, đậu đen: đuôi lợn 50g, đỗ trọng 20g, ba kích, tục đoạn 20g, thung dung 20g, đậu đen 30g, gia vị vừa đủ. Đuôi lợn rửa sạch đem hầm với các vị thuốc trên nêm gia vị vừa dùng. Dùng liên tục 7 – 10 ngày. Công dụng: bổ thận, sinh tinh.
- Cháo ba kích hầm thịt dê: thịt dê 100g, ba kích khô 15g, gạo tẻ 150g. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, ba kích buộc vào túi vải. Cho tất cả vào nồi hầm thành cháo, nêm gia vị là ăn được. Món cháo có công dụng bổ tỳ thận, sinh tinh.
- Chữa cao huyết áp cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh: Tiên mao, Dâm dương hoắc, Ba Kích, Tử mẫu, Hoàng bá, Đương quy. 6 vị mỗi vị 12g, đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày, điều trị liên tục 3 th
- Chữa chân gối tê mỏi ở người già yếu: Ba Kích 10g, Thục địa 10g, Nhân sâm 4g, Thổ ty tử 6g, Bổ cốt toái 5g, Tiểu hồi hương, sắc 600 ml nước còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Ba kích dùng để ngâm rượu: Đây là cách được áp dụng trong dân gian từ trước tới nay. Rượu ba kích được coi là một loại xuân dược. Một trong các cách sử dụng rễ ba kích và phát huy được tác dụng của vị thuốc này là ngâm với rượu. Rượu ba kích có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, bổ sung các loại khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, trị bệnh yếu sinh lý. Nên ngâm ba kích với rượu có nồng độ cao trên 40oC, với nồng độ này các tinh chất trong ba kích sẽ được chiết xuất tối đa.

Bình thường, khi chế biến, chúng ta có thể rửa sạch ba kích để ráo nước, tiến hành bóc lõi bỏ đi, chỉ lấy lại phần thịt của củ sau đó ngâm rượu hay kết hợp với các bài thuốc khác.
Ngoài ra, người ta có thể sử dụng ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: ba kích 80g, sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 - 20g nếu không uống được rượu.




Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis)


 
Sâm ngọc linh là một loại thảo dược họ cam tùng, Sâm Ngọc Linh còn được gọi là sâm Việt Nam. Đây là một loại thảo dược quý hiếm được tìm thấy lần đầu tại khu vực miền Trung trung bộ Việt Nam,  mọc tập trung tại các khu vực miền núi Ngọc Linh của huyện Đăk Tô, Kon Tum nên được gọi là “Sâm Ngọc Linh”. Ngoài nơi này, Sâm Ngọc Linh còn mọc ở ku vực núi Ngọc Lum Heo, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Theo những kết quả điều tra mới nhất về loại thảo dược quý này cho thấy, Sâm Ngọc Linh còn có thể mọc ở định Ngọc Am thuộc tỉnh Quảng Nam, trên độ cao 1200-2100m. Mọc dày thành từng đám dưới tán rừng dọc theo các bờ suối ẩm, trên đất nhiều mùn.
sâm ngọc linh



Loại sâm quý này được trước đây được rất nhiều đồng bào dân tộc ở khu vực trung trung bộ , nhất là dân tộc Xê Đăng dùng như 1 loại củ rừng để chữa bệnh. Họ gọi sâm ngọc linh là củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu để chữa nhiều loại bệnh theo các bài thuốc cổ truyền nơi đây. Chính vì những tác dụng rất lớn của nó mà Sâm Ngọc Linh được lưu truyền rộng rãi và dược ngành dược khu Trung Trung Bộ tìm ra.
Năm 1973, khu Y tế Trung Trung Bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên, đi khảo sát và điều tra thông tin về cây sâm Ngọc Linh theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum. Khi đoàn cán bộ lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn, dẫn đường lên núi Ngọc Linh. Sau nhiều ngày vượt suối băng rừng, đến 9 giờ sáng ngày 19 tháng 03 năm 1973, ở độ cao 1.800 mét so với mặt biển, cả đoàn đã phát hiện ra hai cây sâm đầu tiên. Đây là phát hiện lớn của ngành y tế nước nhà.

Những tác dụng của Sâm Ngọc Linh với con người

Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của bộ y tế Việt Nam cho biết, đây là loại sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới. Phần thân, rễ của Sâm ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi đó – sâm Triều Tiên chỉ có khoảng 25 saponin các loại
Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại.Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.
cây sâm ngọc linh



Theo các kết quả nghiên cứu còn cho thấy, sâm ngọc linh còn có tác dụng giúp tăng lực, phục hồi suy giảm chức năng, giúp cơ thể trở lại bình thường, kháng lại các loại độc tố gây hại cho tế bào, giúp tăng tế bào mới và kép dài sự sống của tế bào cũ. Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu hàn lâm khoa học và công nghệ trên thế giới còn chứng minh được: Sâm Ngọc Linh là loại thảo dược vô cùng quý hiếm, nó còn cao hơn cả sâm Triều Tiên, Sâm Trung Quốc. Đặc biệt nó còn có các tính năng như: kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống oxi hóa.

Tìm hiểu thêm về những tác dụng của Sâm Ngọc Linh

Với kích thước khá nhỏ so với sâm Hàn Quốc, trọng lượng trung bình của thân rễ sâm Ngọc Linh chỉ 5,26g. Chỉ có 7,39% cây có trọng lượng thân đạt trên 25g, còn những cây có 10 sẹo trở lên với tuổi đời khoảng 8 năm chiếm 36,9%. Đặc biệt, trong đợt khảo sát tại vùng núi Ngọc Linh, còn phát hiện được 1 cây mà trên thân rẽ có tới 52 sẹo, ước tính khoảng trên 50 năm tuổi với đường kính khoảng 1,2cm và 1 cây khoảng 82 năm có củ và thân rễ dài hơn nửa mét.
Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, Sâm Ngọc Linh có rất nhiều  tác dụng như:
  •  Giúp kích thích hoạt động của não bộ Suy nhược tinh thần.
  •  Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục suy nhược sinh dục.
  •  Tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu chữa thiếu máu, suy tiểu cầu.
  •  Đặc hiều với vi khuẩn Streptococi chữa viêm họng hạt.
  •  Antistress giải lo âu và chống trầm cảm các bệnh lý gây ra bởi stress.
  •  Tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan chống xơ gan và giải độc gan.
  •  Giảm mỡ máu, tăng lượng HDL xơ vữa động mạch.
  •  Giảm đường huyết hiệp lực với thuốc hạ đường huyết bệnh tiểu đường.
  •  Điều hòa hoạt động tim mạch loạn nhịp tim và hạ huyết áp.
  •  Chống ôxy hóa (Antioxidant) Chống lão hóa.
  •  Phòng chống các loại ung thư Hỗ trợ thuốc chữa ung thư.
  •  Sâm Ngọc Linh giúp tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu Suy giảm miễn dịch.sam ngoc linh

Đặc biệt Sâm Ngọc Linh còn có những ưu việt như:

– Không gây bất kỳ tác dụng phụ hay hại cho cơ thể khi sử dụng liên tục và lâu dài
Sâm Ngọc Linh có thể dùng cho mọi lứa tuổi từ người già cho đến trẻ sơ sinh với lượng 50mg -200mg/1kg thể trọng


Sâm Bố Chính (Abelmoschus Sagittifolius)


Sâm Bố Chính là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sâm Bố Chính (Abelmoschus Sagittifolius) có tác dụng bổ khí, ích huyết, sinh tân dịch, chỉ khát, chỉ ho, trừ đờm. Dùng trị cơ thể suy nhược, hư lao, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày, tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm phế quản.Image result for Sâm Bố Chính (Abelmoschus Sagittifolius)

tả dược liệu
Rễ củ hình trụ, đầu dưới thuôn nhỏ, đôi khi phân nhánh, dài 10 cm trở lên, đường kính 0,5 – 1,5 cm. Mặt ngoài màu trắng ngà, có nhiều vết nhăn và vết sẹo của rễ con. Vết bẻ màu trắng, có nhiều bột, không có xơ. Mùi hơi thơm, vị nhạt và nhày.
Vi phẫu
Lớp bần gồm 3 - 6 lớp tế bào, có khi đến 10 - 15 lớp, mô mềm vỏ cấu tạo bởi tế bào hình nhiều cạnh, chứa hạt tinh bột. Rải rác trong mô mềm có các tinh thể calci oxalat hình cầu gai và các túi tiết chất nhầy. Bó libe hình nón, rải rác có vài đám sợi. Bó gỗ cấu tạo bởi những đám mạch gỗ rải rác trong mô mềm gỗ. Tia ruột gồm 2 - 3 hàng tế bào từ vùng gỗ ra tới vùng libe thì loe thành phễu. Tế bào tia ruột cũng chứa tinh bột.Cây Sâm Bố Chính
Bột
Bột màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều hạt tinh bột riêng lẻ, hình dạng thay đổi, kích thước từ 12-34 µm, có khi 2-3 hạt dính với nhau. Sợi libe có thành hơi dày rộng khoảng 20 µm. Mảnh mạch điểm, mạch mạng. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mô mềm gồm nhiều tế bào chứa tinh bột.
Định tính
A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml nước cất, lắc trong 15 phút, lọc qua bông thu được dung dịch A.
Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), dung dịch có màu vàng chanh.
Lấy 2 - 3 ml dung dịch A, thêm vài giọt dung dịch chì acetat 20% (TT), sẽ có tủa trắng.
B. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm), bột dược liệu phát quang màu trắng sáng.
C. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 96% (TT), đun cách thủy 10 phút, để nguội, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml dung dịch natri hydrocarbonat 5% (TT), đun cách thủy trong 3 phủt, để nguội. Thêm 1 - 2 giọt thuốc thử Diazo (TT), màu đỏ cam xuất hiện.
Sâm Bố Chính
Độ ẩm
Không quá 13% (1 g, 105oC, 4 giờ).
Tro toàn phần
Không quá 12%.
Tro không tan trong acid hydroclorid
Không quá 7%.
Tạp chất
Không quá 1%.
Định lượng
Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu đã qua rây có kích thước mắt rây 2 mm, cho vào bình nón và chiết bằng ethanol 25% (TT) ở nhiệt độ 40 – 45oC trong bể rửa siêu âm cho hết chất nhầy (kiểm tra bằng dung dịch chì acetat 20% (TT): Lấy 1ml dịch chiết lần cuối cùng, thêm vài giọt dung dịch chì acetat 20% (TT), không còn tủa nữa là được). Gộp các dịch chiết ethanol lại, bốc hơi dịch chiết đến dạng cao lỏng (1/5). Kết tủa chất nhầy bằng dung dịch chì acetat 20% (TT) (dùng 15-20 ml). Lọc qua giấy lọc đã cân bì trước. Rửa tủa trên giấy lọc đến khi nước rửa hết phản ứng của chì (kiểm tra bằng dung dịch natri sulfat 10% (TT): lấy 1 ml dịch lọc, thêm vài giọt dung dịch natri sulfat 10% (TT), khi không còn tủa trắng là được). Sấy khô tủa ở 110oC  đến khối lượng không đổi và cân. 
Dược liệu phải chứa không ít hơn 25,0% chất chiết được bằng ethanol 25% (TT) tính theo dược liệu khô kiệt.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, đông. Đào lấy rễ củ, loại bỏ rễ con, phơi hoặc sấy khô. Có thể đồ chín hoặc ngâm nước gạo, vớt ra rửa sạch, đồ chín rồi phơi khô.
Bào chế
Rễ khô đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, thái phiến phơi khô. Khi dùng có thể chế gừng.
Bảo quản
Để nơi khô, tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Cam, đạm, bình. Vào hai kinh tỳ, phế.
Tác dụng dược lý
Bằng đường uống và tiêm phúc mạc, cao cồn sâm Bố Chính có tác dụng gây giảm hoạt động tự nhiên của chuột nhắt trắng, đối kháng với tác dụng tằng hoạt động của amphetamin, kéo dài thời gian gây ngủ bởi thuốc ngủ barbituric, và chống co giật gây bởi pentetrazol. Điều đó chứng tỏ sâm Bố Chính có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, an thần.

Bài thuốc có Sâm Bố Chính
- Dùng cho trẻ con lao phổi: Sâm bố chính 6-10g 180g nước, si rô Cam thảo 200g ngày uống 1 thìa.
- Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều: Sâm bố chính ngày 10-16g sắc nước uống.
- Chữa sốt nóng lâu, khát nước, ra mồ hôi: Sâm Bố chính 20g, thục địa 30g, nhục quế 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa ra mồ hôi nhiều, người còn ấm, chân tay quyết lạnh: Sâm Bố Chính 20g, hoàng kỳ 80g (tẩm nước phòng phong sao), đương quy 20g (tẩm mật rượu sao), phục linh 12g (tẩm sữa), chích thảo 8g, lộc nhung 8g (đều nung nghiền nhỏ). Sắc uống trong ngày.
- Chữa gầy yếu hay béo bệu, kém ăn, mỏi mệt khí đoản, đầy bụng đi lỏng hoặc hư hoả phát nóng, phiền khát: Sâm Bố Chính 40g, bạch truật 20g (sao mật), hoàng kỳ 8g (sao mật), liên nhục 6g, mạch môn 4g, ngũ vị 4g (sao mật), chích thảo 4g, phục tử chế 1,2g, táo ta vài quả, gừng nướng vài lát. Sắc uống trong ngày.
- Chữa tiêu hoá, bài tiết bị ngừng trệ: Sâm Bố Chính 20g, bạch truật 40g (tẩm sữa sao), trầm hương 4g. Sắc riêng sâm Bố Chính và bạch truật rồi mài trầm hương vào, uống trong ngày.
- Chữa trẻ em gầy còm xanh xao, hay đi lỏng, lỵ kéo dài: Sâm Bố Chính sao chín 25%, hoài sơn sao chín 30%, ý dĩ sao chính 20%, hạt sen sao chín 15%, bạch chỉ sao chín 10%. Các vị đem tán nhỏ rây bột mịn, cho uống sống với nước đường hoặc trộn với đường đun chảy. Trẻ em 2 tuổi trở lên, ngày 4 - 10g.
- Chữa rối loạn kinh nguyệt: Sâm Bố Chính 16g; cỏ nhọ nồi sao vàng, thục địa, mỗi vị 20g; ngải cứu sao, ích mẫu, mỗi vị 16g; củ gai (cây gai làm bánh) 12g, củ gấu (tứ chế) 10g. Sắc uống trong ngày.
- Chữa suy nhược cơ thể ở người có bệnh về hô hấp: Sâm Bố Chính 12g, liên nhục 20g; táo nhân, tua sen, sa sâm, mỗi vị 12g; lá vông, hương phụ, mỗi vị 10g; kỷ tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa suy nhược cơ thể ở người có bệnh về tiêu hoá, sau khi ốm nặng hoặc lao động vất vả: Sâm Bố Chính 180g; hoài sơn, hạt sen, mỗi vị 80g; bạch truật 40g; binh lang 8g. Tán bột mịn, mỗi ngày uống 20g.
- Chữa suy nhược gầy rộc, háo khát, táo bón, đái són: Sâm Bố Chính nấu thành cao, hoà với cao ban long uống.
- Chữa giai đoạn hồi phục sau áp xe phổi: Sâm Bố Chính, hoài sơn, mỗi vị 16g; sinh địa, ý dĩ, bách hợp, kim ngân hoa, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa thiếu máu: Sâm Bố Chính, hà thủ ô, hạt sen, mỗi vị 100g; cam thảo 40g; thảo quả 12g; đại hồi 8g. Tán nhỏ làm viên, ngày uống 20g, chia 2 lần.
- Chữa tim đập nhanh hồi hộp, ngủ ít: Sâm Bố Chính 20g; hạt sen, củ mài, hà thủ ô, rau má, quả dâu chính, long nhãn, mỗi vị 12g; táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa đái ra dưỡng chất: Sâm Bố Chính, ý dĩ, tỳ giải, huyền sâm, trúc diệp, liên nhục, củ mài, rễ cỏ trah, cam thảo nam, mã đề, mỗi vị 12g; hoạt thạch 6g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa bệnh trầm cảm: Sâm Bố Chính 16g; hoài sơn, hà thủ ô, long nhãn, bá tử nhân, mỗi vị 12g; toan táo nhân, liên tu, bán hạ chế, xương bồ, cam thảo dây, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa động kinh: Sâm Bố Chính 20g; ý dĩ 40g; nam tam tinh sao, trần bì, toàn yết, mỗi vị 20g; quế 4g. Tán thành bột mịn, ngày dùng 40g. Sau đó lấy chu sa 1g cho vào tim lợn, hấp cách thuỷ, cho người bệnh ăn, mỗi ngày 3 lần, trong 3 tuần liền.
- Chữa giai đoạn phục hồi sau khi bị bỏng: Sâm Bố Chính, hoài sơn, ý dĩ, mỗi vị 16g; bạch truật, sa sâm, thục địa, hà thủ ô, kê huyết đằng, mỗi vị 12g; kỷ tử 10g; trần bì 8g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa suy nhược thần kinh: Sâm Bố Chính 20g; hoàng kỳ 12g; đương quy, bạch truật, táo nhân, long nhãn, mộc hương, bạch thược, cúc hoa, mỗi vị 8g; bạch linh, viễn chí, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc Sâm Bố Chính, sinh địa, mỗi vị 20g; hoàng cầm, sài hồ, đại táo, mỗi vị 12g; đương quy, bạch thược, mỗi vị 8g; xuyên khung 6g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Thuốc bổ dùng cho bệnh nhân hen suyễn khi đỡ lên cơn: Sâm Bố Chính 200g, đậu đen 500g; hà thủ , ngải cứu, củ đinh lăng, mỗi vị 200g; mật ong vừa đủ. Tán nhỏ làm hoàn. Ngày uống 24g, chia hai lần. hoặc Sâm Bố Chính 200g, rễ dâu tằm 160g, can khương 120g, vỏ quýt 120g, tắc kè 4 con (băm nhỏ sao vàng), mật ong vừa đủ. Các vị tán nhỏ, luyện mật làm hoàn 12g. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 2 lần.
- Thuốc bổ thận tráng dương, chữa thận suy yếu, kém dương sự: Sâm Bố Chính 1000g, đậu đen 1500g; hoài sơn, liên nhục, cẩu tích, sừng nai, tục đoạn, ba kích, liên tu, mỗi vị 1000g; hoàng tinh 500g, hạt tơ hồng 200g. Ba kích tẩm muối sao vàng, đậu đen sao tồn tính, sừng nai đắp đất sét nung tồn tính, các vị khác tán nhỏ hợp lại thành viên. Mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 lần.
- Thuốc tăng lực chữa kém ăn, mất ngủ, mệt mỏi, nặng ngực, thiếu máu xanh xao: Sâm Bố Chính 120g, hoàng tinh chế 80g; tầm gửi cây dâu, quả dâu, thỏ ty tử sao, hà thủ ô đỏ (chế), đỗ trọng mỗi vị 40g; huyết giác, ba kích, cao hổ cốt, mỗi vị 20g. Các vị sơ chế, ngâm 2 lít rượu trong hai ngày đêm rồi đem chưng cách thuỷ, hạ thổ một tuần. Mỗi lần uống 15 - 40ml, ngày 2 lần theo bữa ăn. Kiêng ăn đồ tanh sống, kích thích.
- Chữa thận khí suy kém, nặng đầu, mỏi lưng, nóng nhiều, mỏi mệt, yếu sức: Sâm Bố Chính 6g, à thủ ô 12g; củ mài, cốt toái bổ, gạc nai nướng, tầm gửi cây dâu, mỗi vị 6g; mẫu đơn, nhuỵ sen, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.
Hoàn đại bổ: Sâm Bố Chính, củ đinh lăng, mỗi vị 100g; hà thủ ô đỏ 60g, trần bì 20g, rau thai nhi 1 bộ, mật ong vừa đủ. Rau thai lấy ở phụ nữ đẻ con so, không có bệnh, cắt bỏ màng gân, lấy rau tươi đỏ, cào ra từng miếng để trên đĩa gốm sứ sấy cách thuỷ đến khô. Rễ đinh lăng cạo bỏ vỏ ngoài, thái mỏng phơi khô sao qua. Các vị tán nhỏ luyện mật làm hoàn 12g. Ngày uống 1 hoàn trước khi đi ngủ. Uống 15 ngày là một liệu trình.
- Thuốc bổ khí huyết: Sâm Bố Chính 30g; hoài sơn, đương quy, ý dĩ sao, mỗi vị 15g; hồi đầu 12g. Làm viên với mật ong hay kẹo mạch nha, uống mỗi ngày 15 - 20g.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 10 - 12 g, dạng thuốc sắc, tán bột, hoặc ngâm rượu uống.Image result for Sâm Bố Chính (Abelmoschus Sagittifolius)
Kiêng k
Thể tạng hư hàn, phải chích gừng. Không dùng chung với Lê lô.











Huyết Sâm( Salvia miltiorrhiza )


 Dược liệu là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge), họ Bạc hà (Lamiaceae).dan-sam-thao-duoc
Tên khác : Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm, sơn sâm, hồng căn .
Cây : Cây thảo lâu năm, cao chừng 40-80cm; rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5- 1,5cm, màu đỏ nâu (nên còn có tên là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn). Lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá ch t có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba thuỳ; 2 nhị ở môi dưới; bầu có vòi dài. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm. Ra hoa tháng 4-6, kết quả tháng 7-9.

Đan sâm khô, loại bỏ tạp chất và thân sót lại, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô để dùng.
Tửu đan sâm (Chế rượu): Lấy đan sâm đã thái phiến, thêm rượu, trộn đều dược liệu với rượu, đậy kín, để 1 giờ cho ngấm hết rượu, đem sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội. Cứ 10 kg đan sâm cần 1 lít rượu.
Đan sâm tính hơi hàn, vị đắng, lợi về kinh tâm, can, có công hiệu hoạt huyết, làm tan máu tụ, an thần tĩnh tâm, tiêu mủ giảm đau. Phù hợp với các bệnh kinh nguyệt không điều hoà, tắc kinh, có chửa ngoài dạ con, gan lách sưng to, đau thắt cơ tim, buồn bực trong lòng, mất ngủ, các vết thương lở loét mưng mủ V.V….
Công năng: Khứ ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền.
Công dụng: Chữa hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt không đều, bế kinh, hạ tiêu kết hòn cục, khớp sưng đau, mụn nhọt sưng tấy.

 hiếu máu não – bệnh lý gây đột quỵ cao
Các chuyên gia y tế nhận định: Thiếu máu não là hội chứng bệnh lý có nguy gây tử vong thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Đáng nói nhất, thiếu máu não chiếm tới 25% trong tổng số các tai biến mạch máu não.
Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi nặng, hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thiếu máu não còn là nguyên nhân gây tổn thương thần kinh, suy chức năng tâm thần, rối loạn nhịp tim, có thể dẫn đến suy tim, xung huyết, đột quỵ.dan-sam-thao-duoc-1
Công dụng của Huyết Sâm
Đông y cho rằng: Thiếu máu não thuộc chứng huyễn vựng. Chứng này có hai nguyên nhân chủ yếu là đàm thấp (xơ vữa thành mạch máu) và huyết trệ. Do đó, để trị chứng này cần hoạt huyết hóa ứ, bổ dương khí, hóa đàm, tức là trị tận gốc vấn đề. Và Huyết Sâm được chứng minh là vị thuốc tốt bởi trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc” của Viện Dược Liệu có viết: Huyết Sâm (còn gọi là Đan Sâm) có vị đắng, tính hơi hàn. Không chỉ có công dụng trục huyết ứ, sinh huyết mới, Huyết Sâm còn có tác dụng tăng lưu thông máu, giảm đau, thanh tâm, làm đầu óc thanh thản.
Còn trong dân gian có câu “nhất vị Đan Sâm, cộng đồng tứ vật thang” – có nghĩa là một vị Đan Sâm có tác dụng bằng bốn vị Đương Quy, Địa Hoàng, Xuyên Khung, Bạch Thược – vốn là bài thuốc bổ huyết kinh điển của Đông y.
Huyết Sâm – vị thuốc cho người thiếu máu não
Y học hiện đại cũng chứng minh: Các thành phần hóa học trong Huyết Sâm có tác dụng làm giãn nở các mạch máu và ức chế sự peroxy hoá lipid gây bởi NADPH-vitC và Fe2+-cystein ở những tiểu thể não, gan và thận, giúp bảo vệ tiểu thể não; làm trục huyết ứ, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu.
Ngoài ra, hoạt chất Tanshinon II Natri Sulfonat trong Huyết Sâm cũng giúp làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính và ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức đề kháng của hồng cầu đối với sự tan huyết.
Đặc biệt, hoạt chất Miltiron và Salvinon trong Huyết Sâm có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và làm giảm việc tạo ra các tơ huyết (fibrin), các sợi protein có khả năng bắt giữ các tế bào máu để hình thành nên các cục máu đông. Nhờ tác dụng này nên Huyết Sâm giúp cải thiện lưu thông máu hiệu quả.
Huyết Sâm giúp giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch. Do đó, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, phòng chống tích cực tình trạng thiếu máu não, ngăn chặn những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi thiếu hụt oxy như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, làm hết ứ máu, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ điều trị thiếu máu não.

HUYẾT SÂM NGỌC LINH

HUYẾT SÂM NGỌC LINH : được khai thác tự nhiên tại ngọn núi Ngọc linh nơi có loài sâm ngọc linh quí hiếm huyện tumorong tỉnh kon tum

Huyết Sâm Ngọc Linh  dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ” Bản kinh” là rễ phơi hay sấy khô của cây Đan sâm. thuộc họ Hoa môi ( Lamiaceae). Còn có tên là Huyết Sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm.


Tính vị qui kinh:
Vị đắng, tính hơi hàn, qui kinh Tâm, Tâm bào, Can, (huyết sâm không độc).
Thành phần chủ yếu:
Huyết  sâm ( sâm đỏ) có chứa các chất xeton có tinh thể: Tansinon I, Tansinon II, Tansinon III và chất tinh thể màu vàng criptotansinon ( kryptotanshinon). Ngoài ra còn có acid lactic, phenol đan sâm, vitamin E.
Tác dụng dược lý:
Huyết Sâm (còn gọi là Đan Sâm) có vị đắng, tính hơi hàn. Không chỉ có công dụng trục huyết ứ, sinh huyết mới, Huyết Sâm còn có tác dụng tăng lưu thông máu, giảm đau, thanh tâm, làm đầu óc thanh thản.
Còn trong dân gian có câu “nhất vị Đan Sâm ( huyết sâm), cộng đồng tứ vật thang” – có nghĩa là một vị Đan Sâm có tác dụng bằng bốn vị Đương Quy, Địa Hoàng, Xuyên Khung, Bạch Thược – vốn là bài thuốc bổ huyết kinh điển của Đông y.
Y học hiện đại cũng chứng minh: Các thành phần hóa học trong Huyết Sâm có tác dụng làm giãn nở các mạch máu và ức chế sự peroxy hoá lipid gây bởi NADPH-vitC và Fe2+-cystein ở những tiểu thể não, gan và thận, giúp bảo vệ tiểu thể não; làm trục huyết ứ, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu.
Ngoài ra, hoạt chất Tanshinon II Natri Sulfonat trong Huyết Sâm cũng giúp làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính và ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức đề kháng của hồng cầu đối với sự tan huyết.
Đặc biệt, hoạt chất Miltiron và Salvinon trong Huyết Sâm có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và làm giảm việc tạo ra các tơ huyết (fibrin), các sợi protein có khả năng bắt giữ các tế bào máu để hình thành nên các cục máu đông. Nhờ tác dụng này nên Huyết Sâm giúp cải thiện lưu thông máu hiệu quả.
Huyết Sâm giúp giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch. Do đó, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, phòng chống tích cực tình trạng thiếu máu não, ngăn chặn những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi thiếu hụt oxy như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, làm hết ứ máu, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ điều trị thiếu máu não.

Một số kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Huyết Sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, khiến lưu lượng máu của động mạch vành tăng rõ, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim. Trên thực nghiệm chuột nhắt hay chuột lớn thuốc đều có tác dụng tăng hoặc kéo dài tỷ lệ sống trong điều kiện thiếu oxy.
2.Thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu.
3. Có tác dụng hạ huyết áp.
4.Trên thực nghiệm thỏ gây xơ mỡ mạch, thuốc có tác dụng làm giảm triglicerit của gan và máu.
5.Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên chuột thực nghiệm.

 Bài thuốc chữa kinh nguyệt không ra, đau đớn

Đan sâm                      10g          Hương phụ                  6g
Đương quy                  10g          Bạch thược                  5g
Xuyên khung                5g            Địa hoàng                    10g
Liều dùng:  Đem bài thuốc sắc chung với 600ml nước, chắt lọc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
bai-thuoc-su-dung-dan-sam