Seed pod and seeds of Cajanus cajan, Pigeon pea, Congo pea ....Trái đậu và những hạt đậu Săng, đậu Chiều....#1
Vietnamese named : Đậu Săng, đậu Chiều, đậu Triều, đậu Thiều, đậu Cọc Rào.English names : Pigeon pea,Congo pea, Gungo pea, Gunga pea, No Eye pea.
Scientist name : Cajanus cajan ( L. ) Millsp
Synonyms : Cajanus indicus Spreng. (Valder 1895), Cytisus cajan (Crawfurd 1852)
Family : Fabaceae / Leguminosae, Họ Đậu / họ phụ đậu Papillionoidea
Searched from :
**** VIETGLE.VN.
www1.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=cajan&typ...
Cajanus cajan (L.) Millsp. – Đậu chiều, Đậu săng, Đậu cọc rào, Đậu triều.
Cây nhỡ cao 1 - 2m, có thể đến 4m. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét. Lá chét hình bầu dục, 3 - 6 x 1,8 - 3cm; nhọn ở gốc và ở đầu, mượt như nhung và xanh lục ở mặt trên, có lông mịn và ánh bạc ở mặt dưới; gân bên 5 - 7 đôi, nổi rõ ở mặt dưới, gân nhỏ lồi và thành mạng dày đặc. Cuố́ng lá 2 - 4cm, hơi có cánh; cuống phụ 2 - 4mm, có lông mịn.
Cụm hoa thành chùm 6 - 10cm. Hoa tập họp thành nhóm 6 - 10; mỗi hoa có cuống 1,5mm, có lông mịn; cánh hoa vàng, có khi có sọc hay đốm đỏ ở mặt ngoài, tất cả đều có tai; cánh cờ gần tròn; cánh bên hình trái xoan ngược, có móng; cánh thìa màu vàng lục. Quả đậu hình dải 5 x 0,8cm, có mũi nhọn dài, có lông mịn; có tuyến; hạt 4 - 6, hình cầu, 0,5mm, màu vàng nâu, nâu hay đỏ nhạt tùy thứ.
Loài của vùng Cổ nhiệt đới, phổ biến rộng do trồng trọt và thuần hóa trong các vùng nhiệt đới. Ở nước ta, đậu chiều mọc hoang và cũng được trồng.
Trong thiên nhiên, đậu chiều mọc trong các rừng thứ sinh, rừng thưa, dọc các bờ sông, tới độ cao 2000m.
Đậu chiều được trồng ở nhiều nơi để làm cây chủ thả cánh kiến đỏ và lấy hạt làm thực phẩm (nấu chè, làm tương), chăn nuôi gia súc, hoặc trồng làm hàng rào, làm cây tạo bóng, cây phân xanh và cây cải tạo đất. Rễ dùng làm thuốc chữa sốt, giải độc, tiêu thũng và chứng hay đái đêm. Hạt cũng dùng như rễ; còn dùng chữa ho, cảm, nhức mỏi gân cốt. Lá dùng để gây nôn khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu; còn dùng nấu tắm trị bệnh ngoài da và cũng dùng uống trị lỵ. Dịch lá tươi cũng dùng uống trị lỵ; còn dùng phối hợp với dầu thầu dầu uống trị bệnh đau bụng. Dùng ngoài trị mụn nhọt, vết thương.
Ở Ấn Độ, hạt và lá giã ra, hơ hay xào nóng đắp vào vú gây tiết sữa; hạt được dùng trị rắn cắn. Thường dùng rễ với liều 15g sắc uống; có thể thái mỏng để ngậm hoặc tán bột uống. Hạt cũng dùng sắc uống. Lá tươi giã đắp không kể liều lượng.
Ở Trung Quốc, rễ, hạt và lá được sử dụng; rễ dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, giảm đau, sát trùng; hạt dùng trị tâm hư, thủy thũng, huyết lâm, ung nhọt, thũng độc và lỵ. Lá dùng trị trẻ em thủy đậu và ung thũng.
**** VHO.VN.
vho.vn/view.htm?ID=3009&keyword=Ho
Ðậu chiều, Ðậu săng, Ðậu cọc rào - Cajanus cajan (L., ) Millsp. (C. indicus Spreng.), thuộc họ Ðậu - Fabaceae.
Mô tả: Cây nhỏ, cao 1-2m. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét, nguyên, có lông, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới trắng nhạt. Hoa màu vàng hay điểm những đường sọc tía, mọc thành chùm ở nách lá. Quả đậu dẹt, với 2-3 vết lõm chạy chéo trên quả. Hạt hình cầu, màu vàng nâu, nâu hay đỏ nhạt, tuỳ thứ.
Mùa hoa quả tháng 1-3.
Bộ phận dùng: Rễ, hạt và lá - Radix, Semen et Folium Cajani.
Nơi sống và thu hái: Loài của vùng cổ nhiệt đới, phổ biến khắp Ðông Dương và Ấn Độ. Ở nước ta, Ðậu chiều mọc hoang và cũng được trồng. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Thu hái rễ và lá quanh năm. Ðào rễ về, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lá thường dùng tươi. Hạt lấy ở những quả già.
Thành phần hoá học: Hạt chứa 2 globulin là cajanin và nona-cajanin. Còn có men urease hoạt động.
Tính vị, tác dụng: Ðậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở nước ta, Ðậu chiều được trồng ở nhiều nơi để làm cây chủ thả cánh kiến đỏ và lấy hạt làm thực phẩm (nấu chè, làm tương), chăn nuôi gia súc, hoặc trồng làm hàng rào, làm cây tạo bóng, cây phân xanh và cây cải tạo đất. Rễ dùng làm thuốc chữa sốt, giải độc, tiêu thũng và chứng hay đái đêm. Hạt cũng dùng như rễ; còn dùng chữa ho, cảm, nhức mỏi gân cốt. Lá dùng để gây nôn khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu; lại dùng nấu tắm trị bệnh ngoài da và cũng dùng uống trị lỵ. Dịch lá tươi cũng dùng uống trị lỵ; còn dùng phối hợp với dầu thầu dầu uống trị bệnh đau bụng. Dùng ngoài trị mụn nhọt, vết thương.
ở Ấn Độ, hạt và lá giã ra, hơ hay xào nóng đắp vào vú gây tiết sữa; hạt được dùng trị rắn cắn. Thường dùng rễ với liều 15g sắc uống; có thể thái mỏng để ngậm hoặc tán bột uống. Hạt cũng dùng sắc uống. Lá tươi giã đắp không kể liều lượng.
Ðơn thuốc:
1. Ho, cảm, cổ họng sưng đau: Dùng bột rễ Ðậu chiều, bột rễ Xạ can, thêm phèn chua, hoà nước sôi để nguội ngậm không nuốt nước; hoặc dùng hạt Ðậu chiều sao vàng sắc uống.
2. Cảm sốt, mụn nhọt và trẻ em lên sởi ho: Dùng rễ Ðậu chiều 15g, Sài đất và Kim ngân hoa, mỗi vị 10g, sắc nước uống.
3. Trị các loại ban trái có kèm theo các chứng no hơi, sình bụng, tiêu chảy, gốc ban dây dưa; Dùng lá Bạc hà 100g, củ Bồ bồ 100g, hoa Kinh giới 100g, Trần bì lâu năm 100g, lá Ðậu chiều 100g, Lức cây 100g. Hương phụ sao 100g, Hậu phác sao 100g, củ Sả 100g. Các vị hoà chung, tán bột nhuyễn. Mỗi lần uống 1 muỗng cà phê, trẻ em nửa liều; ngày uống 2-3 lần (kinh nghiệm dân gian ở An Giang).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét