Fruits of Terminalia catappa, Tropical Almond, Indian Almond ...Trái Bàng ...
Vietnamese named : Bàng .Common names : Bengal almond, Singapore almond , Ebelebo, Malabar almond, Indian almond, Tropical almond, Sea almond, Beach Almond, Talisay tree, Umbrella tree, Abrofo Nkatie (Akan), "Castanhola" (Northeastern Brazil) and Zanmande (creole).
Scientist name : Terminalia catappa L.
Synonyms :
Family : Combretaceae. Họ Bàng
Searched from :
**** AROWANA.COM
www.arowana.com.vn/forum/f12/tim-hieu-them-ve-cay-bang-40...
BÀNG
Còn gọi là Quang Lang, chambok barang parcang prang (cam-pu-chia), badamier (Pháp).
Tên khoa học Terminalia catappa L.
Thuộc họ Bàng Combretaceae.
A.Mô tả cây:
Bàng là một cây to, có thể cao tới 25m, cành mọc vòng là cho tán cây xòe ra như cái lọng. Lá to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt, phiến lá dài từ 20-30cm, rộng 10-13cm, trên cán bông hoa có lông. Quả hình bầu dục, nhẵn dẹp với 2 bên dìa hẹp, đầu hơ nhọn, dài khoảng 4cm, rộng 3cm, dày 1,5cm, cơm màu vàng đỏ có xơ. Hạt có nhân trắng nhiều dầu. Mùa quả tháng 8-10.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bàng được trồng khắp nơi làm cây bóng mát. Người ta cho rằng cây Bàng vốn không có ở nước ta, mà di thực từ đảo Molluques vào.
Người ta thường dùng vỏ cây và hạt
Về mặt nguyên liệu cho dầu thì năng suất thấp vì phải tách nhân Bàng ra khỏi vỏ hạt rất vất vả. Từ 100g hạt khô chỉ tách được 23g nhân.
C. Thành phần hóa học
Lá và vỏ cây chứa tanin (ta-nanh): vỏ cây chứa từ 25-35% tanin pyrogalic và tanin catechic; vỏ cành chứa 11% tanin.
Nhân hạt chứa 50% dầu béo mầu vàng nhạt hoặc lục nhạt giống như màu hạnh nhân, ăn được.(tuy nhiên nhân chỉ chiếm 10% toàn quả cho nên cuối cùng toàn quả chỉ chứa có 5% dầu béo).
Một số tính chất của dầu nhân hạt bàng đã được nghiên cứu, kết quả như sau: tỷ trongj0,917, chỉ số khúc xạ ở 35 độ C là 1,466, đông đặc ở 1 độ C, chỉ số acid 2,94, chỉ số xà phòng hóa 197,8; chỉ số iod 60,72, phần không xà phòng hóa 0,38; acid toàn phần tách được ở dạng đặc, màu vàng nhạt, phần acid đặc chiếm tới 36% . Do chỉ số iod thấp và không cho phản ứng hexabromua cho nên người ta có thể kết luận dầu bàng không có glyxerit linolenic và thuộc loại dầu không khô.
D. Tác dụng và cách dùng:
Tại một số vùng, nhân dân dùng vỏ bàng sắc uống chữa lỵ, ỉa chảy và rửa các vết loét vết thương. Ở Ấn độ, Indo, Philipin người ta cũng dùng như vậy. Liều dùng hàng ngày 12-15g sắc với 200ml nước, thêm ít đường cho dễ uống.
Lá còn được dùng để sắc uống chữa cảm sốt là cho ra mồ hôi, hoặc lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức.
Hạt dùng chữa ỉa ra máu (sắc uống), có thể ép lấy dầu để ăn hay dùng trong công nghiệp.
Sưu tầm từ: NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM , tác giả: Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi.
**** DIENDANCACANH.COM : cách sử dụng hiệu quả lá Bàng ....
www.diendancacanh.com/forum/archive/index.php/t-1049.html
03-12-2007, 06:08 PM
1 số khu vực cá rồng sinh sống và phát triễn thành đàn lớn luôn có sự hiện diện của cây bàng tên khoa học của lá bàng là Terminalia Catappa Leaves Tên thường gọi: Lá bàng Indian Almond, Tropical Almond Leaves, Sweet Almond Leaves, Wild Almond Leaves, Sea Almond Leaves, Catappa Leaves, Java Almond Leaves, Ketapang Leaves.
www.guppylodge.com/ketapang/images/yellowketapang_C.jpg
Hiệu quả của lá Bàng như sau:
Chiết xuất từ Lá Bàng rừng sẽ tái lập một môi trường gần tự nhiên hơn cho cá Rồng và các loài cá ưa nước mềm, như cá dĩa, cá lia thia. Vì trong lá này tiết ra một loại nhựa có chứa axit humic và loại axit này được xem như là một chất tiêu diệt và ngăn ngừa hữu hiệu các loại vi khuẩn, các loại nấm trên cá. Một số loài cá khi có bệnh tự chúng tìm tới những nơi có nhiều lá Bàng rụng và lưu trú tại đó.
Lá Bàng triết xuất sẽ kết hợp với Amonia (NH3) trong nước làm giảm lượng NH3. Loại trừ được bệnh ngộ độc Amonia quá cao trong nước.
Chiết xuất lá Bàng có chứa một lượng Calcium rất cao mà ít có động vật hoặc thực phẩm nào có thể cung cấp thường xuyên cho cá Rồng, do vậy sẽ làm tăng cơ bắp, bộ xương khỏe mạnh, răng và các vây cá sẽ to đều và đẹp.
Cá Rồng được sống trong môi trường có chứa chiết xuất từ lá Bàng, sẽ có những bộ vây đều to, dầy, và sáng bóng, đồng thời khi va chạm mạnh cá ít có khả năng rụng vây.
Làm tăng màu sắc của cá Rồng, màu sẽ trở nên sáng bóng.
làm giảm độ PH của nước và hấp thụ các hóa chất độc hại như NH3, H2S...
Tăng thêm hàm lượng vitamin và khoáng chất, giúp cá chóng lớn và sự trao đổi chất tốt hơn cá ăn nhiều hơn.
Những ai có tham vọng cho cá Rồng đẻ, thì việc áp dụng lá Bàng thích hợp sẽ kích thích cá sanh sản khi đủ tuổi trường thành và làm tăng số trứng được thụ tinh.
Lá Bàng khi sử dụng đúng liều lượng sẽ cho nước có màu trà nhạt, dưới ánh đèn sẽ kích thích cá mau lên màu và việc ngắm nhìn cá cũng thú vì hơn vì ánh sáng của màu vây thêm đậm hơn.
Là một loại lá không mang lại tác dụng phụ cho cá Rồng, nếu bạn có sử dùng thường xuyên 365 ngày.
Việc thay nước sẽ không cần thường xuyên và lá Bàng sẽ làm mất mùi hôi của nước và hồ cá.
.
Sau đây là một số kinh nghiệm thu thập được khi sử dụng lá bàng cho cá Rồng:
1. chỉ chọn lá bàng khô, đã úa vàng hoặc rớt rụng có màu nâu đỏ. Tránh lấy các lá Bàng hoặc khu vực cây Bàng đã bị xịt thuốc trừ sâu. Không dùng được vì nguy hiểm cho cá.
2. Phơi khô lá bàng dưới ánh nắng để tránh ẩm mốc và có thể sử dụng lâu dài
Cách dùng và liều lượng:
1. Mỗi lá Bàng 10cm sử dụng với 4 - 8 lít nước đối với cá Rồng, như vậy với hồ 1.2mx60x60 với lượng nước 300 lít có thể dùng 40 lá bàng, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ khi cá bị bệnh thì mới dùng lượng lá bàng nhiều như vậy. Vì dùng nhiều quá màu nước hồ sẽ rất đậm và như vậy bạn rất khó ngắm cá và khi thay nước nếu bạn thay một lượng lớn nước mới sẽ làm tăng PH đột ngột cá sẽ bị sốc, có thể bỏ ăn.
2. Bạn chỉ nên dùng 10 lá cho hồ 120x60x60
3. Cắt nhỏ vụn lá Bàng, cho vào bịch vải, đem ngâm trong bộ lọc để lá Bàng tiết ra nhựa và thường thì mỗi bịch như thế chỉ nên sử dụng trong khoảng 2 -3 tuần, sau đó thay bịch khác với lá Bàng mới.
4. Tránh dùng lá Bàng kết hợp với muối.
5. Không có tác dụng phụ.
Lá bàng rất tốt cho sự phát triển của cá rồng có thể sự dụng thường xuyên được
Lá bàng cũng rất dễ tìm trên bất kỳ con phố nào ở VN cũng có
(Trích dẫn bài của greenarowan
www.ajibtu.com/wordpress/wp-content/uploads/Ketapangleave...
Lá bàng rất tốt cho sự phát triển của cá rồng có thể sự dụng thường xuyên được
Lá bàng cũng rất dễ tìm trên bất kỳ con phố nào ở VN cũng có
(Trích dẫn bài của greenarowan
www.ajibtu.com/wordpress/wp-content/uploads/Ketapangleave...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét