Lotus, Nelumbo nucifera in pond ...Cây Sen trong hồ ...
Chụp hình trên đường đi đến Mỹ Tho.Taken on the way go to Mỹ Tho.
Vietnamese named : Sen hồng
Common names : Lotus, Indian Lotus, Sacred Lotus, Bean of India, Asia Lotus, Asiatic Lotus.
Scientist name : Nelumbo nucifera Gaertn.
Synonyms : Nelumbo speciosum Willd. , Nymphaea nelumbo
Family : Nelumbonaceae. Họ Sen
Searched from :
**** UPHCM.EDU.VN : Xin nhấp vào đường link để đọc đủ thông tin, rất cảm ơn ...
www.uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/151
Phân bố, sinh học và sinh thái:
Chi Nelumbo Adans. phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Mỹ.
Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-9.
Bộ phận dùng:
Hạt còn màng đỏ bên ngoài: Liên nhục (Semen Nelumbinis).
Quả khi chín: Liên thạch (Fructus Nelumbinis).
Tâm sen là cây mầm trong hạt sen: Liên tâm (Plumula Nelumbinis).
Tua sen bỏ hạt gạo ở đầu: Liên tu (Stamen Nelumbinis).
Lá sen thu hái vào mùa thu, bỏ cuống: Liên diệp (Folium Nelumbinis).
Thân rễ thu hái quanh năm: Liên ngẫu (Rhizoma Nelumbinis).
Thành phần hóa học:
Hạt sen chứa tinh bột, protein, acid amin, dầu béo, một số steroid.
Tâm sen chứa alkaloid 0,85-0,96% gồm methylcorypalin, armepavin, lotusin, nuciferin….
Gương sen chứa 4 loại alkaloid là nuciferin, N-nornuciferin, liriodenin, N-norarmepavin, và các flavonoid quercetin và isoquercitrin.
Nhị sen có các thành phần thơm, dễ bay hơi trong đó có các hydrocarbon mạch thẳng, 1,4-dimethoxybenzen, limonen, linalol, terpinen-4-ol.
Lá sen chứa alkaloid 0,77-0,84%, gồm nuciferin, nornuciferin, roemerin, liriodenin,… quercetin, isoquercitrin, leucocyanidin, leucodelphinidin,nelumbosid.
Tác dụng dược lý - Công dụng:
Hạt sen trị tỳ hư, lỵ, di mộng tinh, khí hư, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược, kém ăn, ít ngủ.
Lá sen chữa chảy máu ( đại tiện ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da).
Tâm sen chữa tâm phiền, ít ngủ, khát, thổ huyết.
Tua sen chữa rong huyết, thổ huyết, di mộng tinh, mất ngủ.
Quả sen chữa lỵ, cấm khẩu.
Gương sen là thuốc cầm máu, chữa đại tiểu tiện ra máu, bạch đới, huyết áp cao.
Ngó sen là thuốc cầm máu, chữa đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết.
**** WIKI
vi.wikipedia.org/wiki/Sen_h%E1%BB%93ng
Nelumbo nucifera là danh pháp khoa học của sen hồng (các tên gọi khác sen đỏ, sen Ấn Độ; trong các thư tịch Phật giáo và văn học tại Việt Nam, sen hồng còn được gọi bằng các tên gốc Trung văn như hà hoa (荷花), liên (hoa) (蓮(花)), hạm đạm (菡萏), phù cừ (芙蕖), thủy chi (水芝)). Về mặt thực vật học, Nelumbo nucifera (Gaertn.) đôi khi còn được gọi theo các danh pháp cũ như Nelumbium speciosum (Willd.) hay Nymphaea nelumbo. Đây là một loại cây thủy sinh sống lâu năm. Trong thời kỳ cổ đại nó đã từng là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nin ở Ai Cập cùng với một loài hoa súng có quan hệ họ hàng gần gũi có tên gọi dài dòng là hoa sen xanh linh thiêng sông Nin (Nymphaea caerulea); và hoa, quả cũng như các đài hoa của cả hai đã được họa lại khá rộng rãi như là một kiểu kiến trúc ở những nơi cần các hình ảnh linh thiêng. Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ. Từ Ai Cập nó đã được đem đến Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp các vùng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Nó cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương, nhưng ở đây có sự nghi vấn về điều này. Năm 1787, lần đầu tiên nó được đưa tới Tây Âu như một loài hoa súng dưới sự bảo trợ của Joseph Banks và có thể thấy được trong các vườn thực vật hiện nay mà ở đó có sự cung cấp nhiệt. Ngày nay nó là hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu Á và Australia. Nó là quốc hoa của Ấn Độ.
Thân rễ của sen hồng mọc trong các lớp bùn trong ao hay sông, hồ còn các lá thì nổi ngay trên mặt nước. Các thân già có nhiều gai nhỏ. Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài xentimet phía trên mặt nước. Thông thường sen có thể cao tới 1,5 m và có thể phát triển các thân rễ bò theo chiều ngang tới 3 m, một vài nguồn chưa kiểm chứng được cho biết nó có thể cao tới trên 5 m. Lá to với đường kính tới 60 cm, trong khi các bông hoa to nhất có thể có đường kính tới 20 cm.
Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từ màu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt. Nó có thể chịu được rét tới khu vực 5 theo phân loại của USDA. Loài cây này có thể trồng bằng hạt hay thân rễ.
Ẩm thực
Hoa, các hạt, lá non và thân rễ ăn được. Tại châu Á, các cánh hoa đôi khi được sử dụng để tô điểm món ăn, trong khi các lá to được dùng để gói thức ăn. Thân rễ (ngó sen) có thể dùng chế biến nhiều món ăn (xúp, canh, món xào) và là phần được dùng nhiều nhất. Các cánh hoa, lá non và thân rễ có thể ăn sống, mặc dù cần quan tâm tới việc truyền các loại ký sinh trùng sang người (chẳng hạn sán lá Fasciolopsis buski).
Các nhị hoa có thể phơi khô và dùng để ướp chè. Các hạt nhỏ lấy ra từ bát sen có nhiều công dụng và có thể ăn tươi (khi non) hoặc sấy khô và cho nổ tương tự như bỏng ngô. Hạt sen già cũng có thể luộc cho đến khi mềm và được dùng trong các món như chè sen hay làm mứt sen.
Tâm sen nằm trong các hạt sen được lấy ra từ bát sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt.
Lá sen có đặc điểm không thấm nước. Hiện tượng này được ứng dụng trong khoa học vật liệu, gọi là hiệu ứng lá sen, để chế tạo các bề mặt tự làm sạch.
Dược phẩm
Một số thành phần của sen được sử dụng như các vị thuốc:
Liên thạch, Liên nhục (quả) dùng điều trị bệnh lỵ mãn tính với liều lượng 8-16g dùng sắc, bột hoặc viên
Liên tâm (mầm quả) Chữa bệnh tâm phiền, mất ngủ, liều lượng 1,5 - 3g hãm nước sôi uống
Liên diệp (lá) Dùng an thần, cầm máu, liều lượng 10 - 20g sắc, tán bột hoặc đốt tồn tính
Liên tu (nhụy đực sen) Cầm xuất tinh và bạch đới 10g gia vào thang thuốc sắc uống
Liên ngẫu (ngó sen và củ sen) Tác dụng dinh dưỡng 10 - 50g sắc uống hoặc nấu ăn, dùng tươi cầm máu 10 - 30g giã vất nước uống
Liên phòng (gương sen đã lấy hạt) Đốt hoặc sao đen tán bột cầm máu rất tốt, liều lượng 2 - 4g bột
**** YPHARCO.COM
ypharco.com/index.aspx?sModule=addmodule&stypeid=186&...
LIÊN NHỤC ( HẠT )
Mô tả: Hạt hình trái xoan, dài 1,1-1,3cm. Đường kính 0,9 - 1,1cm, mặt ngoài còn màng mỏng màu nâu, có nhiều đường vân dọc, ở đầu trên có núm màu nâu sẫm.
Tên khác: Hạt Sen.
Hạt còn màng mỏng của quả già đã phơi hay sấy khô của cây Sen: Nelumbo nucifera. Họ Sen: Nelumbonaceae.
Mô tả: Hạt hình trái xoan, dài 1,1-1,3cm. Đường kính 0,9 - 1,1cm, mặt ngoài còn màng mỏng màu nâu, có nhiều đường vân dọc, ở đầu trên có núm màu nâu sẫm. Bóc màng ngoài màu nâu để lộ 2 lá mầm bằng nhau và xếp úp vào nhau, màu trắng ngà, hạt chứa nhiều tinh bột. Giữa 2 lá mầm có 2 đường rãnh dọc đối xứng nhau. Chồi mầm màu xanh lục, nằm ở giữa đường rãnh dọc của 2 lá mầm.
Thành phần hoá học: Hạt Sen chứa tinh bột (là thành phần chính). Protein 14,8% gồm các acid amin, threonin 2,42%; methionin 0,82%; leucin 3,23%; isoleucin 1,11%; phenylalanin 12,64%. Ngoài ra còn có 2,11% dầu béo gồm các acid béo.
Định tính: DĐVN III – Trang 457.
Độ ẩm: Không quá 11% (PL 5.16 ).
Tạp chất: Không quá 0,15% ( PL 9.4)
Hạt vỡ: Không quá 5% ( PL 9.4)
Bào chế: Lấy hạt ngâm nước, ủ mềm, thông hay chích tâm sen ra, phơi khô hạt.
Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh mốc, mọt.
Tính vị , quy kinh: Cam, sáp, bình. Vào các kinh : Tỳ , thận, tâm.
Công năng: Bổ tỳ, bổ thận, sáp tinh, dưỡng tâm, an thần.
Chủ trị: Tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di tinh, đới hạ, hồi hộp, tim đập mạnh, mất ngủ, kém ăn, cơ thể suy nhược.
Liều dùng: 6-15g/ ngày. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Thực nhiệt, táo bón không nên dùng.
Phân bố: Mọc hoang dại chủ yếu ở vùng Đồng tháp mười và An giang. Là cây trồng quen thuộc ở các tỉnh đồng bằng và trung du suốt từ Nam đến Bắc. Ngoài ra cây còn được trồng ở hầu hết các nước khu vực Đông nam Á đến Nam Á.
Chế phẩm có hạt Sen: Siro Bổ tỳ YB.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét