Bark of a young plant of Avicennia alba, Mangrove...Vỏ của cây Mắm trắng, Mắm lưỡi đồng còn nhỏ ....#2
Chụp hình ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ chí Minh ( Saigon ) , miền Nam Vietnam,cách thành phố HCM. 50 km.Taken in Cần Giờ district, Hồ chí MInh ( Saigon ) city, South Vietnam. 50 km from HCM city.
Vietnamese named : Mắm trắng, Mắm lưỡi đồng
Common names : Api Api Putih ( Malay), Mangrove.
Scientist name : Avicennia alba Blume.
Synonyms :
Family : Acanthaceae. Họ Ô-Rô và Verbenaceae / Avicennia. Họ Cỏ Roi Ngựa / chi Mắm
Links :
**** www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=NzhDRDA4MDkwMA...
Avicennia alba Blume - Mắm trắng.
Cây bụi hay cây gỗ, thường phân nhánh nhiều, cao 5 - 20m. Cành hoa lúc đầu phủ lông tơ màu trắng hay xám, rời nhẵn và bóng, có nhiều lỗ bì và điểm tuyến nhựa. Lá thuôn hay hình bầu dục – ngọn giáo và nhọn hai đầu, nhưng hiếm khi hơi tù ở đầu, có mép hơi xếp nếp, mặt trên bóng và xanh nhạt, mặt dưới màu bạc và trắng, có lông trên các gân bên, dài 3 - 16cm, rộng 1,5 - 5cm, gân giữa lồi, gân bên 8 - 16; cong về phía trên; cuống lá có lông, dài 0,5 - 3cm.
Cụm hoa chùy ở ngọn có ít lá, dài và rộng 3 - 10cm, xim dạng đầu thường chẻ ba, các cụm hoa nhỏ dạng bông dài 0,5 - 2cm, rộng 0,7 - 1cm, mang 10 - 30 hoa thơm, dài 0,4 - 0,5cm. Đài nhỏ, thùy hơi không đều. Tràng nhỏ, dễ rụng, màu vàng; ống hơi dài hơn đài; thùy bằng nhau, có lông ở mặt ngoài. Nhị 4, thụt vào trong. Bầu hình trụ, có lông ở đỉnh; vòi ngắn hoặc không có, thùy của đầu nhụy cong và dài bằng đài.
Quả nang dạng quả lê, phồng lên ở một bên, nhọn đầu, màu lục vàng, dài 3,5cm, rộng 1 - 2cm.
Phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Malaixia, Trung Quốc, Polynêdi, Nuven Ghinê, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc ven biển Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu đến thành phố Hồ Chí Minh.
Cây mọc phổ biến ở các rừng sác, cửa sông. Là cây tiên phong trên những bãi đất mới bồi và cố định những bãi này. Trên những nơi đất đã cố định lâu năm, mắm trắng chỉ mọc ở ven bờ.
Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh. Ra hoa quanh năm.
Gỗ xấu thường chỉ dùng làm củi gia dụng nhất là để đốt lò gạch và giữ được lửa đều và hơi khí đốt làm cho gạch có màu đỏ đẹp. Còn dùng để đốt than hầm, nhưng nhiệt lượng kém.
Lá dùng làm phân xanh tốt. Quả ăn được. Vỏ dùng làm thuốc chữa ghẻ.
**** Xin nhấp vào đường link để đọc đủ thông tin, rất cảm ơn.
www.mekonginfo.org/mrc_en/contact.nsf/0/8902a71a698a3de18...
Tại Cà Mau, cây trổ hoa vào đầu mùa mưa (4 - 6 dương lịch), cho trái vào cuối mùa mưa (9 - 11 dương lịch), vài giờ sau khi rụng, cây mầm hút nước lớn ra, làm vỡ lớp vỏ trái bao ngoài, thường chiếm những diện tích mới bồi ven biển, mực thủy triều lên xuống hàng ngày
**** Xin nhấp vào đường link để đọc đủ thông tin , rất cảm ơn .
www.phanngochien.com/forum/lofiversion/index.php?t7905.html
cây Mắm thuộc chi Avicennia.
Đặc trưng
Cây
Ở Cà Mau, Việt Nam theo Lê Quang Thưởng, có 4 loài cây mắm, đó là: mắm lưỡi đồng, mắm đen, mắm ổi, mắm quăn.
Trên bình diện cả Việt Nam, chưa có tài liệu nào xác minh rõ ràng có loài mắm khác. Trong những tài liệu và bài viết về khu du lịch sinh thái Cần Giờ có nói tới loại "mắm trắng", nhưng sự thật tên đó do dịch thẳng từ ngữ chuyên môn Avicennia alba, tức là mắm lưỡi đồng, tên thuần túy Việt Nam. Một tài liệu tiếng Pháp về đảo Phú Quốc có nói tới loại palétuvier noir, hiểu theo nghĩa tiếng Pháp, là loại mắm có cái tên khoa học là Avicennia germinans, một loại mắm có hoa trắng có thể mọc ở Việt Nam, nhưng chưa có hình ảnh hay miêu tả chính xác. Tạm thời chỉ có thể kể 4 loài mắm được Lê Quang Thưởng đưa ra như trên với hình ảnh kèm sự miêu tả đầy đủ.
Tùy loài, cây mắm có thể đạt đường kính gốc và chiều cao khác nhau, có loài đạt đường kính gốc 60 cm và chiều cao 30 m. Cây mắm trước đây dùng làm ghe, thuyền, cất nhà và làm củi. Ngày nay mắm cũng cung cấp nguyên phẩm cho việc biến chế dược liệu và cung cấp sắc tố cho công nghiệp thuộc da.
www.phanngochien.com/forum/lofiversion/index.php?t7905.html
cây Mắm thuộc chi Avicennia.
Đặc trưng
Cây
Ở Cà Mau, Việt Nam theo Lê Quang Thưởng, có 4 loài cây mắm, đó là: mắm lưỡi đồng, mắm đen, mắm ổi, mắm quăn.
Trên bình diện cả Việt Nam, chưa có tài liệu nào xác minh rõ ràng có loài mắm khác. Trong những tài liệu và bài viết về khu du lịch sinh thái Cần Giờ có nói tới loại "mắm trắng", nhưng sự thật tên đó do dịch thẳng từ ngữ chuyên môn Avicennia alba, tức là mắm lưỡi đồng, tên thuần túy Việt Nam. Một tài liệu tiếng Pháp về đảo Phú Quốc có nói tới loại palétuvier noir, hiểu theo nghĩa tiếng Pháp, là loại mắm có cái tên khoa học là Avicennia germinans, một loại mắm có hoa trắng có thể mọc ở Việt Nam, nhưng chưa có hình ảnh hay miêu tả chính xác. Tạm thời chỉ có thể kể 4 loài mắm được Lê Quang Thưởng đưa ra như trên với hình ảnh kèm sự miêu tả đầy đủ.
Tùy loài, cây mắm có thể đạt đường kính gốc và chiều cao khác nhau, có loài đạt đường kính gốc 60 cm và chiều cao 30 m. Cây mắm trước đây dùng làm ghe, thuyền, cất nhà và làm củi. Ngày nay mắm cũng cung cấp nguyên phẩm cho việc biến chế dược liệu và cung cấp sắc tố cho công nghiệp thuộc da.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét