Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

trái Chanh

photo

Key Lime, Citrus aurantifolia 's fruits and leaves in garden ...Lá và trái Chanh trong vườn

Chụp hình ở vườn chanh Bến Lức, một thị trấn nổi tiếng về những vườn chanh, cung cấp chanh cho các tỉnh ở miền Nam , Vietnam .
Taken at Lime gardens in Bến Lức , a famous town with Lime products, apply to the areas of South Vietnam.
Vietnamese named : Chanh, Chanh ta, Chanh vỏ mỏng.
Common names : Lime, Key Lime, Wesst Indian Lime, Bartender's Lime, Omani Lime, Mexican Lime.
Scientist name : Citrus aurantifolia (Christm.) Swingle.
Synonyms : C. acida Roxb.
C. lima Lunan
C. medica var.acida Brandis
Limonia aurantifolia Christm.
Family : Rutaceae. Họ Cam Chanh
Links :
**** www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh030.htm
GIA VỊ, VỊ THUỐC TỪ CÂY CHANH
Lương y Võ Hà
Bên cạnh giá trị của một loại gia vị và nước uống giải khát phổ thông, chanh còn là nguồn quan trọng cung cấp vitamin C và những chất chống oxy hoá thuộc nhóm Flavonoids có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn nhiểm và làm chậm sự lão hoá. Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng và tác dụng dược lý, chanh được tổ chức Plants for a Future xếp vào nhóm 54 cây thuốc có giá trị dược liệu cao nhất trong một danh mục gồm hơn 7.300 loài thực vật làm thuốc hoặc làm thức ăn.
Mô Tả
Cây chanh có tên khoa học là Citrus Limonia Osbeck, thuộc họ cam quýt Rutaceae. Chanh là một loại cây nhở, cao từ 1m đến 3m. Thân có gai. Lá hình trứng, dài từ 5,5 đến 11cm, rộng 3,5cm đến 6cm, mép lá có hình răng cưa. Hoa trắng, mọc đơn độc hay từng chùm 2 đến 3 hoa. Vỏ quả có màu xanh, màu xanh chuyển vàng khi quả chín. Quả chia làm nhiều múi. Dịch quả rất chua. Vỏ quả lá chanh có nhiều tinh dầu. Cây chanh được trồng khắp nơi ở nước ta. Nhân dân thường trồng chanh để lấy quả ăn hoặc làm gia vị. Y học dân gian sử dụng vỏ quả, lá và rể cây để làm thuốc.
Thành phần hoá học
Trong 100gr thịt quả chanh có 90% nước, protein 0,8gr, chất béo 0,5gr, carbohydrate 8,2gr, chất xơ 0,6gr, tro 5,4gr, calcium 33mg, phosphor15mg, sắt 0,5mg, sodium 3mg, potassium 137mg, vitamin A 12mg, thiamin (B1) 0,5mg, riboflavin (B2) 0,02mg, niacin 0,1mg và vitamin C 52mg. Ngoài ra lớp vỏ ngoài của quả chanh và lá chanh có chứa nhiều tinh dầu có mùi thơm dễ chịu. Tinh dầu chanh là một hợp chất có chứa limonene, a pinen, b phelandren, camphen và a tecpinen.
Dược tính và công dụng
Cây chanh thuộc nhóm 54 cây thuốc có giá trị dược liệu cao nhất trong một danh mục hơn 7.300 loài thực vật được tổ chức Plants For a Future ở Anh Quốc phân loại và xếp hạng căn cứ vào giá trị dinh dưỡng cũng như dược liệu. Bên cạnh một số sinh tố và khoáng chất khác, chanh là một nguồn quan trọng cung cấp vitamin C và những chất chống oxy hoá thuộc nhóm Flavonoids. Do đó chanh có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sự lão hóa. Kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học Nhật Bản cho biết chanh có thể làm gia tăng 19% lượng máu lưu thông trong hệ thống các tỉnh mạch, mao mạch và làm giảm nguy cơ máu đông.
Tiến sĩ Elzbieta Kurowska thuộc công ty dược KGK Synergize ở Mỹ cho biết trong lá hoặc vỏ chanh có chứa lượng polymethoxylated flavones (PMF) nhiều gấp 20 lần so với các loại rau quả thông thường. PMF là chất chống oxy hoá thuộc nhóm Flavonoids. Ông Kurowska đã nuôi béo những con chuột đồng bằng chế độ ăn giàu cholesterol rồi cho chúng hấp thu PMF từ lá hoặc vỏ chanh. Kết quả cho thấy chỉ 1% PMF trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng làm giảm đến 40% lượng cholesterol LDL ở chuột. Xem ra kết quả nầy cũng phù hợp với tập quán và kinh nghiệm ẩm thực của nhân dân ta. Đó là việc dùng lá chanh ăn kèm với các loại thịt động vật có nhiều chất béo. Đặc biệt và quen thuộc nhất là lá chanh ăn kèm với thịt gà. Tập quán nầy thể hiện qua câu ca dao “con gà cục tác lá chanh”. Lá chanh hoặc phần vỏ ngoài của quả chanh không những có thể kích thích tiêu hoá, trung hoà bớt vị béo của thức ăn để giúp ngon miệng mà còn có tác dụng tăng cường chuyển hoá để làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Melbourne (Australia) cho biết dịch chiết từ quả chanh có thể giúp phụ nữ tránh thai qua tác dụng làm tê liệt hoạt động của tinh trùng. Nhiều bộ tộc trên thế giới có tập quán ngừa thai bằng cách tẩm dịch quả chanh vào một miếng bọt biển và đặt vào âm đạo. Những nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết từ quả chanh có tính sát khuẩn rất cao. Ở nồng độ 20%, dịch chanh có thể tiêu diệt 90% virus HIV.
Hiện nay ngoài công dụng là một loại nước giải khát được ưa chuộng, uống nước chanh còn được xem là một liệu pháp bổ sung giúp giải độc, cải thiện thành mạch và hạ huyết áp. Về mặt dưỡng sinh phòng bệnh, một số người chủ trương thực hành tiết thực và giải độc định kỳ bằng cách nhịn ăn một ngày mỗi tuần lễ. Trong ngày nhịn ăn chỉ uống nước chanh đường. Uống nước chanh không những giúp việc nhịn ăn được dễ dàng mà còn bổ sung thêm một số sinh tố, khoáng chất cần thiết, lại có thể tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.
Theo Đông y, lá, rễ và vỏ quả chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết Can khí. Phần lá, rễ và vỏ quả thường dùng chữa tức ngực, khó thở, đau hông sườn, ăn kém, hay nôn, sốt rét và các triệu chứng đau mắt, nhức đầu do Can Đởm hoả vượng. Dịch quả chanh có vị chua, tính mát có tác dụng chỉ khát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Ngoài ra, chanh cũng dùng để sát trùng hoặc giải độc tại chỗ do trùng thú cắn. Vỏ quả chanh phơi khô có thể dùng để làm thuốc xua đuổi côn trùng, sâu bọ. Lá chanh tươi có chứa nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn, chỉ khái và tiêu đờm nên cũng thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm, giải độc.
Sau đây là một vài đơn thuốc có sử dụng chanh:
Nhuận gan, giải độc:
Lá chanh 12 gr
(phơi âm can)
Lá gai 12 gr
Lá cối xay 12 gr
hoặc:
Lá dâu tằm 12 gr
Rau má 12 gr
Nhân trần 12 gr
Vỏ chanh 8 gr
(phơi khô, sao qua)
Sắc uống.
Chữa ho do phong hàn: 9 lá chanh tươi và 7 lát gừng sống; sắc đặc, thêm đường, uống dần.
Chữa ho do phong nhiệt: rễ chanh 12 gr, rễ tranh 12 gr, trắc bá diệp 12 gr; sắc uống.
Chữa đau lưng do phong, hàn, thấp xâm nhiễm
Rễ chanh 12 gr
Rễ nhàu 12 gr
Rễ đinh lăng 12 gr
Rễ cỏ xước 12 gr
Lá ngũ trảo 8 gr
Quế chi 4 gr
Uống nước chanh để tiết thực, giải độc, hạ huyết áp cao hoặc hạ độ cholesterol trong máu:
Nước chanh pha với nước ấm, thêm đường vừa đủ để uống. Uống khi khát và chỉ uống vừa đủ nhu cầu. Cần có sự theo dõi của bác sĩ nếu nhịn ăn hơn 1 ngày.
**** Xin nhấp vào đường link để đọc đủ thông tin,rất cảm ơn .
vho.vn/view.htm?ID=2960&keyword=da
Thành phần hoá học: Trong lá có tinh dầu 0,19%, tinh dầu này chứa terpen 20,5%, alcohol 13,2%, aldehyd 26% ester 23,8%, acid 2% và citropten 2%. Lá còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten. Vỏ quả chứa glucosid của aureusidin. Dịch quả chứa acid citric, tinh dầu bay hơi chứa citral, limonen, linalol, linalyl acetat, terpineol và cymen. Vỏ cây chứa xanhthyletin.
Tính vị, tác dụng: Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực. Quả có vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sát trùng, sáng mắt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Chanh được dùng làm thuốc giải nhiệt, giúp ăn ngon miệng, lợi tiêu hoá, chống bệnh scorbut; còn dùng làm thuốc long đờm, trị ho, trị nôn ra mật. Lá Chanh được dùng làm gia vị và cũng được dùng làm thuốc trị sốt rét dai dẳng, cảm cúm, hen phế quản, ho gà và trị bệnh ngoài da, rắn cắn. Ở Đôminica, người ta dùng nước hãm lá uống để trị cao huyết áp; còn lá được dùng làm thuốc trị giun, dùng hãm hoặc sắc rồi pha thêm vào dầu giun. Dịch lá tươi, phối hợp với dầu giun, rau sam, hoà vào nước đun sôi, rồi thêm dầu thông có tác dụng trị giun tốt. Dịch quả thêm mật ong dùng chữa tưa lưỡi. Nước hãm lá dùng uống trị cảm cúm và giúp cho răng mọc tốt.
Đơn thuốc:
1. Sốt rét dai dẳng, dùng lá Chanh 100g, rượu 30o 100ml. Lá Chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3-5 ngày liền.
2. Cảm cúm: Lá Chanh 16g, Tỏi 4-6g, lá Dung hoặc lá Mít 16g, Nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
3. Hen phế quản: Lá Chanh một nắm, dây Tơ hồng một nắm; tất cả sao vàng, khử thổ, đổ ba bát nước, nấu còn một bát, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần một bát; uống 7-10 ngày liền.
4. Ho gà; Lá Chanh tươi sắc với vài lát Gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.
5. Chữa sâu quảng: Lá Chanh non, lá Diếp cá, lá Húng Chanh, lá Mùi tàu, tất cả hái khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, thái nhỏ trộn cho đều, gói vào lá chuối hơ nóng, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 24 giờ mới mở và thay miếng khác (Vương Thừa Ân).
6. Rắn cắn: Rễ Chanh 8g, hạt Chanh 4g, Phèn chua 2g, Gừng 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi, lọc kỹ, chia 2 lần uống trong ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét