Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

cây Trắc Bá

photo

Leaves of Platycladus orientalis, Oriental Arbovitae ....Lá của cây Trắc Bá, Trắc Bách ...#2

Vietnamese named : Trắc Bá, Trắc Bách, Trắc Bá Diệp
Common names : oriental arborvitae, oriental thuja, biota, Aurea Nana, Morpankhi
Scientist name : Platycladus orientalis ( L. ) Franco
Synonyms : Thuja orientalis, Biota orientalis
Family : Cupressaceae . Họ Hoàng Đàn
Searched from :
**** BUUHOAPHARMA
buuhoapharma.com.vn/index.aspx?sModule=addmodule&styp...
BÁ TỬ NHÂN (HẠT)
Là hạt trong “nón cái” già được phơi hay sấy khô của cây Trắc bá: Platycladus orientalis. Họ Hoàng đàn: Cupressaceae.
Semen Platycladi orientalis
Là hạt trong “nón cái” già được phơi hay sấy khô của cây Trắc bá: Platycladus orientalis. Họ Hoàng đàn: Cupressaceae.
Mô tả: Dược liệu hình trứng dài hoặc hình bầu dục dài 4-7mm, đường kính 1,5 – 3mm. Mặt ngoài màu trắng, hơi vàng hoặc màu vàng nâu nhạt, có phủ một vỏ lụa dạng màng, đỉnh hơi nhọn, có một điểm nhỏ màu nâu thẫm, đáy tròn tù. Chất mềm, nhiều dầu. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.
Thành phần hoá học: Tinh dầu từ quả gồm : 40 thành phần, trong đó chủ yếu là a - Cedrol 36,84%.
Độ ẩm: Không quá 7% (PL 9.6 ).
Tạp chất: Không quá 1% (PL 9.4)
Bào chế:
+ Bá tử nhân: Loại bỏ tạp chất và vỏ quả còn sót lại.
+ Bá tử sương: Lấy Bá tử nhân sạch giã nát, gói vào giấy thấm, sấy cho hơi khô, ép bỏ hết dầu, giã nhỏ.
Bảo quản: Để nơi khô, mát, tránh nóng và mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh: Cam, bình.Vào các kinh: Tâm, thận, đại trường.
Công năng: Dưỡng tâm, an thần, chỉ hãn, nhuận tràng.
Chủ trị: Hư phiền, mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, âm hư, ra mồ hôi trộm, táo bón.
Liều dùng: 3-9g/ ngày.
Phân bố: Là loại cây trồng quen thuộc, chưa rõ xuất xứ và thời gian nhập nội. Cây được trồng làm cảnh ở đình chùa, công viên.
Chế phẩm có Bá tử nhân : viên hoàn Trita - Yba.
**** VHO.VN
vho.vn/view.htm?ID=1579&keyword=Ho
Trắc bách, Trắc bá - Platycladus orientalis (L.) Franco (Thuja orientalis L., Biota orientalis (L.) Endl.), thuộc họ Hoàng đàn - Cupressaceae.
Mô tả: Cây nhỏ cao 6-8m, phân nhiều nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Lá nhỏ, mọc đối, hình vẩy dẹp, lợp lên nhau, lá ở nhánh non và nhánh già có hình dạng khác nhau. Nón cái tròn, ở góc các cành. Nón quả hình trứng, có 6-8 vẩy dày, xếp đối nhau. Hạt hình trứng, dài đỏ 4mm. Vỏ hạt cứng nhẵn, màu nâu sẫm, không có cánh.
Mùa hoa quả tháng 3-9 (ảnh số 706)
Bộ phận dùng: Cành non và hạt - Cacumen et Semen Platycladi Orientalis, cành non với lá thường dùng với tên Trắc bách diệp và hạt thường có tên là Bách tử nhân
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ðông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Mianma, được nhập trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Lá và cành nhỏ có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 9-11. Hạt thu hái vào mùa thu đông, đem phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, lấy nhân phơi khô. Khi dùng để nguyên hay ép bỏ dầu.
Thành phần hoá học: Lá và quả chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có fenchone I-borneol, bornyl acetat, a-thuyon, camphor, sesquiterpen alcol. Lá còn chứa rhodoxauthin, amentoflavon, quercetin, myricetin, caroten, xanthophyl và acid ascorbic. Hạt chứa chất béo và saponosid.
Tính vị, tác dụng: Trắc bách diệp có vị đắng, mùi thơm, tính hơi hàn; có tác dụng lương huyết cầm máu, tiêu ứ, trừ thấp nhiệt. Bách tử nhân có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ tâm tỳ, định thần, chỉ hàn, nhuận táo, thông tiện.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Trắc bách diệp được dùng làm thuốc cầm máu (thổ huyết, đái ra máu, tử cung xuất huyết, băng huyết, rong kinh...), lợi tiểu tiện, chữa ho sốt và làm thuốc đắng giúp sự tiêu hoá. Bách tử nhân dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón.
Cách dùng: Nhân quả hoặc lá sạch đem sắc uống cầm máu. Phối hợp với lá Ngải cứu, buồng cau điếc, Bạc hà để chữa rong huyết; phối hợp với Huyết dụ, Thài lài tía, Rẻ quạt chữa ho ra máu. Nhân quả giã nhỏ, thêm nước gạn uống, chữa kiết lỵ. Lá Trắc bách đem sao, sắc cùng rễ Chanh, rễ Dâu tằm hoặc Tầm gửi cây Dâu uống chữa ho. Ngày dùng 6-12g lá, 4-12g nhân quả.
Ghi chú: Người ỉa lỏng, nhiều đờm không nên dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét