Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

cây Cóc trắng

photo

Bud, flowers and leaves of White Flowered Mangrove, Lumnitzera racemosa...Nụ , hoa và lá của cây Cóc trắng ....#2

Chụp hình tại huyện đảo Cần Giờ, thuộc thành phố Hồ chí MInh, miền Nam Vietnam, cách thành phố 50 km.
Taken in Cần Giờ district, Hồ chí MInh city, South Vietnam. 50 km from city.
Vietnamese named : Cóc ( Cọc ) Cóc hoa trắng
Common names : White Flowered Mangrove.
Scientist name : Lumnitzera racemosa Willd.
Synonyms :
Family : Combretaceae. Họ Chưn Bầu .
Links :
**** www.mekonginfo.org/mrc_en/contact.nsf/0/8902a71a698a3de18...
Lumnitzera racemosaWilld.
COMBRETACEAE
Cóc trắng
Hình dáng :
Cây gỗ nhỡ, cao đến 10m với đường kính 0,3m, không lông, thân nhiều mấu, nhánh thấp, vỏ ngòai màu nâu với nhiều vết răn nhỏ, lớp vỏ trong gồm nhiều phiến mỏng và chứa chất nhớt trong
Lá :
Lá đơn, mọc cách, phiến hình muỗng, dài 6cm, rộng 2cm, chân hình nêm, đầu tròn, bìa có răng nhỏ, gân không rõ.
Hoa :
Hoa trắng nhỏ, tạo thành gié ngắn 6 - 12 hoa ở nách và ngọn, có 5 cánh hoa , 5 tai đài, 10 tiểu nhị dài bằng cánh, lá bắc rụng sớm.
Trái :
Trái tròn dài 0,7 - 1cm, 1 hột.
Nơi sống :
Rừng sát Việt Nam (Cà Mau), Ðông Phi Châu, Madagasca, Ấn Ðộ, Andaman, Sơrilanca, Myanma, Thái Lan, Malaixia , Philippin, Inđônêxia, Ðài Loan, Nam Bắc Úc Châu, Tân ghi nê, Nouvelle Caledonie ... Cây ưa sáng, kém chịu nước mặn, rễ có khả năng đâm sâu vào lớp mùn dầy, tại rừng sát Cà Mau, cây trổ hoa nhiều vào tháng 4 dương lịch và phát tán trái vào tháng 6 dương lịch.
**** www.cesti.gov.vn/kh-cn-trong-n-c/nghi-n-c-u-kh-n-ng-tich-...
Nghiên cứu khả năng tích tụ carbon và hấp thu CO2 của loài cây Dà quánh và Cóc trắng tại rừng ngập mặn Cần Giờ
Ngày 14-8, Sở KH&CN TP.HCM đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sinh khối Dà quánh (Ceriops zippeliana (Ceriops decandra)) và Cóc trắng (Lumnitzera racemosa) tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Đề tài do Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chủ trì và TS. Viên Ngọc Nam là chủ nhiệm. Kết quả được đánh giá có ý nghĩa thực tiễn cao vì đã tính toán được khả năng tích tụ carbon và hấp thu CO2 của hai loài cây Dà quánh tự nhiên và Cóc trắng trồng tại rừng ngập mặn Cần Giờ bằng nghiên cứu sinh khối trên mặt đất (thân, cành, lá).
Theo đó, lượng carbon tích lũy trong sinh khối khô của các bộ phận cây cá thể theo loài cây có khác nhau: Dà quánh: lá > tổng sinh khối > cành > thân; Cóc trắng: lá > cành > tổng sinh khối > thân. Trung bình đường kính thân cây của quần thể Dà quánh là 2,78 ± 0,18cm, mật độ trung bình là 13.489 ± 1.464 cây/ha thì quần thể đó tích tụ được khoảng 19,22 ± 3,36 tấn C/ha trong cây, cũng có nghĩa là cây rừng hấp thụ được 70,54 ± 12,34 tấn CO2/ha.
Trung bình đường kính thân cây của quần thể Cóc trắng là 4,21 ± 0,47cm, mật độ trung bình là 7.310 ± 1.329 cây/ha thì quần thể đó tích tụ được khoảng 23,31 ± 5,20 tấn C/ha trong cây, hay cây rừng hấp thụ được 85,55 ± 19,10 tấn CO2/ha. Giá trị bằng tiền từ khả năng hấp thụ CO2 của Cóc trắng theo tuổi là: tuổi 4 là 250.419 đ/ha/năm; tuổi 11 là 1.220.347 đ/ha/năm; tuổi 13 là 1.469.584 đ/ha/năm; tuổi 15 là 1.487.838 đ/ha/năm; tuổi 17 là 1.603.127 đ/ha/năm. Giá trung bình cho 1 ha Dà quánh hấp thu CO2 là 24.449.117 đồng
photo

Bark of a young White

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét