Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Cyrtomium fotunei J.Smi.-Quán chúng

Tên khoa học/ tên khác

Quán chúng là một vị thuốc quen thuộc trong đông y. Đây là tên gọi chung để chỉ phần rễ và phần dưới cuống lá phơi khô thuộc dòng quyết thực vật. Tên khoa học của loài cây này là Cyrtomium fotunei J.Smi.

Mô tả cây

Đây là loại cây sống nhiều năm, chiều cao trung bình ước tính từ 30 đến 70cm. Hình dáng của cây tiêu biểu cho dòng quyết thực vật: thân rễ có nhiều vẩy màu nâu phủ kín, lá hình lông chim, mọc so le với nhau, kích thước là dài khoảng 15 đến 30cm. Mặt dưới lá là các ổ túi bào tử.
Cận cảnh cây thuốc
Cận cảnh cây thuốc

Mọc chủ yếu ở đâu?

Quán chúng là tên chung cho quyết thực vật. Vì thế từng loài cây thuốc họ quyết sẽ có nơi phân bố khác nhau. Dưới đây là các loại cây cơ bản nhất:
+ Dryopteris crassirhiioma Nakai (Thô hành lân mao quyết): Mọc ở vùng đất Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh của Trung Quốc.
+ Athyrium acrostichoides (Sw.): Cây này không phát triển ở Việt Nam mà sống chủ yếu tại Nội Mông, Cám Túc, Thiểm Tây, Vân Nam,.. Trung Quốc.
+ Woodwardia unigemmata Nakai: Loài cây này mọc nhiều tại Sapa (Lào Cai)
+ Osmunda faponica Thunb: Giang Tây, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quảng Đông,.. là những nơi xuất hiện loài cây này nhiều nhất.
Như vậy, loài thảo mộc này chủ yếu xuất hiện tại Trung Quốc và 1 sổ tỉnh Tây Bắc Việt Nam.

Thành phần hóa học

Như đã trình bày ở trên, quán chúng gồm rất nhiều loại, mỗi loại lại có một thành phần hóa học khác nhau. Trong tài liệu y học để lại, thì trong loại thuốc này có các hợp chất cơ bản sau: niixin, filmaron, albaspidin, axit tĩlmaric, chất béo.

Thu hái chế biến

Mùa hè được coi là khoảng thời gian lý tưởng để thu hoạch loại thảo mộc này. Người ta sẽ đào cả cây lên, thu lấy phần thân rễ, đem rửa sạch đất cát, cắt bỏ các bộ phận không cần thiết: thân trên, rễ con, sau đó đem đi phơi hặc sấy khô. Việc sấy khô sẽ giúp kéo dài thời gian bảo quản của quán chúng. Đến khi dùng, người bệnh sẽ đem thuốc đi ngâm nước nóng cho mềm ra, thái mỏng sắc uống hoặc tán bột. Trong một vài trường hợp thuốc sẽ được đem đi sao cháy trước khi dùng.

Công dụng của quán chúng

Theo kinh nghiệm dân gian, quán chúng là vị thuốc có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Ngoài ra, vị thuốc này còn nổi bật với tác dụng hoạt huyết, tán ứ, cầm máu, sát trùng.
Hiện nay, vị thuốc này được sử dụng để trừ tà, phá giải chướng khí độc trong bụng, trị sán. Bên cạnh đó, đây cũng là thành phần không thể thiếu được trong thuốc sát trùng, cầm máu, chữa băng đới, thuốc phụ khoa.
Đây là vị thuốc có nhiều tác dụng quý
Đây là vị thuốc có nhiều tác dụng quý
Các thầy thuốc cho rằng một người một ngày chỉ nên dùng khoảng 6 đến 12g quán chúng. Riêng với những bệnh nhân tỳ hư, khí hàn thì tuyệt đối không nên dùng vị thuốc này.

Cách dùng quán chúng

Kinh nghiệm dân gian đã truyền lại vô vàn bài thuốc quý có sử dụng vị thuốc chủ lực là quán chúng. Dưới đây là một số bài thuốc cơ bản nhất, vừa dễ dùng vừa phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau:
+ Bài thuốc chữa băng huyết
Bạn chỉ cần lấy 20g quán chúng, đem sắc với rượu, mỗi ngày uống 1 -2 ly nhỏ.
+ Bài thuốc chữa xích hạch đới lâu ngày không khỏi
Hãy lấy 1 củ quán chúng nguyên, đem đi tẩm dấm, sau đó nướng đến khi có mùi thơm phức, để nguội rồi tán nhỏ. Mỗi ngày lấy 12g bột để uống, chia 2 lần, lấy rượu trắng chiêu thuốc.
+ Bài thuốc phòng bệnh mùa ôn dịch
Thời xưa, trong các mùa ôn dịch tại kinh thành, thầy thuốc trong cung sẽ chỉ thị cho dân chúng bỏ quán chúng vào bể nước ăn.
+ Bài thuốc chữa lỵ
Bạn cần chuẩn bị quán chúng, kim ngân hoa mỗi loại 20g đem đi sao vàng tán bột, rồi trộn chung với 10g bột cam thảo. Bạn uống đều đặn hỗn hợp trên mỗi ngày, chia 3 – 4 lần uống, mỗi lần 1 – 2g, bệnh tình sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Thuốc quán chúng
Thuốc quán chúng
+ Bài thuốc chữa kí sinh trùng đường ruột
Tùy từng loại giun mà bạn có cách pha trộn khác nhau: Quán chúng + Phỉ tử + Tân lang để đối phó với giun móc; Quán chúng + Lôi hoàn + Tân lang để đối phó với sán dây; Quán chúng + Khổ luyện bì + Hạc sắt đối phó với giun kim. Những loại thuốc này đem đi sắc uống đều đặn mỗi ngày, chứng giun sán sẽ được đẩy lui.
+ Bài thuốc chữa cảm phong nhiệt, nổi dát do nhiệt, quai bị
Bạn cần chuẩn bị cả 4 loại thuốc quán chúng, kim ngân hoa, liên kiều, đại thanh diệp với tỷ lệ ngang nhau, mang đi sắc uống mỗi ngày.
+ Bài thuốc chữa chứng chảy máu cam, đi ngoài do máu, nôn ra máu (gọi tắt là xuất huyết do nhiệt)
Các vị thuốc cần dùng bao gồm: Quán chúng, trắc bách diệp, hạc thảo nha, Tông lư thán. Tất cả đem đi trộn chung và sắc uống đều đặn.
Nói chung chỉ cần khéo léo sử dụng, quần chúng sẽ mang rất nhiều lợi ích đến cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần chú ý dùng thuốc theo chỉ định từ thầy thuốc, tránh việc tự cắt thuốc cho mình dùng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét