Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Chữa tận gốc chứng bệnh ù tai chỉ với bài thuốc này

Tai là một trong các giác quan chiễm giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với con người và còn có mối gắn kết mật thiết với thận cùng não.
Trong số những căn bệnh liên quan đến tai thì chứng bệnh ù tai là một trong những triệu chứng thường gặp ở chúng ta. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ù tai và cách chữa trị chứng ù tai như thế nào?
Hãy cùng MOGO Khuyên tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Ù tai là chứng bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên.
Chứng bệnh ù tai là gì?
Đây là tình trạng tai bị nhiễu và có cảm giác tai ong ong khi âm thanh bên ngoài truyền đến màn nhĩ. Người chịu chứng ù tai thường có cảm giác cực kỳ khó chịu và khả năng lắng nghe không còn được bình thường với bất kỳ âm thanh nào truyền đến đều nghe nhỏ hơn thực tế.
Nguyên nhân gây ra chứng ù tai
Đông y cho rằng có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ù tai ở người. Đó là do cơ thể đang bị bệnh hoặc tâm trạng đang quá giận dữ.
Với nguyên nhân do cơ thể bị bệnh, lúc bấy giờ, tai bị ù có thể do nhiễm trùng, nhiễm nấm, nhiễm độc, dị ứng, chấn thương hoặc lớn tuổi.
Đồng thời, tai cũng có liên quan đến tạng thận vì thận khai khiếu ra tai. Do đó, khi nói tai bị bệnh thì các thầy thuốc Đông y thường sẽ chú ý đến tình trạng của tạng thận, can, đởm.
Triệu chứng thường gặp khi bị ù tai
Đông y chia bệnh ù tai thành 2 loại, bao gồm:
+ Chứng ù tai loại hư có những biểu hiện thường thấy như choáng đầu, mắt hoa, nhức mỏi eo lưng, lưỡi bị đỏ nhợt, mạch tế; tất cả là tâm, can, tỳ, phế, thận bị tổn thương hoặc mất máu, suy nhược cơ thể.
+ Chứng ù tai loại thực thường xảy ra đột ngột; cũng có những biểu hiện như trên và thêm cả triệu chứng đỏ mặt, lòng buồn bực dễ nóng giận, ngủ ít, lưỡi đóng rêu vàng, nóng trong người, mạch huyền.
Nếu để lâu ngày và không điều trị thì từ chứng ù tai có thể dẫn đến việc điếc tai.
Chữa ù tai có thể dùng cách châm cứu tại huyệt ế phong, tính hội; hoặc huyệt phong trì, giác tôn, hợp cốc.
+ Trị chứng ù tai phổ biến với bài thuốc dân gian
Nguyên liệu: 12g hoàng cầm, 12g sài hồ, 8g long đởm, 10g bán hạ, 12g hạ khô thảo, 8g chi tử, 3 lát sinh khương.
Cách dùng: sắc uống đến khi khỏi thì dừng.
+ Trị chứng ù tai xảy ra ở người mất ngủ
Biểu hiện bệnh: miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhạt.
Nguyên nhân: do đảm hỏa cản trở.
Bài thuốc: 12g liên kiều, 8g chi tử, 8g cúc hoa, 8g mẫu đơn bì, 8g xuyên tiêu, 10g quả lâu bì.
Cách dùng: sắc uống đến khi khỏi thì dừng.
+ Trị chứng ù tai do thận dương
Biểu hiện bệnh: ù tai kéo dài đã lâu ngày, thính lực giảm sút, sợ lạnh, chân tay bị lạnh, đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều, đái són, liệt dương.
Bài thuốc : Lộc nhung 6g, ba kích 12g, bạch thược 12g, từ thạch 6g, nhục thuy dung 8g, nhục quế 8g, đỗ trọng 16g, mẫu lệ 10g, ngũ vĩ 8g, đương quy 12g, độc hoạt 12g.
Cách dùng: Đem tán toàn bộ thành bột, luyện mật thành viên uống, uống đến khi khỏi thì dừng.
+ Trị chứng ù tai do người mệt mỏi
Biểu hiện bệnh: ù tai kèm theo sự đau lưng mỏi gối, chóng mặt hoa mắt, người mệt mỏi.
Bài thuốc: 12g thục địa, 12g ngưu tất, 8g ngũ vĩ, 12g mạch môn, 12g thiên môn, 8g huyễn hoái, 10g quy bản, 6g từ thạch, 8g sơn thù, 12g bạch thược.
Cách dùng: sắc uống đến khi khỏi thì dừng.
+ Trị chứng ù tai không thường xuyên
Biểu hiện bệnh: ù tai không xảy ra thường xuyên, chỉ xảy ra khi người mệt mỏi, ù phảng, hơi thở ngắn, khiến thính lực giảm đột ngột.
Bài thuốc: 8g xương bồ, 12g sài hồ, 12g mộc hương, 12g xuyên khung, 10g ô dược, 10g thanh bì, 16g hoàng kỳ, 10g mạn kinh, 12g tô diệp, 10g đại phúc bì.
Cách dùng: sắc uống đến khi khỏi thì dừng.
Tai sẽ luôn khỏe mạnh nếu được chăm sóc đúng cách.
Nhìn chung, ngoài những bài thuốc Đông y vừa kể trên, nếu muốn phòng bệnh ở tai thì bạn còn cần phải giữ vệ sinh tai thật sạch sẽ với các lưu ý dưới đây:
+ Dùng tăm bông mềm để vệ sinh tai mỗi ngày.
+ Không dùng vật cứng ngoáy thẳng vào tai.
+ Nếu bị nước vào tai thì lấy tăm bông sạch lau nhiều lần cho đến khi tai khô hẳn.
Cuối cùng, khi tai đột nhiên có các biểu hiện bất thường, bạn không nên tự chẩn đoán rồi tự ý kê đơn thuốc mà phải đến thăm khám tại các trung tâm y tế để tránh gặp nguy hiểm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét