Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Những phát minh y học cứu sống hàng tỷ người trên thế giới

Ngày 5/10, Hội đồng giải thưởng Nobel thông báo 3 nhà khoa học gồm William Campbell người gốc Ireland, Satoshi Omura người Nhật Bản và Youyou Tu người Trung Quốc đã giành giải Nobel Y học 2015 với các công trình nghiên cứu trong điều trị các bệnh do ký sinh trùng gây ra.
Theo tờ Le Monde, việc phát hiện ra loại thuốc mới - Avermectin - chống ký sinh trùng gây bệnh giun chỉ (hay còn gọi là bệnh mù sông) và gây bệnh phù chân voi (còn gọi là giun chỉ bạch huyết)và bệnh sốt rét đã giúp hàng tỷ người dân ở hơn 70 quốc gia trên thế giới tránh khỏi cái chết và những biến chứng đáng sợ. Được bán trên thị trường dưới tên Mectizan, Avermectin chủ yếu dùng để điều trị bệnh giun chỉ bạch huyết. Lây truyền qua vật chủ muỗi, loại giun chỉ này có hình dạng giống như những con trai. Khi vào cơ thể người chúng phát triển nhanh chóng gây nhiễm trùng mạn tính làm biến đổi các hạch bạch huyết, có thể dẫn đến tình trạng sưng và dày lên của các mô, đặc biệt là ở các chi và cơ quan sinh dục. Ngoài ra, Avermectin cũng còn được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm giun sán và các ấu trùng lây nhiễm từ Lươn, Ốc và một số loại động vật khác.
Trong khi đó, thuốc Artemisinin được coi loại thuốc chủ yếu điều trị bệnh sốt rét. Với việc phát hiện ra loại thuốc mới này, hàng chục triệu người ở các nước đang phát triển đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần sau khi mắc bệnh. "Artemisinin và Avermectincó ý nghĩa rất lớn bởi vì các loại thuốc này đã thay đổi tiến trình điều trị bệnh trong những thập kỷ gần đây”. Tiến sĩ Bernard Pécoul, Giám đốc điều hành Trung tâm phòng chống Dịch bệnh của Tổ chức Thầy thuốc Không Biên giới cho biết. “Những loại thuốc này đã cứu sống hàng triệu tính mạng người bệnh ở các nước đang phát triển”, Tiến sỹ Manica Balasegaram, Giám đốc Điều hành Chương trình Dược phẩm của Tổ chức Thầy thuốc Không Biên giới nhấn mạnh. “Đến thời điểm này, những loại thuốc trên vẫn đang phát huy hiệu quả dù vẫn còn có những lo ngại ký sinh trùng Sốt rét đang kháng thuốc Artemisinin. Chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn cuộc chiến phòng chống những căn bệnh nhiệt đới”.
Hai nhà khoa học người Irelan Campbell, 85 tuổi và Omura, 80 tuổi người Nhật Bản được vinh danh với việc phát hiện ra thuốc Avermectin và sẽ cùng nhau nhận chung một nửa giải thưởng Nobel năm nay.nhà khoa học Campbell đang làm việc tại Đại học Drew University,bang New Jersey. Ông cho biết từ năm 1975 cho đến nay, ông đã dành thời gian nghiên cứu phát triển các loại thuốc mới điều trị bệnh. “Giải thưởng là một nỗ lực tuyệt vời đối với chúng tôi và cũng là một sự ngạc nhiên bất ngờ”
Giải Nobel Y học 2015: Những phát minh y học cứu sống hàng tỷ người trên thế giới
Nhà khoa học người Irelan Campbell.
Nhà khoa học Omura, năm nay 80 tuổi, là Giáo sư trường Đại học Kitasato University cho biết "Tôi đã học được rất nhiều từ các vi sinh vật và tôi phải cám ơn chúng cũng như giành các giải thưởng cho chúng" nhà khoa học Omura nói với đài truyền hình NHK của Nhật Bản. Ngay sau khi Hội đồng Giải thưởng Nobel công bố giải thưởng Y học 2015, Thủ tướng Shinzo Abe đã gọi điện chúc mừng ông và cho rằng đây là niềm vui đối với đất nước Nhật bản.
Giải Nobel Y học 2015: Những phát minh y học cứu sống hàng tỷ người trên thế giới
Nhà khoa học Nhật bản Omura
Đối với Trung Quốc, đây là lần đầu tiên nước này có một nhà khoa học nữ được trao giải Nobel Y học. Giáo sư Tu Youyou, người đã dành toàn bộ cuộc đời của mình làm việc tại Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc, đã sàng lọc ra Artemisinin, một chiết xuất được chọn lựa từ 2.000 cây thuốc đông y để chống lại bệnh sốt rét ở động vật. Trong bối cảnh việc xoá bỏ các căn bệnh nhiễm trùng trở nên xa vời những năm 60 của thế kỷ trước, sự ra đời của Artemisinin năm 1972 điều trị sốt rét, chính là một phát minh quan trọng cho dù còn khá nhiều tranh cãi về loại thuốc này ở thời điểm đó. “Từ rất nhiều loại cây thuốc cổ truyền có tác dụng chống bệnh sốt rét ở động vật, việc phát hiện ra Artemisinin có ý nghĩa vô cùng quan trọng”. Hội đồng trao giải Nobel Hòa bình năm 2015 nhận xét.
Giải Nobel Y học 2015: Những phát minh y học cứu sống hàng tỷ người trên thế giới
Nữ Giáo sư Trung quốcTu Youyou

"Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu nhằm vào việc cung cấp các sản phẩm thuốc giá cho thị trường chứ không cung cấp các phương pháp điều trị trực tiếp cho người bệnh. Vì vậy, các giải thưởng Nobel Y học năm 2015 cần phải được coi như một lời kêu gọi hành động để tài trợ bền vững và ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển các dự án giúp đỡ các bệnh nhân bị bỏ quên ở các nước đang phát triển ", Tiến sĩ Manica Balasegaram nhấn mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét