Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Thận quan trọng như thế nào đối với cơ thể?


Nhiều người đặt câu hỏi “Thận quan trọng như thế nào?”. hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này cho mọi người.

Thận quan trọng như thế nào?

Thận quan trọng như thế nào?

Thận là một trong ngũ tạng, có cấu tạo giống như hình 2 hạt đậu và được che phủ bởi phúc mạc, mặc sau được che chắn bởi các cơ thịt mềm mại của vùng lưng. Người trưởng thảnh, không có dị tất hay bệnh liên quan tới thận sẽ có thận nặng khoảng 134-148gram và kích thước là 10x5x4cm đối với người nam, còn nữ thì nhỏ hơn xíu. Thường thì 2 quả thận có kích thước không bằng nhau, do cấu tạo cơ thể nên thận trái nặng hơn thận phải một ít.

Nội dung chính

Thận quan trọng như thế nào đối với con người?

Vai trò của thận rất quan trọng, nó là một phần không thể thiếu trong hệ bài tiết của cơ thể. Thận có vị trí sát thành sau của bụng, cạnh bên cột sống gần thắt lưng. Hai bên thận năng ngang hàng với đột không cuối cùng của khoang ngực (T12) cho tới đốt sống thắt lưng thức 3 (L3), thuộc khung xương sườn. Thận phải có vị trí hơi thấp hơn thận trái do có lá gan nằm ngay bên trên. Mỗi một bên thận đều gồm có bao thận, tủy thận, vỏ thận, nhục thận và cuối cùng là rốn thận.

Thận quan trọng như thế nào đối với con người?

Thận quan trọng như thế nào đối với con người?

Mộ số chức năng để giải đáp thận quan trọng như thế nào:

  • Đầu tiền là lọc máu: đây là chức năng cực kì quan trọng, thận sẽ giữ lại những protein và những tế bào máu, còn hững chất khác sẽ được thải ra ngoài.
  • Điều hòa lượng máu trong vòng tuần hoàn: Vai trò này rất quan trọng trong việc kiểm soát được thể tích ngoại bào trong cơ thể, tùy vào trạng thái cơ thể mà thận có thẻ sản ra nhiều hay ít nước tiểu.
  • Thận có vai trò nữa là giúp cơ thể điều hòa được nồng độ của các ion và độ Ph của các ngoại bào có trong máu chúng ta
  • Điều hòa cả các quá trình tổng hợp nên các tế bào máu nuôi cơ thể.
  • Ngoài ra, thận còn giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D, kiểm soát hàm lượng ion Ca trong cơ thể thận quan trọng như thế nào?

Cách phát hiện sớm bệnh thận

Cách phát hiện sớm bệnh thận

Cách phát hiện sớm bệnh thận

Đầu tiên

Chúng ta cần chú ý đến những “tín hiệu” của bệnh. Mặc dù không phải bệnh nhân nào cũng có triệu chứng giống nhau nhưng một số triệu chứng thông thường như: mệt mỏi, suy nhược, mí mắt và mặt nặng nề, phù chi dưới, nước tiểu có nhiều bọt, nước tiểu bất thường, đau đớn hoặc đi tiểu khó, tiểu đêm… thì ai cũng có thể quan sát được.

Nếu bạn phát hiện mình có một trong những triệu chứng trên thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc rối loạn chức năng thận sẽ khiến người mất cảm giác ăn uống ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa, đau lưng, huyết áp cao (nhất là với người trẻ tuổi), hơi thở hôi, ngứa, run cơ, tê mỏi, khó tập trung và giảm trí nhớ… Nếu có những triệu chứng như vậy cần đến bệnh viện để kiểm tra chức năng thận ngay.

Thứ hai

Cần đi khám sức khoẻ định kỳ. Trên thực tế; khám sức khoẻ định kỳ là phương pháp chính để phát hiện bệnh thận mãn tính ở người khỏe mạnh. Người khỏe mạnh cần kiểm tra thường xuyên nước tiểu và chức năng thận mỗi năm một lần. Các bài kiểm tra sức khoẻ định kỳ bao gồm thói quen đi tiểu; định lượng protein urê 24 giờ; albumin / creatinin nước tiểu; creatinin huyết thanh, và siêu âm màu thận.

Thứ ba

Các nhóm người có nguy cơ cao bao gồm những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp, bệnh chuyển hóa (ví dụ như béo phì, tăng acid uric máu, rối loạn lipid máu) bệnh nhân có tiền sử gia đình, bệnh nhân bị bệnh tự miễn dịch, nhiễm trùng toàn thân, người độ tuổi trên 65… cần càng phải chú ý hơn. Những người này nên chú ý tới huyết áp, lượng đường trong máu, lipid máu, acid uric máu và các chỉ số khác, ít nhất là làm xét nghiệm nước tiểu mỗi 6 tháng 1 lần để theo dõi lượng albumin / creatinin niệu chức năng thận nhằm phát hiện sớm tổn thương thận nếu có.

Những lưu ý quan trọng trong công tác phòng bệnh suy thận

Để ngăn ngừa có hiệu quả bệnh thận mãn tính, trước tiên chúng ta phải biết những yếu tố nguy cơ nào có thể đẩy nhanh tiến triển của bệnh thận. Các yếu tố nguy cơ bao gồm chế độ ăn giàu chất đạm, suy dinh dưỡng, protein niệu liên tục, cao huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, nhiễm trùng, thuốc, sỏi tiết niệu và các loại bệnh tương tự.

Sử dụng lâu dài hoặc liều lượng lớn các loại thuốc kháng viêm giảm đau như các thuốc giảm đau, indomethacin, acetaminophen và aspirin sẽ gây hại cho thận rất nhiều. – vi.wikipedia.org

Protein niệu là yếu tố cho thấy một người có nguy cơ bị suy thận hay không. Nếu nước tiểu có chứa nhiều protein sẽ có màu đục. Đặc biệt khi nhỏ giấm hoặc acid sulfosalicylic sẽ xayra hiện tượng kết tủa; vẩn đục. Cho nên; nếu có protein niệu thì cần nhanh chóng đi đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thận.

  • Kiểm soát huyết áp cao:

Huyết áp cao không kiểm soát về lâu dài sẽ tiếp tục làm hư hại các mạch máu ở thận; gây ra hiện tượng “cao ba” cầu thận; cuối cùng dẫn đến xơ vữa động mạch và xơ hóa thận, dẫn đến suy giảm chức năng của thận.

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường:

Khi bệnh tiểu đường nặng lên và kéo dài thì các tiểu cầu sẽ dần dần cứng lại; xơ hóa, protein niệu tăng cao và làm suy giảm chức năng thận.

  • Tránh nhiễm trùng:

Khi bị viêm đường mũi họng hay amida hoặc đường tiêu hóa; cần được chữa khỏi nhanh chóng để tránh bệnh chuyển thành viêm cầu thận cấp.

Các xét nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm chức năng thận được thực hiện trước khi phụ nữ mang thai sẽ giúp họ phát hiện nhiễm trùng đường tiết niệu kịp thời khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Việc này giúp bác sĩ có phương án điều trị kịp thời; tránh để bệnh ảnh hưởng và tăng gánh nặng lên thận trong khi thời gian mang thai; có thể dẫn đến rối loạn chức năng thận.

Mọi người đều phải chủ động kiểm soát những yếu tố nguy cơ trên này để trì hoãn sự tiến triển của bệnh thận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét