Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Murdannia bracteata (C. B. Clarke) Kuntze ex. J. K. Morton : Cườm cườm, rau Rươi lá bắc



RAU RƯƠI LÁ BẮC 
Rau rươi lá bắc, Cườm cườm, Trai lá hoa - Murdannia bracteata (C.B. Clarke) Kuntze ex J.K Morton (Aneilema nudiflorum R. Br var bracteatum C.B Clarke) thuộc họ Thài lài - Commelinaceae
Mô tả: Cây thảo, từ thân chính có những nhánh mọc bò lan trên mặt đất. Lá mọc so le, không lông, phiến thon hẹp, dài 3-7cm, rộng 6-10mm, chóp nhọn, gốc ôm lấy thân, gân chạy thẳng song song từ gốc, gân giữa rõ; bẹ lá cao cỡ 1cm. Cụm hoa mọc ở nách lá hay tận cùng ngọn, cuống dài 3,5-11cm. Hoa tập trung thành bông, mỗi bông có 3-8 hoa. Hoa có 3 cánh màu tím. Quả nhỏ, 3 cạnh, có vỏ cứng. 
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Murdanniae Bracteatae
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Ở nước ta có gặp ở ven bờ suối, nương rẫy ẩm ở các tỉnh phía Bắc tới Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam- Ðà Nẵng. 
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hoà đàm tán kết. 
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ngọn và lá non, luộc, xào, nấu canh hay muối dưa ăn. 
Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc trị viêm tuyến hạch, đái đục, đái 


Chữa bệnh khớp cho người già bằng Lá mơ lông

Trong y học cổ truyền, lá mơ lông thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, điều trị các bệnh liên quan tới tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng mạn tính.
Bệnh khớp ở người già
Người già thường bị phong thấp, đau nhức, nhức mỏi khi thay đổi thời tiết. Có 3 cách từ lá mơ lông có thể giúp giảm đau hiệu quả.
Cách 1: Lá mơ lông sắc lấy nước uống, có thể lấy cả thân lá cây đều được.
Cách 2: Giã dập lá mơ lông rồi cho vào tách, đổ nước sôi, hãm như trà. Sau đó, rót nước ra một cái cốc và cho thêm rượu vào để uống. Rượu có tác dụng dẫn thuốc chạy khắp cơ thể giúp giảm đau nhanh hơn. Cách 3: Băm nhỏ cả cây gồm thân và lá mơ lông, sau đó phơi khô, băm nhỏ. 1kg lá mơ lông khô ngâm với 2 lít rượu, ngâm trong 10 ngày là uống được. Rượu này có thể  trong uống ngoài xoa. Mỗi ngày uống 1 đến 2 ly.
Sôi bụng, ăn khó tiêu:
Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.
Co giật
Nghiền nát khoảng 15 – 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.
Làm lành vết thương
Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương. Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 – 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.

Cây xương khỉ


Những cây cảnh vừa có thể ăn lại làm thuốc hiệu quả - Ảnh 6

Cây xương khỉ có tên khoa học Clinacanthus nutans B thuộc họ Ô rô.

Cây xương khỉ, vùng Đông Nam Bộ gọi là cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3 m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, hoa màu đỏ hồng đẹp mắt. Cây xương khỉ làm cảnh, hoa màu đỏ hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.
Cây xương khỉ có thể chữa bệnh lở miệng do nhiệt. Bạn có thể lấy lá mảnh cộng tươi, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày. Lá cây bìm bịp là vị thuốc khi giã nát xào giấm hoặc rượu  với một ít muối tinh giúp bó bị trật khớp, bong gân hết đau nhức hiệu quả.
Lá non cây xương khỉ có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Ngoài ra, lá bóp gỏi, nấu canh với cá hoặc thịt đều được. Cây thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng ở vườn nhà làm kiểng vì hoa đẹp.

Dây ký ninh

Dây ký ninh có tên gọi khác là cây ký ninh, dây thần nông, bảo cự hành, dây cóc… Dây ký ninh có chứa chất flavonoid cùng nhiều thành phần hóa học khác với dược tính cao. Được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa sốt rét, đau nhức xương khớp. Đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác. Chi tiết tham khảo về dây ký ninh được chia sẻ bên dưới.

Dây ký ninh là cây gì?

  • Tên gọi khác: Cây ký ninh, Dây thần nông, Bảo cự hành, Dây cóc…
  • Tên khoa học: Tinospora crispa (L.) Hook.f. ex Thoms.
  • Họ: Tiết dê (Menispermaceae).
day-ki-ninh
Loại cây này mọc hoang dại ở rất nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Điển hình như Hòa Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Tây… Việc trồng dây ký ninh cũng rất đơn giản, chỉ cần cắt phần thân cây thành từng đoạn dài khoảng 10 – 15cm rồi cắm nghiêng xuống đất.
Thân và rễ cây dây ký ninh là 2 bộ phận thường được sử dụng để làm vị thuốc.
Dược liệu dây ký ninh có thể được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Sau khi thu hái cần rửa sạch và cắt thành đoạn ngắn khoảng 0,5 – 1cm để phơi hoặc sấy khô dùng dần. Nếu dùng ở dạng tươi thì chỉ cần thái mỏng.

Đặc điểm nhận dạng dây ký ninh

Dây ký ninh là một loại cây dây leo với phần thân rất xù xì có màu nâu nhạt. Cây mọc rất khỏe, có thể dài tới khoảng 6 – 7m hoặc hơn tùy thuộc vào thổ nhưỡng.
Lá có hình tim, mọc so le nhau, phần mép nguyên, hơi dày, chiều dài lá khoảng 8 – 12cm, rộng khoảng 5 – 6cm. Phần cuống lá gầy và ngắn như phiến lá.
Hoa mọc tập trung thành 1 – 2 chùm tại kẽ lá. Quả khi chín sẽ có màu đỏ, dài khoảng 12mm và có 1 hạt dẹt. Cây thường phát triển mạnh vào mùa nắng nóng còn đến mùa rét sẽ ngừng phát triển.

Thành phần hóa học trong dây ký ninh

Phân tích ghi nhận dược liệu dây ký ninh có chứa các thành phần bao gồm:
  • ancaloit
  • glucozit
  • metylpentoza
  • columbin
  • picroretin

Dây ký ninh có tác dụng gì?

Tính vị: Dược liệu được ghi nhận là có vị đắng và tính mát.
Quy kinh: Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu.
Theo y học cổ truyền:
  • Công dụng: Bổ đắng, hạ nhiệt, chống chu kỳ trong sốt, làm ra mồ hôi, tiêu đờm, tiêu viêm, lợi tiêu hóa, lợi tiểu.
  • Chủ trị: Phá thông kinh trệ, sát chư trùng, chữa sốt rét, tiêu thũng đầy, trừ thấp nhiệt, chữa đau nhức xương khớp. Ngoài ra, dược liệu còn được dùng ngoài để rửa vết lở loét.
Theo y học hiện đại:
  • Dịch nước ép từ dây ký ninh có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ đầy lùi các vấn đề về dạ dày.
  • Giúp tăng lượng tiểu cầu, hạ sốt nhanh nhất là trong trường hợp bị sốt rét.
  • Dược liệu rất có lợi cho người bị tiểu đường tuýp 2 nhờ một số thành phần có khả năng kiểm soát đường huyết.
  • Các chất chống oxy hóa có trong dược liệu giúp loại bỏ độc tốc, chống lại các gốc tự do tấn công tế bào. Bên cạnh đó còn giúp đối phó với các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Liều lượng, cách dùng dây ký ninh

Dây ký ninh có thể dùng ở dạng thuốc sắc, tán bột hoàn viên, ngâm rượu uống. Hoặc trong nhiều trường hợp còn có thể giã làm thuốc rửa vết thương bên ngoài da.
Liều lượng được khuyến cáo cụ thể như sau:
  • Đối với thuốc sắc: Dùng khoảng 4 – 5g/ngày dược liệu ở dạng khô.
  • Hãm với nước sôi hay nấu thành cao: 0,5 – 1,5g/ngày.
  • Luyện thành viên hoàn: 2 – 3g/ngày.
  • Dùng ngoài da: không kể liều lượng

Một số bài thuốc hay từ dây ký ninh

Dây ký ninh được áp dụng trong 2 bài thuốc quen thuộc sau:

Bài thuốc chữa sốt có cơn, rét run, mình mẩy chân tay đau nhức

  • Chuẩn bị: 12g dây ký ninh, 12g sài hồ, 12g địa long (sao gừng), 16g thường sơn (sao rượu), 12g muồng trâu, 8g binh lang, 8g thảo quả, 8g rễ bá bệnh, 8g bán hạ chế, 8g trần bì
  • Thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên cho vào ấm sắc, đổ thêm 600ml. Đun trên lửa nhỏ để thu lấy khoảng 200ml nước thuốc. Dùng với liều lượng mỗi ngày chỉ 1 thang.

Bài thuốc chữa mất ngủ, đau nhức xương khớp

  • Chuẩn bị: 4 – 12g dây ký ninh.
  • Thực hiện: Vị thuốc đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 1 thăng nước trên lửa nhỏ thu lấy 300ml thuốc. Chia đều làm 3 lần uống trong ngày, dùng ngày 1 thang. Duy trì liên tục trong 15 ngày sẽ có thể cảm nhận rõ được hiệu quả.
Dây ký ninh mặc dù được ứng dụng khá phổ biến cho mục đích chữa bệnh nhưng bạn cần thận trọng. Trước khi áp dụng các bài thuốc có chứa dược liệu này cần trao đổi với thầy thuốc hoặc bác sĩ. Những thông tin được tổng hợp trong bài viết trên đây chỉ có giá trị tham khảo, không thể thay thế cho chỉ dẫn chuyên môn.

14 tác dụng của cây chè dây – cách chế biến chè dây làm thuốc


Đối với người bị đau dạ dày hẳn chẳng còn ai xa lạ với cái tên chè dây nữa đúng không? Chè dây được người ta truyền tai nhau rằng chữa đau dạ dày hiệu quả lắm. Vừa an toàn, không tác dụng phụ lại rẻ tiền nữa. Nhưng nó không chỉ có mỗi công dụng đối với bệnh đau dạ dày đâu. Chè dây còn có nhiều tác dụng lắm. Miễn sao bạn sử dụng chè dây đúng liều lượng và thời gian là được. 

1. Tìm hiểu đặc điểm của cây chè dây

Ngoài cái tên chè dây thì người ta cũng rất hay gọi nó là trà dây đấy! Ở một số nơi thì sẽ gọi là khau rả hay bạch liễm. Nói chung là những tên này không phổ biến lắm. CÒn tên tiếng Anh theo danh pháp của nó chỉ có 1 thôi là Ampelopsis cantoniensis. Cũng giống như nho đây là loại cây có 2 lá  mầm. Và cũng vì thế mà nó được xếp vào họ Nhọ.
Cây chè dây
Cây chè dây

1.1 Đặc điểm bên ngoài của chè dây

Chè dây là một loại thảo dược rẻ mà quý. Thân cây là thân thảo leo bám vào bờ tường, cột trụ hay bất cứ chỗ nào bám được. Thân cây chỉ cao chừng 1m đổ lại thôi. Nhưng các dây leo lại có thể dài đến 2, 3m cơ đấy! Lá cây chè dây khá dài. Trung bình cũng dài từ 7 đến 10cm. Nhìn thoáng qua thì lá chè dây khá giống lá kinh giới vì cũng có hình răng cưa như vậy.
Nhưng lá chè dây thì viền lá sẽ có màu đỏ tía. Lá cây có 2 mặt với 2 màu đậm nhạt rõ rệt. Mặt trên nhẵn và nhạt màu hơn. Trong khi mặt dưới màu xanh lục sẫm. Khi lá bắt đầu bung nở thì thường có màu xanh tía. Nhưng càng lớn thì sắc tía mất đi và sắc xanh ngày 1 đậm lên.
Hình dáng của hoa chè dây thì khá giống nụ hoa tam thất. Những bông hoa này mọc thành từng chùm tạo thành 1 khối hoa màu trắng xinh xắn. Mỗi độ tháng 6 đến tháng 7 bạn sẽ được chiêm ngưỡng hoa nở trắng xinh trên cành. Khi hoa tàn là thàng 9 thì sẽ lộ ra quả. Những quả nhỏ cỡ ngón tay út màu đỏ tươi đẹp mắt.

1.2 Chè dây có từ bao giờ và mọc nhiều ở đâu

Nghe qua tên hẳn nhiều người sẽ nghĩa đây là 1 loại chè mà người dân trồng rồi chế biến. Nhưng thực tế thì không phải vậy đâu. Nguồn nguyên liệu này hoàn toàn từ tự nhiên cả đấy. Không có địa phương hay nơi nào chuyên trồng chè dây này cả đâu.
Ở những khu vực núi non hiểm trở như vùng Tây Bắc người ta tìm thấy lượng chè dây tương đối nhiều. Ví dụ như các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai,… Ở miền Trung cũng có 1 vài tỉnh có loại chè này trong tự nhiên. Như Quảng Bình, Đà Nẵng hay Quảng Nam,…
Cây chè dây có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi
Cây chè dây có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi
Ban đầu lọai chè này ít người biết đến. Thế nên công dụng của nó ra sao càng chẳng ai hay. Nhưng khi nhiều báo đài đăng tin về loại chè này tốt ra sao, người ta mới sử dụng nhiều. Trong khi người dân tộc miền núi đã dùng nó làm thuốc chữa bệnh từ rất lâu rồi.

1.3 Thu hái và chế biến chè dây đúng cách

Người ta thường thu hái chè dây vào độ tháng 4 đến tháng 10. Khi thu hoạch không chỉ hái mỗi lá mà cả dây người ta cung chặt đem về.
Nhiều người nghĩ chè dây cứ chặt về làm sạch rồi chặt khúc phơi khô là xong. Không đâu. Để có được những gói chè dây thơm ngon thì cần phải có các công đoạn thủ công tỉ mỉ lắm đấy!
  • KHi thu hoạch chè dây xong người ta sẽ bỏ đi lá già hay cành héo. Vì chúng còn rất ít tác dụng.
  • Sau đó thì mới đem chặt thành các khúc cỡ đốt ngón tay thôi. Riêng loại chè này người ta không hề chặt dài.
  • Sau đó đem chè đi ủ. Ít nhất là 1 đêm. Còn thông thường thì là 2 đêm. Người ta sẽ sử dụng hoàn toàn cách ủ truyền thống để chè lên phấn. Đồng thời các dưỡng chất có trong chè còn nhiều nhất.
  • Sau đó mới đem chè đi phơi. Nhưng cũng chỉ phơi đến khi chè vừa tới thôi. Nghĩa là không phơi nỏ.
  • Sau đó lại đem chè đi sao trên chảo than củi. Khi nào phấn trắng của chè lên mịn và chè thơm là được.
Lưu ý: Lớp màu trắng hay còn gọi là phấn đấy là do trong quá trình sao chè, tự bản thân chè tiết ra đấy!

Cây mật gấu, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Cây mật gấu là gì?

Cây mật gấu là dạng cây thân thảo và là một trong những vị thuốc nam quý. Thân cây mềm, mọc thành từng bụi một, có chiều cao trung bình khoảng 2 đến 5 mét, bụi lớn có thể cao đến 8m. Lá của cây mật gấu có màu xanh lục, chiều dài của lá khoảng 20 cm, có hình bầu dục. Hoa của cây mọc thành từng chùm ở đầu cành, chiều dài của chùm hoa có thể dài đến 30cm và hoa của cây mật gấu có màu vàng nhạt. Quả của cây có hình cầu hoặc có hình trứng khác nhau, trung bình chiều dài của quả có chiều dài khoảng 1,5cm và quả có màu xanh, khi chín thì quả có màu tím đậm. 
Cây mật gấu có tên khoa học là Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae) và biết đến với các tên khác như: Cây lá đắng,….

Phân bố:

Cây mật gấu sống ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, như khu vực Châu Phi là thích hợp để cho loại cây này phát triển tốt. Tuy nhiên loại cây này cũng được phân bố tại Việt Nam và thườn được trồng hoặc mọc hoang nhiều ở những vùng nam bộ. Ngoài ra cũng được trồng ở các tỉnh phía bắc như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu…
Cây mật gấu, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Cây mật gấu, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Bộ phận sử dụng làm thuốc:

Theo đánh giá của các chuyên gia thì phần thân và phần lá của cây chứa nhiều dược chất nhất, vì vậy mà phần lá và thân được chọn sử dụng làm thuốc, ngoài ra có thể sử dụng phần rễ làm thuốc.

Thành phần hóa học có trong cây:

Những nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những thành phần hóa học có chứa trong cây là: Alkaloids, tannin, saponin, glycoside, Steroid, acid phenolic, edothraquinone and sesquiterpene, các thành phần hóa học khác là Magnesium, chromium, sắt, đồng, kẽm, protein thô, chất xơ, carbohydrate và các Vitamin, acidamin như: A, E, C, B1, B2, Leusine, Isoleusine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine,…

Những nghiên cứu khoa học về cây mật gấu:

Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội dược liệu TPHCM thì mật gấu là một cây thuốc chữa bệnh và chỉ ra mật gấu có chất kháng sinh, chất này rất tốt cho bệnh nhân viêm gan, tiểu đường, loãng xương và chống ung thư.
Theo Dược sĩ Lê Kim Phụng giảng viên trường đại học Y dược TPHCM thì cây mật gấu tuy có nhiều công dụng với sức khỏe.
Theo nhiều nghiên cứu, cây mật gấu được ghi nhận có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hóa, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo tài liệu được ghi trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 chứng minh rằng, lá mật gấu có khả năng làm hạn chế tỉ lệ nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Theo đông y:

Cây mật gấu có vị đắng, tính mát, tác dụng giúp làm mát gan, giải độc, hỗ trợ hạ men gan và hỗ trợ trị một số bệnh về đường tiêu hóa.

Công dụng của cây Mật Gấu:

  • Làm mát gan, giải độc và hỗ trợ làm hạ men gan.
  • Hỗ trợ tốt cho người bị đái tháo đường và kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.
  • Hỗ trợ làm tăng cường khả năng sinh sản.
  • Hỗ trợ giúp trị ho, đau họng và hỗ trợ trị các bệnh về xương khớp.
  • Giúp làm hạ huyết áp và hỗ trợ trị sốt rét.
  • Hỗ trợ giúp điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Hỗ trợ phòng và điều trị bệnh sỏi mật.
  • Giúp giải rượu và làm giảm mỡ bụng.

Một số bài thuốc về cây Mật Gấu:

Giúp làm mát gan, giải rượu và giúp loại bỏ các chất độc trong cơ thể:

Dùng thân cây cắt thành các lát nhỏ sau đó cho vào nồi và đổ nước vào đun sôi khoảng 15 phút. Uống hàng ngày.

Chữa các triệu chứng do ăn không tiêu, tiêu chảy, táo bón, kiết lỵ, giúp trị đau ngực, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da:

Sử dụng 10 – 20 gram rễ hoặc thân cây sắc uống.

Điều trị các bệnh như rối loạn tiêu hóa, các bệnh liên quan đến đường ruột, tê thấp:

Sử dụng rễ hoặc thân ngâm rượu uống.

Giúp điều trị viêm túi mật và đau ở vùng gan:

Sử dụng 30g vỏ cây mật gấu sắc và lấy nước uống hàng ngày.

Điều trị bệnh đái tháo đường:

Dùng khoảng 5g lá mật gấu tươi, rửa sạch, hãm trong 1 chén nước nóng, để nguội, uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, sau bữa ăn.

Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp:

Lấy khoảng 9 – 15g lá khô, sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén, lọc bỏ bã, để nguội chia uống 2 lần trong ngày.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Không nên dùng cây lá đắng thay thế các thuốc điều trị đặc hiệu như: thuốc hạ áp, hạ đường huyết… mà nên dùng phối hợp.

Sphaeranthus indicus L(cây Cúc chân vịt Ấn, Cỏ chân vịt Ấn )


Theo y học cổ truyền, Cúc chân vịt Ấn Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng bổ, khai thông, lợi tiểu, kích dục. Rễ và hạt trị giun. Dầu hoa có mùi tinh dầu thông có tác dụng giải nhiệt, bổ. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc...Kết quả hình ảnh cho Sphaeranthus indicus L

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cúc chân vịt Ấn

Cúc chân vịt Ấn, Cỏ chân vịt Ấn - Sphaeranthus indicus L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo hằng năm có lông. Thân có cánh, các cạnh có răng. Lá xoan ngược hay hình ngọn giáo, hơi nhọn ở chóp, không cuống, thót lại ở gốc, ôm thân, có răng nhỏ ở mép, dài 2-4cm, rộng 6-20mm. Cụm hoa hình rổ đo đỏ, tập hợp thành cụm hoa đầu kép, xoan lúc non, tròn lúc già, to vào cỡ 1cm; lá bắc của các cụm hoa đầu đơn hình dải hay xoan ngược hẹp, có lông nhung ở ngọn, dài 3-4mm. Quả bế có hai loại; các quả ở ngoài dạng trứng thuôn có phần phụ dạng chai, các quả ở phía trong dạng tháp ngược có 4-5 cạnh không lồi.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Sphaeranthi Indici
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở ruộng nơi ẩm vùng đồng bằng Nam bộ: Đồng Tháp, Cần Thơ. Còn phân bố ở Campuchia, Lào, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia, Úc châu.
Thành phần hoá học: Có alcaloid sphaeranthin và 0,01% tinh dầu nhớt màu vàng sẫm, trong. Hoa tươi chứa tinh dầu.cỏ chân vịt có tác dụng gì
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng bổ, khai thông, lợi tiểu, kích dục. Rễ và hạt trị giun. Dầu hoa có mùi tinh dầu thông có tác dụng giải nhiệt, bổ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, người ta dùng cây, chủ yếu là rễ và hạt làm thuốc trị giun, dưới dạng bột, với liều 2-8g. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc. Hạt chiên trong dầu vừng hoặc rễ nấu nước uống được xem như là thuốc kích dục mạnh. Nước sắc cây cũng dùng chữa rối loạn đường tiết niệu. Hoa dùng nhai nuốt để điều trị viêm màng kết. Người ta còn dùng cây, nhất là vỏ quả làm thuốc duốc cá.

Cây dược liệu cây Cúc chân vịt Ấn, Cỏ chân vịt Ấn - Sphaeranthus indicus L


cỏ chân vịt trị bệnh gì

1. Điều trị đau đầu, đau nửa đầu
Sử dụng một lượng Cỏ chân vịt vừa đủ, rửa sạch, giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Mỗi lần sử dụng 10 – 15 ml, mỗi ngày dùng thuốc một lần.
2. Chữa chứng hôi miệng
Nghiền nhỏ dược liệu, hòa với giấm, dùng ngậm vào buổi sáng và buổi tối.
3. Điều trị các vết lở loét do bệnh giang mai gây ra
Nghiền nhỏ Cỏ chân vịt (khô), thêm một lượng nước vừa đủ, thoa lên vùng da bị ảnh hưởng. Mỗi ngày áp dụng một lần.
4. Điều trị ngứa da, bệnh ghẻ, lở loét
Sử dụng 2 – 3 lá Cỏ chân vịt khô, nghiền nhỏ, rây lấy bột mịn. Hào với nước ấm, thoa lên vùng da ngứa, mỗi ngày 2 lần.
5. Điều trị các bệnh lý ngoài da
Sử dụng một lượng vừa đủ lá khô dược liệu, hòa với nước ấm, dùng uống 2 lần mỗi ngày.
6. Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc
Sử dụng hoa khô Cỏ chân vịt, nghiền nhỏ, rây lấy bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1/4 muỗng cà phê, hòa với nước ấm, dùng uống.
7. Điều trị giun trong đường ruột
Sử dụng nửa muỗng cà phê bột Cỏ chân vịt, hòa với nước ấm, mỗi ngày uống một lần. Bài thuốc có thể đẩy giun ra khỏi hệ thống tiêu hóa.
8. Điều trị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu chức năng
Sử dụng 1/4 muỗng cà phê bột của hạt dược liệu hòa với nước ấm, dùng uống 3 lần mỗi ngày.
9. Chữa các bệnh về đường hô hấp
Sử dụng 500 g hạt Cỏ chân vịt, mỗi lần sử dụng nửa muỗng cà phê, hòa uống, dùng uống. Mỗi ngày dùng thuốc một lần.
10. Hỗ trợ chữa bệnh trĩ
Sử dụng rễ Cỏ chân vịt hòa với mật ong hoặc sữa bơ, dùng uống 2 lần mỗi ngày. Bệnh trĩ sẽ được cải thiện sau 2 – 3 tuần.
11. Điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng
Sử dụng 3 g bột nghiền Cỏ chân vịt hòa với một cốc sữa bơ đầy, dùng uống 2 lần mỗi ngày.
12. Hỗ trợ cải thiện chức năng của mắt
Sử dụng 3 – 4 hoa Cỏ chân vịt tươi hòa với 2 muỗng cà phê dầu mè, dùng uống mỗi ngày để tăng cường thị lực và chống bệnh đau mắt đỏ.
13. Tăng cường chức năng tình dục
Sử dụng bột lá dược liệu hòa với một cốc sữa ấm vào buổi tối có thể tăng cường ham muốn tình dục, kéo dài thời gian quan hệ.
14. Hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp
Sử dụng Cỏ chân vịt, Gừng tươi, mỗi vị phân lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, hòa với nước ấm, dùng uống 2 lần mỗi ngày.
Cỏ chân vịt là loại dược liệu được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dược liệu, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể và tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Sự phân bố và cách thu hái chế biến cỏ chân vịt

● Ở nước ta, cỏ chân vịt thường mọc hoang ở khắp mọi nơi như đồng ruộng ẩm ướt, trên bãi đất hoang có cát. Cây thường được thấy nhiều ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ.
● Cỏ chân vịt có thể thu hái quanh năm.
● Sau khi thu hái mang về, rửa sạch, cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Một số nơi còn tán thành bột, dùng dần.

3. Công dụng của cỏ chân vịt

▶ Cỏ chân vịt có vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh không độc.
▶ Cỏ chân vịt tươi có tác dụng tan huyết, dùng khô sao đen giúp cầm máu. Ngoài ra, cỏ chân vịt còn được dùng chữa bỏng, đau nhức.
▶ Đặc biệt, cỏ chân vịt khô còn được sử dụng điều trị viêm gan, vàng da, vàng mắt, tắc mật, tiểu tiện vàng sánh.
▶ Trong dân gian dùng cỏ chân vịt điều trị tiểu đường, kiểm soát đường huyết, trị thủy đậu.

4. Cách sử dụng cỏ chân vịt trong điều trị bệnh

✦ Bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị tiểu đường200g cỏ chân vịt, 1 quả cau tươi. Cỏ chân vịt (cắt bỏ phần rễ) rửa sạch, quả cau tươi đem cắt thành 4 phần. Sau đó bỏ vào ấm đổ vào ấm 7 chén (bát) nước vào sắc nấu cho đến khi cạn còn lại 4 chén là được. Lấy nước thuốc này uống liên tiếp trong vòng 1 tháng để thuốc có tác dụng.
- Nếu bệnh nhân tiểu đường ở mức độ tuýp I, II, thì dùng 50g cỏ chân vịt khô đun với 2lít nước, kiên trì uống hàng ngày bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.
✦ Hỗ trợ điều trị bị bỏng lửa: Cỏ chân vịt sao thơm, tán thành bột, rồi trộn với lòng trắng của trứng gà, đắp lên vùng bị bỏng, sau 2 - 3 giờ thì lại thay một lần.
✦ Hỗ trợ điều trị váng đầu, hoa mắt, vàng daCỏ chân vịt (toàn cây) 30g sắc nấu với 400ml nước, chia nước thuốc làm 2 phần uống trong ngày.
✦ Hỗ trợ điều trị đau do thoái hóa đốt sống cổ - vai, nhức mỏi toàn thân, đau nhức vùng thắt lưng, thoái hóa cột sống, viêm khớp xương bả vai, đau dây thần kinh tọa, viêm xoang, đau đầu, tiết dịch mũi: Cỏ chân vịt khô 30g sao thơm, hãm với nước sôi uống thay trà, kiên trì dùng trong dùng uống, thời gian dùng có thể kéo dài tới hàng tháng.
✦ Bài thuốc hỗ trợ điều trị thủy đậu (dành cho người mới bị nổi): 60g cây cỏ chân vịt (cắt bỏ phần rễ, hoa) rửa sạch phơi hay sấy khô. Dùng 30g cỏ chân vịt, cắt nhỏ cho vào ấm sắc nấu với 400ml nước, sắc đến khi thuốc cô đặc lại còn 100ml thì tắt bếp, đổ ra chén, chia nước thuốc làm 2 phần uống trong ngày.
- 30g cỏ chân vịt còn lại, bạn đem đốt thành than. Sau đó tán nhỏ cỏ chân vịt đó thành bột rắc lên vùng da bị thủy đậu, ngày rắc 1 lần.







Cây bí kỳ nam

Củ cây bí kỳ nam
Cây bí kỳ nam hay cây tổ kiến một vị thuốc nam điều trị bệnh gan, tăng cường chức năng thận rất hay. Đặc biệt vị thuốc này thường chỉ thấy ở khu vực miền Nam. ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn cách dùng chi tiết vị thuốc này.
Cây bí kỳ nam còn có tên gọi khác là cây kiến kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai, cây tổ kiến….. Đây là một loài cây sống phụ sinh (Cây và kiến phụ trợ cho nhau để cùng sinh trưởng, phát triển).
Có 2 loại cây bí kỳ nam là Bí kỳ nam lá rộng và Bí kỳ nam lá hẹp, hai loại này có công dụng tương tự nhau, chỉ khác nhau về hình dáng.
Loài cây này có tên gọi đặc biệt như vậy là do bên trong thân có chứa rất nhiều các lỗ nhỏ cho kiến sống bên trong đó (Lỗ nhỏ này không phải tự nhiên mà có, đó là do kiến rất thích làm tổ trong thân cây này nên đục thân cây thành những cái lỗ nhỏ để làm tổ) chính vì vậy cây mới có tên gọi là cây tổ kiến.
Mục lục  hiện 

Tên khoa học

  • Hydnophytum formicarum Jack (Cây lá rộng)
  • Myrmecodia armata DC (Cây lá hẹp, vì thân cây có gai nên còn có tên gọi là cây kỳ nam gai)
Thuộc họ cà phê

Khu vực phân bố

Một điều đặc biệt là loài cây này chỉ thấy mọc ở các tỉnh phía nam, nhất là các tỉnh Tây Nguyên như: Gia Lai, Đăk Lăk, Kom Tum, Lâm Đồng….. và một số tỉnh khu vực Nam bộ.
Do cây có hình dáng đẹp, lạ, sức chịu đựng tốt nên nhiều gia đình còn sưu tầm cây này trồng trong nhà làm cảnh rất đẹp.

Bộ phận dùng

Thân cây (Phần phình to) là bộ phận được dùng làm thuốc.

Cách chế biến và thu hái

Loài cây này thường chỉ mọc trên những thân cây, chúng không ăn bám vào cây khác như những cây sống ký sinh mà chúng chỉ bám dựa vào các hốc của thân cây để phát triển độc lập.
Thu hái: Cây được thu hái quanh năm, thường gặp loài cây này ở những khu rừng thưa.
Chế biến: Người dân thường nhổ cả cây, đem về cắt cành, lá, rễ. Lấy nguyên phần thân phình to đem rửa sạch, bổ đôi, rũ hết kiến bên trong ra, thái mỏng phơi khô làm thuốc.

Thành phần hóa học

Theo các nhà khoa học Việt Nam trong cây có nhiều muối vô cơ, trong đó chủ yếu là hoạt chất ancaloit.
Hình ảnh cây tổ kiến, cây bí kỳ nam
Hình ảnh: Cây bí kỳ nam mọc trên thân cây khác
Loài bí kỳ nam có gai
Loài bí kỳ nam có gai
Bên trong thân cây tổ kiến
Bên trong thân cây tổ kiến

Tính vị

Cây có vị ngọt nhẹ, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, tiêu viêm, còn được dùng như 1 loại kháng sinh thực vật không độc hại.

* Công dụng của cây bí kỳ nam

Theo y học cổ truyền cây tổ kiến có một số tác dụng chính như sau:
  • Điều trị bệnh về gan: Viêm gan, vàng da
  • Điều trị bênh thận: Viêm thận, chức năng thận suy yếu
  • Điều trị chứng mệt mỏi, uể oải
  • Giảm hiện tượng da xanh tái, nhợt nhạt

Đối tượng sử dụng

  • Bệnh nhân viêm gan, xơ gan
  • Bệnh nhân viêm thận, thận yếu
  • Người sức khỏe kém, kém ăn
  • Người da xanh tái, vàng da do thận gan suy kém

Cách dùng, liều dùng

  • Điều trị bệnh gan, vàng da: Bí kỳ nam 25g, cà gai leo 35g đun với 1 lít nước uống trong ngày.
  • Điều trị bệnh thận: Bí kỳ nam 20g, cây bòng bong 15g, thạch hộc tía 10g, hoài sơn 15g đun với 1,2 lts nước. Đun cạn còn 600ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Cách ngâm rượu củ bí kỳ nam làm thuốc bổ:

Chuẩn bị: Củ phơi khô 1kg, rượu 40 độ = 3 lít, 01 bình sành 5 lít.
Cách ngâm: Củ khô đem sao vàng hạ thổ (Không nên sao cháy, chỉ cần có mùi thơm là được), bỏ vào bình sành (sứ), đổ rượu vào ngâm tới khi ngập hết thuốc. Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
Cách dùng: Uống trong mỗi bữa ăn, mỗi bữa khoảng 2-3 ly nhỏ.
Công dụng: Rượu bí kỳ nam có tác dụng bồi bổ, giảm mệt mỏi, bổ thận, giúp ăn ngủ tốt hơn. Loại rượu này có thể dùng cho mọi lứa tuổi, tốt nhất cho người già từ 45 tuổi trở lên.