Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Uống nhiều nước lá đinh lăng có tốt không? Có tác dụng gì?

Kết quả hình ảnh cho Đinh lăngNhiều người cho rằng uống nước lá đinh lăng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều bị một số bệnh. Nó cũng là một vị thuốc có tác dụng làm đẹp cực kỳ hay dành cho chị em phụ nữ. Vậy sự thật uống nhiều nước lá đinh lăng có tốt không? Có tác dụng gì?

Giới thiệu về cây đinh lăng

Nguồn gốc của cây đinh lăng chính là nhân sâm, đinh lăng có thân cây nhẵn, không có gai, cao khoảng 0.8 -1.5m. Lá của nó thường có mùi thơm, lá kép 2-3 lần, xẻ lông chim. Cụm hoa của đinh lăng có hình khuy  ngắn, có nhiều tán cùng nhiều hoa nhỏ, màu trắng xám hoặc lục nhạt. Quả đing lăng dẹt dài khoảng 3-4mm, dày 1mm có màu trắng bạc.
Người ta thường trồng cây đinh lăng để làm cây cảnh, làm gia vị hoặc thuốc chữa bệnh. Lá đinh lăng cũng có thể làm rau sống ăn kèm với các món gỏi cá cực kỳ ngon. Rễ và lá của cây đinh lăng được sử dụng nhiều nhất, rễ cây được thu hái vào mùa đông, đào lên rửa thật sạch rồi cắt bỏ phần rễ sát với góc thân. Rễ to thì cắt dùng phần vỏ rễ, rễ nhỏ thì dùng cả rễ. Lá và rễ cây đinh lăng đều có tính mát, vị hơi đắng có tác dụng chữa nhiều bệnh và tốt cho sức khỏe khi nấu nước uống.

Uống nhiều nước lá đinh lăng có tốt không? Có tác dụng gì?

Việc nấu nước lá đinh lăng uống với một lượng vừa đủ có tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều sẽ gây nên một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn phản tác dụng với loại bệnh mà đang muốn dùng đinh lăng để chữa trị. Sau đây là một số tác dụng của cây đinh lăng toptacdung.com muốn cung cấp để bạn hiểu rõ hơn:

Lá đinh lăng giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bị dị ứng

Bạn chuẩn bị 150-200g lá đinh lăng tươi cho vào 200ml nước đang được nấu sôi. Đợi đến khi nào nước sôi lại rồi mở nắp, đảo đều lá đinh lăng lên. Sôi thêm khoảng 5-7  phút bạn tắt bếp lọc nước uống và tiếp tục đổ 200ml vào nồi nấu lại để lấy nước lá đinh lăng thứ hai. Uống hết nước thứ hai thì vứt xác và hôm sau nấu lá đinh lăng mới.

Đinh lăng bồi bổ sức khỏe cho sản phụ

Sau khi sinh cơ thể chị em yếu đi nhiều nên cần được bồi bổ để lấy lại sức khỏe. Lá đinh lăng nấu canh thịt hoặc cá là món bồi bổ tốt chị em nên ăn để cơ thể hấp thụ dưỡng chất nhanh hơn. Bạn chỉ cần dùng 200g lá đinh lăng tươi đem rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó nấu canh thịt và bỏ lá đinh lăng vào đến khi nào chín thì ăn nóng. Lưu ý không nên nấu canh lá đinh lăng quá lâu vì sẽ làm mất bớt chất dinh dưỡng của nó.

Lá đinh lăng phòng bệnh co giật ở trẻ em

Đinh lăng còn có tác dụng giúp cho em bé ngủ ngon, không bị giật mình. Giấc ngủ của bé sẽ sâu hơn và hạn chế tình trạng bị toát mồ hôi đầu. Bạn chỉ cần đem phơi lá đinh lăng non và lá già rồi cho khô sau đó lót vào gối hoặc trải lên giường để bé nằm lên. Cách làm này rất hiệu quả nếu mẹ nào chưa thử thì hãy thực hiện ngay đi nhé.

Lá đinh lăng giúp làm lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp

Bạn hãy lấy lá đinh lăng giã nhuyễn rồi đắp lên chỗ sưng đau hoặc vết thương. Cũng có thể nhai lá đinh lăng sau đó đắp lên vết thương hở bị chảy máu rồi lấy mảnh vải buộc lại. Lá đinh lăng sẽ giúp vết thương cầm máu và mau lành hơn. Ngoài ra việc xông lá trầu có tác dụng khử trùng vết thương bạn có thể tìm hiểu thêm để điều trị bệnh mau khỏi.

Đinh lăng chữa phong thấp, tê nhức tay chân

Chuẩn bị lá đinh lăng cho vào nước đun sôi, sắc lại đến khi còn một nửa lượng nước thì chia ra 3 lần uống mỗi ngày. Chứng phong thấp, tê nhức tay chân sẽ nhanh chóng được trị khỏi nhanh chóng và hiệu quả.

Rễ đinh lăng chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Hãy dùng rễ cây đinh lăng đem sắc uống đều đặn sẽ có tác dụng giúp cơ thể dẻo dai hơn. Tuy nhiên bạn cần đem rễ của nó thái nhỏ, phơi tại chỗ râm mát, thoáng gió để mùi thơm và hoạt chất của dược liệu được đảm bảo hơn. Nếu những ai gặp vấn đề về huyết áp gây mệt mỏi thì nên tìm hiểu tác dụng của cây ba gạc vì cây này giúp trị chứng huyết áp cao và một số chứng bệnh gây mệt mỏi  khác đấy.

Đinh lăng giúp thông ti sữa, căng vú

Phụ nữ sinh con nhưng bị mất sữa thì dùng khoảng 40g rễ cây đinh lăng, 3 lát gừng tươi và 500ml nước. Rồi đem đun sôi hỗn hợp đến khi nào còn khoảng 250ml là được. Cứ 1 ngày uống hai lần và uống khi nước còn nóng ti sữa sẽ được thông và không còn bị thiếu sữa nữa.

Đinh lăng chữa bệnh ho lâu ngày

Rễ cây đinh lăng, rễ cây dâu, nghệ vàng, bách bộ, đậu săn, rau tần dày lá mỗi thứ 8g, 4g gừng khô, 6g củ xương bồ, 600ml nước. Tiếp theo cho hỗn hợp và đun sôi cho đến khi nào còn 250ml nước sắc. Cứ chia làm 2 lần uống trong một ngày và uống khi còn nóng bệnh ho lâu ngày sẽ thuyên giảm đáng  kể.

Đinh lăng chữa bệnh thiếu máu

Bạn dùng 100g rễ đinh lăng, hoành tinh, hà thủ ô, thục địa và 20g tam thất.  Tán bột hỗn hợp trên rồi mỗi ngày uống khoảng 100g để hồi phục bệnh thiếu máu.

Lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Được biết trong rễ cây đinh lăng có chứa nhiều chất saponin có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí làm phá vỡ hồng cầu. Vậy nên khi sử dụng cây đinh lăng để trị bệnh bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia đông y để đảm bảo sức khỏe.
Cây đinh lăng trên 3 tuổi mới có tác dụng tốt nhưng bạn không nên dùng cây quá già. Mỗi lần dủng rễ đinh lăng chỉ nên lấy một ít vừa đủ nếu không sẽ bị say đấy. Và cũng không nên uống nhiều nước lá đinh lăng mà nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
Vậy với những chia sẻ trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn biết được uống nhiều nước lá đinh lăng có tốt không? Có tác dụng gì? Đồng thời cung cấp thêm một số thông tin cần thiết về loại cây này để bạn tham khảo.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét