Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Rễ cây nhàu ngâm rượu giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gì?

rễ cây nhàu ngâm rượu
Rễ cây nhàu ngâm rượu đã và đang được nhiều người tin dùng. Bài thuốc này có nhiều công dụng cho sức khỏe, có khả năng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh vô cùng hiệu quả. Vậy rễ nhàu ngâm rượu giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gì? Hãy cùng Noni Green khám phá ngay qua bài viết này nhé!

Các công dụng của rễ cây nhàu ngâm rượu

Cả cây nhàu đều là thuốc. Trong đó, rễ nhàu là vị thuốc được đánh giá cao. Các bài thuốc từ rễ cây nhàu đã được áp dụng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh từ nhiều năm nay.
cây nhàu
Rễ của cây nhàu hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Trong dân gian, người dân thường dùng rễ nhàu để hỗ trợ điều trị bệnh bằng nhiều cách như sắc rễ cây nhàu với nước uống hàng ngày, đun rễ cây nhàu với các thảo dược khác để nâng cao hiệu quả, dùng rễ cây nhàu ngâm rượu để dùng trong mỗi bữa ăn. Trong đó, rượu rễ nhàu là cách dùng tiện dụng hơn cả. Chỉ cần ngâm một lần thì người dùng có thể dùng nhiều tháng. Thậm chí là nhiều năm.
Đặc biệt, rượu rễ cây nhàu để càng lâu thì càng đậm vị, dậy hương, càng tốt cho sức khỏe. Rượu có rất nhiều công dụng. Trong đó, có thể kể đến:

Giảm đau

Rượu rễ cây nhàu giúp giảm đau nhanh chóng và an toàn. Bởi rễ nhàu có nhiều công dụng cho sức khỏe như giảm đau lưng, đau mỏi cơ thể, nhức gối, đau mỏi chân tay. Khi ngâm thành rượu thì rượu kế thừa đầy đủ các công dụng này của rễ nhàu. Rượu rễ nhàu còn phòng chống nhiều chứng bệnh về xương khớp như gout, phong tê thấp…

An thần, chống mất ngủ, hỗ trợ điều trị đau nửa đầu

Nếu uống đều đặn thì rượu rễ cây nhàu có khả năng hỗ trợ điều trị đau nửa đầu, an thần, chống mất ngủ. Cụ thể, một trong những nguyên nhân chính của bệnh đau nửa đầu là căng thẳng. Nó có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như môi trường làm việc nhiều áp lực, thường xuyên lo âu, suy nghĩ….
Khi dùng rễ cây nhàu ngâm rượu thì các dưỡng chất quý trong rượu sẽ tác động vào cơ thể, làm êm dịu thần kinh, giúp bạn có cảm giác hưng phấn, khoan khoái sau khi sử dụng. Khi không căng thẳng nữa thì đau nửa đầu sẽ tự giảm.
Rễ cây nhàu
Rễ cây nhàu có khả năng an thần, giảm lo âu, suy nghĩ
Ngoài ra, rượu rễ cây nhàu còn được coi như một loại thuốc an thần. Nó giúp người dùng ngủ ngon, ngủ sâu giấc, tái tạo năng lượng hiệu quả. Đặc biệt, nếu uống theo đúng hướng dẫn thì rượu nhàu không gây nghiện và hoàn toàn không có tác dụng phụ cho người sử dụng.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Nhâm nhi một ly rượu rễ cây nhàu trong bữa ăn sẽ kích thích vị giác. Để bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Rễ cây nhàu ngâm rượu còn kích thích, ổn định hệ tiêu hóa. Do đó, nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa thì có thể uống rượu nhàu thường xuyên (mỗi bữa một ly nhỏ) để giúp hệ tiêu hóa ổn định trở lại. Ngoài ra, rễ cây nhàu cũng nhuận trường, lợi tiểu, giúp điều trị bệnh táo bón….

Hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác

Nhiều người cao tuổi hiện đang đối mặt với nỗi lo cao huyết áp dẫn đến tai biến, tê liệt cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng việc dùng rượu rễ cây nhàu và các chế phẩm từ nhàu như viên nhàu, bột nhàu, nước cốt nhàu… thường xuyên có thể giảm huyết áp, ổn định huyết áp trong cơ thể. Qua đó, phòng bệnh cao huyết áp và các chứng bệnh liên quan đến tim mạch.
Đặc biệt, rượu rễ cây nhàu cũng phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Đồng thời ngăn ngừa tiểu đường và các biến chứng nghiêm trọng của bệnh này….
rễ cây nhàu



Cách ngâm rượu rễ cây nhàu

Rễ cây nhàu ngâm rượu có công dụng thật phong phú đúng không nào? Dù có nhiều công dụng cho sức khỏe như vậy nhưng việc ngâm rượu rễ cây nhàu lại rất đơn giản. Bạn sẽ không cần tốn quá nhiều thời gian hay công sức mà vẫn có thể làm rượu nhàu ngay tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý việc ngâm rượu rễ cây nhàu tươi và rượu rễ khô có chút khác nhau. Cụ thể:
– Nếu bạn dùng rễ cây nhàu tươi thì cần cắt rễ thành những lát dày khoảng 1cm. Cắt bỏ các đoạn rễ nhỏ, rửa sạch rồi phơi khô. Khi rễ nhàu đã khô thì sao qua cho thơm, vàng. Tiếp đó bạn để rễ nhàu nguội bớt, cho vào bình ngâm với rượu gạo. Nếu chọn được rượu nếp thì càng tốt.
Đổ rượu cho ngập rễ cây nhàu rồi đậy nắp bình. Để bình rượu ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời. Thông thường sau 4 tuần bạn đã có thể dùng rượu rễ nhàu. Tuy nhiên, rượu để càng lâu càng tốt. Khi uống thì nên uống mỗi bữa một chén nhỏ. Sau khoảng 6 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
rễ cây nhàu
Bạn có thể dùng rễ nhàu khô ngâm rượu
– Trường hợp dùng rễ nhàu khô ngâm rượu thì nhanh hơn. Bạn không cần phơi. Tuy nhiên, rễ không mua về nên rửa sạch với nước. Đem ra nắng phơi khô lớp nước dính bên ngoài. Sau đó, cho vào chảo sao vàng và ngâm tương tự như với rễ nhàu tươi phơi khô.

Công dụng của các bộ phận khác trên cây nhàu

Ngoài rễ cây, các bộ phận khác trên cây nhàu đều rất tốt cho sức khỏe. Chúng cũng được nhiều người tin dùng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, mỗi bộ phận lại có một thế mạnh riêng. Cụ thể:

Vỏ cây nhàu:

Vỏ cây nhàu có tác dụng bổ máu, giúp hoạt huyết, dưỡng huyết, điều hòa kinh nguyệt. Vỏ cây phơi khô thường có màu nhạt hơn rễ. Khi dùng chỉ cần đun với nước sôi uống hàng ngày là được.

Lá cây nhàu:

Lá cây nhàu còn có tác dụng hạ sốt, giảm ho, hen suyễn, phòng trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ…. Nó cũng rất tốt cho các vết thương ngoài da như vùng da bị bầm tím, trầy sước, bỏng nhẹ, mụn nhọt, viêm loét…. Việc dùng lá nhàu thường xuyên còn tốt cho máu, điều kinh.
Cách dùng lá nhàu cũng rất đơn giản. Nếu vết thương ngoài da thì chỉ cần giã nát lá nhàu rồi đắp lên vết thương là được. Với các bệnh bắt nguồn từ bên trong cơ thể thì có thể sắc lá nhàu lấy nước uống hoặc sắc kết hợp lá nhàu với các vị thuốc khác để gia tăng công dụng. Một số vùng cũng dùng lá nhàu trong bữa ăn hàng ngày. Kết hợp nó trong các món xào, luộc, nấu canh, om hay ăn như rau sống….

Quả nhàu:

Đây là bộ phận quen thuộc nhất của cây nhàu. Quả nhàu có rất nhiều công dụng cho sức khỏe như làm đẹp; hỗ trợ và điều trị bệnh ung thư; tốt cho hệ tim mạch; hỗ trợ hệ tiêu hóa; phòng bệnh tiểu đường; phòng chống bệnh tật cho cơ thể. Đem quả nhàu nướng lên chấm muối ăn giảm ho hen rất tốt.
Đặc biệt, không chỉ được dùng tươi, quả nhàu còn được chế biến thành nhiều sản phẩm như viên nhàu, bột nhàu, nước cốt nhàu và quả nhàu khô. Thậm chí, chúng còn được đưa tới nhiều nước khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, một số nước ở Châu Phi….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét