Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Cây bí kỳ nam

Củ cây bí kỳ nam
Cây bí kỳ nam hay cây tổ kiến một vị thuốc nam điều trị bệnh gan, tăng cường chức năng thận rất hay. Đặc biệt vị thuốc này thường chỉ thấy ở khu vực miền Nam. ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn cách dùng chi tiết vị thuốc này.
Cây bí kỳ nam còn có tên gọi khác là cây kiến kỳ nam, kỳ nam kiến, ổ kiến, kỳ nam gai, cây tổ kiến….. Đây là một loài cây sống phụ sinh (Cây và kiến phụ trợ cho nhau để cùng sinh trưởng, phát triển).
Có 2 loại cây bí kỳ nam là Bí kỳ nam lá rộng và Bí kỳ nam lá hẹp, hai loại này có công dụng tương tự nhau, chỉ khác nhau về hình dáng.
Loài cây này có tên gọi đặc biệt như vậy là do bên trong thân có chứa rất nhiều các lỗ nhỏ cho kiến sống bên trong đó (Lỗ nhỏ này không phải tự nhiên mà có, đó là do kiến rất thích làm tổ trong thân cây này nên đục thân cây thành những cái lỗ nhỏ để làm tổ) chính vì vậy cây mới có tên gọi là cây tổ kiến.
Mục lục  hiện 

Tên khoa học

  • Hydnophytum formicarum Jack (Cây lá rộng)
  • Myrmecodia armata DC (Cây lá hẹp, vì thân cây có gai nên còn có tên gọi là cây kỳ nam gai)
Thuộc họ cà phê

Khu vực phân bố

Một điều đặc biệt là loài cây này chỉ thấy mọc ở các tỉnh phía nam, nhất là các tỉnh Tây Nguyên như: Gia Lai, Đăk Lăk, Kom Tum, Lâm Đồng….. và một số tỉnh khu vực Nam bộ.
Do cây có hình dáng đẹp, lạ, sức chịu đựng tốt nên nhiều gia đình còn sưu tầm cây này trồng trong nhà làm cảnh rất đẹp.

Bộ phận dùng

Thân cây (Phần phình to) là bộ phận được dùng làm thuốc.

Cách chế biến và thu hái

Loài cây này thường chỉ mọc trên những thân cây, chúng không ăn bám vào cây khác như những cây sống ký sinh mà chúng chỉ bám dựa vào các hốc của thân cây để phát triển độc lập.
Thu hái: Cây được thu hái quanh năm, thường gặp loài cây này ở những khu rừng thưa.
Chế biến: Người dân thường nhổ cả cây, đem về cắt cành, lá, rễ. Lấy nguyên phần thân phình to đem rửa sạch, bổ đôi, rũ hết kiến bên trong ra, thái mỏng phơi khô làm thuốc.

Thành phần hóa học

Theo các nhà khoa học Việt Nam trong cây có nhiều muối vô cơ, trong đó chủ yếu là hoạt chất ancaloit.
Hình ảnh cây tổ kiến, cây bí kỳ nam
Hình ảnh: Cây bí kỳ nam mọc trên thân cây khác
Loài bí kỳ nam có gai
Loài bí kỳ nam có gai
Bên trong thân cây tổ kiến
Bên trong thân cây tổ kiến

Tính vị

Cây có vị ngọt nhẹ, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, tiêu viêm, còn được dùng như 1 loại kháng sinh thực vật không độc hại.

* Công dụng của cây bí kỳ nam

Theo y học cổ truyền cây tổ kiến có một số tác dụng chính như sau:
  • Điều trị bệnh về gan: Viêm gan, vàng da
  • Điều trị bênh thận: Viêm thận, chức năng thận suy yếu
  • Điều trị chứng mệt mỏi, uể oải
  • Giảm hiện tượng da xanh tái, nhợt nhạt

Đối tượng sử dụng

  • Bệnh nhân viêm gan, xơ gan
  • Bệnh nhân viêm thận, thận yếu
  • Người sức khỏe kém, kém ăn
  • Người da xanh tái, vàng da do thận gan suy kém

Cách dùng, liều dùng

  • Điều trị bệnh gan, vàng da: Bí kỳ nam 25g, cà gai leo 35g đun với 1 lít nước uống trong ngày.
  • Điều trị bệnh thận: Bí kỳ nam 20g, cây bòng bong 15g, thạch hộc tía 10g, hoài sơn 15g đun với 1,2 lts nước. Đun cạn còn 600ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Cách ngâm rượu củ bí kỳ nam làm thuốc bổ:

Chuẩn bị: Củ phơi khô 1kg, rượu 40 độ = 3 lít, 01 bình sành 5 lít.
Cách ngâm: Củ khô đem sao vàng hạ thổ (Không nên sao cháy, chỉ cần có mùi thơm là được), bỏ vào bình sành (sứ), đổ rượu vào ngâm tới khi ngập hết thuốc. Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
Cách dùng: Uống trong mỗi bữa ăn, mỗi bữa khoảng 2-3 ly nhỏ.
Công dụng: Rượu bí kỳ nam có tác dụng bồi bổ, giảm mệt mỏi, bổ thận, giúp ăn ngủ tốt hơn. Loại rượu này có thể dùng cho mọi lứa tuổi, tốt nhất cho người già từ 45 tuổi trở lên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét